Cược Pascal là một lập luận nổi tiếng nhằm đưa ra lý do chính đáng để tin vào Chúa, ngay cả khi không có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Theo Pascal, chúng ta có hai khả năng: Chúa tồn tại, hoặc Chúa không tồn tại. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn tin hay không tin. Điều này dẫn đến một sơ đồ quyết định với bốn kết quả tiềm năng. Một trong những kết quả đó, khi một người tin vào Chúa và Chúa thực sự hiện hữu, sẽ mang tới phần thưởng là cuộc sống vĩnh cửu. Do đó, Pascal lập luận, thật hợp lý khi lựa chọn tin vào Chúa vì đó là cách duy nhất để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Có một số phản biện phổ biến đối với Cược Pascal. Một phản biện cho rằng Pascal mặc định một hệ thống thần học và một ý niệm cụ thể về Chúa mà bỏ qua khả năng về các vị thần khác hay hệ thống tín ngưỡng khác. Những phản biện khác tập trung vào giả định của Pascal rằng chỉ niềm tin hay không tin đơn thuần quyết định việc trừng phạt hay ban thưởng vĩnh cửu. Ngoài ra, một số người chỉ trích góc nhìn hạn hẹp của ông về tính hợp lý (lý trí). Bài viết này sẽ đào sâu và khám phá những phản biện này một cách chi tiết.
Cược Pascal là gì?
Cược Pascal là một lập luận truyền thống đưa ra các lý do để tin vào sự tồn tại của Chúa. Không giống như những lập luận nổi tiếng khác về sự tồn tại của Chúa, chẳng hạn như lập luận bản thể học hay vũ trụ học, Cược Pascal không hướng đến việc chứng minh Chúa tồn tại, mà chỉ cho rằng đặt cược vào khả năng đó là điều hợp lý. Trong các tài liệu triết học, việc đánh giá lập luận này trong khuôn khổ lý thuyết quyết định là phổ biến. Cách diễn giải truyền thống phân biệt ba tiền đề trong lập luận của Pascal.
Tiên đề đầu tiên là tính hợp lý đòi hỏi chủ thể phải gán một số giá trị tích cực cho khả năng Chúa tồn tại. Theo Pascal, việc biết rằng Chúa tồn tại hoặc không tồn tại cùng với việc thiếu bằng chứng thực nghiệm liên quan đến những khả năng đó buộc chúng ta phải gán cho chúng những xác suất bằng nhau.
Tiên đề thứ hai trong lập luận của ông, được trình bày dưới dạng một bảng quyết định. Lưu ý là kết quả đầu tiên có giá trị tích cực vô hạn, trong khi các kết quả còn lại có giá trị hữu hạn chưa được xác định cụ thể:
Đặt Cược Vào Sự Tồn Tại Của Chúa:
- Tôi tin Chúa tồn tại, và Chúa thực sự tồn tại.
- Tôi tin Chúa tồn tại, nhưng Chúa thực sự không tồn tại
Không Đặt Cược Vào Sự Tồn Tại Của Chúa:
- Tôi không tin Chúa tồn tại, nhưng Chúa thực sự tồn tại.
- Tôi không Chúa tồn tại, và Chúa thực sự không tồn tại.
Theo Pascal, kết quả thứ hai và thứ ba thường được hiểu là các lựa chọn tiêu cực, vì chúng ám chỉ rằng mình đã sai về sự tồn tại của Chúa. Tuy nhiên, giá trị của kết quả thứ tư vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.
Tiên đề thứ ba mà Pascal sử dụng là một người có lý trí sẽ quyết định để tối đa hóa lợi ích của mình. Từ những tiền đề này, ông kết luận rằng với bất kỳ ai, đặt cược rằng Chúa tồn tại mới là quyết định hợp lý, vì viễn cảnh đạt được điều gì đó có giá trị vô hạn lấn át mọi kết quả khác. Vì vậy, Pascal cho rằng tin vào Chúa là điều hợp lý.
Xác suất tồn tại của Chúa
Hãy bắt đầu với tiền đề đầu tiên của ván cược Pascal. Ông cho rằng chúng ta nên gán một xác suất khả dĩ về sự tồn tại của Chúa. Đây không phải là một giả định tầm thường đâu nhé. Lý thuyết quyết định phân biệt giữa các quyết định trong tình huống không chắc chắn (uncertainty) và các quyết định trong bối cảnh rủi ro (risk). Chỉ trong trường hợp thứ hai, người đưa ra quyết định mới phân tích xác suất chủ quan cho các khả năng khác nhau. Bằng cách khẳng định chúng ta nên gán một xác suất cụ thể cho sự tồn tại của Chúa, Pascal đang xem ván cược này như một quyết định có rủi ro. Tuy nhiên, Pascal tuyên bố rằng xác suất về sự tồn tại/không tồn tại của Chúa chính xác là 50/50 vì chỉ có hai khả năng: Chúa tồn tại hoặc không.
Liệu Pascal có đúng khi khẳng định như vậy? Bạn mua vé số: trúng hoặc không trúng; vậy khả năng của mỗi trường hợp có phải 50/50 không? Tất nhiên là không rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp xổ số, ít nhất chúng ta có cách tính toán xác suất thắng một cách khách quan. Còn với sự tồn tại của Chúa, xác suất chúng ta đưa ra hoàn toàn mang tính chủ quan. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi người đều phải gán xác suất 50/50. Do đó, Pascal sai khi đưa ra một tuyên bố như vậy.
Tuy nhiên, ván cược Pascal thậm chí còn không đòi hỏi một xác suất tồn tại cao cho Chúa. Hãy nhớ rằng, một trong các kết quả của ván cược có giá trị dương vô hạn cho người tin Chúa. Theo lý thuyết quyết định tiêu chuẩn, miễn là có xác suất dù chỉ rất nhỏ rằng Chúa tồn tại, thì việc đánh cược vào Chúa vẫn là hợp lý vì khả năng giành được phần thưởng vô hạn sẽ lấn át mọi phần thưởng hữu hạn khác, cho dù những phần thưởng hữu hạn đó có khả năng cao đến đâu.
Nhưng cái khó của ván cược Pascal nằm ở đây. Một người vô thần luôn có thể gán xác suất bằng 0 cho sự tồn tại của Chúa và do đó phủ nhận luôn tiên đề đầu tiên của ván cược. Quan trọng là, bằng cách làm như vậy, họ không vi phạm bất kỳ nguyên tắc suy luận hợp lý nào. Nếu xác suất tồn tại của Chúa là 0, thì việc đánh cược “chống lại” Chúa cũng là hợp lý vì ván cược đó mang lại một số giá trị tích cực cho người vô thần. Vậy nên, ván cược Pascal không có mấy hiệu quả đối với những người vô thần chính hiệu (như được tranh luận trong Hájek, 2000).
Tốt nhất, ván cược Pascal chỉ có tác dụng phản biện lối suy nghĩ của người theo thuyết bất khả tri, bởi nó kết luận rằng việc gán xác suất cho sự tồn tại của Chúa là vô lý nếu người đó không hoàn toàn tin vào Ngài. Vì vậy, tiên đề này khó mà thuyết phục những người không tin vào Chúa!
Phê Bình Về “Sự Đa Dạng Của Các Vị Thần”
Phê bình về đa dạng thần linh là một trong những thách thức lâu đời nhất đối với lập luận cá cược của Pascal (Pascal’s Wager), nhắm trực tiếp vào tiền đề thứ hai của nó. Nguồn gốc của phê bình này bắt nguồn từ nhà triết học Denis Diderot thời Khai sáng. Theo đó, cá cược của Pascal ngụ ý rằng việc tin vào vô số, thậm chí là một lượng thần linh khác nhau vô hạn là một lựa chọn hợp lý. Điều này dẫn đến việc tin và không tin bất kỳ vị thần nào cùng một lúc được coi là hợp lý về mặt lý thuyết. Về cơ bản, chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu ma trận quyết định tùy theo số lượng vị thần có thể tồn tại. Mỗi ma trận này sẽ buộc người có lý trí phải chấp nhận sự tồn tại của vị thần trong ma trận đó. Ngay cả khi mục tiêu của Pascal chỉ nhắm vào Chúa của Cơ đốc giáo, lập luận của ông không hề chứa đựng sự độc tôn này.
Ngoài các vị thần truyền thống từng hoặc đang có người thờ phụng, chúng ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một loạt các vị thần khác nhau với tiêu chí thưởng phạt cực kỳ đa dạng. Người ta có thể tưởng tượng ra một “Thần Vỉa Hè”, người thưởng cho những cá nhân dẫm lên mỗi vết nứt thứ ba khi bước đi, hoặc một “Thần Gián”, vị thần yêu cầu mọi người phải tôn thờ loài côn trùng này (Saka, 2001).
Cần phải nhớ rằng, theo ma trận của Pascal, chỉ cần thừa nhận khả năng Chúa tồn tại cao hơn 0 là đủ. Nếu sự tồn tại của “Thần Vỉa Hè” dù ít ỏi nhưng vẫn nằm trong vùng khả dĩ, lựa chọn hợp lý nhất là đặt cược vào vị thần đó và đồng thời làm theo các tiêu chí để được ban thưởng. Ngược lại, nếu ai đó lập luận rằng sự tồn tại của tất cả những vị thần quái dị hay mang tính đặc thù là không thể, nhưng vẫn tin vào sự tồn tại của (các) vị thần truyền thống, thì chính họ có thể bị cáo buộc là mắc phải chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism- cho rằng văn hóa của mình là trung tâm) một cách thiếu căn cứ.
Thưởng Phạt và Niềm Tin
Một phản biện dành cho luận điểm thứ hai của Pascal xoay quanh hệ quy chiếu về thưởng – phạt của Chúa. Các nhà phê bình cho rằng lập luận của Pascal dựa trên một nền tảng thần học độc thần [monotheistic theism] đặc thù, vốn đơn giản hóa cách thức Chúa phân phát các phần thưởng và hình phạt đó. Về cơ bản, họ lập luận rằng “canh bạc” của Pascal đặt niềm tin vào một nền thần học khá nông cạn.
Theo Pascal, thật hợp lý khi lựa chọn đánh cược [về niềm tin vào Chúa] trong khuôn khổ của hệ thần học đặc biệt này. Hệ tư tưởng này khẳng định rằng con đường duy nhất để lên thiên đàng là tin vào Chúa, và ngược lại con đường duy nhất xuống địa ngục là không tin vào Ngài. Tuy nhiên, những giới hạn này bị áp đặt lên các tiêu chí của Chúa về việc ban thưởng cho người ngoan đạo và trừng phạt kẻ không tin, và không dễ gì được phản ánh trong các tôn giáo độc thần cổ điển.
Ngay cả khi ta gạt sang một bên khả năng đa thần và quy các vị thần về một Chúa “vũ trụ” duy nhất, thì các hệ thần học cạnh tranh nhau vẫn có thể tồn tại. Một ví dụ về điều này là khái niệm về một nền thần học nghịch chiều trong đó, người ngoan đạo lại bị đày xuống địa ngục trong khi kẻ vô thần lại lên thiên đàng, bất kể Chúa có hiện hữu hay không. Trong kịch bản này, dù sự tồn tại của Chúa có khả năng cao thế nào đi nữa, thì tính hợp lý sẽ bảo rằng nên chọn con đường không tin tưởng.
Như vậy, giả định của Pascal rằng chỉ riêng sự khả thi đã là cơ sở đầy đủ để đánh cược vào sự tồn tại của Chúa thật sai lầm. Bởi ông ngầm thừa nhận tính đúng đắn của một hệ thần học đặc biệt phù hợp với vị Chúa mà ông đang tranh luận. Muốn “canh bạc” của Pascal đứng vững, nó đòi hỏi bằng chứng không thể chối cãi về sự tồn tại của Chúa, và điều này sẽ đẩy chính canh bạc này trở nên vô nghĩa.
Triết lý về Tính Hợp Lý của Pascal: Liệu Có Luôn Đúng?
Pascal lập luận rằng cá cược vào sự tồn tại của Chúa Trời là hoàn toàn hợp lý vì phần thưởng tiềm năng (cuộc sống vĩnh hằng) là vô hạn, trong khi rủi ro (từ bỏ lạc thú trần gian nhất thời) không đáng kể. Tuy nhiên, một số vấn đề nảy sinh từ quan điểm này:
- Niềm tin là lựa chọn cá nhân: Có những người có thể coi trọng những thú vui ngắn hạn hơn cả phần thưởng cuộc sống vĩnh hằng. Đối với họ, từ bỏ cuộc sống tự do để theo đuổi đức tin và sự cứu rỗi sẽ là một mất mát lớn, đi ngược lại mong muốn của bản thân.
- Tính hợp lý thực tế và tính hợp lý lý thuyết: Lập luận của Pascal phù hợp với tính hợp lý thực tế (tối đa hóa lợi ích), nhưng lại xung đột với tính hợp lý lý thuyết (đức tin dựa trên bằng chứng). Pascal thừa nhận rằng có thể sẽ cần phải “từ bỏ lý trí” trong đức tin, đặt ra câu hỏi về giá trị của việc ưu tiên tính hợp lý thực tế trong mọi tình huống.
Kết luận: Mặc dù mang tính khiêu khích về mặt trí tuệ, Lập luận của Pascal dựa trên các giả định về bản chất của niềm tin và giá trị của phần thưởng vĩnh hằng, những thứ không phải ai cũng chia sẻ.
Cá Cược Pascal và Vấn Đề Vô Hạn
Mọi người hay bàn về cái gọi là “Cá Cược Pascal” – ý tưởng cho rằng tin vào Chúa là lựa chọn hợp lý hơn vì phần thưởng là vô hạn (thiên đường), cho dù xác suất Chúa tồn tại có nhỏ đến đâu. Nhưng có một phản biện thú vị nhắm vào cái phần “vô hạn” này đấy.
Hãy tưởng tượng bạn tung đồng xu, nếu ra mặt “sấp” thì bạn tin Chúa, “ngửa” thì không. Chiến lược này, về mặt lý thuyết, cũng sẽ có giá trị kì vọng là vô hạn (trung bình giữa vô hạn và một giá trị hữu hạn). Tức là có cả đống cách để đạt được vô hạn, chứ chẳng mỗi việc tin vào Chúa!
Thật ra, mọi hành động của bạn đều có thể xem như một dạng chiến lược “pha trộn” giữa tin và không tin Chúa (theo Alan Hájek, một triết gia). Cả đời người là một chuỗi dài những kiểu cá cược như vậy, mà tin Chúa chỉ là một trong vô vàn lựa chọn khả thi. Ngay cả khi bạn cố tình chọn ngược lại Chúa, thì theo lập luận này, bạn cũng không thiệt gì cả.
Thế Giới Không Còn Vô Hạn
Nếu bỏ đi cái yếu tố vô hạn, Cá Cược Pascal thành trò cười. Người ta bỗng dưng thoải mái tin hay không tin vào Chúa, hủy hoại ý đồ ban đầu của Pascal. Thứ hai, nó ngụ ý rằng mọi hành động đều có giá trị ngang nhau (vô hạn), cái này thì nguy hiểm hơn vì nó làm sụp đổ nền tảng cho cách chúng ta ra quyết định.
Cách duy nhất để cứu vãn Cá Cược Pascal là phải công nhận phần thưởng cho việc tin Chúa không thể vô hạn. Nhưng làm vậy thì nó sẽ chỉ là một con số lớn, và xác suất Chúa có tồn tại lại trở nên quan trọng. Pascal đã rất khôn ngoan khi dùng “vô hạn” để lờ đi xác suất, nhưng nếu giải thưởng không ghê gớm vậy nữa thì cá là mấy ông sẽ chọn không tin Chúa nếu nghĩ ngài khó xuất hiện lắm.
ĐỌC TIẾP
Galileo và sự khởi đầu của thiên văn học hiện đại
Trong nhiều ngàn năm, kể từ thời Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, thiên văn học gần như giậm chân tại chỗ và khóa kín trong những ý tưởng
Dec
Tránh hối hận: Tâm lý chi phối quyết định của bạn
Khi quyết định điều gì đó ta luôn tìm cách tránh phải hối hận về sau. Tâm lý đó thao túng cách bạn ra quyết định
Mar
Tiếng kêu cứu yếu ớt của sự tuyệt chủng
Nhiều loài tuyệt chủng rõ ràng và nhanh chóng, nhưng có những loài âm thầm đến mức ta không nhận ra chúng đang tuyệt chủng
Jul
Lễ và tu thân
Trong việc dạy lễ, shitsuke (tu thân) là quan trọng. Gia đình và học đường đương nhiên, xí nghiệp cũng cần phải quan tâm nhiều shitsuke (tu thân)
Apr
Phân biệt Situation và Condition
Trong bài viết này, chúng ta sẽ học cách phân biệt situation và condition. Cả hai từ này đều nói về tình trạng, nhưng ý nghĩa và cách dùng của
Sep
Tìm hiểu về cây đèn Hoa Kỳ xưa
Thuở điện còn chưa phổ biến, ngọn đèn Hoa Kỳ gắn liền với đời sống của người Việt xưa. Nguyễn Dư khảo cứu nguồn gốc cây đèn này
Dec
Truyện ngắn Ghost cat của Donna Hill
It was growing so dark that Filmore had to stop reading; but as soon as he put his book down, he began to notice the loneliness again. His mother had
May
Nhiệt độ bầu ướt (wet-bulb) và điều kiện sống của con người
Nhiệt độ bầu ướt là một đại lượng quan trọng để đánh giá mức độ "sống được" của một môi trường nào đó, vì nó cho biết con người có
Mar
Một ngày ở xứ Chàm (Champa)
Người phụ nữ Chàm (Champa) là trụ cột trong gia đình, gần như vai trò của người đàn ông trong xã hội ta. Họ nuôi chồng, nuôi con, và làm
Sep
Cách dùng but và though khi muốn phản bác
Bất đồng ý kiến hay tranh cãi là chuyện bình thường khi ta nói chuyện với nhau. Cùng tìm hiểu cách dùng but và though để tỏ ý phản bác
Nov
Hướng dẫn viết văn tả cảnh tiếng Anh
Chào mọi người đến với chuyên mục học tiếng Anh online của Nhóm dịch thuật Lightway. Các bài viết trong chuyên mục này là độc quyền, duy nhất và được
Jan
Nhà hàng Buffet kiếm tiền thế nào?
Nhà hàng buffet cung cấp khẩu phần ăn khổng lồ cho nhiều người vậy thì có lời không? Thực sự thì có
Oct