Phim Ảnh

4 bộ phim gây tranh cãi: Vì đâu nên nỗi?

Có câu nói rằng đạo diễn không phải người kể chuyện, mà người nói lên sự thật. Nhưng nhiều khi họ nói sự thật thì lại bị phản ứng

Có câu nói rằng đạo diễn không phải người kể chuyện, mà người nói lên sự thật. Nhưng nhiều khi họ nói sự thật thì lại bị phản ứng
2 views

Những bộ phim tuyệt vời khiến chúng ta phải suy ngẫm, nhưng không phải theo một cách quá lộ liễu. Chúng lồng ghép những ý tưởng và chủ đề lớn vào mạch truyện, khiến chúng ta phải tự tìm ra thông điệp cho riêng mình. Hầu hết mọi người đều đủ tinh tế để nắm bắt được ý nghĩa chính và đưa ra những diễn giải của riêng họ.

Đáng buồn thay, có một số bộ phim bị gán mác “gây tranh cãi” bởi thách thức những nhóm người nhất định hoặc đi ngược lại với xu hướng chung. Dưới đây là 4 ví dụ về trường hợp này:

1. Bonnie and Clyde: Có thực sự là một bộ phim gây tranh cãi?

Bộ phim “Bonnie and Clyde” (1967) của đạo diễn Arthur Penn thực sự là một cuộc cách mạng điện ảnh. Ra đời trong thời kỳ trỗi dậy của Tân Hollywood, khi phim ảnh trở nên gai góc, chân thực hơn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các phong cách điện ảnh quốc tế, bộ phim đã phá vỡ mọi quy tắc cũ kỹ, thể hiện một cách trần trụi các mặt bạo lực và tình dục mà không hề tô vẽ theo kiểu Hollywood.

“Bonnie and Clyde” từng gây tranh cãi dữ dội. Một số nhà phê bình chỉ trích vì cho rằng phim đã xây dựng hình ảnh những kẻ sống ngoài vòng pháp luật trở nên hào nhoáng. Nhưng điều đó hoàn toàn bỏ qua trọng tâm của tác phẩm. Bạo lực trong phim rất tàn bạo, khắc họa cơ thể tan nát sau mỗi phát súng – chẳng hề có gì thú vị hay hào hứng cả. Phim hướng đến sự xấu xa, chứ chẳng phải sự kích thích.

Bonnie và Clyde làm màu trước ống kính để ghi dấu huyền thoại của họ.  (Nguồn: KPBS)
Bonnie và Clyde làm màu trước ống kính để ghi dấu huyền thoại của họ. (Nguồn: KPBS)

Những nhà phê bình như Bosley Crowther cho rằng tất cả máu me và bạo lực chỉ mang tính phô trương, rằng bộ phim này chẳng khác gì một trò đùa. Nhưng bạo lực ở đây không nhằm khiến chúng ta yêu thích Bonnie và Clyde. Thực tế, ta lại dành sự đồng cảm cho những người bị chúng làm hại. Bộ đôi có thể tự cho rằng mình rất ngầu khi tạo dáng chụp ảnh với súng ống, nhưng bộ phim không bao giờ biến họ thành anh hùng. Họ rõ ràng là những kẻ xấu, và Penn đã chỉ ra điều đó, từ chối tô vẽ hành động của họ. Trích lời nhà phê bình lỗi lạc Roger Ebert, bộ phim này không lảng tránh sự xấu xí của đời thực.

Áp phích phim “Bonnie and Clyde” phiên bản Đan Mạch trong thời gian công chiếu toàn cầu. (Nguồn: Posterazzi)

Có lẽ thời điểm đó Hollywood chưa sẵn sàng cho sự thật trần trụi, cho việc phơi bày mọi thứ từ góc nhìn của những kẻ phản diện. Nhưng khán giả thì lại vô cùng yêu thích, biến “Bonnie and Clyde” thành một cú hit phòng vé. Thậm chí cả các nhà phê bình cũng phải thay đổi quan điểm. Giờ đây, bộ phim được xem là tác phẩm kinh điển, một trong những bộ phim Mỹ hay nhất mọi thời đại. Dù mang một vài điểm sai lệch về mặt lịch sử, nhưng không ai có thể phủ nhận sức mạnh và sự chân thực của nó.

2. A Clockwork Orange: giới hạn của bạo lực

Alex DeLarge, gã tâm thần do McDowell thủ vai, bị chế ngự bởi Bộ trưởng của Sharp. (Nguồn: Sight and Sound)
Alex DeLarge, gã tâm thần do McDowell thủ vai, bị chế ngự bởi Bộ trưởng của Sharp. (Nguồn: Sight and Sound)

‘Bonnie and Clyde’ từng gây tranh cãi dữ dội, nhưng đó vẫn chưa là gì so với cơn bão chỉ trích mà ‘A Clockwork Orange’ phải đối mặt. Stanley Kubrick chuyển thể cuốn tiểu thuyết 1962 của Anthony Burgess lên màn ảnh, và bộ phim mang tính bạo lực đến tàn nhẫn. Câu chuyện kể về Alex, một tên thủ lĩnh băng đảng với khuynh hướng bạo lực bệnh hoạn. Hắn tình nguyện tham gia một liệu pháp thử nghiệm nhằm rút ngắn thời gian ngồi tù, và rồi mọi chuyện… diễn biến theo một hướng hoàn toàn khác. Bộ phim xoáy sâu vào việc lũ trẻ hư hỏng và những kẻ cấp cao làm chúng hư hỏng hơn nữa thực chất cũng không khác biệt là bao. Alex (do Malcolm McDowell thủ vai cực kỳ ám ảnh) gieo rắc nỗi kinh hoàng, nhưng vị Bộ trưởng Nội vụ đầy mờ ám cũng chẳng hơn gì hắn.

Giống như ‘Bonnie and Clyde’, ‘A Clockwork Orange’ bị lên án vì bạo lực. Nhà phê bình nổi tiếng Pauline Kael cho rằng nó chẳng khác gì phim khiêu dâm và thiếu đi thông điệp đạo đức. Tôi thì cho rằng “gây ám ảnh” là cụm từ chính xác hơn – bạo lực trong phim được kéo dài và nhằm khiến người xem khó chịu, chứ không phải kích thích.

Mẩu tin trên tờ The Irish Independent vào năm 1972, sau lệnh cấm bộ phim "A Clockwork Orange"
Mẩu tin trên tờ The Irish Independent vào năm 1972, sau lệnh cấm bộ phim “A Clockwork Orange”. (Nguồn: Website Come here to me!)

‘A Clockwork Orange’ ban đầu bị gắn nhãn X tại Mỹ, buộc Kubrick phải cắt xén để đạt mức R. Tình hình còn tồi tệ hơn trên toàn thế giới – các nhà kiểm duyệt làm quá lên, và nhiều quốc gia thẳng tay cấm chiếu bộ phim. Đặc biệt, ở Anh Quốc, phim gây ra sự hoảng loạn khi bị lên án là nguyên nhân kích động tội phạm ngoài đời thực. Đối mặt với áp lực lớn như vậy, Kubrick đã rút phim khỏi các rạp chiếu ở Anh. Trong nhiều năm, ‘A Clockwork Orange’ bị sao chép lậu tràn lan.

Nhìn lại sự tranh cãi về bộ phim, Kubrick chia sẻ một suy nghĩ sâu sắc: “Nghệ thuật nhào nặn cuộc sống, nhưng nó không phải nguyên nhân của cuộc sống. Thật sai lầm khi cho rằng một bộ phim có thể thôi miên người khác hành động trái với bản chất của họ.” Đây là câu chuyện về sự đối đầu giữa thiện và ác, và về việc cái thiện liệu có thể chiến thắng trong một thế giới đầy rối ren này hay không.

3. “The Last Temptation of Christ“: chủ đề tôn giáo luôn gây tranh cãi

Jesus Christ do Willem Dafoe đóng làm phép lạ trong "The Last Temptation of Christ"
Jesus Christ do Willem Dafoe đóng làm phép lạ trong “The Last Temptation of Christ”. (Nguồn: IMDb)

Bộ phim “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” (The Last Temptation of Christ) của Martin Scorsese đã trở thành cơn bão ngay từ những ngày đầu tiên. Đây là dự án trong mơ của ông, lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi, xoay quanh Chúa Jesus phải vật lộn với những nghi ngờ và ham muốn rất con người trong khi vẫn đấu tranh cho tự do ý chí. Bộ phim thậm chí còn có một lời cảnh báo ngay từ đầu: đây không phải là để thay thế Kinh thánh, mà là để khám phá cuộc xung đột vĩnh cửu xoay quanh đức tin. Dù vậy, làn sóng phản đối vẫn vô cùng dữ dội.

Đống đổ nát của rạp chiếu phim Saint Michel sau khi bị khủng bố tấn công. (Nguồn: Vitrine de l’île d’Arz)
Đống đổ nát của rạp chiếu phim Saint Michel sau khi bị khủng bố tấn công. (Nguồn: Vitrine de l’île d’Arz)

Giáo hội Chính thống Hy Lạp căm ghét tác giả của cuốn tiểu thuyết gốc, cho rằng ông ta đã thiếu tôn trọng Chúa Jesus. Nhưng Scorsese, với tư cách là một người Công giáo, lại có cái nhìn khác và bảo vệ bộ phim của mình cho đến cùng. Nhưng điều đó dường như chẳng là gì – mấy kẻ cực đoan sẽ luôn có những hành xử cực đoan.

Làn sóng phản đối bộ phim lan ra khắp thế giới.
Làn sóng phản đối bộ phim lan ra khắp thế giới.

Điều tồi tệ nhất là gì bạn biết không? Trong buổi ra mắt tại Paris, một nhóm Công giáo cực đoan thậm chí đã kích hoạt một quả bom trong rạp chiếu phim, làm bị thương rất nhiều người. Scorsese nhận được vô số lời đe dọa tính mạng và bị săn đuổi bởi những người truyền giáo. Nực cười chưa? – những người tự cho rằng mình đang đấu tranh cho cái thiện lại chính là kẻ gây ra tổn thương. Điều đó khiến ta phải đặt ra câu hỏi – liệu đôi khi những người hét lớn nhất thực ra còn chưa hiểu những gì họ đang rao giảng.

Đọc thêm:
Series Gotham Knights, nguồn gốc truyện tranh các nhân vật
10 Nữ Chiến Binh (Heroins) kinh điển của hãng phim Ghibli
“Breaking Bad” bộ phim truyền hình hay nhất

4. “Barbie” đúng là gây tranh cãi thật

Tấm bản đồ thể hiện Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc, một chủ đề gây tranh cãi về quyền lãnh thổ với các nước láng giềng
Tấm bản đồ thể hiện Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc được cài cắm trong phim Barbie, một chủ đề gây tranh cãi về quyền lãnh thổ với các nước láng giềng

Barbie thì chưa bao giờ thoát khỏi vòng tranh luận cả. Ngay chính bản thân búp bê đã bị chỉ trích từ lâu vì truyền tải tiêu chuẩn cơ thể phi thực tế cho các bé gái. Nhưng mà, trẻ em vẫn thích chơi với Barbie, nên những lời phản biện cũng không thể cản trở thành công của búp bê này. Bộ phim “Barbie” gần đây của Greta Gerwig, cái đã phá vỡ kỷ lục phòng vé của Warner Bros., lại khuấy động một làn sóng tranh cãi hoàn toàn mới.

Hai tuần trước khi phát hành, Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim này vì trong đó có một tấm bản đồ hoạt hình ngớ ngẩn vẽ “đường lưỡi bò” gây tranh chấp của Trung Quốc. Nó chỉ là hình nền xuất hiện trong một giây, và thậm chí còn không được đề cập đến trong phim. Algeria cũng rút phim sau vài tuần, tuyên bố rằng bộ phim này cổ súy cho đồng tính luyến ái và nhiều thứ linh tinh khác.

Rồi còn có những nhân vật của công chúng như Elon Musk nói rằng bộ phim này là một đòn tấn công nữ quyền. Những người này hoàn toàn không hiểu trọng tâm của bộ phim. Nó thực sự nói về việc đàn ông trở nên phòng thủ thái quá như thế nào khi bạn động đến cái tôi nam tính của họ. Bộ phim không ghét đàn ông, nó chỉ cho thấy cách đàn ông đôi khi cư xử với phụ nữ – và phản ứng của một số người trước bộ phim càng chứng minh rõ ràng hơn điều đó.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN

Leave a Comment