Nihongo

Đặc điểm của Nền Giáo Dục Nhật Bản

8 views

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, hệ thống giáo dục Nhật Bản đã được cải cách đáng kể. Cấu trúc cũ 6-5-3-3 (6 năm tiểu học, 5 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 3 năm đại học) được chuyển đổi thành 6-3-3-4 tương tự như hệ thống Mỹ. “Gimukyoiku” (giáo dục bắt buộc) kéo dài 9 năm, bao gồm 6 năm tiểu học (“shougakkou”) và 3 năm trung học cơ sở (“chuugakkou”).

Nhật Bản tự hào là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới: tỷ lệ nhập học các cấp bắt buộc đạt 100% và mù chữ gần như không tồn tại. Giáo dục trung học phổ thông (“koukou”) không bắt buộc, nhưng tỷ lệ theo học vẫn luôn trên 96% trên toàn quốc và gần 100% ở các thành phố. Tỷ lệ bỏ học trung học là khoảng 2% và đang tăng dần. Khoảng 46% học sinh tốt nghiệp từ phổ thông sẽ tiếp tục học đại học hoặc cao đẳng.

Để duy trì trình độ giáo dục đồng đều, Bộ Giáo dục Nhật Bản quản lý chặt chẽ chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và các lớp học trên toàn quốc. Kết quả là chất lượng giáo dục luôn đạt chuẩn cao.

Đời Sống Học Đường

Năm học của hầu hết các trường Nhật Bản chia làm ba học kỳ, bắt đầu từ tháng Tư. Mô hình giáo dục hiện đại khởi nguồn từ năm 1872, chịu ảnh hưởng từ hệ thống Pháp vốn cũng bắt đầu năm học vào tháng Tư. Đây cũng là lúc năm tài chính mới của Nhật mở ra (và kết thúc vào tháng Ba năm sau) nên cực kỳ thuận tiện về nhiều mặt.

Tháng Tư – mùa hoa anh đào nở rộ (loài hoa được yêu thích nhất ở Nhật!) cũng là thời điểm đẹp nhất để bắt đầu một năm học mới. Tuy nhiên, khác biệt này đôi khi gây khó khăn cho các em học sinh có dự định du học Mỹ vì sẽ lãng phí tầm nửa năm để theo kịp chương trình. Hơn nữa, khi quay trở lại hệ thống giáo dục Nhật, không ít các em phải học lại một năm.

Ngoại trừ các lớp đầu tiểu học, một ngày học bình thường kéo dài khoảng 6 tiếng, thuộc hàng dài nhất thế giới. Ngay cả sau khi tan trường, các em còn phải làm bài tập, tham gia hoạt động nhóm… Kỳ nghỉ hè dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân thì đều tầm 2 tuần, nhưng học sinh vẫn nhận bài tập về nhà trong những kỳ nghỉ đó.

Phòng học ở Nhật hầu như được cố định theo từng lớp và các em sẽ học mọi môn trong cùng một phòng (trừ các tiết thực hành hay thí nghiệm). Ở bậc tiểu học, một giáo viên thường sẽ dạy tất cả các môn. Do hậu quả bùng nổ dân số sau Thế chiến II, sĩ số lớp học tiểu học và trung học cơ sở dễ dàng vượt quá 50, nhưng hiện nay đã được giới hạn dưới 40 học sinh. Bữa trưa tại các trường công (“kyuushoku”) được chuẩn hóa theo thực đơn chung và dùng ngay trong lớp học. Hầu như các trường trung học cơ sở đều yêu cầu học sinh mặc đồng phục (“seifuku”).

Một điểm khác biệt lớn giữa giáo dục Nhật và Mỹ là việc người Mỹ tôn trọng cá tính riêng, còn hệ thống Nhật Bản đề cao ý thức tập thể và các quy tắc nhóm. Điều này đã góp phần hình thành nên tính cách “tập thể trên hết” vốn rất đặc trưng của người Nhật.

5/5 - (1 vote)

BÀI LIÊN QUAN

Saigyô Hôshi (1118-1190) – Thi sĩ tài hoa yêu phiêu du của Nhật Bản

Saigyô là nhà thơ lớn của Nhật Bản, sống vào thời Mạc Phủ. Ông xuất thân danh giá, về sau đi tu, trở thành một thi sĩ chuyên thơ waka

thoi dai edo va samurai

Thời đại Edo – Bối cảnh truyện Samurai cận đại của Shiba Ryotaro và Fujisawa Shuhei

Thời đại Edo (1603 - 1868) ngay trước thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản có Thiên hoàng đóng đô ở Kyoto, nhưng thực quyền nằm trong tay Chúa Tokugawa ở Edo (bây giờ là thủ đô Tokyo), tương tự như Vua Lê Chúa Trịnh ở Việt Nam

tieu thuyet gia Fujisawa Shuhei

Giới thiệu tiểu thuyết gia hiện đại Fujisawa Shuhei

Fujisawa Shuhei  là một trong những tác gia nổi tiếng nhất Nhật Bản về truyện lịch sử, truyện samurai. Nhiều tác phẩm của ông đã được quay thành phim chiếu ngoài rạp và phim bộ ti-vi, được hâm mộ không chỉ ở Nhật mà còn trên khắp thế giới.

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4