Mèo hay chó thông minh hơn?

Chó và mèo là hai loại vật nuôi phổ biến nhất, và vẫn còn nhiều tranh vãi về việc con nào thông minh hơn.

Theo Live Science
1 view

Các “con sen” có xu hướng đưa ra nhiều giả định về trí thông minh của thú cưng. Tất nhiên rồi, ai mà chẳng muốn tin rằng bé Mướp hay bé Lạp xưởng nhà mình là thông minh nhất quả đất. Vậy câu hỏi muôn thuở có đáp án không? Loài nào thông minh hơn: chó hay mèo?

Hóa ra, câu trả lời không hề đơn giản như chúng ta nghĩ.

“Các nhà nghiên cứu về loài chó không nghiên cứu về ‘trí thông minh’ mà là về các khía cạnh khác nhau của nhận thức”, Alexandra Horowitz, một nhà nghiên cứu cao cấp chuyên về nhận thức của chó tại Đại học Barnard ở New York và là tác giả của cuốn sách “Inside of a Dog: What Dogs See, Smell, and Know” (Scribner, 2010), chia sẻ.

Thực tế, Horowitz đặt câu hỏi về thói quen của con người khi so sánh trí thông minh giữa các loài.

“Nói một cách đơn giản nhất, mèo thông minh trong những việc mèo cần làm, và chó thông minh trong những việc chó cần làm,” cô nói. “Tôi không nghĩ rằng việc so sánh trí thông minh của các loài có ý nghĩa gì cả.”

Brian Hare, giáo sư nhân chủng học tiến hóa tại Đại học Duke, đồng ý với nhận định đó.

“Hỏi chó có thông minh hơn mèo hay không cũng giống như hỏi búa có phải là công cụ tốt hơn tua vít hay không – nó phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó,” ông nói.

Điều này không có nghĩa là các nhà nghiên cứu về hành vi động vật đã không cố gắng đo lường trí thông minh của chó và mèo – hay chính xác hơn là khả năng nhận thức ngoài những khả năng cần thiết để duy trì sự sống.

Nói một cách đơn giản nhất, mèo thông minh trong những việc mèo cần làm, và chó thông minh trong những việc chó cần làm.

Kristyn Vitale, trợ lý giáo sư về sức khỏe và hành vi động vật tại Đại học Unity ở Maine, cho biết trí thông minh của động vật thường được chia thành ba lĩnh vực rộng lớn: khả năng giải quyết vấn đề, hình thành khái niệm (khả năng hình thành các khái niệm chung từ những kinh nghiệm cụ thể) và trí thông minh xã hội.

Vitale chủ yếu nghiên cứu về mèo, và trọng tâm hiện tại của cô về đời sống nội tâm của mèo xoay quanh trí thông minh xã hội. Thường bị gán cho những định kiến như xa cách và không quan tâm đến con người, mèo thực sự thể hiện mức độ trí thông minh xã hội cao, “thường ở mức tương đương với chó”, cô chia sẻ.

Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy mèo có thể phân biệt giữa tên của chúng và các từ có âm thanh tương tự, và chúng thích tương tác với con người hơn là thức ăn, đồ chơi và mùi hương. Sự quan tâm của con người tạo ra sự khác biệt đối với mèo: Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Behavioral Processes cho thấy khi một người chú ý đến một con mèo, con mèo sẽ phản ứng bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho người đó.

Trong một trong số ít các nghiên cứu so sánh trực tiếp giữa mèo và chó, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa khả năng tìm thức ăn ẩn giấu của hai loài bằng cách sử dụng các tín hiệu từ cử chỉ của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng “mèo thiếu một số thành phần của hành vi thu hút sự chú ý so với chó.” (Những người nuôi thú cưng từng chứng kiến một con chó ăn xin bên bát thức ăn của mình trong khi một con mèo bỏ đi thì biết chính xác những gì các nhà nghiên cứu quan sát thấy.)

đọc thêm:

Sau đó, còn có vấn đề về kích thước não. Một quan niệm phổ biến là kích thước não quyết định trí thông minh tương đối, và nếu điều đó luôn đúng, chó sẽ có vẻ chiếm ưu thế.

Hare cho biết ông và nhà nhân chủng học Evan MacLean của Đại học Arizona đã tuyển dụng hơn 50 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới để áp dụng một bài kiểm tra mà họ đã phát triển trên 550 loài động vật, bao gồm “chim, vượn, khỉ, chó, vượn cáo và voi,” ông nói.

Ý tưởng là để kiểm tra một đặc điểm nhận thức, khả năng tự kiểm soát, hay còn gọi là “kiểm soát ức chế” ở các loài. Bài kiểm tra của họ, được báo cáo trong một bài báo năm 2014 được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, là phiên bản động vật của nghiên cứu nổi tiếng năm 1972 của Đại học Stanford, trong đó trẻ em từ 3 đến 5 tuổi được kiểm tra khả năng trì hoãn ăn kẹo dẻo.

Nghiên cứu trên nhiều loài cho thấy “động vật có bộ não càng lớn thì càng thể hiện khả năng tự kiểm soát nhiều hơn trong bài kiểm tra kẹo dẻo dành cho động vật của chúng tôi,” Hare nói. Khả năng thực hiện tự kiểm soát là một trong những dấu hiệu của chức năng nhận thức cao hơn.

Nhưng có một điểm cần lưu ý: Mèo không được đưa vào bài kiểm tra, vì vậy, mặc dù chúng ta có thể suy đoán về cách chúng có thể thực hiện dựa trên kích thước não của chúng, nhưng chúng ta không thực sự biết.

Một điều khác cần ghi nhớ khi thực hiện đánh giá trí thông minh kiểu này là chúng ta có thể đối xử với chó và mèo khác nhau, Vitale nói.

“Ví dụ, chó thường được xã hội hóa tốt và tham gia các lớp học dành cho chó con, đi dạo trên xe hơi và đến công viên cho chó,” cô nói. “Những người nuôi mèo cho mèo ít có những cơ hội xã hội hóa và huấn luyện kiểu này.”

Vì vậy, cuối cùng, ai chiến thắng? Bài học rút ra ở đây là hãy trân trọng trí thông minh đặc biệt của thú cưng của bạn, đặc biệt là trí thông minh xã hội giúp chúng trở thành những người bạn đồng hành thú vị.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN