Văn Hóa Nhật

Đọc Hồi ký cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Hồi ký Abe Shinzo vừa phát hành (10/2/2023) là bán hết ngay, chỉ 10 ngày sau là tái bản lần đầu. Quan tâm của dân chúng cũng dễ hiểu.

0 views

Phần lớn bài này đã đăng 2 kỳ trên báo Thanh Niên (8/4 và 9/4/2023). Đây là bản đầy đủ hơn, tu chỉnh ngày 10/4/2023, và có thêm phần Phụ lục “Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko”.

Hồi ký Abe Shinzo vừa phát hành (10/2/2023) là bán hết ngay, chỉ 10 ngày sau là tái bản lần đầu. Quan tâm của dân chúng cũng dễ hiểu. Abe là thủ tướng lâu năm nhất trong lịch sử cận đại (133 năm từ khi có thể chế lập hiến) và với cá tính của một chính trị gia kiệt xuất ông đã để lại nhiều dấu ấn trong cả nội chính và ngoại giao. Ông mất đột ngột trong vụ ám sát ngày 8/7/2022 ở tuổi chưa đến cổ lai hy.

Khi biết tin cuốn Hồi ký đã phát hành tôi hơi ngạc nhiên vì nghĩ Abe chưa đến thời điểm viết hồi ký. Abe tuyên bố từ chức thủ tướng ngày 28/8/2020 vì bệnh viêm đại tràng tái phát và theo đó nội các của ông tổng từ chức ngày 16/9 cùng năm. Tuy vậy ông vẫn làm thủ lãnh của Phái Abe là phe phái mạnh và đông nhất trong Đảng Tự do Dân chủ (LDP) và tiếp tục ảnh hưởng trên chính trường Nhật Bản. Phái nầy hiện nay vẫn giữ tên Abe và chưa bầu được thủ lãnh mới vì tuy có nhiều người giỏi nhưng không ai có uy tín tuyệt đối như Abe. 

Nhưng cũng may là cuốn hồi ký kịp hoàn thành trước khi Abe không còn nữa.

Theo lời nói đầu của hai nhà báo phụ trách việc biên tập hồi ký, ngoài hơn 300 tập tư liệu của chính Abe lưu trữ và các văn thư liên quan chính phủ trong các giai đoạn Abe cầm quyền, từ tháng 10/2020 đến 10/2021 họ đã thực hiện 18 cuộc phỏng vấn (tổng cộng 36 tiếng) với cựu thủ tướng để hiểu cụ thể, chi tiết hơn về hành động, suy nghĩ của Abe trong các quyết định quan trọng. Hồi ký dày 472 trang cho thấy nhiều nội dung quan trọng liên quan các quyết định đối nội, đối ngoại; nhiều nhận xét, giai thoại thú vị của Abe về các lãnh đạo của những nước lớn. 

Nghệ thuật lấy lại lòng tin của dân

Abe Shinzo sinh năm 1954, đắc cử dân biểu quốc hội năm 1993. Từ khoảng năm 2000 Abe đã nổi lên như một chính khách có năng lực lãnh đạo Nhật Bản trong tương lai. Dưới thời thủ tướng Koizumi Junichiro (2001-2006), Abe được giao giữ các chức vụ quan trọng nhất trong đảng và trong chính phủ, như Tổng Thư ký LDP và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (ở Nhật đây là bộ trưởng quan trọng nhất trong nội các) lúc tuổi đời còn trẻ và thời gian ở chính trường còn ngắn, một sự kiện chưa có tiền lệ. Trong các cuộc thăm dò dư luận, Abe luôn dẫn đầu các chính khách được dân chúng kỳ vọng sẽ là thủ tướng trong giai đoạn tới. Và ông đã thành công trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng LDP vào tháng 9/2006, trở thành thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản. Tuy nhiên Nội các của Abe lúc này gặp nhiều khó khăn về nội chính cùng với tình hình nhiều bộ trưởng phải từ chức vì phát ngôn gây phản cảm. Abe lại phát bệnh nên chỉ một năm sau phải từ chức. Sự kiện này làm tinh thần Abe xuống dốc, hầu như tuyệt vọng. 

  Hình bìa Hồi ký Abe Shinzo (NXB Chuokoron-shinsha, 2023) 
Hình bìa Hồi ký Abe Shinzo (NXB Chuokoron-shinsha, 2023) 

Nhưng nhờ nghệ thuật lấy lại lòng tin của dân chúng, 5 năm sau Abe trở lại lãnh đạo chính phủ và những bài học từ kinh nghiệm thất bại lần đầu đã giúp ông liên tiếp cầm quyền gần 8 năm.

Sự kiện giúp Abe tự tin trở lại là chuyến đi leo núi vào mùa xuân 2008. Tại đó nhiều người thấy Abe là đến gặp hỏi thăm sức khỏe và tỏ ý muốn ông trở lại vị trí lãnh đạo. Được khích lệ, Abe tự tin trở lại và nghĩ đến một chiến lược lấy lại lòng tin của dân. Ông nhận định là nếu thắng lớn trong bầu cử dân biểu sắp tới thì khả năng trở lại làm thủ tướng sẽ cao. Trong quá trình vận động bầu cử (năm 2009), trở về đơn vị địa phương của mình ở tỉnh Yamaguchi, Abe không làm theo cách thường thấy ở các chính trị gia là tổ chức các buổi diễn thuyết có hàng trăm người nghe mà gặp cử tri từng nhóm nhỏ 20 người trở lại để lắng nghe, đối thoại với họ. Abe cho rằng nói chuyện trước mấy trăm người thì cử tri chỉ “nghe Abe nói” còn tiếp xúc trong nhóm nhỏ độ 20 người thì cử tri “nói chuyện với Abe”. Trong gần một năm chuẩn trị tranh cử dân biểu hạ viện, Abe đã tổ chức tới 300 lần những cuộc tiếp xúc nhỏ như vậy. Và kết quả đúng như dự tưởng, Trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 8/2009 Abe thắng áp đảo trong lúc LDP, đảng của Abe, thì thua to nên chính quyền chuyển vào tay Đảng Dân chủ. Tháng 9/2012 Abe trở lại cương vị Chủ tịch đảng LDP trong cuộc tranh cử với 3 chính khách khác. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 12/2012 LDP thắng lớn và Abe trở thành thủ tướng lần thứ hai.  

Câu chuyện hình thành Abenomics

Sau khi nhậm chức thủ tướng lần thứ hai vào tháng 12/2012, Abe đặt mục tiêu hàng đầu lên việc ổn định và tăng trưởng kinh tế bằng các chính sách được gọi chung là Abenomics (Chính sách kinh tế của Abe). Mục tiêu cụ thể là sớm thoát ra khỏi tình trạng giảm phát (deflation, tức hiện tượng vật giá giảm kéo theo thất nghiệp và các trì trệ của hoạt động kinh tế), trong dài hạn hướng đến việc làm cho vật giá tăng 2%/năm và kinh tế trên danh nghĩa tăng trưởng trung bình 3%/năm. Ba công cụ chính sách (thường được gọi là ba mũi tên) là nới lỏng tiền tệ (tăng lượng cung tiền tệ) để đạt mục tiêu lạm phát 2%, chính sách tài chánh linh hoạt để tăng đầu tư công, tăng cầu, và chiến lược tăng trưởng trên cơ sở khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Về chính sách tiền tệ, tháng 4 rồi tháng 10/2013, Ngân hàng nhà nước quyết định nới lỏng tiền tệ (mua công trái từ ngân hàng thương mại để tăng cung tiền), và ban hành cả chế độ lãi suất âm vào tháng 1/2016. Về mũi tên thứ hai, tăng đầu tư công vào các năm tài chánh 2012 và 2013. Về mũi tên thứ ba, tháng 6/2013, chính phủ đưa ra chiến lược phục hưng Nhật Bản mà cột trụ là giảm thuế doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) để vừa cải cách thể chế trong nước vừa hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

  Trong 3 mũi tên, chính sách tiền tệ là quan trọng và nổi tiếng nhất. Trong hồi ký, ông Abe kể chi tiết nhận định của mình về nguyên nhân cơ bản của giảm phát là lượng cung ứng tiền tệ quá ít mà nguyên nhân ở chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ông đi đến nhận định như vậy nhờ trò chuyện thường xuyên với hai nhà kinh tế Hamada Koichi (Giáo sư danh dự Đại học Yale) và Iwata Kikuo (Giáo sư Đại học Gakushuin). Việc quan trọng là tìm được một thống đốc Ngân hàng Nhà nước có cùng suy nghĩ như Abe để chính sách của cơ quan nầy  không đi ngược với chính sách kinh tế của chính phủ. Kuroda Haruhiko (lúc ấy đang là Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á) được Abe tiến cử để Quốc hội quyết định làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Abe chọn Kuroda vì khi đọc báo ông thấy Kuroda có phát biểu ý kiến ủng hộ chính sách tiền tệ của mình.

 Từ Abenomics không phải do Abe đặt ra. “Tôi chỉ nói về 3 mũi tên thôi, nhưng một bộ phận trong giới truyền thông liên tưởng đến Reaganomics (Chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan) nên đặt ra từ Abenomics”. 

Dấu ấn ngoại giao             

Tôi rất ấn tượng khi đọc phần về hoạt động ngoại giao của Abe. Từ khi cầm quyền lần thứ hai, trong gần 8 năm, Abe đi thăm tới 80 nước tất cả 176 lần. Trong nỗ lực ngoại giao nầy điểm nhất quán là bảo vệ tối đa lợi ích của Nhật Bản nhưng trên cơ sở tôn tọng các giá trị phổ quát, và sáng tạo các giá trị mới để vừa đóng góp vào việc phát triển và ổn định thế giới vừa nâng cao vị thế của Nhật. Abe cho rằng trên vũ đài quốc tế, Nhật Bản nên tự tin hơn, nên ý thức mình là một nước lớn. Ý thức nước lớn để tự tin chứ không phải để kiêu ngạo. Trong việc bảo vệ lợi ích của Nhật, Abe đặc biệt có thái độ mạnh không chỉ đối với Trung Quốc và Hàn Quốc là những nước có quan hệ phức tạp về lịch sử và nhất là Trung Quốc đang lấn lướt ở Biển Đông, mà cả đổi với đồng minh Hoa Kỳ. Chẳng hạn Mỹ muốn nối kết sự kiện Barack Obama đi thăm Hiroshima (27/5/2016), tổng thống đầu tiên của Mỹ thăm thành phố mà Mỹ nem bom nguyên tử năm 1945, với việc Abe đi thăm Trân châu cảng (27/12/2016) là quân cảng của Mỹ mà quân đội Nhật tấn công năm 1941. Phía Mỹ muốn hai sự kiện gắn kết nhau trong cùng một chuỗi hàn gắn vết thương trong lịch sử. Biết là có cùng ý nghĩa như vậy nhưng Abe cho rằng cần tách riêng hai sự kiện vì bản chất không giống nhau. Trân Châu cảng là quân cảng, là một mục tiêu quân sự, trong khi Hiroshima là một thành phố, bom nguyên tử làm thiệt mạng người thường dân, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Chủ trương của Abe cuối cùng được phía Mỹ đồng ý.

Di sản lớn nhất Abe để lại cho thế giới có lẽ là ý tưởng hợp tác Ấn Độ Thái bình dương. Abe manh nha ý tưởng kéo Ấn Độ vào khuôn khổ hợp tác do Nhật tích cực đẩy mạnh mà trước đó chủ yếu hạn chế trong vùng Thái bình dương, là vào tháng 8/2007 khi Abe thăm Ấn Độ trong nhiệm kỳ thủ tướng lần đầu. Abe chính thức phát biểu ý tưởng nầy tại Hội nghị Phát triển Phi châu lần thứ 6 (TICAD VI) tổ chức tại Kenya tháng 8/2016. Tại đây, trong diễn văn đề dẫn nói về phương châm mới trong ngoại giao của Nhật, Abe đã phát biểu Chiến lược Mậu dịch Tự do và Mở rộng Ấn Độ Thái Bình dương (FOIP), chủ trương mở rộng kinh tế thị trường, tự do mậu dịch và hành động theo sự chi phối của luật pháp để hướng tới tăng trưởng trong khu vực từ Á sang Phi. Có thể nói ý tưởng của Abe được cụ thể hóa là nhằm đối kháng với Ý tưởng Một vành đai Một con đường (BRI) của Tập Cận Bình. Trong hồi ký, Abe cho biết là Ý tưởng FOIP của ông phát biểu tại một nước ở Phi châu mà không phải tại một nước ở Đông nam Á là để tránh gây phản ứng từ Trung Quốc. “Diễn thuyết tại Kenya sẽ không được chú ý lắm  nhưng sau đó sẽ tiếp tục chủ trương tại nhiều cơ hội khác nhau và ý tưởng sẽ dần dần thẩm thấu trên vũ đài quốc tế”.

Ý tưởng FOIP của Abe đúng là ngày càng được chú ý và triển khai. Tháng 5/2022 Tổng thống Mỹ Biden chủ trì hội nghị 13 nước trong vùng và cùng với Thủ tướng Nhật Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Mody kêu gọi thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Thái Bình dương (Indo-Pacific Economic Framework, IPEF). 

Nỗ lực phi thường trong việc chuẩn bị diễn thuyết

  Abe rất chú trọng nội dung diễn văn và thái độ diễn đạt trước công chúng, đặc biệt là diễn thuyết ở nước ngoài. Nội dung diễn văn phải có một vài hình ảnh văn chương thi vị để lôi cuốn, đánh động tâm tình người nghe. Vì vậy ông rất chọn trợ lý viết diễn văn. Diễn văn đọc ở nước ngoài Abe không để cho nhân viên Bộ Ngoại giao phụ trách như nhiều thủ tướng khác vì “diễn văn do quan chức Bộ Ngoại giao soạn chỉ kể ra những sự kiện và do đó nó vô vị”. Theo Abe, diễn văn hay phải có chất thơ.

  Đặc biệt việc chuẩn bị diễn thuyết ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2015 cho thấy nỗ lực phi thường của Abe. Năm 2015 đánh dấu 70 năm hậu chiến, Mỹ là nước quan trọng nhất trong ngoại giao của Nhật. Abe là thủ tướng đầu tiên của Nhật diễn thuyết tại hội trường chung cho nghị viên cả Thượng và Hạ viện. Do tính chất quan trọng của sự kiện này, Abe đặc biệt bỏ công sức cho việc chuẩn bị để gây tiếng vang tại nghị trường Mỹ. Trước hết là nội dung. Từ khóa của buổi diễn thuyết 45 phút là “Đồng minh của hy vọng”, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản ngày càng trở thành đồng minh tin cậy và quan trọng của Mỹ, không phải chỉ có một chiều là Mỹ bảo vệ Nhật. Tiếp theo là tại buổi diễn thuyết nên dùng ngôn ngữ gì. Dùng ngôn ngữ nước mình kèm theo thông dịch đồng thời như thường thấy ở lãnh đạo các nước không nói tiếng Anh hay là cố gắng nói tiếng Anh? Theo Abe, ngay cả Thủ tướng Đức Merkel là người giỏi tiếng Anh cũng dùng tiếng Đức trong khi diễn thuyết ở Mỹ. Abe cho rằng nói tiếng nước mình và thông dịch đồng thời không diễn đạt được cảm tình, thái độ của người trình bày. Và Abe đi đến quyết định diễn thuyết bằng tiếng Anh.

Nhưng định nói tiếng Anh thì phải luyện tập trước, rất công phu, đầy nỗ lực trong tình trạng luôn bận rộn của thủ tướng một nước lớn. Trước hết là soạn bản thảo. Abe đọc thấy có những từ khó phát âm nên bảo người soạn phải thay những từ dễ đọc hơn. Nội dung và cách dùng chữ phải sửa đi sửa lại tới hơn 20 lần. Sau khi chuyên gia bản xứ tiếng Anh duyệt và sửa chữa cách hành văn, Abe bắt đầu luyện cách đọc, cách trình bày. Theo hồi ký, ông đã luyện tập nhiều lần ở phòng tắm, và nhiều lần bảo vợ ngồi nghe và bình luận. Ngoài ra tập nhiều lần trước mặt các trợ lý và bảo họ lưu ý những chỗ cần cải thiện. Cứ thế Abe luyện tập cho đến đêm trước ngày diễn thuyết ở Quốc hội Mỹ.

Theo hồi ký, buổi diễn thuyết thành công ngoài dự tưởng. Cả hội trường đứng lên vỗ tay nhiều lần. Chủ tịch Hạ viện John Boehner cảm động đến ngấn lệ. Còn bà Nancy Pelosi, nguyên Chủ tịch Hạ viện, thì gọi điện thoại chúc mừng bạn mình là nhạc sĩ Carole King mà ca từ trong một nhạc phẩm của ông đã được Thủ tướng Abe trích dẫn trong bài diễn văn. 

Nhiều mẩu chuyện thú vị về lãnh đạo các nước

Thời gian cầm quyền lâu năm lại rất tích cực trong ngoại giao nên Abe gặp rất nhiều nguyên thủ các nước. Trong hồi ký ông ghi lại nhiều nhận xét thú vị.

Về lãnh đạo Trung Quốc, đáng chú ý là nhận xét về sự thay đổi thái độ của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Làm Tổng Bí thư từ 2012 và Chủ tịch nước từ 2013 nhưng trong 5-6 năm đầu ông Tập tỏ ra không tự tin. Trong các cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ hoặc thủ tướng Nhật ông Tập đều nhìn xuống tờ giấy khi phát biểu đến nỗi tổng thống Trump phải thốt lên “Sao vậy nhỉ, trình độ của Tập Cận Bình chỉ có vậy sao?”. Nhưng từ khoảng năm 2018 ông Tập không còn nhìn vào giấy khi phát biểu, có vẻ tự tin hơn. Về sự thay đổi nầy, Abe giải thích là trong giai đoạn đầu ông Tập sợ phát biểu sai đường lối và sẽ bị thế lực khác trong Đảng Cộng sản uy hiếp địa vị của ông ta, nhưng từ khoảng 2018 ông đã củng cố được vị trí lãnh đạo của mình. Từ lúc cũng cố vị trí lãnh đạo thì ông Tập tỏ ra có quyền uy tuyệt đối. Abe có nhận xét là người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào khi ngồi chung với Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì thấy hai người hầu như ngang hàng nhau. Nhưng giữa ông Tập với Thủ tướng Lý Khắc Cường thì quan hệ cấp trên và cấp dưới rất rõ. Abe còn nhận xét về thái độ của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị phải khúm núm, cúi đầu khi đưa tư liệu cho Tập Cận Bình ở hội nghị. Abe nói thêm: “chẳng có chính trị gia hay quan chức nào có thái độ tương tự đối với tôi”.

Về tổng thống Mỹ, tôi ngạc nhiên là về nhận xét của Abe đối với Barack Obama, khác với ấn tượng ta thường có đối với tổng thống trẻ người da màu nầy. Abe cho rằng Obama chỉ nói chuyên về chủ đề của buổi họp. “Tại các hội nghị hay trong bữa ăn, dù tôi nói đùa, ông ấy cũng chuyển câu chuyện vào chủ đề, không cùng “tạp đàm” với người đối diện. Xuất thân là luật sư, ông ấy nói chuyện công việc thì rất tỉ mỉ, chi tiết. Nói thật, ông ấy thuộc loại người ta khó xây dựng quan hệ bạn bè. Tuy nhiên giữa lãnh đạo cấp cao với nhau, trong công việc thì không có vấn đề gì”.

Về Trump, Abe cho rằng ông ta là nhà kinh doanh, hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về hành chánh và chính trị nên suy nghĩ, thái độ rất khác với chính trị gia. Những biện pháp, thủ thuật giúp Trump thành công trong kinh doanh lại được ông ta áp dụng vào chính trị quốc tế. America First chẳng hạn. “Chính trị phải khác kinh doanh. Doanh nghiệp thì mưu tìm lợi nhuận nhưng nhà nước mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận thì xã hội dân chủ chủ nghĩa không hình thành được. Công việc của chính trị gia là phải điều chỉnh, xử lý các vấn đề liên quan lợi ích của nhiều thành phần”.

Lãnh đạo và trợ lý

Tôi chưa thấy một lãnh đạo nào như Abe nói nhiều về các trợ lý của mình với sự tin tưởng và ghi nhận đóng góp ý tưởng, ý kiến của họ rất cụ thể liên quan các quyết sách của thủ tướng. Ở Nhật, trợ lý thủ tướng gồm hai nhóm. Một là quan chức tuyển từ Bộ Tài chánh, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao. Hai là những người do thủ tướng chỉ định riêng. Ba bộ nói trên thường cử người có kinh nghiệm và thuộc nhóm xuất sắc nhất làm trợ lý thủ tướng. Trong nhóm trợ lý Abe chú ý đến những người có nhiều ý tưởng sáng tạo, giúp thủ tướng đưa ra các quyết định quan trọng và giúp viết diễn văn hay.

  Bài diễn thuyết của Abe tại Ấn Độ nêu ý tưởng cần đẩy mạnh “giao thoa giữa hai đại dương”. Trong hồi ký Abe nói đó là ý tưởng của trợ lý Taniguchi Tomohiko. Ông cũng ghi nhận đóng góp của trợ lý nầy trong việc soạn diễn thuyết hay đọc tại Trân Châu cảng năm 2016. Trợ lý Saeki Kozo soạn diễn văn đọc trong Lễ tốt nghiệp tại Đại học Quốc phòng (2015) mà ông rất tâm đắc. Liên tục trong 4 năm, từ 2016 đến 2019, Abe đều đi tham dự Diễn đàn Kinh tế Đông phương do Nga tổ chức tại Vladiostok. Việc đi dự liên tục nầy là do đề xuất của trợ lý Imai Naoya muốn thủ tướng giữ sự liên tục trong việc thương lượng với Nga về bốn đảo phía bắc. Ngoài ra Abe khen trợ lý Niihara Hiroaki có nhiều ý tưởng hay khi đưa ra khái niệm “hảo tuần hoàn kinh tế” (tuần hoàn thuận lợi) để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa phân phối và tăng trưởng.  

Hồi ký Abe Shinzo gồm nhiều nội dung phong phú liên quan các quyết định chiến lược, chính sách cả nội chính và ngoại giao. Ở cuối sách có in toàn văn các bài truy điệu của Thủ tướng Kishida Fumio và của 3 nguyên thủ tướng. Đặc biệt bài truy điệu của nguyên thủ tướng Suga Yoshihide rất hay và cảm động đến nỗi cả hội trường đã vỗ tay sau khi đọc xong, một hiện tượng chưa từng thấy ở các đám tang cần sự trang nghiêm, tĩnh lặng./.

Phụ lục

Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko

Ở chính trường Nhật Bản, Abe Shinzo và Noda Yoshihiko là lãnh đạo của hai đảng đối địch nhau. Nhưng hai người đã đối xử với nhau rất đẹp, và người ta chỉ biết như vậy sau khi Abe bị ám sát (tháng 7/2022) và theo sau đó là cuộc tranh cãi trong dư luận và trên chính trường về quyết định chính phủ tổ chức quốc tang cho Abe.

Đảng Tự do Dân chủ (LDP) liên tục cầm quyền tại Nhật suốt từ năm 1955 đến nay, trừ vài giai đoạn ngắn. Giai đoạn gần đây nhất là 3 năm từ 2009 đến 2012 khi Đảng Dân chủ thắng áp đảo ở Hạ viện vào cuối năm 2009. Noda là chủ tịch Đảng Dân chủ và là thủ tướng từ cuối năm 2011. Nhưng trong đợt tổng tuyển cử cuối năm 2012, LDP mà Abe làm Chủ tịch từ tháng 9 năm đó phản công thắng lợi và giành lại chính quyền. Noda xem như là tướng bại trận, chỉ làm thủ tướng có một năm và Abe lên thay.

Về quyết định quốc tang cho Abe, Đảng Dân chủ Lập hiến (tiền thân là Đảng Dân chủ) phản đối rất mạnh. Họ ra quyết định là tất cả thành viên Ban chấp hành sẽ không tham dự, nhưng đảng viên thì cho tự do. Noda là cố vấn Ban chấp hành, không phải thành viên chính thức nên thuộc diện tự do quyết định có tham dự hay không. Ông đã quyết định tham dự quốc tang và nêu lý do: “nguyên thủ tướng mà không dự đám tang của nguyên thủ tướng là trái với nhân sinh quan của tôi”.

Sau quốc tang có lễ truy điệu tại Hạ viện vì Abe do hạ viện bầu làm thủ tướng và cho đến lúc mất ông vẫn là dân biểu. Người được chọn đọc diễn văn truy điệu là nguyên thủ tướng Noda. Bà quả phụ Akie của cố thủ tướng Abe cũng trực tiếp thỉnh cầu ông Noda nhận vai trò này. Bài diễn văn (được in lại trong Hồi ký Abe Shinzo, 2023) nội dung chân thật, tình cảm, gây xúc động người nghe. Noda kể lại nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm để chứng minh Abe là “chính trị gia tranh đấu liên tục nhưng có tấm lòng nhân hậu”. Ấn tượng nhất là đoạn nói về buổi lễ Thiên hoàng công nhận thủ tướng mới sau khi chức vụ này chuyển từ Noda sang Abe. “Tại Hoàng cung tôi là tướng bại trận tham dự buổi lễ với tư cách là người tiền nhiệm. Tại phòng đợi, nếu hai người ở cùng một đảng thì việc chuyển giao công việc chắc đầy tiếng cười và chuyện trò vui vẻ, nhưng ở trong phòng chỉ có hai người, một người thắng và một người thua, nên không khí thật nặng nề, tĩnh lặng. Người đầu tiên phá tan cái không khí nặng nề ấy là phía anh Abe. Anh đã bước lại gần bên tôi và nói bằng một giọng rất tươi vui: “Anh đã làm việc vất vả trong thời gian qua” và nói tiếp: “Anh Noda điều hành chính quyền rất ổn định. Tình trạng Quốc hội phức tạp như thế mà anh đã cố gắng vượt qua…Tôi trở lại làm thủ tướng sau 5 năm, anh thế nào cũng sẽ có cái ngày như thế”. (Chú: Abe làm thủ tướng 2 lần, lần đầu chỉ có một năm -2006-2007). 

Noda hồi tưởng tiếp trong diễn văn: “Những lời nói ấm ấp liên tiếp tuôn ra như để an ủi, khuyến khích tôi, người vừa bị tổn thương do thất bại trong cuộc tổng tuyển cử. … Rất tiếc là lúc đó tôi không có cảm giác đón nhận một cách trung thực sự dịu dàng của anh. Tuy nhiên bây giờ thì tôi hiểu được. Tôi hiểu được do đâu mà anh Abe có được sự dịu dàng, nhân hậu ấy”.

Sự kiện Abe Shinzo và Noda Yoshihiko làm tôi xúc động nhiều lần, bắt đầu từ lúc Noda tuyên bố lý do sẽ tham dự quốc tang Abe đến những câu chuyện Noda kể về Abe trong bài diễn văn. Chính kiến, tư tưởng dù khác nhau nhưng nhân cách và sự ứng xử văn hóa là quý giá nhất./.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN

Saigyô Hôshi (1118-1190) – Thi sĩ tài hoa yêu phiêu du của Nhật Bản

Saigyô là nhà thơ lớn của Nhật Bản, sống vào thời Mạc Phủ. Ông xuất thân danh giá, về sau đi tu, trở thành một thi sĩ chuyên thơ waka

thoi dai edo va samurai

Thời đại Edo – Bối cảnh truyện Samurai cận đại của Shiba Ryotaro và Fujisawa Shuhei

Thời đại Edo (1603 - 1868) ngay trước thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản có Thiên hoàng đóng đô ở Kyoto, nhưng thực quyền nằm trong tay Chúa Tokugawa ở Edo (bây giờ là thủ đô Tokyo), tương tự như Vua Lê Chúa Trịnh ở Việt Nam

tieu thuyet gia Fujisawa Shuhei

Giới thiệu tiểu thuyết gia hiện đại Fujisawa Shuhei

Fujisawa Shuhei  là một trong những tác gia nổi tiếng nhất Nhật Bản về truyện lịch sử, truyện samurai. Nhiều tác phẩm của ông đã được quay thành phim chiếu ngoài rạp và phim bộ ti-vi, được hâm mộ không chỉ ở Nhật mà còn trên khắp thế giới.

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4

Đọc Hồi ký cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Hồi ký Abe Shinzo vừa phát hành (10/2/2023) là bán hết ngay, chỉ 10 ngày sau là tái bản lần đầu. Quan tâm của dân chúng cũng dễ hiểu.

Phần lớn bài này đã đăng 2 kỳ trên báo Thanh Niên (8/4 và 9/4/2023). Đây là bản đầy đủ hơn, tu chỉnh ngày 10/4/2023, và có thêm phần Phụ lục “Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko”.

Hồi ký Abe Shinzo vừa phát hành (10/2/2023) là bán hết ngay, chỉ 10 ngày sau là tái bản lần đầu. Quan tâm của dân chúng cũng dễ hiểu. Abe là thủ tướng lâu năm nhất trong lịch sử cận đại (133 năm từ khi có thể chế lập hiến) và với cá tính của một chính trị gia kiệt xuất ông đã để lại nhiều dấu ấn trong cả nội chính và ngoại giao. Ông mất đột ngột trong vụ ám sát ngày 8/7/2022 ở tuổi chưa đến cổ lai hy.

Khi biết tin cuốn Hồi ký đã phát hành tôi hơi ngạc nhiên vì nghĩ Abe chưa đến thời điểm viết hồi ký. Abe tuyên bố từ chức thủ tướng ngày 28/8/2020 vì bệnh viêm đại tràng tái phát và theo đó nội các của ông tổng từ chức ngày 16/9 cùng năm. Tuy vậy ông vẫn làm thủ lãnh của Phái Abe là phe phái mạnh và đông nhất trong Đảng Tự do Dân chủ (LDP) và tiếp tục ảnh hưởng trên chính trường Nhật Bản. Phái nầy hiện nay vẫn giữ tên Abe và chưa bầu được thủ lãnh mới vì tuy có nhiều người giỏi nhưng không ai có uy tín tuyệt đối như Abe. 

Nhưng cũng may là cuốn hồi ký kịp hoàn thành trước khi Abe không còn nữa.

Theo lời nói đầu của hai nhà báo phụ trách việc biên tập hồi ký, ngoài hơn 300 tập tư liệu của chính Abe lưu trữ và các văn thư liên quan chính phủ trong các giai đoạn Abe cầm quyền, từ tháng 10/2020 đến 10/2021 họ đã thực hiện 18 cuộc phỏng vấn (tổng cộng 36 tiếng) với cựu thủ tướng để hiểu cụ thể, chi tiết hơn về hành động, suy nghĩ của Abe trong các quyết định quan trọng. Hồi ký dày 472 trang cho thấy nhiều nội dung quan trọng liên quan các quyết định đối nội, đối ngoại; nhiều nhận xét, giai thoại thú vị của Abe về các lãnh đạo của những nước lớn. 

Nghệ thuật lấy lại lòng tin của dân

Abe Shinzo sinh năm 1954, đắc cử dân biểu quốc hội năm 1993. Từ khoảng năm 2000 Abe đã nổi lên như một chính khách có năng lực lãnh đạo Nhật Bản trong tương lai. Dưới thời thủ tướng Koizumi Junichiro (2001-2006), Abe được giao giữ các chức vụ quan trọng nhất trong đảng và trong chính phủ, như Tổng Thư ký LDP và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (ở Nhật đây là bộ trưởng quan trọng nhất trong nội các) lúc tuổi đời còn trẻ và thời gian ở chính trường còn ngắn, một sự kiện chưa có tiền lệ. Trong các cuộc thăm dò dư luận, Abe luôn dẫn đầu các chính khách được dân chúng kỳ vọng sẽ là thủ tướng trong giai đoạn tới. Và ông đã thành công trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng LDP vào tháng 9/2006, trở thành thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản. Tuy nhiên Nội các của Abe lúc này gặp nhiều khó khăn về nội chính cùng với tình hình nhiều bộ trưởng phải từ chức vì phát ngôn gây phản cảm. Abe lại phát bệnh nên chỉ một năm sau phải từ chức. Sự kiện này làm tinh thần Abe xuống dốc, hầu như tuyệt vọng. 

  Hình bìa Hồi ký Abe Shinzo (NXB Chuokoron-shinsha, 2023) 
Hình bìa Hồi ký Abe Shinzo (NXB Chuokoron-shinsha, 2023) 

Nhưng nhờ nghệ thuật lấy lại lòng tin của dân chúng, 5 năm sau Abe trở lại lãnh đạo chính phủ và những bài học từ kinh nghiệm thất bại lần đầu đã giúp ông liên tiếp cầm quyền gần 8 năm.

Sự kiện giúp Abe tự tin trở lại là chuyến đi leo núi vào mùa xuân 2008. Tại đó nhiều người thấy Abe là đến gặp hỏi thăm sức khỏe và tỏ ý muốn ông trở lại vị trí lãnh đạo. Được khích lệ, Abe tự tin trở lại và nghĩ đến một chiến lược lấy lại lòng tin của dân. Ông nhận định là nếu thắng lớn trong bầu cử dân biểu sắp tới thì khả năng trở lại làm thủ tướng sẽ cao. Trong quá trình vận động bầu cử (năm 2009), trở về đơn vị địa phương của mình ở tỉnh Yamaguchi, Abe không làm theo cách thường thấy ở các chính trị gia là tổ chức các buổi diễn thuyết có hàng trăm người nghe mà gặp cử tri từng nhóm nhỏ 20 người trở lại để lắng nghe, đối thoại với họ. Abe cho rằng nói chuyện trước mấy trăm người thì cử tri chỉ “nghe Abe nói” còn tiếp xúc trong nhóm nhỏ độ 20 người thì cử tri “nói chuyện với Abe”. Trong gần một năm chuẩn trị tranh cử dân biểu hạ viện, Abe đã tổ chức tới 300 lần những cuộc tiếp xúc nhỏ như vậy. Và kết quả đúng như dự tưởng, Trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 8/2009 Abe thắng áp đảo trong lúc LDP, đảng của Abe, thì thua to nên chính quyền chuyển vào tay Đảng Dân chủ. Tháng 9/2012 Abe trở lại cương vị Chủ tịch đảng LDP trong cuộc tranh cử với 3 chính khách khác. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 12/2012 LDP thắng lớn và Abe trở thành thủ tướng lần thứ hai.  

Câu chuyện hình thành Abenomics

Sau khi nhậm chức thủ tướng lần thứ hai vào tháng 12/2012, Abe đặt mục tiêu hàng đầu lên việc ổn định và tăng trưởng kinh tế bằng các chính sách được gọi chung là Abenomics (Chính sách kinh tế của Abe). Mục tiêu cụ thể là sớm thoát ra khỏi tình trạng giảm phát (deflation, tức hiện tượng vật giá giảm kéo theo thất nghiệp và các trì trệ của hoạt động kinh tế), trong dài hạn hướng đến việc làm cho vật giá tăng 2%/năm và kinh tế trên danh nghĩa tăng trưởng trung bình 3%/năm. Ba công cụ chính sách (thường được gọi là ba mũi tên) là nới lỏng tiền tệ (tăng lượng cung tiền tệ) để đạt mục tiêu lạm phát 2%, chính sách tài chánh linh hoạt để tăng đầu tư công, tăng cầu, và chiến lược tăng trưởng trên cơ sở khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Về chính sách tiền tệ, tháng 4 rồi tháng 10/2013, Ngân hàng nhà nước quyết định nới lỏng tiền tệ (mua công trái từ ngân hàng thương mại để tăng cung tiền), và ban hành cả chế độ lãi suất âm vào tháng 1/2016. Về mũi tên thứ hai, tăng đầu tư công vào các năm tài chánh 2012 và 2013. Về mũi tên thứ ba, tháng 6/2013, chính phủ đưa ra chiến lược phục hưng Nhật Bản mà cột trụ là giảm thuế doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) để vừa cải cách thể chế trong nước vừa hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

  Trong 3 mũi tên, chính sách tiền tệ là quan trọng và nổi tiếng nhất. Trong hồi ký, ông Abe kể chi tiết nhận định của mình về nguyên nhân cơ bản của giảm phát là lượng cung ứng tiền tệ quá ít mà nguyên nhân ở chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ông đi đến nhận định như vậy nhờ trò chuyện thường xuyên với hai nhà kinh tế Hamada Koichi (Giáo sư danh dự Đại học Yale) và Iwata Kikuo (Giáo sư Đại học Gakushuin). Việc quan trọng là tìm được một thống đốc Ngân hàng Nhà nước có cùng suy nghĩ như Abe để chính sách của cơ quan nầy  không đi ngược với chính sách kinh tế của chính phủ. Kuroda Haruhiko (lúc ấy đang là Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á) được Abe tiến cử để Quốc hội quyết định làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Abe chọn Kuroda vì khi đọc báo ông thấy Kuroda có phát biểu ý kiến ủng hộ chính sách tiền tệ của mình.

 Từ Abenomics không phải do Abe đặt ra. “Tôi chỉ nói về 3 mũi tên thôi, nhưng một bộ phận trong giới truyền thông liên tưởng đến Reaganomics (Chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan) nên đặt ra từ Abenomics”. 

Dấu ấn ngoại giao             

Tôi rất ấn tượng khi đọc phần về hoạt động ngoại giao của Abe. Từ khi cầm quyền lần thứ hai, trong gần 8 năm, Abe đi thăm tới 80 nước tất cả 176 lần. Trong nỗ lực ngoại giao nầy điểm nhất quán là bảo vệ tối đa lợi ích của Nhật Bản nhưng trên cơ sở tôn tọng các giá trị phổ quát, và sáng tạo các giá trị mới để vừa đóng góp vào việc phát triển và ổn định thế giới vừa nâng cao vị thế của Nhật. Abe cho rằng trên vũ đài quốc tế, Nhật Bản nên tự tin hơn, nên ý thức mình là một nước lớn. Ý thức nước lớn để tự tin chứ không phải để kiêu ngạo. Trong việc bảo vệ lợi ích của Nhật, Abe đặc biệt có thái độ mạnh không chỉ đối với Trung Quốc và Hàn Quốc là những nước có quan hệ phức tạp về lịch sử và nhất là Trung Quốc đang lấn lướt ở Biển Đông, mà cả đổi với đồng minh Hoa Kỳ. Chẳng hạn Mỹ muốn nối kết sự kiện Barack Obama đi thăm Hiroshima (27/5/2016), tổng thống đầu tiên của Mỹ thăm thành phố mà Mỹ nem bom nguyên tử năm 1945, với việc Abe đi thăm Trân châu cảng (27/12/2016) là quân cảng của Mỹ mà quân đội Nhật tấn công năm 1941. Phía Mỹ muốn hai sự kiện gắn kết nhau trong cùng một chuỗi hàn gắn vết thương trong lịch sử. Biết là có cùng ý nghĩa như vậy nhưng Abe cho rằng cần tách riêng hai sự kiện vì bản chất không giống nhau. Trân Châu cảng là quân cảng, là một mục tiêu quân sự, trong khi Hiroshima là một thành phố, bom nguyên tử làm thiệt mạng người thường dân, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Chủ trương của Abe cuối cùng được phía Mỹ đồng ý.

Di sản lớn nhất Abe để lại cho thế giới có lẽ là ý tưởng hợp tác Ấn Độ Thái bình dương. Abe manh nha ý tưởng kéo Ấn Độ vào khuôn khổ hợp tác do Nhật tích cực đẩy mạnh mà trước đó chủ yếu hạn chế trong vùng Thái bình dương, là vào tháng 8/2007 khi Abe thăm Ấn Độ trong nhiệm kỳ thủ tướng lần đầu. Abe chính thức phát biểu ý tưởng nầy tại Hội nghị Phát triển Phi châu lần thứ 6 (TICAD VI) tổ chức tại Kenya tháng 8/2016. Tại đây, trong diễn văn đề dẫn nói về phương châm mới trong ngoại giao của Nhật, Abe đã phát biểu Chiến lược Mậu dịch Tự do và Mở rộng Ấn Độ Thái Bình dương (FOIP), chủ trương mở rộng kinh tế thị trường, tự do mậu dịch và hành động theo sự chi phối của luật pháp để hướng tới tăng trưởng trong khu vực từ Á sang Phi. Có thể nói ý tưởng của Abe được cụ thể hóa là nhằm đối kháng với Ý tưởng Một vành đai Một con đường (BRI) của Tập Cận Bình. Trong hồi ký, Abe cho biết là Ý tưởng FOIP của ông phát biểu tại một nước ở Phi châu mà không phải tại một nước ở Đông nam Á là để tránh gây phản ứng từ Trung Quốc. “Diễn thuyết tại Kenya sẽ không được chú ý lắm  nhưng sau đó sẽ tiếp tục chủ trương tại nhiều cơ hội khác nhau và ý tưởng sẽ dần dần thẩm thấu trên vũ đài quốc tế”.

Ý tưởng FOIP của Abe đúng là ngày càng được chú ý và triển khai. Tháng 5/2022 Tổng thống Mỹ Biden chủ trì hội nghị 13 nước trong vùng và cùng với Thủ tướng Nhật Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Mody kêu gọi thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Thái Bình dương (Indo-Pacific Economic Framework, IPEF). 

Nỗ lực phi thường trong việc chuẩn bị diễn thuyết

  Abe rất chú trọng nội dung diễn văn và thái độ diễn đạt trước công chúng, đặc biệt là diễn thuyết ở nước ngoài. Nội dung diễn văn phải có một vài hình ảnh văn chương thi vị để lôi cuốn, đánh động tâm tình người nghe. Vì vậy ông rất chọn trợ lý viết diễn văn. Diễn văn đọc ở nước ngoài Abe không để cho nhân viên Bộ Ngoại giao phụ trách như nhiều thủ tướng khác vì “diễn văn do quan chức Bộ Ngoại giao soạn chỉ kể ra những sự kiện và do đó nó vô vị”. Theo Abe, diễn văn hay phải có chất thơ.

  Đặc biệt việc chuẩn bị diễn thuyết ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2015 cho thấy nỗ lực phi thường của Abe. Năm 2015 đánh dấu 70 năm hậu chiến, Mỹ là nước quan trọng nhất trong ngoại giao của Nhật. Abe là thủ tướng đầu tiên của Nhật diễn thuyết tại hội trường chung cho nghị viên cả Thượng và Hạ viện. Do tính chất quan trọng của sự kiện này, Abe đặc biệt bỏ công sức cho việc chuẩn bị để gây tiếng vang tại nghị trường Mỹ. Trước hết là nội dung. Từ khóa của buổi diễn thuyết 45 phút là “Đồng minh của hy vọng”, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản ngày càng trở thành đồng minh tin cậy và quan trọng của Mỹ, không phải chỉ có một chiều là Mỹ bảo vệ Nhật. Tiếp theo là tại buổi diễn thuyết nên dùng ngôn ngữ gì. Dùng ngôn ngữ nước mình kèm theo thông dịch đồng thời như thường thấy ở lãnh đạo các nước không nói tiếng Anh hay là cố gắng nói tiếng Anh? Theo Abe, ngay cả Thủ tướng Đức Merkel là người giỏi tiếng Anh cũng dùng tiếng Đức trong khi diễn thuyết ở Mỹ. Abe cho rằng nói tiếng nước mình và thông dịch đồng thời không diễn đạt được cảm tình, thái độ của người trình bày. Và Abe đi đến quyết định diễn thuyết bằng tiếng Anh.

Nhưng định nói tiếng Anh thì phải luyện tập trước, rất công phu, đầy nỗ lực trong tình trạng luôn bận rộn của thủ tướng một nước lớn. Trước hết là soạn bản thảo. Abe đọc thấy có những từ khó phát âm nên bảo người soạn phải thay những từ dễ đọc hơn. Nội dung và cách dùng chữ phải sửa đi sửa lại tới hơn 20 lần. Sau khi chuyên gia bản xứ tiếng Anh duyệt và sửa chữa cách hành văn, Abe bắt đầu luyện cách đọc, cách trình bày. Theo hồi ký, ông đã luyện tập nhiều lần ở phòng tắm, và nhiều lần bảo vợ ngồi nghe và bình luận. Ngoài ra tập nhiều lần trước mặt các trợ lý và bảo họ lưu ý những chỗ cần cải thiện. Cứ thế Abe luyện tập cho đến đêm trước ngày diễn thuyết ở Quốc hội Mỹ.

Theo hồi ký, buổi diễn thuyết thành công ngoài dự tưởng. Cả hội trường đứng lên vỗ tay nhiều lần. Chủ tịch Hạ viện John Boehner cảm động đến ngấn lệ. Còn bà Nancy Pelosi, nguyên Chủ tịch Hạ viện, thì gọi điện thoại chúc mừng bạn mình là nhạc sĩ Carole King mà ca từ trong một nhạc phẩm của ông đã được Thủ tướng Abe trích dẫn trong bài diễn văn. 

Nhiều mẩu chuyện thú vị về lãnh đạo các nước

Thời gian cầm quyền lâu năm lại rất tích cực trong ngoại giao nên Abe gặp rất nhiều nguyên thủ các nước. Trong hồi ký ông ghi lại nhiều nhận xét thú vị.

Về lãnh đạo Trung Quốc, đáng chú ý là nhận xét về sự thay đổi thái độ của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Làm Tổng Bí thư từ 2012 và Chủ tịch nước từ 2013 nhưng trong 5-6 năm đầu ông Tập tỏ ra không tự tin. Trong các cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ hoặc thủ tướng Nhật ông Tập đều nhìn xuống tờ giấy khi phát biểu đến nỗi tổng thống Trump phải thốt lên “Sao vậy nhỉ, trình độ của Tập Cận Bình chỉ có vậy sao?”. Nhưng từ khoảng năm 2018 ông Tập không còn nhìn vào giấy khi phát biểu, có vẻ tự tin hơn. Về sự thay đổi nầy, Abe giải thích là trong giai đoạn đầu ông Tập sợ phát biểu sai đường lối và sẽ bị thế lực khác trong Đảng Cộng sản uy hiếp địa vị của ông ta, nhưng từ khoảng 2018 ông đã củng cố được vị trí lãnh đạo của mình. Từ lúc cũng cố vị trí lãnh đạo thì ông Tập tỏ ra có quyền uy tuyệt đối. Abe có nhận xét là người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào khi ngồi chung với Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì thấy hai người hầu như ngang hàng nhau. Nhưng giữa ông Tập với Thủ tướng Lý Khắc Cường thì quan hệ cấp trên và cấp dưới rất rõ. Abe còn nhận xét về thái độ của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị phải khúm núm, cúi đầu khi đưa tư liệu cho Tập Cận Bình ở hội nghị. Abe nói thêm: “chẳng có chính trị gia hay quan chức nào có thái độ tương tự đối với tôi”.

Về tổng thống Mỹ, tôi ngạc nhiên là về nhận xét của Abe đối với Barack Obama, khác với ấn tượng ta thường có đối với tổng thống trẻ người da màu nầy. Abe cho rằng Obama chỉ nói chuyên về chủ đề của buổi họp. “Tại các hội nghị hay trong bữa ăn, dù tôi nói đùa, ông ấy cũng chuyển câu chuyện vào chủ đề, không cùng “tạp đàm” với người đối diện. Xuất thân là luật sư, ông ấy nói chuyện công việc thì rất tỉ mỉ, chi tiết. Nói thật, ông ấy thuộc loại người ta khó xây dựng quan hệ bạn bè. Tuy nhiên giữa lãnh đạo cấp cao với nhau, trong công việc thì không có vấn đề gì”.

Về Trump, Abe cho rằng ông ta là nhà kinh doanh, hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về hành chánh và chính trị nên suy nghĩ, thái độ rất khác với chính trị gia. Những biện pháp, thủ thuật giúp Trump thành công trong kinh doanh lại được ông ta áp dụng vào chính trị quốc tế. America First chẳng hạn. “Chính trị phải khác kinh doanh. Doanh nghiệp thì mưu tìm lợi nhuận nhưng nhà nước mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận thì xã hội dân chủ chủ nghĩa không hình thành được. Công việc của chính trị gia là phải điều chỉnh, xử lý các vấn đề liên quan lợi ích của nhiều thành phần”.

Lãnh đạo và trợ lý

Tôi chưa thấy một lãnh đạo nào như Abe nói nhiều về các trợ lý của mình với sự tin tưởng và ghi nhận đóng góp ý tưởng, ý kiến của họ rất cụ thể liên quan các quyết sách của thủ tướng. Ở Nhật, trợ lý thủ tướng gồm hai nhóm. Một là quan chức tuyển từ Bộ Tài chánh, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao. Hai là những người do thủ tướng chỉ định riêng. Ba bộ nói trên thường cử người có kinh nghiệm và thuộc nhóm xuất sắc nhất làm trợ lý thủ tướng. Trong nhóm trợ lý Abe chú ý đến những người có nhiều ý tưởng sáng tạo, giúp thủ tướng đưa ra các quyết định quan trọng và giúp viết diễn văn hay.

  Bài diễn thuyết của Abe tại Ấn Độ nêu ý tưởng cần đẩy mạnh “giao thoa giữa hai đại dương”. Trong hồi ký Abe nói đó là ý tưởng của trợ lý Taniguchi Tomohiko. Ông cũng ghi nhận đóng góp của trợ lý nầy trong việc soạn diễn thuyết hay đọc tại Trân Châu cảng năm 2016. Trợ lý Saeki Kozo soạn diễn văn đọc trong Lễ tốt nghiệp tại Đại học Quốc phòng (2015) mà ông rất tâm đắc. Liên tục trong 4 năm, từ 2016 đến 2019, Abe đều đi tham dự Diễn đàn Kinh tế Đông phương do Nga tổ chức tại Vladiostok. Việc đi dự liên tục nầy là do đề xuất của trợ lý Imai Naoya muốn thủ tướng giữ sự liên tục trong việc thương lượng với Nga về bốn đảo phía bắc. Ngoài ra Abe khen trợ lý Niihara Hiroaki có nhiều ý tưởng hay khi đưa ra khái niệm “hảo tuần hoàn kinh tế” (tuần hoàn thuận lợi) để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa phân phối và tăng trưởng.  

Hồi ký Abe Shinzo gồm nhiều nội dung phong phú liên quan các quyết định chiến lược, chính sách cả nội chính và ngoại giao. Ở cuối sách có in toàn văn các bài truy điệu của Thủ tướng Kishida Fumio và của 3 nguyên thủ tướng. Đặc biệt bài truy điệu của nguyên thủ tướng Suga Yoshihide rất hay và cảm động đến nỗi cả hội trường đã vỗ tay sau khi đọc xong, một hiện tượng chưa từng thấy ở các đám tang cần sự trang nghiêm, tĩnh lặng./.

Phụ lục

Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko

Ở chính trường Nhật Bản, Abe Shinzo và Noda Yoshihiko là lãnh đạo của hai đảng đối địch nhau. Nhưng hai người đã đối xử với nhau rất đẹp, và người ta chỉ biết như vậy sau khi Abe bị ám sát (tháng 7/2022) và theo sau đó là cuộc tranh cãi trong dư luận và trên chính trường về quyết định chính phủ tổ chức quốc tang cho Abe.

Đảng Tự do Dân chủ (LDP) liên tục cầm quyền tại Nhật suốt từ năm 1955 đến nay, trừ vài giai đoạn ngắn. Giai đoạn gần đây nhất là 3 năm từ 2009 đến 2012 khi Đảng Dân chủ thắng áp đảo ở Hạ viện vào cuối năm 2009. Noda là chủ tịch Đảng Dân chủ và là thủ tướng từ cuối năm 2011. Nhưng trong đợt tổng tuyển cử cuối năm 2012, LDP mà Abe làm Chủ tịch từ tháng 9 năm đó phản công thắng lợi và giành lại chính quyền. Noda xem như là tướng bại trận, chỉ làm thủ tướng có một năm và Abe lên thay.

Về quyết định quốc tang cho Abe, Đảng Dân chủ Lập hiến (tiền thân là Đảng Dân chủ) phản đối rất mạnh. Họ ra quyết định là tất cả thành viên Ban chấp hành sẽ không tham dự, nhưng đảng viên thì cho tự do. Noda là cố vấn Ban chấp hành, không phải thành viên chính thức nên thuộc diện tự do quyết định có tham dự hay không. Ông đã quyết định tham dự quốc tang và nêu lý do: “nguyên thủ tướng mà không dự đám tang của nguyên thủ tướng là trái với nhân sinh quan của tôi”.

Sau quốc tang có lễ truy điệu tại Hạ viện vì Abe do hạ viện bầu làm thủ tướng và cho đến lúc mất ông vẫn là dân biểu. Người được chọn đọc diễn văn truy điệu là nguyên thủ tướng Noda. Bà quả phụ Akie của cố thủ tướng Abe cũng trực tiếp thỉnh cầu ông Noda nhận vai trò này. Bài diễn văn (được in lại trong Hồi ký Abe Shinzo, 2023) nội dung chân thật, tình cảm, gây xúc động người nghe. Noda kể lại nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm để chứng minh Abe là “chính trị gia tranh đấu liên tục nhưng có tấm lòng nhân hậu”. Ấn tượng nhất là đoạn nói về buổi lễ Thiên hoàng công nhận thủ tướng mới sau khi chức vụ này chuyển từ Noda sang Abe. “Tại Hoàng cung tôi là tướng bại trận tham dự buổi lễ với tư cách là người tiền nhiệm. Tại phòng đợi, nếu hai người ở cùng một đảng thì việc chuyển giao công việc chắc đầy tiếng cười và chuyện trò vui vẻ, nhưng ở trong phòng chỉ có hai người, một người thắng và một người thua, nên không khí thật nặng nề, tĩnh lặng. Người đầu tiên phá tan cái không khí nặng nề ấy là phía anh Abe. Anh đã bước lại gần bên tôi và nói bằng một giọng rất tươi vui: “Anh đã làm việc vất vả trong thời gian qua” và nói tiếp: “Anh Noda điều hành chính quyền rất ổn định. Tình trạng Quốc hội phức tạp như thế mà anh đã cố gắng vượt qua…Tôi trở lại làm thủ tướng sau 5 năm, anh thế nào cũng sẽ có cái ngày như thế”. (Chú: Abe làm thủ tướng 2 lần, lần đầu chỉ có một năm -2006-2007). 

Noda hồi tưởng tiếp trong diễn văn: “Những lời nói ấm ấp liên tiếp tuôn ra như để an ủi, khuyến khích tôi, người vừa bị tổn thương do thất bại trong cuộc tổng tuyển cử. … Rất tiếc là lúc đó tôi không có cảm giác đón nhận một cách trung thực sự dịu dàng của anh. Tuy nhiên bây giờ thì tôi hiểu được. Tôi hiểu được do đâu mà anh Abe có được sự dịu dàng, nhân hậu ấy”.

Sự kiện Abe Shinzo và Noda Yoshihiko làm tôi xúc động nhiều lần, bắt đầu từ lúc Noda tuyên bố lý do sẽ tham dự quốc tang Abe đến những câu chuyện Noda kể về Abe trong bài diễn văn. Chính kiến, tư tưởng dù khác nhau nhưng nhân cách và sự ứng xử văn hóa là quý giá nhất./.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN

Leave a Comment