Văn Hóa Nhật

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4

0 views

Với một niên biểu đời sáng tác dài trên 30 trang A4, thiết tưởng đã đủ chứng tỏ Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và khó lòng tóm tắt tiểu sử trong một câu nói ngắn kiểu “nhà văn chuyên viết tiểu thuyết dã sử”, “nhà văn Công giáo người Nhật” hay “nhà văn hiện đại có nhiều trăn trở về vấn đề tâm linh và muốn trình bày về sự xung đột giữa một tôn giáo Tây phương và bản sắc một dân tộc Đông phương trong tâm hồn mình”.

Bảy mươi ba năm cuộc đời (1923-1996) cũng hãy còn ở dưới mức trung bình của tuổi thọ một người đàn ông Nhật Bản (hiện nay là 81) nhưng những gì ông đã đạt được thật là ngoài sức tưởng tượng. Là nhà văn, ông đã bao trùm một lãnh vực lớn từ truyện dài, truyện ngắn, biên kịch, hồi ký, truyện ký, tùy bút, nghị luận và nghiên cứu. Là nghệ sĩ, ông đã có mặt trên một địa bàn khá rộng từ hợp xướng, kịch nói, ca vũ nhạc (musical, opera) cho đến điện ảnh. Là nhà hoạt động xã hội, ông đã tổ chức những nhóm thiện nguyện “Người già chăm sóc người già” như cơ sở Gin no Kai hay lên tiếng ủng hộ phong trào tranh đấu để có được những “Bệnh viện ấm áp tình người”.

Là nhà giáo, ông đã dạy và diễn giảng ở nhiều trường đại học Nhật Bản và trên thế giới. Vinh quang đời văn của ông không đếm xiết, từ những chức vị Tiến sĩ danh dự văn chương (các ĐH Santa Clara, John Carroll, Fujien…), vai trò Hội trưởng PEN Club Nhật Bản, các giải thưởng văn chương cao quí như Giải Akutagawa, Asahi, Mainichi, Tanizaki, Noma…cũng như Huân chương Văn hóa do Thiên Hoàng trao tặng.

Tuy mất Giải Nobel (1994) về tay Ôe Kenzaburô nhưng ông đã nhiều lần được đề cử cho giải này và là một cái tên đã có mặt trong nhiều vòng chung kết. Tài năng của ông có lẽ không hề thua kém Kawabata, Ôe hay Ishiguro nếu chúng ta tin vào những lời đánh giá về ông của những đồng nghiệp trứ danh như Graham Greene, John Updike hay Irving Howe. Đặc biệt văn hào Graham Greene là một tâm hồn tri kỷ, đã ngưỡng mộ ông như “một trong những nhà văn xuất sắc nhất của thời hiện đại”. 

Ông đi rất nhiều và không biết bao nhiêu lần trên các châu lục khác nhau. Để giao lưu, diễn giảng hay chỉ đơn thuần là thu thập tài liệu. Nói thế bởi vì ông rất nghiêm túc, luôn luôn chuẩn bị kỹ càng khi viết, nhất là tác phẩm đề cập đến đề tài có tính lịch sử. Để dịch Thérèse Desqueyroux, ông đã xuống tham quan vùng Landes nước Pháp, để viết về Marquis de Sade, ông đã sang Âu châu phỏng vấn nhiều chuyên gia sử học, viết về đời Chúa Giê Su, ông đã nhiều lần sang vùng Trung Đông, nhất là Do Thái, để viết về nhân vật Hasekura Tsunenaga, ông đã sang Mê Hi Cô, để viết về Yamada Nagamasa, ông đã sang Thái Lan, để viết về thời cấm đạo, ông cũng xuống tận nơi đã xảy ra những cuộc xử hình nghĩa là vùng Nagasaki, Shimabara, Hirado.

Chúng ta tự hỏi làm sao Endo Shusaku có đủ năng lực để làm chừng ấy việc bởi vì chuyện ông có một sức khỏe rất èo uột (daibyôreki = đại bệnh lịch = tiền sử bệnh hoạn trầm kha) là điều ai cũng biết. Ngay thời trẻ, trên đất Pháp, khoảng năm 1952, ông đã nhập viện và phải bỏ học nửa chừng để sau đó xuống tàu về nước. Trong những năm kế tiếp, ông đã chịu ba lần phẫu thuật đường hô hấp vì bệnh lao và viêm phúc mạc, lại bị các chứng bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, viêm gan và tuyến tiền liệt ăn dần ăn mòn sức khỏe… chỉ sống nhờ một lá phổi còn sót. Những năm cuối cùng có thể nói là một chuỗi nhập viện và xuất viện liên tục. Ấy thế mà những ngày tháng trên giường bệnh trước khi mất, ông còn đọc cho thư ký chép bài viết cuối cùng. 

Phân loại tác phẩm của Shusaku

Tác phẩm của Shusaku có một số lượng khổng lồ, riêng Nxb Shinchô đã góp lại trong Toàn Tập 15 quyển. Về nội dung, chúng ta có thể khoanh vùng thành một số chủ đề qua một số tác phẩm như sau 

1) Tác phẩm nói về hồi ức tuổi thơ và thời đi học:

“Truyện hồi nhỏ” (Dôwa, 1963) –“Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi, 1968) – “Bệnh viện Jourdan” (Ju-rudan byôin, 1956) – “Những người mẹ” (Haha naru mono, 1969) – “Cái thằng khó ưa” (Iyana yatsu, 1959) – “Người đàn ông 50 tuổi” (Gojussai no otoko) … 

2) Tác phẩm nói về trải nghiệm phân biệt chủng tộc: 

“Chàng da đen” (Kurombô, 1971) -“Đến tận Aden” (Aden made, 1954) – “Người da trắng” (Shiroi Hito, 1955) – “Người da vàng” (Ki iro hito, 1955), “Biển và thuốc độc” (Umi to Dokuyaku, 1957) … 

3) Những tác phẩm nói về sự bất hòa đồng giữa Đông và Tây: 

“Anh khùng đáng yêu” (Obakasan, 1959) – ”Núi lửa” (Kazan, 1960) –“Những mảnh đời du học” (Ryuugaku, 1965), “Trầm mặc” (Chimmoku, 1966) – “Đất nước hoàng kim” (Ôgon no kuni, 1966) –“Vĩnh biệt” (Adieu) ... 

4) Những tác phẩm có màu sắc tôn giáo và lịch sử: 

“Đời Chúa Giê-Su” (Iesu no shôgai, 1973), “Bên bờ Biển Chết” (Shikai no hotori, 1973) – “Cái gông cổ bằng sắt- Truyện tướng Konishi Yukinaga” (Tetsu no kubikae-Konishi Yukinaga-den, 1977) – “Hoàng hậu Marie -Antoinette” (Ôhi Mari Antowanetto, 1979) – “Người samurai” (Samurai, 1980) – “Một đời đàn bà: Kiku và Sachiko” (Onna no Isshô: (I) Kiku, (II) Sachiko, 1982) – “Những người tử đạo cuối cùng” (Saogo no Junkyôsha, 1985) – “Bữa ăn tối cuối cùng” (Saigo no bansan) –“Địa ngục Unzen” (Unzen, 1965) – “Người dàn bà tên Julia (Yuria to yobu onna, 1968) –“Qua trạm Fuda-no-Tsuji” (Fuda no tsuji, 1963)…. 

5) Những tác phẩm nói đến sự thiếu thông cảm giữa con người với nhau: 

“Người đàn ông 40 tuổi” (Yonjussai no otoko, 1964) – “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” (Watashi ga suteta onnna, 1964) – “Vụ bê bối” / “Ô danh” (Sukyandaru, 1986) –“Khi tôi huýt còi” (Kuchibue wo fuku toki, 1974)….

6) Những tác phẩm hướng tới sự hòa giải những dị biệt đó: 

“Loại tiểu thuyết tôi yêu” (Watashi ga aishita shôsetsu, 1985) – “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River, 1993) –“Tiếng gọi trong bóng đêm”(Yoru kara no yobu koe)

Tất nhiên, sự phân biệt tác phẩm Endo Shusaku thành 6 thể loại như trên không thể nào hoàn toàn chính xác vì nếu tách bạch được rõ ràng như thế thì còn đâu là văn chương nữa. Một truyện ngắn hay dài dù do ai viết vẫn có thể chứa đựng nhiều điều muốn nói bên trong chứ không phải chỉ mang một thông điệp duy nhất, huống hồ văn chương Endo Shusaku được biết đến là có nhiều phúng dụ (allegories). Dù sao, khi dựa trên một cách phân chia, chúng ta có cái lợi là chỉnh lý được một trật tự nào đó từ khối lượng đồ sộ các tác phẩm của nhà văn.

Tác phẩm tiêu biểu

Thử đề xuất 10 tác phẩm có thể gọi là tiêu biểu. 

1) “Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi, 1968)

Kagebôshi là một thứ bóng đen chập chờn trên vách, trên tấm của giấy, in xuống sân nhà, nói chung là những gì ám ảnh quanh ta.

Đây là một truyện ngắn nhưng lại có khá nhiều trang, dưới hình thức bức thư ông gửi cho một linh mục người ngoại quốc đã hoàn tục. Người ta ngờ rằng đây là hình ảnh linh mục Đức Pedro Herzog, người vốn có quan hệ không rõ ràng với nữ tín hữu, trong số đó có thể cả mẹ của tác giả. Cũng có thể là hình ảnh của rất nhiều tu sĩ Công giáo khi đã chọn con đường hoàn tục. Dù sao, linh mục Herzog là người thực sự đã ảnh hưởng rất lớn lên tuổi niên thiếu của Shusaku như một người cha tinh thần cho nên sự hoàn tục của ông ta không khác gì sự phản bội hay sự sụp đổ của một thần tượng trong lòng cậu bé. Cùng lúc, đối với mẹ mình, cậu bé Shusaku cũng thể hiện một Mặc cảm Oedips mơ hồ mà ta vẫn thấy được ở đây cũng như trong nhiều tác phẩm khác. 

2) “Da trắng, da vàng” (Shiroi hito, Kii ro hito, 1955)

Shiroi hito được đăng trước trên tạp chí và đoạt ngay giải Akutagawa năm 1955. Về sau, cả hai mới được gộp lại và in chung trong một tập. Trên trang đầu của Ki iro hito, Shusaku đã dẫn ra câu chuyện hài hước do tác giả vô danh cho rằng khi Chúa Trời vì quá cô đơn, đã dùng hình ảnh của mình để tạo ra loài người và đã cho chất liệu vào lò để nung.

Có lần ngài lấy nó ra quá sớm thành thử mới có người da trắng, có lần ngài lấy ra quá trễ nên mới có người da đen. Như vậy, chỉ có người da vàng mới là thành phẩm được lấy ra đúng lúc vì chỉ có màu ngà ngà. Ta biết Shusaku không chủ tâm phân biệt chủng tộc khi kể lại giai thoại ấy. Có lẽ ông chỉ muốn biện minh cho việc người da vàng thường có một thái độ trung dung, không bám chặt vào lòng tin tôn giáo nếu đem so sánh họ với người da trắng hay người da đen.

Nội dung của hai truyện nói trên chính ra không ăn nhập gì với câu chuyện hài hước vừa kể. Nó chỉ ghi lại việc một thanh niên Nhật tên Chiba Minoru viết thơ cho vị tu sĩ người Pháp tên Breau để nói về một tu sĩ khác tên Durand và hồi tưởng đến những sự yếu lòng của ông này mà anh xem như một kẻ phản bội, một thứ Judas. Trong truyện, cha Breau từng giải thích cho Chiba hay là “Chúa không có quốc tịch” khi anh thắc mắc tại sao trong tranh ảnh, Chúa của tất cả mọi giống người lại là một ông già tóc vàng da trắng?

Cũng cần biết là trong giai đoạn này, ở Âu Mỹ, lý thuyết về “Hiểm họa da vàng” (Yellow Peril) cường điệu bởi các nhóm truyền thông báo chí như Tập đoàn truyền thông Hearst đang được nhiều người ủng hộ.

3) “Đến tận Aden” (Aden made, 1954)

Truyện nói về một sinh viên Nhật Bản tên Chiba đang trên đường rời nước Pháp để về quê hương bằng tàu thủy từ Marseille qua kênh đào Suez và đến Aden trên bán đảo Ả Rập. Trong truyện Chiba đã diễn tả mặc cảm tự ti về màu da (vàng) của mình khi làm tình với cô bạn gái người Pháp tên Maggie. Anh cũng nhớ lại cảnh trong một buổi tiệc họp mặt bạn bè, mình bị các sinh viên người Pháp chỉ trích vì anh là dân da vàng mà dám có bạn gái người Pháp tức là muốn chơi trèo. Có lẽ trong truyện này, Endô cũng đưa ra ẩn dụ về sự cô lập của Nhật Bản, vấn đề kỳ thị chủng tộc, tình yêu và tội lỗi.

Trong một chiều hướng ngược lại, ông đã viết ”Chàng da đen” (Kurombô) kể lại sự kỳ thị chủng tộc từ phía Nhật qua cách gọi Kurombô, chính ra phải dịch là “Thằng mọi đen,” hỗn danh được thiên hạ tặng cho Sasuke, anh đầy tớ người da đen lưu lạc đến Nhật vào thế kỷ 16 và phục vụ dưới trướng Oda Nobunaga (1534-82), người có quyền hành bậc nhất thời Chiến Quốc, lúc Nhật Bản chưa đi đến thống nhất.

4) “Biển và thuốc độc” (Umi to Dokuyaku, 1957)

Kể lại thái độ a tòng của các bác sĩ và y tá khi tham gia vào một cuộc thí nghiệm sinh học của của quân đội Nhật trong một bệnh viện ở Fukuoka trên thân thể những phi công Mỹ bị bắn rơi bằng cách giải phẫu sinh thể (vivisection) chỉ 6 tháng trước khi cuộc chiến kết thúc. Truyện đã được dựng thành phim năm 1986 (Kumai Kei đạo diễn với các tài tử Okuda Eiji và Watanabe Ken). Thực ra thì Endo Shusaku chỉ tiểu thuyết hóa một tin chấn động đến từ báo chí thời đó về việc môt số sinh viên Y khoa ĐH Kyuushuu đã làm một thực nghiệm lâm sàng như thế.

Endo Shusaku muốn chứng minh rằng khi không phản đối lại việc làm sai trái như vậy, những người Nhật trong cuộc đã tuân theo một thứ đạo đức và lợi ích tập đoàn khiến cho họ tê liệt, không còn cảm giác khi đứng trước tội lỗi (numbness of sin and guilt). Họ không có một nguyên lý hành động và ý thức thiện ác rõ ràng như người Công giáo.

Thời điểm câu chuyện này xảy ra là sau vụ ngược sát ở Nam Kinh (phía Nhật) nhưng trước khi cuộc dội bom nguyên tử trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (phía Mỹ) xảy ra, còn là dịp để tác giả đặt ra một câu hỏi chung về thái độ của quần chúng trước những đại sự kiện như vậy.

Người ta ngờ rằng khi khai thác những chủ đề táo bạo và gây tranh cãi như trên, ông đã đánh mất sự ủng hộ từ phía đồng bào mình và vuột mất Giải Nobel Văn học năm 1994 (về tay đồng hương Ôe Kenzaburô). 

5) “Những mảnh đời du học” (Ryuugaku, 1965)

Tác phẩm này gồm 3 câu truyện về đời du học của ba người Nhật khác nhau để chứng minh là có cả một cái biển sâu thẳm và xuyên thời đại đã ngăn cách hai thế giới Đông Tây. Bối cảnh của truyện là Paris những năm 1960, thành phố Roma thế kỷ 17 và tỉnh thành địa phương ở Pháp sau Thế chiến thứ hai. Ba người sinh viên Nhật Bản đều cảm thấy mình bị tha hóa (alienated) khi phải đối đầu với những giá trị quan Âu châu. 

6) “Trầm mặc” (Chimmoku, 1966)

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Endo Shusaku. Có tính dã sử. Nội dung kể lại chuyện Đức cha Cristavao Ferreira, một nhà truyền giáo vào thế kỷ 17, bắt buộc phải bội đạo (apostize) bằng cách dẫm lên thánh giá hay hình ảnh Đức Mẹ (fumie) để cứu tính mạng các con chiên của ông đang bị bách hại sau cuộc nổi dậy của các Kirisutan ở Shimabara. Từ ấy, đức cha Ferreira đã trở thành bộ hạ của một lãnh chúa địa phương và chỉ còn biết kín đáo giữ lòng tin kính cho riêng mình. Giáo hội đã gửi hai giáo sĩ trẻ (Rodrigues và Garrpe, vốn là học trò cũ của ông) qua Nhật điều tra thực hư, vì đối với họ, đó là một chuyện động trời đối với một nhà tu hành đẳng cấp như Ferreira. Thế nhưng, trớ trêu thay, khi đến phiên họ trực diện thực tế bản địa, chính những người này cũng đã hành động rập khuôn với Ferreira.

Endo muốn đưa đến kết luận rằng Nhật Bản là một cái đầm lầy (mudswamp) mà hạt giống mới gieo lên đó sẽ không bao giờ mọc được.Ngược lại, dù niềm tin Công Giáo không bùng sáng lên ở đây như một ngọn lửa nhưng cái đầm lầy ấy vẫn giữ được hơi ấm âm ỉ (lukewarm) cố hữu của nó.

Câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là: Tại sao Chúa cứ giữ im lặng, không hề can thiệp khi các con chiên của ngài bị bách hại? Hay là mọi giáo dân nên tìm phương pháp tự giải quyết vấn đề của mình và đó mới là cách mà họ thể hiện lòng trung thành và sự thiết tha đối với Chúa?

Truyện này dựa trên một sự thực lịch sử : đó là chuyện đời của tu sĩ Giuseppe Chiara.Trong “Trầm mặc” lại xuất hiện một nhân vật khá lạ lùng. Người ấy là một tín hữu Nhật Bản tên Kikujirô. Anh này đã nhiều lần bội đạo nhưng anh có vẻ xem nhẹ thái độ trí trá này bởi vì sau đó anh lại đi xưng tội để được Chúa tha thứ và tiếp tục bội đạo mỗi lần gặp phải nguy cấp. Dĩ nhiên Kikujirô chỉ là một hình ảnh phúng dụ khác của Shusaku,

Cho đến nay, truyện này đã được đưa lên màn ảnh 3 lần. Lần đầu (Silence, 1971) do đạo diễn Nhật Bản Shinoda Masahiro, lần thứ hai (Ó Olhos da Ásia, 1996) do đạo diễn người Bồ João Maria Grílo, lần thứ ba (Silence, 2016) do đạo diễn người Mỹ gốc Ý Martin Scorsese. Phim thứ ba đã được trình chiếu lần đầu tiên ở Vatican ngày 29/11/ 2016.

7) “Người Samurai” (Samurai, 1980)

Tiểu thuyết lịch sử kể lại chuyện sứ bộ của phiên Sendai gửi qua Mê Hi Cô và Tây Ban Nha vào năm 1613. Phiên sĩ Hasekura Tsunegawa thừa lệnh lãnh chúa Date Masamune và được Đức cha Pedro Velasco đưa đường, đã cùng một đoàn tùy tùng sang Tây phương (Mễ, Tây Ban Nha và Roma) để thương lượng, đem khả năng mậu dịch đánh đổi lấy giấy phép cho giảng đạo (Cha Velasco có tham vọng trở thành viên thừa sai độc quyền giảng đạo ở Nhật). Thế nhưng, việc này sau đó đã bất thành và Nhật Bản sẽ bước vào thời cấm đạo lâu dài (lý do là Shôgun Tokugawa Ieyasu lại ngả về phía Anh và Hà Lan thay vì hai nước Tây-Bồ trong cuộc đối kháng quốc tế giữa những cường quốc hải dương châu Âu).

Truyện này được giới phê bình xem là có một bút pháp thành công vì đã trình bày khéo léo những dị biệt giữa các nền văn hóa.

8) “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River, 1993)

Lấy Ấn Độ làm bối cảnh, Endo Shusaku tả lại một chuyến hành trình vật chất và tâm linh của một nhóm 5 người khách du lịch (đi cùng với 1 người dẫn đường và một cặp vợ chồng trẻ). Mỗi người đều đang trực diện với những vấn đề hay mâu thuẫn nội tâm của mình. Một người đàn bà trong bọn (Mitsuko) đã nhận ra sự có mặt của một người đàn ông tin kính (Otsu) mà ngày xưa nàng từng quyến rũ hồi còn sinh viên để khiến anh này phải đánh mất niềm tin tôn giáo (anh vốn muốn trở thành linh mục). Lúc bấy giờ, cô chỉ xem đó là một trò chơi nhưng may thay, họ đã chia tay trước khi có gì nghiêm trọng xảy ra.

Lúc cuối cuộc đời, khi nhìn ra mâu thuẫn giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản (đa thần, tính linh) và đạo Công Giáo (độc thần, gia trưởng), Shusaku đã tìm ra được một lối thoát. Ông đề nghị với tín hữu một hình thức Công giáo phiếm thần và phổ quát vốn lấy cảm hứng từ cả Phật Giáo, Ấn Giáo lẫn Tâm lý học về những tầng sâu, trong đó có sự hiện diện của cõi Vô Thức. Trên thực tế, Endo trước đó đã tìm hiểu “Tôn giáo đa nguyên luận” của triết gia tôn giáo người Anh là Johm Hicks Lý thuyết này coi mọi tôn giáo đều bình đẳng bởi vì chúng có giá trị như nhau, không cái nào tuyệt đối đúng và chẳng có cái nào tuyệt đối sai. Đó là ánh sáng cuối đường hầm mà mà Endo đã nhìn thấy để giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại và kiến tạo một hình thức “Ki-Tô Giáo đại đồng”.

Endo viết “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River) năm ông 70 tuổi nên có thể nói rằng tác phẩm này đã chung đúc tư duy của cả một đời. Kết cuộc là mọi thắc mắc, dằn vặt của ông đã trôi theo dòng sông Hằng bình lặng. Làm như con sông này đã chở tất cả cái Nghiệp của 5 nhân vật trong truyện (Otsu, Isobe, Mitsuko, Numata, Kikuchi) cũng như 3 nhân vật phụ khác đi ra biển mà trong đó, còn thấy cả một phần thân phận của Endo Shusaku. Bởi vì nơi con người của Otsu và Numata đều có hình bóng nhà văn. Shusaku sinh trong một gia đình Ki Tô Giáo (như Ôtsu), trải qua thời niên thiếu ở Mãn châu (như Numata), thời trẻ du học Pháp (như Ôtsu), mắc bệnh lao (như Numata). Theo Shusaku thì hai nhân vật này (Ôtsu và Numata) cũng như Isobe đều mang những đặc tính điển hình của người đàn ông Nhật Bản nghĩa là vụng về trong tình mẹ con, tình yêu và tình bạn để đến nỗi sau này phải đánh mất nó.

Endo xem con sông Hằng (Ganges River) sâu thẳm là cái có thể cuốn trôi một cách thanh thản những khúc nhôi phức tạp của đời người. Bởi vì khi dừng chân bên dòng đại giang ấy, người sống có thể thấy rằng sự chết đang diễn ra dưới mắt mình chỉ là một cái gì thật nhẹ nhõm và dễ dàng.

Lập luận về một tôn giáo toàn cầu của Endo đã gây ra một tiếng vang lớn. Đạo diễn Kumai Kei dựng truyện này thành phim và ca-nhạc sĩ thời danh là cô Utada Hikaru đã viết nhạc cho nó.

9) “Vụ Bê Bối” / “Ô danh” (Sukyandaru, 1986)

Tác phẩm bộc lộ một mặt khác của văn tài của Shusaku. Nó triển khai vấn đề tình dục nơi người có tuổi. Bối cảnh đặt ở Tôkyô. Nhân vật chính là một tiểu thuyết gia đang phải đối diện với một chủ thể “phân thân” (alter ego, doppelgtanger) từ chính mình. Hắn ta lại đang theo đuổi một cuộc sống tính dục đọa lạc và nhà văn đang kể truyện cố tìm xem kẻ mạo danh mình ở đây là ai trong khi một ký giả lại muốn đưa nó ra như một tin sốt dẻo (scoop) vì nghĩ rằng kẻ giả mạo đó chính là nhà văn chứ không ai khác.

Truyện có nhiều yếu tố siêu nhiên và kinh dị, gợi nhớ đến những tác phẩm cổ điển của A.T.E. Hoffmann hay Alexander Puskhin, đồng thời có màu sắc tự truyện (autobiographical) và nhất là tự thú (confessional). Nhân vật Suguro trong truyện như thể đang nói thay cho Shusaku (Suguro cũng như Chiba còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác với tư cách là một Shusaku “mang mặt nạ”). 

10) “Hồ Ly Am Nhàn Thoại” (Korian Kanwa, 1965-67-70)

Chúng ta sẽ rất thiếu sót nếu không kể vào con số những tác phẩm tiêu biểu của Endo Shusaku một quyển như Hồ Ly Am nhàn thoại (Korian Kanwa I & II & III) và những nghị luận, tùy bút của ông. Korian là biệt hiệu ông dùng để viết những bài tản văn có tính cách dí dỏm.

Tuy rất phong phú và đa dạng nhưng những tạp văn (có thể gọi là phiếm luận) này đã biểu lộ được một mặt khác của con người Endo: hài hước, hóm hỉnh, thâm thúy, lại còn bao dung và hòa đồng, nhất là khi ông viết những bài báo có tính quốc tế. Riêng về những bài này (50 bài) thì sau khi đăng nhiều kỳ trên mặt báo đã được Nxb Nhật báo Yomiuri thu thập lại thành một cuốn sách song ngữ nhan đề “Gửi những người bạn đến từ phương xa” (Ikoku no yuujintachi ni / To friend from other lands- A Shusaku Endo Miscellany).

Thư mục tham khảo

1- Hiroishi Renji, “Toàn tập về văn học hiện đại” (Tập 79, 1981 phần dành cho hai tác giả đồng niên đại là Agawa Hiroyuki và Endo Shusaku). Nxb Chikuma Shobô, 1981.

2-Endo Shusaku, các quyển 6, 7, 8 (chuyên đăng truyện ngắn) trong Toàn tập gồm 15 quyển về Endo Shusaku do Nxb Shinchô ấn hành, 2000.

3-Kojima Yônosuke thu thập thông tin của Yamane Michitaka (Nxb Chôbunsha, 2005) và Katô Muneya (Nxb ĐH Keiô, 2006).Tư liệu mạng.

4-Frank Northn Magill.eNotes.com, Inc, 1997: Shusaku Endô-Biography (Great Authors of World Literature, Critic Edition Ed. Updated 2015). Tư liệu mạng.

5-Homstad Levi, “Silence Plot Summary”, LitCharts LLc 21/08/2019, Web 27/12/2022. Tư liệu mạng.

6-Logan, Richard, Endo Shusaku and Racial Identity. Tài liệu hội thảo quốc tế ở Đại học Rikkyô.Tư liệu mạng.

Tôkyô ngày 3 tháng 1 năm 2023

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Saigyô Hôshi (1118-1190) – Thi sĩ tài hoa yêu phiêu du của Nhật Bản

Saigyô là nhà thơ lớn của Nhật Bản, sống vào thời Mạc Phủ. Ông xuất thân danh giá, về sau đi tu, trở thành một thi sĩ chuyên thơ waka

thoi dai edo va samurai

Thời đại Edo – Bối cảnh truyện Samurai cận đại của Shiba Ryotaro và Fujisawa Shuhei

Thời đại Edo (1603 - 1868) ngay trước thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản có Thiên hoàng đóng đô ở Kyoto, nhưng thực quyền nằm trong tay Chúa Tokugawa ở Edo (bây giờ là thủ đô Tokyo), tương tự như Vua Lê Chúa Trịnh ở Việt Nam

tieu thuyet gia Fujisawa Shuhei

Giới thiệu tiểu thuyết gia hiện đại Fujisawa Shuhei

Fujisawa Shuhei  là một trong những tác gia nổi tiếng nhất Nhật Bản về truyện lịch sử, truyện samurai. Nhiều tác phẩm của ông đã được quay thành phim chiếu ngoài rạp và phim bộ ti-vi, được hâm mộ không chỉ ở Nhật mà còn trên khắp thế giới.

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4

Với một niên biểu đời sáng tác dài trên 30 trang A4, thiết tưởng đã đủ chứng tỏ Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và khó lòng tóm tắt tiểu sử trong một câu nói ngắn kiểu “nhà văn chuyên viết tiểu thuyết dã sử”, “nhà văn Công giáo người Nhật” hay “nhà văn hiện đại có nhiều trăn trở về vấn đề tâm linh và muốn trình bày về sự xung đột giữa một tôn giáo Tây phương và bản sắc một dân tộc Đông phương trong tâm hồn mình”.

Bảy mươi ba năm cuộc đời (1923-1996) cũng hãy còn ở dưới mức trung bình của tuổi thọ một người đàn ông Nhật Bản (hiện nay là 81) nhưng những gì ông đã đạt được thật là ngoài sức tưởng tượng. Là nhà văn, ông đã bao trùm một lãnh vực lớn từ truyện dài, truyện ngắn, biên kịch, hồi ký, truyện ký, tùy bút, nghị luận và nghiên cứu. Là nghệ sĩ, ông đã có mặt trên một địa bàn khá rộng từ hợp xướng, kịch nói, ca vũ nhạc (musical, opera) cho đến điện ảnh. Là nhà hoạt động xã hội, ông đã tổ chức những nhóm thiện nguyện “Người già chăm sóc người già” như cơ sở Gin no Kai hay lên tiếng ủng hộ phong trào tranh đấu để có được những “Bệnh viện ấm áp tình người”.

Là nhà giáo, ông đã dạy và diễn giảng ở nhiều trường đại học Nhật Bản và trên thế giới. Vinh quang đời văn của ông không đếm xiết, từ những chức vị Tiến sĩ danh dự văn chương (các ĐH Santa Clara, John Carroll, Fujien…), vai trò Hội trưởng PEN Club Nhật Bản, các giải thưởng văn chương cao quí như Giải Akutagawa, Asahi, Mainichi, Tanizaki, Noma…cũng như Huân chương Văn hóa do Thiên Hoàng trao tặng.

Tuy mất Giải Nobel (1994) về tay Ôe Kenzaburô nhưng ông đã nhiều lần được đề cử cho giải này và là một cái tên đã có mặt trong nhiều vòng chung kết. Tài năng của ông có lẽ không hề thua kém Kawabata, Ôe hay Ishiguro nếu chúng ta tin vào những lời đánh giá về ông của những đồng nghiệp trứ danh như Graham Greene, John Updike hay Irving Howe. Đặc biệt văn hào Graham Greene là một tâm hồn tri kỷ, đã ngưỡng mộ ông như “một trong những nhà văn xuất sắc nhất của thời hiện đại”. 

Ông đi rất nhiều và không biết bao nhiêu lần trên các châu lục khác nhau. Để giao lưu, diễn giảng hay chỉ đơn thuần là thu thập tài liệu. Nói thế bởi vì ông rất nghiêm túc, luôn luôn chuẩn bị kỹ càng khi viết, nhất là tác phẩm đề cập đến đề tài có tính lịch sử. Để dịch Thérèse Desqueyroux, ông đã xuống tham quan vùng Landes nước Pháp, để viết về Marquis de Sade, ông đã sang Âu châu phỏng vấn nhiều chuyên gia sử học, viết về đời Chúa Giê Su, ông đã nhiều lần sang vùng Trung Đông, nhất là Do Thái, để viết về nhân vật Hasekura Tsunenaga, ông đã sang Mê Hi Cô, để viết về Yamada Nagamasa, ông đã sang Thái Lan, để viết về thời cấm đạo, ông cũng xuống tận nơi đã xảy ra những cuộc xử hình nghĩa là vùng Nagasaki, Shimabara, Hirado.

Chúng ta tự hỏi làm sao Endo Shusaku có đủ năng lực để làm chừng ấy việc bởi vì chuyện ông có một sức khỏe rất èo uột (daibyôreki = đại bệnh lịch = tiền sử bệnh hoạn trầm kha) là điều ai cũng biết. Ngay thời trẻ, trên đất Pháp, khoảng năm 1952, ông đã nhập viện và phải bỏ học nửa chừng để sau đó xuống tàu về nước. Trong những năm kế tiếp, ông đã chịu ba lần phẫu thuật đường hô hấp vì bệnh lao và viêm phúc mạc, lại bị các chứng bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, viêm gan và tuyến tiền liệt ăn dần ăn mòn sức khỏe… chỉ sống nhờ một lá phổi còn sót. Những năm cuối cùng có thể nói là một chuỗi nhập viện và xuất viện liên tục. Ấy thế mà những ngày tháng trên giường bệnh trước khi mất, ông còn đọc cho thư ký chép bài viết cuối cùng. 

Phân loại tác phẩm của Shusaku

Tác phẩm của Shusaku có một số lượng khổng lồ, riêng Nxb Shinchô đã góp lại trong Toàn Tập 15 quyển. Về nội dung, chúng ta có thể khoanh vùng thành một số chủ đề qua một số tác phẩm như sau 

1) Tác phẩm nói về hồi ức tuổi thơ và thời đi học:

“Truyện hồi nhỏ” (Dôwa, 1963) –“Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi, 1968) – “Bệnh viện Jourdan” (Ju-rudan byôin, 1956) – “Những người mẹ” (Haha naru mono, 1969) – “Cái thằng khó ưa” (Iyana yatsu, 1959) – “Người đàn ông 50 tuổi” (Gojussai no otoko) … 

2) Tác phẩm nói về trải nghiệm phân biệt chủng tộc: 

“Chàng da đen” (Kurombô, 1971) -“Đến tận Aden” (Aden made, 1954) – “Người da trắng” (Shiroi Hito, 1955) – “Người da vàng” (Ki iro hito, 1955), “Biển và thuốc độc” (Umi to Dokuyaku, 1957) … 

3) Những tác phẩm nói về sự bất hòa đồng giữa Đông và Tây: 

“Anh khùng đáng yêu” (Obakasan, 1959) – ”Núi lửa” (Kazan, 1960) –“Những mảnh đời du học” (Ryuugaku, 1965), “Trầm mặc” (Chimmoku, 1966) – “Đất nước hoàng kim” (Ôgon no kuni, 1966) –“Vĩnh biệt” (Adieu) ... 

4) Những tác phẩm có màu sắc tôn giáo và lịch sử: 

“Đời Chúa Giê-Su” (Iesu no shôgai, 1973), “Bên bờ Biển Chết” (Shikai no hotori, 1973) – “Cái gông cổ bằng sắt- Truyện tướng Konishi Yukinaga” (Tetsu no kubikae-Konishi Yukinaga-den, 1977) – “Hoàng hậu Marie -Antoinette” (Ôhi Mari Antowanetto, 1979) – “Người samurai” (Samurai, 1980) – “Một đời đàn bà: Kiku và Sachiko” (Onna no Isshô: (I) Kiku, (II) Sachiko, 1982) – “Những người tử đạo cuối cùng” (Saogo no Junkyôsha, 1985) – “Bữa ăn tối cuối cùng” (Saigo no bansan) –“Địa ngục Unzen” (Unzen, 1965) – “Người dàn bà tên Julia (Yuria to yobu onna, 1968) –“Qua trạm Fuda-no-Tsuji” (Fuda no tsuji, 1963)…. 

5) Những tác phẩm nói đến sự thiếu thông cảm giữa con người với nhau: 

“Người đàn ông 40 tuổi” (Yonjussai no otoko, 1964) – “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” (Watashi ga suteta onnna, 1964) – “Vụ bê bối” / “Ô danh” (Sukyandaru, 1986) –“Khi tôi huýt còi” (Kuchibue wo fuku toki, 1974)….

6) Những tác phẩm hướng tới sự hòa giải những dị biệt đó: 

“Loại tiểu thuyết tôi yêu” (Watashi ga aishita shôsetsu, 1985) – “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River, 1993) –“Tiếng gọi trong bóng đêm”(Yoru kara no yobu koe)

Tất nhiên, sự phân biệt tác phẩm Endo Shusaku thành 6 thể loại như trên không thể nào hoàn toàn chính xác vì nếu tách bạch được rõ ràng như thế thì còn đâu là văn chương nữa. Một truyện ngắn hay dài dù do ai viết vẫn có thể chứa đựng nhiều điều muốn nói bên trong chứ không phải chỉ mang một thông điệp duy nhất, huống hồ văn chương Endo Shusaku được biết đến là có nhiều phúng dụ (allegories). Dù sao, khi dựa trên một cách phân chia, chúng ta có cái lợi là chỉnh lý được một trật tự nào đó từ khối lượng đồ sộ các tác phẩm của nhà văn.

Tác phẩm tiêu biểu

Thử đề xuất 10 tác phẩm có thể gọi là tiêu biểu. 

1) “Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi, 1968)

Kagebôshi là một thứ bóng đen chập chờn trên vách, trên tấm của giấy, in xuống sân nhà, nói chung là những gì ám ảnh quanh ta.

Đây là một truyện ngắn nhưng lại có khá nhiều trang, dưới hình thức bức thư ông gửi cho một linh mục người ngoại quốc đã hoàn tục. Người ta ngờ rằng đây là hình ảnh linh mục Đức Pedro Herzog, người vốn có quan hệ không rõ ràng với nữ tín hữu, trong số đó có thể cả mẹ của tác giả. Cũng có thể là hình ảnh của rất nhiều tu sĩ Công giáo khi đã chọn con đường hoàn tục. Dù sao, linh mục Herzog là người thực sự đã ảnh hưởng rất lớn lên tuổi niên thiếu của Shusaku như một người cha tinh thần cho nên sự hoàn tục của ông ta không khác gì sự phản bội hay sự sụp đổ của một thần tượng trong lòng cậu bé. Cùng lúc, đối với mẹ mình, cậu bé Shusaku cũng thể hiện một Mặc cảm Oedips mơ hồ mà ta vẫn thấy được ở đây cũng như trong nhiều tác phẩm khác. 

2) “Da trắng, da vàng” (Shiroi hito, Kii ro hito, 1955)

Shiroi hito được đăng trước trên tạp chí và đoạt ngay giải Akutagawa năm 1955. Về sau, cả hai mới được gộp lại và in chung trong một tập. Trên trang đầu của Ki iro hito, Shusaku đã dẫn ra câu chuyện hài hước do tác giả vô danh cho rằng khi Chúa Trời vì quá cô đơn, đã dùng hình ảnh của mình để tạo ra loài người và đã cho chất liệu vào lò để nung.

Có lần ngài lấy nó ra quá sớm thành thử mới có người da trắng, có lần ngài lấy ra quá trễ nên mới có người da đen. Như vậy, chỉ có người da vàng mới là thành phẩm được lấy ra đúng lúc vì chỉ có màu ngà ngà. Ta biết Shusaku không chủ tâm phân biệt chủng tộc khi kể lại giai thoại ấy. Có lẽ ông chỉ muốn biện minh cho việc người da vàng thường có một thái độ trung dung, không bám chặt vào lòng tin tôn giáo nếu đem so sánh họ với người da trắng hay người da đen.

Nội dung của hai truyện nói trên chính ra không ăn nhập gì với câu chuyện hài hước vừa kể. Nó chỉ ghi lại việc một thanh niên Nhật tên Chiba Minoru viết thơ cho vị tu sĩ người Pháp tên Breau để nói về một tu sĩ khác tên Durand và hồi tưởng đến những sự yếu lòng của ông này mà anh xem như một kẻ phản bội, một thứ Judas. Trong truyện, cha Breau từng giải thích cho Chiba hay là “Chúa không có quốc tịch” khi anh thắc mắc tại sao trong tranh ảnh, Chúa của tất cả mọi giống người lại là một ông già tóc vàng da trắng?

Cũng cần biết là trong giai đoạn này, ở Âu Mỹ, lý thuyết về “Hiểm họa da vàng” (Yellow Peril) cường điệu bởi các nhóm truyền thông báo chí như Tập đoàn truyền thông Hearst đang được nhiều người ủng hộ.

3) “Đến tận Aden” (Aden made, 1954)

Truyện nói về một sinh viên Nhật Bản tên Chiba đang trên đường rời nước Pháp để về quê hương bằng tàu thủy từ Marseille qua kênh đào Suez và đến Aden trên bán đảo Ả Rập. Trong truyện Chiba đã diễn tả mặc cảm tự ti về màu da (vàng) của mình khi làm tình với cô bạn gái người Pháp tên Maggie. Anh cũng nhớ lại cảnh trong một buổi tiệc họp mặt bạn bè, mình bị các sinh viên người Pháp chỉ trích vì anh là dân da vàng mà dám có bạn gái người Pháp tức là muốn chơi trèo. Có lẽ trong truyện này, Endô cũng đưa ra ẩn dụ về sự cô lập của Nhật Bản, vấn đề kỳ thị chủng tộc, tình yêu và tội lỗi.

Trong một chiều hướng ngược lại, ông đã viết ”Chàng da đen” (Kurombô) kể lại sự kỳ thị chủng tộc từ phía Nhật qua cách gọi Kurombô, chính ra phải dịch là “Thằng mọi đen,” hỗn danh được thiên hạ tặng cho Sasuke, anh đầy tớ người da đen lưu lạc đến Nhật vào thế kỷ 16 và phục vụ dưới trướng Oda Nobunaga (1534-82), người có quyền hành bậc nhất thời Chiến Quốc, lúc Nhật Bản chưa đi đến thống nhất.

4) “Biển và thuốc độc” (Umi to Dokuyaku, 1957)

Kể lại thái độ a tòng của các bác sĩ và y tá khi tham gia vào một cuộc thí nghiệm sinh học của của quân đội Nhật trong một bệnh viện ở Fukuoka trên thân thể những phi công Mỹ bị bắn rơi bằng cách giải phẫu sinh thể (vivisection) chỉ 6 tháng trước khi cuộc chiến kết thúc. Truyện đã được dựng thành phim năm 1986 (Kumai Kei đạo diễn với các tài tử Okuda Eiji và Watanabe Ken). Thực ra thì Endo Shusaku chỉ tiểu thuyết hóa một tin chấn động đến từ báo chí thời đó về việc môt số sinh viên Y khoa ĐH Kyuushuu đã làm một thực nghiệm lâm sàng như thế.

Endo Shusaku muốn chứng minh rằng khi không phản đối lại việc làm sai trái như vậy, những người Nhật trong cuộc đã tuân theo một thứ đạo đức và lợi ích tập đoàn khiến cho họ tê liệt, không còn cảm giác khi đứng trước tội lỗi (numbness of sin and guilt). Họ không có một nguyên lý hành động và ý thức thiện ác rõ ràng như người Công giáo.

Thời điểm câu chuyện này xảy ra là sau vụ ngược sát ở Nam Kinh (phía Nhật) nhưng trước khi cuộc dội bom nguyên tử trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (phía Mỹ) xảy ra, còn là dịp để tác giả đặt ra một câu hỏi chung về thái độ của quần chúng trước những đại sự kiện như vậy.

Người ta ngờ rằng khi khai thác những chủ đề táo bạo và gây tranh cãi như trên, ông đã đánh mất sự ủng hộ từ phía đồng bào mình và vuột mất Giải Nobel Văn học năm 1994 (về tay đồng hương Ôe Kenzaburô). 

5) “Những mảnh đời du học” (Ryuugaku, 1965)

Tác phẩm này gồm 3 câu truyện về đời du học của ba người Nhật khác nhau để chứng minh là có cả một cái biển sâu thẳm và xuyên thời đại đã ngăn cách hai thế giới Đông Tây. Bối cảnh của truyện là Paris những năm 1960, thành phố Roma thế kỷ 17 và tỉnh thành địa phương ở Pháp sau Thế chiến thứ hai. Ba người sinh viên Nhật Bản đều cảm thấy mình bị tha hóa (alienated) khi phải đối đầu với những giá trị quan Âu châu. 

6) “Trầm mặc” (Chimmoku, 1966)

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Endo Shusaku. Có tính dã sử. Nội dung kể lại chuyện Đức cha Cristavao Ferreira, một nhà truyền giáo vào thế kỷ 17, bắt buộc phải bội đạo (apostize) bằng cách dẫm lên thánh giá hay hình ảnh Đức Mẹ (fumie) để cứu tính mạng các con chiên của ông đang bị bách hại sau cuộc nổi dậy của các Kirisutan ở Shimabara. Từ ấy, đức cha Ferreira đã trở thành bộ hạ của một lãnh chúa địa phương và chỉ còn biết kín đáo giữ lòng tin kính cho riêng mình. Giáo hội đã gửi hai giáo sĩ trẻ (Rodrigues và Garrpe, vốn là học trò cũ của ông) qua Nhật điều tra thực hư, vì đối với họ, đó là một chuyện động trời đối với một nhà tu hành đẳng cấp như Ferreira. Thế nhưng, trớ trêu thay, khi đến phiên họ trực diện thực tế bản địa, chính những người này cũng đã hành động rập khuôn với Ferreira.

Endo muốn đưa đến kết luận rằng Nhật Bản là một cái đầm lầy (mudswamp) mà hạt giống mới gieo lên đó sẽ không bao giờ mọc được.Ngược lại, dù niềm tin Công Giáo không bùng sáng lên ở đây như một ngọn lửa nhưng cái đầm lầy ấy vẫn giữ được hơi ấm âm ỉ (lukewarm) cố hữu của nó.

Câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là: Tại sao Chúa cứ giữ im lặng, không hề can thiệp khi các con chiên của ngài bị bách hại? Hay là mọi giáo dân nên tìm phương pháp tự giải quyết vấn đề của mình và đó mới là cách mà họ thể hiện lòng trung thành và sự thiết tha đối với Chúa?

Truyện này dựa trên một sự thực lịch sử : đó là chuyện đời của tu sĩ Giuseppe Chiara.Trong “Trầm mặc” lại xuất hiện một nhân vật khá lạ lùng. Người ấy là một tín hữu Nhật Bản tên Kikujirô. Anh này đã nhiều lần bội đạo nhưng anh có vẻ xem nhẹ thái độ trí trá này bởi vì sau đó anh lại đi xưng tội để được Chúa tha thứ và tiếp tục bội đạo mỗi lần gặp phải nguy cấp. Dĩ nhiên Kikujirô chỉ là một hình ảnh phúng dụ khác của Shusaku,

Cho đến nay, truyện này đã được đưa lên màn ảnh 3 lần. Lần đầu (Silence, 1971) do đạo diễn Nhật Bản Shinoda Masahiro, lần thứ hai (Ó Olhos da Ásia, 1996) do đạo diễn người Bồ João Maria Grílo, lần thứ ba (Silence, 2016) do đạo diễn người Mỹ gốc Ý Martin Scorsese. Phim thứ ba đã được trình chiếu lần đầu tiên ở Vatican ngày 29/11/ 2016.

7) “Người Samurai” (Samurai, 1980)

Tiểu thuyết lịch sử kể lại chuyện sứ bộ của phiên Sendai gửi qua Mê Hi Cô và Tây Ban Nha vào năm 1613. Phiên sĩ Hasekura Tsunegawa thừa lệnh lãnh chúa Date Masamune và được Đức cha Pedro Velasco đưa đường, đã cùng một đoàn tùy tùng sang Tây phương (Mễ, Tây Ban Nha và Roma) để thương lượng, đem khả năng mậu dịch đánh đổi lấy giấy phép cho giảng đạo (Cha Velasco có tham vọng trở thành viên thừa sai độc quyền giảng đạo ở Nhật). Thế nhưng, việc này sau đó đã bất thành và Nhật Bản sẽ bước vào thời cấm đạo lâu dài (lý do là Shôgun Tokugawa Ieyasu lại ngả về phía Anh và Hà Lan thay vì hai nước Tây-Bồ trong cuộc đối kháng quốc tế giữa những cường quốc hải dương châu Âu).

Truyện này được giới phê bình xem là có một bút pháp thành công vì đã trình bày khéo léo những dị biệt giữa các nền văn hóa.

8) “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River, 1993)

Lấy Ấn Độ làm bối cảnh, Endo Shusaku tả lại một chuyến hành trình vật chất và tâm linh của một nhóm 5 người khách du lịch (đi cùng với 1 người dẫn đường và một cặp vợ chồng trẻ). Mỗi người đều đang trực diện với những vấn đề hay mâu thuẫn nội tâm của mình. Một người đàn bà trong bọn (Mitsuko) đã nhận ra sự có mặt của một người đàn ông tin kính (Otsu) mà ngày xưa nàng từng quyến rũ hồi còn sinh viên để khiến anh này phải đánh mất niềm tin tôn giáo (anh vốn muốn trở thành linh mục). Lúc bấy giờ, cô chỉ xem đó là một trò chơi nhưng may thay, họ đã chia tay trước khi có gì nghiêm trọng xảy ra.

Lúc cuối cuộc đời, khi nhìn ra mâu thuẫn giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản (đa thần, tính linh) và đạo Công Giáo (độc thần, gia trưởng), Shusaku đã tìm ra được một lối thoát. Ông đề nghị với tín hữu một hình thức Công giáo phiếm thần và phổ quát vốn lấy cảm hứng từ cả Phật Giáo, Ấn Giáo lẫn Tâm lý học về những tầng sâu, trong đó có sự hiện diện của cõi Vô Thức. Trên thực tế, Endo trước đó đã tìm hiểu “Tôn giáo đa nguyên luận” của triết gia tôn giáo người Anh là Johm Hicks Lý thuyết này coi mọi tôn giáo đều bình đẳng bởi vì chúng có giá trị như nhau, không cái nào tuyệt đối đúng và chẳng có cái nào tuyệt đối sai. Đó là ánh sáng cuối đường hầm mà mà Endo đã nhìn thấy để giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại và kiến tạo một hình thức “Ki-Tô Giáo đại đồng”.

Endo viết “Dòng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River) năm ông 70 tuổi nên có thể nói rằng tác phẩm này đã chung đúc tư duy của cả một đời. Kết cuộc là mọi thắc mắc, dằn vặt của ông đã trôi theo dòng sông Hằng bình lặng. Làm như con sông này đã chở tất cả cái Nghiệp của 5 nhân vật trong truyện (Otsu, Isobe, Mitsuko, Numata, Kikuchi) cũng như 3 nhân vật phụ khác đi ra biển mà trong đó, còn thấy cả một phần thân phận của Endo Shusaku. Bởi vì nơi con người của Otsu và Numata đều có hình bóng nhà văn. Shusaku sinh trong một gia đình Ki Tô Giáo (như Ôtsu), trải qua thời niên thiếu ở Mãn châu (như Numata), thời trẻ du học Pháp (như Ôtsu), mắc bệnh lao (như Numata). Theo Shusaku thì hai nhân vật này (Ôtsu và Numata) cũng như Isobe đều mang những đặc tính điển hình của người đàn ông Nhật Bản nghĩa là vụng về trong tình mẹ con, tình yêu và tình bạn để đến nỗi sau này phải đánh mất nó.

Endo xem con sông Hằng (Ganges River) sâu thẳm là cái có thể cuốn trôi một cách thanh thản những khúc nhôi phức tạp của đời người. Bởi vì khi dừng chân bên dòng đại giang ấy, người sống có thể thấy rằng sự chết đang diễn ra dưới mắt mình chỉ là một cái gì thật nhẹ nhõm và dễ dàng.

Lập luận về một tôn giáo toàn cầu của Endo đã gây ra một tiếng vang lớn. Đạo diễn Kumai Kei dựng truyện này thành phim và ca-nhạc sĩ thời danh là cô Utada Hikaru đã viết nhạc cho nó.

9) “Vụ Bê Bối” / “Ô danh” (Sukyandaru, 1986)

Tác phẩm bộc lộ một mặt khác của văn tài của Shusaku. Nó triển khai vấn đề tình dục nơi người có tuổi. Bối cảnh đặt ở Tôkyô. Nhân vật chính là một tiểu thuyết gia đang phải đối diện với một chủ thể “phân thân” (alter ego, doppelgtanger) từ chính mình. Hắn ta lại đang theo đuổi một cuộc sống tính dục đọa lạc và nhà văn đang kể truyện cố tìm xem kẻ mạo danh mình ở đây là ai trong khi một ký giả lại muốn đưa nó ra như một tin sốt dẻo (scoop) vì nghĩ rằng kẻ giả mạo đó chính là nhà văn chứ không ai khác.

Truyện có nhiều yếu tố siêu nhiên và kinh dị, gợi nhớ đến những tác phẩm cổ điển của A.T.E. Hoffmann hay Alexander Puskhin, đồng thời có màu sắc tự truyện (autobiographical) và nhất là tự thú (confessional). Nhân vật Suguro trong truyện như thể đang nói thay cho Shusaku (Suguro cũng như Chiba còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác với tư cách là một Shusaku “mang mặt nạ”). 

10) “Hồ Ly Am Nhàn Thoại” (Korian Kanwa, 1965-67-70)

Chúng ta sẽ rất thiếu sót nếu không kể vào con số những tác phẩm tiêu biểu của Endo Shusaku một quyển như Hồ Ly Am nhàn thoại (Korian Kanwa I & II & III) và những nghị luận, tùy bút của ông. Korian là biệt hiệu ông dùng để viết những bài tản văn có tính cách dí dỏm.

Tuy rất phong phú và đa dạng nhưng những tạp văn (có thể gọi là phiếm luận) này đã biểu lộ được một mặt khác của con người Endo: hài hước, hóm hỉnh, thâm thúy, lại còn bao dung và hòa đồng, nhất là khi ông viết những bài báo có tính quốc tế. Riêng về những bài này (50 bài) thì sau khi đăng nhiều kỳ trên mặt báo đã được Nxb Nhật báo Yomiuri thu thập lại thành một cuốn sách song ngữ nhan đề “Gửi những người bạn đến từ phương xa” (Ikoku no yuujintachi ni / To friend from other lands- A Shusaku Endo Miscellany).

Thư mục tham khảo

1- Hiroishi Renji, “Toàn tập về văn học hiện đại” (Tập 79, 1981 phần dành cho hai tác giả đồng niên đại là Agawa Hiroyuki và Endo Shusaku). Nxb Chikuma Shobô, 1981.

2-Endo Shusaku, các quyển 6, 7, 8 (chuyên đăng truyện ngắn) trong Toàn tập gồm 15 quyển về Endo Shusaku do Nxb Shinchô ấn hành, 2000.

3-Kojima Yônosuke thu thập thông tin của Yamane Michitaka (Nxb Chôbunsha, 2005) và Katô Muneya (Nxb ĐH Keiô, 2006).Tư liệu mạng.

4-Frank Northn Magill.eNotes.com, Inc, 1997: Shusaku Endô-Biography (Great Authors of World Literature, Critic Edition Ed. Updated 2015). Tư liệu mạng.

5-Homstad Levi, “Silence Plot Summary”, LitCharts LLc 21/08/2019, Web 27/12/2022. Tư liệu mạng.

6-Logan, Richard, Endo Shusaku and Racial Identity. Tài liệu hội thảo quốc tế ở Đại học Rikkyô.Tư liệu mạng.

Tôkyô ngày 3 tháng 1 năm 2023

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Leave a Comment