Chúng ta đều cảm thấy thất vọng. Cái gã chạy xe trước mặt bạn là một tên ngốc. Sếp của bạn là một kẻ dở hơi. Người cộng sự thì không lắng nghe bạn. Và đôi khi tất cả những việc đó xảy ra trong cùng một ngày.
Vậy làm sao để xử lý vấn đề này? Một ông nọ nghĩ ra một giải pháp cho các vấn đề này – và nhiều hơn thế.
Albert Ellis chính là nhân vật đấy. Ông ta thích tranh luận, thẳng tính, có một chút nổi loạn. Thực tế là các quyển sách của ông nổi tiếng với những nhan đề như: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGOAN CỐ TỪ CHỐI LÀM MÌNH KHỐN KHỔ VỀ MỌI THỨ– phải, mọi thứ (How To Stubbornly Refuse To Make Yourself Miserable About Anything—Yes, Anything).
Thông minh nhưng không chuyên nghiệp lắm đúng không? Nhưng theo một khảo sát của các nhà tâm lí học, ông ta là nhà tâm lí trị liệu có tầm ảnh huởng đứng thứ hai. Sigmund Freud về thứ 3.
Mô tả Wikipedia về hệ thống của Albert
Nói chung REBT là một trong những thuyết gây tranh cãi được điều tra nhiều nhất trong lĩnh vực tâm lí trị liệu, và một số lượng lớn các thực nghiệm lâm sàng và một bộ phận quan trọng trong nghiên cứu tâm lí đã phê chuẩn và chứng minh nhiều nhận định mang tính lý thuyết của REBT trên nhân cách và tâm lí trị liệu.
Những thuyết của ông có hiệu quả. Nó đơn giản như ABCD – theo đúng nghĩa đen, bạn sẽ thấy ở dưới đây.
Thế làm cách nào để bạn không bị thất vọng một lần nữa? Nào cùng chia nhỏ nó ra.
Sự bạo ngược của từ “nên”
Thôi không đi lòng vòng nữa, đây là những gì bạn cần biết về nghiên cứu của Ellis:
Bạn không thất vọng bởi vì những sự kiện. Bạn cảm thấy thất vọng bởi những niềm tin của bạn.
Và ý kiến này bắt nguồn từ đâu? Triết lý cổ xưa. Chủ nghĩa Stoic. Đó là nơi mà Ellis tìm thấy khái niệm. Và ông đã chứng minh được nó hiệu quả.
Qua cuốn “Làm thế nào để ngoan cố từ chối làm mình khốn khổ về mọi thứ – phải, mọi thứ”:
…nếu bạn hiểu làm thế nào bạn tự làm bản thân tức giận do trượt vào những từ vô lý “nên, phải, yêu cầu, và ra lệnh”, thì một cách vô thức chúng đi vào suy nghĩ của bạn, bạn có thể dừng làm bản thân khó chịu về bất cứ điều gì.
Bạn mắc kẹt trong dòng xe cộ và điều đó làm bạn nổi giận? Sai rồi.
Kẹt xe xảy ra. Nhưng bạn nghĩ rằng điều đó không nên xảy ra với bạn. Và thứ làm bạn khổ sở chính là từ “nên”.
Đây là một ví dụ. Tôi nói rằng, “Cái thuốc chữa đau đầu này có thể không có tác dụng nhưng cứ thử xem.” Thế rồi bạn thử. Và nó không hiệu nghiệm. Và bạn không cảm thấy thất vọng.
Được rồi, cũng tình huống đó tôi nói, “Cái này luôn luôn có tác dụng.” Nó thất bại. Và bạn cảm thấy khó chịu. Cái gì đã thay đổi? Mong đợi của bạn.
Hoặc bạn bảo một đứa trẻ 5 tuổi ngừng la hét. Nó không nghe. Bạn không bận tâm đến nó nữa. Cuối cùng thì, đứa trẻ đó chỉ mới 5 tuổi.
Nhưng nếu bạn nói tôi ngừng la hét và tôi không nghe, bạn nổi giận. Điều gì khác biệt? “Eric nên ngừng lại, anh ta là người lớn rồi.”
Một lần nữa, không có gì thay đổi ngoại trừ niềm tin của bạn.
Khá rõ ràng đúng không? Nhưng điều đó dẫn đến một câu hỏi: Làm sao để thay đổi niềm tin của bạn? Ellis có một câu trả lời.
Vũ trụ không nhận mệnh lệnh từ bạn. (Xin lỗi)
Nó đơn giản như ABCD. Thật đấy.
A (Adversity) là nỗi bất hạnh. Kẹt xe thật kinh khủng.
B (belief) là niềm tin của bạn. Và nó thuờng vô lý. “Điều này không nên xảy ra với tôi.” Đoán xem, Bubba? Nó đang xảy ra đấy.
C (consequences) là hậu quả. Bạn trở nên nóng giận, nản chí và tuyệt vọng.
Một số trường hợp rất hiếm bạn có thể thay đổi A. Nhưng bạn có thay đổi B. Và nó sẽ thay đổi C. Vì thế hãy tiếp tục với kí tự thứ 4 nào.
D: (dispute) chống lại cái niềm tin vô lý của bạn. “Dừng lại đã. Từ khi nào vũ trụ cam kết cho tôi một sự tồn tại mà không có rắc rối? Nó đâu có hứa vậy. Kẹt xe xảy ra trước giờ rồi. Nó sẽ xảy ra lần nữa. Và tôi sẽ vẫn tồn tại.”
Tìm kiếm những niềm tin nắm giữ những từ “nên”, “phải” hoặc “buộc phải”. Vấn đề nằm ở đó.
Bạn được quyền mơ uớc, muốn và khát khao. Không ai nói rằng bạn cần phải là một cục đá vô cảm.
Trong cuốn “Làm thế nào để ngoan cố từ chối làm mình khốn khổ về mọi thứ – phải, mọi thứ.” Có câu:
Tôi rất muốn hoặc thích sự thành công, sự chấp nhận, hoặc sự an ủi,” và rồi kết thúc với kết luận, “Nhưng tôi không nhất thiết phải có nó. Tôi sẽ không chết nếu thiếu nó. Tôi có thể hạnh phúc (mặc dù không hạnh phúc bằng) khi không có nó.”
Nhưng bạn không thể ra lệnh vũ trụ chiều theo ý của bạn được. Đó là nơi sự thất vọng và và cơn giận xâm lấn- bởi vì cái khẳng định như thần đó không hề có lý tí nào.
Trong cuốn “Làm thế nào để ngoan cố từ chối làm mình khốn khổ về mọi thứ – phải, mọi thứ.” Có đoạn:
Khi bạn khăng khăng rằng bạn luôn phải có được hoặc làm được một điều gì đấy, bạn thuờng suy nghĩ thế này: “Bởi vì tôi muốn hoặc thích sự thành công, chấp nhận, hoặc ham muốn, tôi hoàn toan, trong tất cả điều kiện thực tế, phải có nó. Và nếu không có nó, tôi nhất định phải có, nó thật tệ hại, tôi không thể chịu được, tôi là một người kém cỏi trong việc sắp xếp để có được nó, và cả thế giới là một nơi tồi tệ vì đã không cho tôi cái tôi muốn! Tôi chắc là tôi sẽ không bao giờ có được nó, và vì thế tôi không thể hạnh phúc với tất cả!”
Khi bạn nổi giận, nản chí hoặc tuyệt vọng, hãy tìm ra những suy nghĩ vô lý của bạn.
“Mọi người nên đối xử tốt và công bằng với tôi mọi lúc.” Nghe hợp lí chứ? Không hề.
“Tôi phải thành công. Nếu không, tôi là một kẻ thất bại.” Thật à?
“Người này phải yêu tôi bằng không thì tôi sẽ chết.” Không, không, không bạn sẽ không chết.
Trong cuốn “Làm thế nào để ngoan cố từ chối làm mình khốn khổ về mọi thứ – phải, mọi thứ.” Có đoạn:
Bạn đang lo âu và quá quan tâm về điều gì? Gặp những người lạ? Làm tốt công việc? Có được sự chấp thuận của người bạn thích? Vượt qua một kì thi hay một bài kiểm tra? Làm tốt tại buổi phỏng vấn xin việc? Chiến thắng một bàn tennis hoặc cờ vua? Được nhận vào một trường tốt? Biết được rằng bạn mắc một căn bệnh hiểm nghèo? Bị đối xử bất công? Tìm kiếm mệnh lệnh hoặc yêu cầu cho sự thành công hoặc chấp thuận chính là thứ tạo ra sự lo âu và quá bận tâm. Vậy cái gì là nên, phải, buộc phải?
Việc tranh cãi với niềm tin vô lý của bạn sẽ thay đổi ngay lập tức tất cả mọi thứ? Không.
Nhưng khi bạn bắt đầu tranh luận bạn sẽ thấy những mong đợi của bạn không phù hợp với thực tế. Và dần dần, những mong đợi sẽ bắt đầu thay đổi.
Tổng kết
Nó đơn giản như ABCD. Lần tới khi bạn nổi sùng lên và siết chặt nắm đấm của bạn, hãy thử:
A (adversity) là Nghịch cảnh. Giống như việc kẹt xe. Xin lỗi, không có thần đèn nào có thể giúp bạn mang nó đi.
B (belief) là niềm tin. Hãy xác định những niềm tin với những từ rắc rối: cần, nên và phải. “Giao thông không nên tệ thế này.” Không hợp lý. Giao thông là như vậy đấy. Xin lỗi.
C (Consequences) là hậu quả. Bạn đấm vào tay lái và huyết áp tăng vọt.
D (Dispute) là tranh chấp. Bạn đang đòi hỏi vũ trụ và tất cả mọi người chiều theo mong muốn của bạn? Điều đó có hợp lý? Không đời nào. Bạn có thể muốn, bạn có thể uớc và bạn chắc chắn có thể cố hết sức trong tương lai, nhưng bạn không thể yêu cầu nếu bạn muốn sống vui vẻ và lành mạnh.
Cuộc sống không phải là hoàn hảo. Mọi người không hoàn hảo. Bạn thân mến, bạn cũng không hoàn hảo. Và điều đó bình thường. Nhưng có niềm tin rằng một trong những điều “nên” là cách mà bạn muốn gây cho bạn rất nhiều đau khổ không cần thiết.
Nhiều suy nghĩ trong số niềm tin vô lý của bạn không rõ ràng để nhận thấy ngay lập tức. Đôi khi bạn sẽ phải nhìn sâu hơn để tìm thấy chúng. Và bạn sẽ cần phải tranh cãi với chúng một hồi để tìm ra lí do thích đáng để đá chúng ra khỏi đầu. Nhưng bạn chắc chắn cải thiện được theo thời gian.
Epictetus, nhà triết học lớn thời Stoic, nói gì vào thế kỷ đầu tiên trước công nguyên?
Mọi người bị làm phiền không phải bởi những thứ bên ngoài, mà bởi cách họ nhìn chúng.
Shakespeare đã viết gì trong Hamlet?
Chẳng có gì là xấu hay tốt, nhưng suy nghĩ khiến nó trở thành như vậy.
Còn Đức Phật?
Chúng ta là những gì chúng ta nghĩ. Tất cả những gì chúng ta nảy sinh ra đều bắt đầu với những suy nghĩ. Với những suy nghĩ đó, chúng tôi tạo ra thế giới.
Hiếm khi bạn có thể thay đổi thế giới. Nhưng bạn luôn có thể thay đổi suy nghĩ của bạn.
Và đó có thể làm cho bạn rất hạnh phúc.
Bo Minh dịch
Nguồn: A psychologist discovered the secret to never getting frustrated