Thiên Văn Học

Hố đen khủng nhất trong Dải Ngân Hà: “hàng xóm” Trái Đất

Vừa phát hiện hố đen có khối lượng sao lớn nhất của chúng ta. Và điều đáng kinh ngạc là nó đang ẩn nấp "cực kỳ gần" Trái đất!

ho den khong lo gan trai dat
Theo Livescience
7 views

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hố đen có khối lượng sao lớn nhất từng được ghi nhận trong thiên hà của chúng ta. Và điều đáng kinh ngạc là nó đang ẩn nấp “cực kỳ gần” Trái đất!

Hố đen mới được đặt tên là Gaia BH3, nặng gấp 33 lần Mặt Trời của chúng ta. Để tiện so sánh, Cygnus X-1, hố đen lớn thứ nhì trong Dải Ngân Hà cũng chỉ nặng có 21 lần Mặt Trời thôi. Hố đen khủng này nằm cách chòm sao Aquila khoảng 2.000 năm ánh sáng và là hố đen gần Trái đất thứ hai từng được biết đến.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ vào ngày 16 tháng 4 trên tạp chí Astronomy and Astrophysics.

Đôi điều về hố đen Gaia BH3

“Chẳng ai ngờ là có một hố đen khủng lồ như thế ẩn nấp ở gần đến vậy mà lâu nay không ai phát hiện ra,” thành viên nhóm nghiên cứu Gaia, nhà thiên văn học Pasquale Panuzzo, chia sẻ. “Đây là kiểu khám phá mà có khi bạn chỉ gặp được một lần trong đời làm nghiên cứu thôi.”

Hố đen được hình thành từ sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ và dần lớn hơn bằng cách “ngấu nghiến” khí, bụi, các ngôi sao khác, thậm chí là nuốt chửng các hố đen khác. Hiện tại, hố đen được chia thành hai loại: hố đen khối lượng sao (nặng từ vài đến vài chục lần Mặt Trời) và các hố đen siêu khối lượng, những con quái vật vũ trụ có thể nặng từ vài triệu đến 50 tỉ lần mặt trời.

Vậy còn hố đen khối lượng trung bình thì sao? Đây là loại hố đen bí ẩn nhất trong vũ trụ, với khối lượng dự đoán từ 100 đến 100.000 lần Mặt Trời. Dù đã có một số cái tên tiềm năng, nhưng chưa có hố đen khối lượng trung bình nào được xác nhận là thực sự tồn tại. Tuy nhiên, bằng cách tìm ra các hố đen nhỏ hơn, nghiên cứu cách chúng tiến hóa, cũng như tác động của chúng lên môi trường xung quanh, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra được lời giải đáp cho khoảng trống này trong kiến thức vũ trụ.

Cách mà Gaia BH3 được phát hiện

Để phát hiện ra hố đen gần Trái đất đến vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Tàu Gaia có nhiệm vụ lập bản đồ vị trí và chuyển động của khoảng 2 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân Hà. Bằng cách phân tích dữ liệu của Gaia, các nhà thiên văn học nhận thấy một ngôi sao có vẻ di chuyển rất kỳ lạ – như thể bị “khập khiễng” trên quỹ đạo của nó. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nguyên nhân duy nhất có thể gây ra hiện tượng này là có một hố đen vô hình đang giật ngôi sao đó.

Các nhà thiên văn học đã tiếp tục quan sát bằng Kính viễn vọng Rất lớn ở Sa mạc Atacama ở Chile, và cuối cùng xác nhận sự tồn tại của hố đen. Các quan sát cũng giúp họ đo lường chính xác khối lượng của nó. Với khoảng cách 2.000 năm ánh sáng từ Trái đất, chỉ có Gaia BH1, một hố đen cách xa 1.500 năm ánh sáng, là gần chúng ta hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ muốn nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu cách hố đen Gaia BH3 hình thành, cũng như tác động của nó lên các vật chất xung quanh. Những phát hiện ban đầu cho thấy ngôi sao quay quanh nó chứa rất ít nguyên tố nặng hơn hydro và heli, củng cố thêm cho giả thuyết rằng các hố đen nhỏ có thể hình thành từ những ngôi sao sử dụng ít nhiên liệu hạt nhân của chúng để hợp nhất thành các nguyên tố nặng hơn.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN