Lịch Sử và Văn Minh

Vấn đề về tranh cãi giữa Galileo và Giáo Hội Công Giáo La Mã

Vụ kết án Galileo bởi tòa án dị giáo Công giáo vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Công giáo có thực sự phủ nhận khám phá của Galileo?

galileo truoc toa an di giao Cong Giao
Đăng ngày:

Thời gian gần đây thấy có một số bài viết về vụ án Galileo và Giáo hội Công Giáo La Mã với nội dung bênh vực Giáo hội, cho rằng Giáo hội không áp bức tư tưởng khoa học thậm chí còn pro khoa học và đổ ngược tội lỗi lên đầu Galileo và các nhà thiên văn học khác cùng thời. Trong các trang web về tôn giáo, đây cũng là lập luận thường thấy, mô tả Giáo hội Công Giáo như là những người bảo vệ đức tin, có tư tưởng cởi mở đã ủng hộ Galileo và các nhà thiên văn học khác nhưng lại bị họ sỉ nhục, lừa dối……

Những lập luận như thế khá là….mị dân và cố tình lờ đi bản chất của vấn đề. Những người ủng hộ giáo hội đã cố tình không giải thích về hai lý thuyết về cấu tạo vũ trụ vào thời kỳ này là “Thuyết nhật tâm” và “Thuyết địa tâm” cũng như lý do tại sao Giáo hội lại ủng hộ thuyết “Địa tâm”. Các lập luận này cũng không đề cập đến thái độ của Giáo hội với thuyết Nhật tâm hoặc cố tình mô tả giảm nhẹ thái độ của Giáo hội với lý thuyết này. Điều đó khiến cho người đọc không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về vấn đề được nêu mà chỉ nhận được 1 vài thông tin rời rạc liên quan đến vụ án về hai lý thuyết này, từ đó hiểu có thể dẫn đến hiểu sai vấn đề

Trước hết để hiểu được vụ việc của Galileo và thái độ của Giáo hội Công Giáo La Mã đối với vụ việc chúng ta phải tìm hiểu về 2 lý thuyết “Nhật tâm” và “Địa tâm” cũng như thái độ của Nhà thờ Công giáo với 2 lý thuyết này.

1. Thuyết Địa tâm

Trong thiên văn học, mô hình địa tâm (tiếng Anh: geocentric model; từ tiếng Hy Lạp: geo “Trái Đất” và kentron “trung tâm”) của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt Trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó. Hệ này được coi là hình mẫu tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Aristotle và Ptolemaios, cũng như đa số các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận rằng Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao, và những hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường đều quay quanh Trái Đất. Các ý tưởng tương tự cũng đã xuất hiện ở thời Trung Quốc cổ đại.

Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu, không giống với mô hình Trái Đất phẳng từng được đưa ra trong một số thần thoại. Người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng những sự chuyển động của các hành tinh đi theo đường tròn chứ không phải hình elíp. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận trước thế kỷ XVII.

“Thuyết địa tâm” được nhiều người tin theo bởi nó phù hợp với các quan sát thông thường. Đầu tiên, khi nhìn lên bầu trời chúng ta luôn thấy rằng, mặt trời, mặt trăng và các thiên thể chuyển động xung quanh trái đất. Tiếp theo, nếu Trái Đất thực sự chuyển động, thì các chòm sao phải có các vị trí khác nhau mỗi đêm. Nói gọn, những hình dạng của các chòm sao phải thay đổi do vị trí của trái đất thay đổi, và sự thay đổi này phải quan sát được. Trên thực tế, các ngôi sao ở quá xa so với Mặt trời và các hành tin tới mức chuyển động của chúng (thực sự có tồn tại) không thể quan sát thấy cho đến tận thế kỷ XIX. Vì không thể quan sát thấy thị sai nên bất cứ một thuyết nào khác ngoài mô hình địa tâm đều bị bác bỏ. Một lập luận có nhiều ảnh hưởng khác là Sao Kim luôn có độ sáng ổn định trong mọi khoảng thời gian “và vì thế nó luôn ở cùng một khoảng cách so với Trái Đất”. Trên thực tế điều đó xảy ra bởi vì phần ánh sáng mất đi trong các tuần của nó bù trừ cho kích thước biểu kiến thay đổi theo khoảng cách của Sao Kim với Trái Đất. Những lập luận khác, bao gồm ý tưởng do Aristotle đưa ra cho rằng những vật thể to lớn như Trái Đất theo trạng thái tự nhiên phải đứng yên và rằng phải cần có nhiều lực mới có thể làm chúng chuyển động. Một số người cũng tin rằng nếu Trái Đất quay quanh trục của nó thì không khí và các vật thể trên Trái Đất (như chim hay mây) sẽ bị bỏ lại đằng sau.

2. Thuyết Nhật tâm

Trong thiên văn học, mô hình nhật tâm là lý thuyết cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ và/hay của Hệ Mặt Trời. Từ này (heliocentrism) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (helios = “Mặt Trời” và kentron = “trung tâm”). Về mặt lịch sử, hệ nhật tâm đối lập với hệ địa tâm và hiện nay là với thuyết địa tâm hiện đại, cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm. (Sự phân biệt giữa Hệ Mặt Trời và Vũ trụ là không rõ ràng cho tới tận thời hiện đại, nhưng đặc biệt quan trọng cho sự tranh cãi về vấn đề vũ trụ học và tôn giáo.) Trong thế kỷ XVI và XVII, khi lý thuyết này được Copernicus, Galileo và Kepler đưa ra và ủng hộ, nó trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi lớn.

Những dấu vết sớm nhất về một ý tưởng đi ngược trực giác cho rằng Trái Đất trên thực tế đang quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời là trung tâm của Hệ Mặt Trời (và đó chính là khái niệm của thuyết nhật tâm) đã được tìm thấy trong nhiều văn bản kinh Vệ Đà tiếng Phạn được viết trong thời Ấn Độ cổ đại. Yajnavalkya (khoảng thế kỷ 9–thế kỷ 8 TCN) ghi nhận rằng Trái Đất có hình cầu và rằng Mặt Trời là “trung tâm của vũ trụ” như được miêu tả trong kinh Vệ đà ở thời ấy.

Heraclides xứ Pontus (thế kỷ thứ IV TCN) đã giải thích chuyển động biểu kiến hàng ngày của các thiên thể thông qua sự tự quay của Trái Đất, và có lẽ cũng đã nhận ra rằng Sao Thủy và Sao Kim quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, người đầu tiên đề xuất hệ nhật tâm là Aristarchus xứ Samos (khoảng 270 TCN). Không may thay những ghi chép của ông về hệ nhật tâm không còn nữa, nhưng chúng ta có được một số thông tin chủ chốt của hệ thống nay thông qua các tác giả khác (người quan trọng nhất là Archimedes, ông sống ở thế kỷ thứ III TCN và vì thế có được kiến thức trực tiếp từ các tác phẩm của Aristarchus). Khi Aristarchus viết các tác phẩm của mình, kích thước Trái Đất đã được Eratosthenes tính toán khá chính xác.

Mô hình nhật tâm của Aristarchus được Archimedes đề cập tới trong cuốn Người đếm cát. Mục đích của cuốn sách này là chứng minh rằng những con số cực lớn, thậm chí số lượng những hạt cát đủ để lấp đầy vũ trụ, cũng có thể được thể hiện bằng toán học và không nên biểu diễn chúng một cách ước lượng là “vô vàn”. Ông đã lấy mô hình vũ trụ rộng lớn nhất từng có, mô hình vũ trụ Aristarchus, để tính toán số lượng cát cần thiết đổ đầy vào đó. Chỉ ra rằng về mặt toán học, sẽ không có ý nghĩa gì khi nói về một tỷ lệ giữa bề mặt của một mặt cầu và tâm của nó, bởi vì nó không có độ rộng lớn, Archimedes kết luận rằng khoảng cách giữa các định tinh có cùng quan hệ với bán kính của quỹ đạo Trái Đất bởi vì quỹ đạo đó cũng có quan hệ với chính Trái Đất.

3. Thái độ của Nhà Thờ Công Giáo với 2 lý thuyết về cấu tạo Vũ trụ

Giáo hội Công giáo ủng hộ nhiệt thành cho thuyết Địa Tâm. Vào thế kỷ XIII. Thomas Aquinas, một linh mục, giáo sĩ, nhà thần học có ảnh hưởng trong chủ nghĩa kinh viện đã dùng 5 năm nghiên cứu để hòa lẫn triết học Aristotle với sự rao giảng của Giáo hội Công giáo La mã (The Life of Thomas Aquinas: A Dissertation of the Scholastic Philosophy of the Middle Ages – Hampden, Renn Dickson), kết quả là sự pha trộn giữa thuyết lai tạp của Aristotle và thuyết của Aquinas đã trở thành tín điều căn bản của Giáo Hội La Mã. Kito Giáo dựa trên những hiểu biết mang tính biểu tượng về giới tự nhiên. Theo cách lý giải của giáo lý Thiên chúa giáo, toàn bộ Vũ trụ là sự sáng tạo của Thượng đế toàn năng và tuyệt đối và mục đích của con người là trở lại với Vương Quốc của Chúa sau khi rời bỏ Thế gian này. Qua những lời tuyên bố này, Vũ trụ cũng có thể được hiểu là văn bản chứa đựng một số thông tin mang tính biểu tượng liên quan đến sự cứu rỗi con người (Chúa tạo ra thế giới theo cách như vậy vì Ngài yêu con người và muốn giúp đỡ họ).

Sự hiểu biết về thế giới thông qua chiếc chìa khóa tượng trưng cũng là nét đặc trưng của truyền thống Do Thái cổ xưa chứa đựng cội nguồn của Kitô giáo. Bên cạnh đó, bước ngoặt thần học trong việc giải thích bắt đầu từ lời dậy của Chúa Giêsu, người sẽ chỉ đường đến với vương Quốc của Chúa cho những người công chính. Ý tưởng về sự cứu rỗi con người là một trong những ý tưởng chính trong Cơ đốc giáo. Đó là lý do tại sao những nỗ lực giải thích Vũ trụ thông qua lăng kính thần học đã trở thành một hệ thống các biểu tượng giúp mô tả thế giới xung quanh một tín đồ như sự mặc khải tự nhiên của Chúa. Là cơ sở của hệ thống biểu tượng này, những người theo đạo Cơ đốc đã sử dụng cách tiếp cận địa tâm đối với Vũ trụdo các lý thuyết của Aristotle và Ptolemy hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Giáo hội về cấu tạo của vũ trụ. Mục đích của cách giải thích này chỉ mang duy nhất ý nghĩa thần học và không liên quan gì đến thiên văn học.

Các nguyên lý chính của hệ thống này là cấu trúc về vũ trụ được chia ra thành 2 phần: Thiên đường và mặt đất. Trong đó mặt đất là trung tâm của sự sáng tạo với thiên đường ở phía trên. Điều này khẳng định vị trí của con người là tạo vật đặc biệt của chúa trời và Mặt đất như một nơi đặc biệt được chúa trời tạo ra với ý định sẽ ban cho con người quyền cai quản (Sách sáng thế 1:28). Mặt trời được tạo ra bởi thiên chúa và mang tính biểu tượng cho những phẩm chất siêu phàm của Ngài, Mặt trời là vĩnh cửu và di chuyển không ngừng trên Thiên đường; nó là nguồn ánh sáng duy nhất (có rất nhiều mô tả mang tính biểu tượng về bản chất của Chúa thông qua hình ảnh tượng trưng về ánh sáng hoặc ngọn lửa trong Kinh thánh và các tác phẩm của các nhà thần bí Cơ đốc giáo). Trái đất không có Mặt trời nằm dưới bóng tối của màn đêm: có rất nhiều mối nguy hiểm cho con người vào ban đêm. Bóng tối chứa đựng sự thiếu hiểu biết, bất lực và những phẩm chất khác trái ngược với những phẩm chất truyền thống được gán cho Chúa. Trái đất có thể đóng vai trò là hiện thân tốt nhất của sự thụ động khi Mặt trời đại diện cho sức mạnh chủ động của thế giới. Thần học Cơ đốc giáo tồn tại theo đối với cách hiểu cấu trúc như vậy về Vũ trụ và Trái đất với tư cách là biểu tượng của tính thụ động không thể di chuyển như Copernicus tuyên bố, cũng như Mặt trời không thể bất động.

Do đó, việc thách thức quan điểm cho rằng vạn vật xoay quanh Trái đất không chỉ đơn thuần là một vấn đề khoa học, mà còn là một vấn đề tôn giáo. Do đó, tại sao mãi đến thế kỷ 16 nó mới bị thách thức với việc xuất bản cuốn sách De Revolutionibus orbium coelestium (Về các vòng quay của các thiên thể) của Nicolaus Copernicus, cuốn sách mà ông chỉ xuất bản sau khi đã qua đời để tránh gây tranh cãi.

4. Tranh cãi về thuyết Nhật Tâm

Cuối thế kỷ XVI và trong Thế kỷ XVII, một số nhà khoa học đã bắt đầu đưa ra những lý giải về thuyết “Nhật Tâm” đi ngược lại quan điểm của Giáo hội về cấu tạo của vũ trụ. Nhưng cách ứng xử của Giáo hội với từng cá nhân rất khác nhau, Copernicus hầu như không gặp vấn đề gì lớn ngoài sự chỉ trích gay gắt từ phía các cộng đồng Tôn giáo, trong khi Galileo bị đưa ra tòa án dị giáo và bị phán án tù (sau đó thay bằng quản thúc tại gia) sau khi đồng ý tuyên bố từ bỏ những quan điểm “sai trái”. Giordano Bruno, một tu sĩ dòng đa minh với những ý tưởng mới mẻ về vũ trụ đã không chịu từ bỏ niềm tin của mình và bị thiêu sống. Tại sao lại có sự đối xử khác nhau như vậy?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng dù Giáo hội ủng hộ thuyết Địa Tâm nhưng họ cũng không thể che dấu sự thật rằng thuyết Nhật tâm đã tồn tại từ lâu và cũng không thể hoàn toàn cấm mọi người nhắc đến lý thuyết này, và trong suốt nhiều thế kỷ, họ cũng không có gì phải lo sợ vì phần lớn các quan điểm đều ủng họ thuyết địa tâm. Khi Copernicus xuất bản cuốn “De revolutionibus orbium coelestium”, cuốn sách được coi là một cuộc cách mạng thực thụ, trong cuốn sách của mình Copernicus đã đưa ra nhiều giả thuyết về chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời và tính toán chính xác vị trí của các hành tinh đã biết, đồng thời đưa ra giả thuyết để giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất…. Nhưng nhìn chung Copernicus nhận phản ứng nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp của mình rất nhiều, do vài lý do. Thứ nhất, Copernicus chỉ xuất bản cuốn sách này sau khi ông đã chết, để tránh gây tranh cãi, thứ hai, Copernicus lựa chọn từ ngữ cho cuốn sách của mình hết sức cẩn thận, bằng cách sử dụng các mệnh đề giả định, ví dụ như ông viết “that if the earth were in motion then the observed phenomenon would result”.

Chiến tranh Punic, thảm họa Carthage với đế chế La Mã
Thời kỳ Homer và các thành bang Hy Lạp cổ đại
Trọng lượng giáp trụ của hiệp sĩ châu Âu Trung Cổ

Điều này có nghĩa là Copernicus chỉ đơn giản là đưa ra các giả thuyết mới dựa trên một giả thuyết đã tồn tại cả nghìn năm và không công khai ủng hộ giả thuyết này hoặc không thừa nhận những gì mình viết là chân lý. Giáo hội Công Giáo vào thời điểm đó không cấm việc nói đến Thuyết Nhật tâm, nhưng không tha thứ cho những hành vi công khai ủng hộ lý thuyết này, điều mà thật không may là Galileo đã không tránh được. Năm 1616, Giáo hội đã yêu cầu Galileo “không tin hay bảo vệ” ý tưởng rằng Trái Đất di chuyển và Mặt Trời đứng yên ở trung tâm và trong nhiều năm Galileo đã cố gắng đứng ngoài cuộc tranh cãi về vấn đề này. Năm 1623, Giáo hoàng Ubrano VIII lên ngôi, và là người ủng hộ nhiệt tình của Galileo, trong bối cảnh Galileo đang viết một cuốn sách về thuyết Nhật tâm, cuốn “Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính”. Dù là bạn của Galileo và và người ủng hộ ông, Giáo hoàng đã động viên ông hoàn thành cuồn sách và đưa vào cuốn sách cả hai lỹ lẽ ủng hộ và phản đối thuyết Nhật tâm, đồng thời cũng cẩn thận khuyến cáo Galileo không thể hiển quan điểm của mình. Trong khi viết cuốn sách đã có một số hiểu lầm tai hại xảy ra, khiến cho cuốn sách nghe có vẻ như đang ủng hộ thuyết Nhật tâm của Copernicus. Dù nhiều nhà sử học hiện đại cho rằng Galileo không cố tình làm điều đó, nhưng dù thế nào thì việc này cũng khiến Galileo mất đi người ủng hộ duy nhất của mình trong Giáo hội. Galileo bị gọi ra trước toà vì nghi ngờ dị giáo năm 1633. Phán quyết của Toà án dị giáo nằm trong ba phần chính:

– Galileo bị xác định “rất nghi ngờ về dị giáo”, nói rõ là đã tin vào các ý kiến rằng Mặt Trời nằm im ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất không phải trung tâm vũ trụ và chuyển động, rằng một người có thể tin vào và bảo vệ một ý kiến coi nó là đúng sau khi nó đã bị tuyên bố là trái ngược với Kinh Thánh linh thiêng. Ông bị yêu cầu “từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm” các ý kiến đó

– Ông bị ra lệnh bỏ tù; phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia.

– Cuốn Đối thoại của ông bị cấm; và trong một hành động không được công bố tại phiên xử, việc xuất bản mọi tác phẩm của ông bị cấm, gồm cả những tác phẩm ông có thể viết trong tương lai.

(Bản dịch của Finocchiaro về bản án của Tòa thánh đối với Galileo)

Giordano Bruno, người đi xa hơn tất cả, ông đã đề xuất tầm nhìn về một vũ trụ không giới hạn, với mỗi ngôi sao là một mặt trời và mỗi mặt trời đều có các thế giới xung quanh, và hơn nữa có khả năng rằng tại các thế giới này thậm chí còn có thể hình thành sự sống. Ông cũng khẳng định rằng vũ trụ là bao la vô tận và do vậy không có thiên thể nào ở “trung tâm”. Giả thuyết này của ông đe dọa nghiêm trọng quan niệm truyền thống của Nhà thờ cho rằng thế giới của chúng ta là độc nhất và con người là độc nhất, từ đó phá bỏ vị thế đặc biệt của nhân loại như tạo vật độc đáo nhất của Chúa trời. Quan điểm phiếm thần của ông cũng là một vấn đề bị lưu ý nghiêm trọng.[4] Tòa án đã kết tội và ông bị hỏa thiêu tại Roma vào năm 1600.

Ngày nay chúng ta đã biết cả thuyết Nhật tâm và thuyết Địa tâm đều sai, cả trái đất và mặt trời đều không phải trung tâm của vũ trụ, Vũ trụ bao gồm vô vàn các giải ngân hà, mỗi giải ngân hà có hàng tỉ ngôi sao, hệ mặt trời với rất nhiều kích thước khác nhau, tất cả các hành tinh, ngôi sao, giải ngân hà đều đang chuyển động, trong vũ trụ không có gì đứng im, việc đâu là tâm của vũ trụ vẫn là một chủ đề tranh luận và giới khoa học hiện nay vẫn không có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này. Bruno đưa ra kiến giải đáng chú ý nhưng ông không phải là một nhà khoa học, giả thuyết của ông chỉ là một sự đoán mò vì ông không có bằng chứng nào hỗ trợ cho giả thuyết này. Dù được chứng minh là sai một phần hoặc không chính xác, thuyết Nhật tâm hay kiến giải của Bruno về vũ trụ đều là những giả thuyết quan trọng góp phần giúp nhân loại nhận thức rõ hơn về Vũ trụ, chúng đưa con người ra khỏi tầm quan sát thị sai thông thường, đưa ra những giả thuyết mang tính khoa học đầu tiên, và tạo ra những đích ngắm cho những nhà khoa học thế hệ sau hướng tới, cho dù chỉ là để phủ định những lý thuyết này, từ đó tìm ra chân lý thực sự. Nhưng ngay từ đầu, việc tranh cãi giữa thuyết địa tâm và nhật tâm chưa bao giờ là cuộc tranh cãi về sự “đúng – sai” mà là việc duy trì quan điểm của Giáo hội và bảo vệ thuyết địa tâm, vì thuyết này phù hợp với quan điểm của Giáo hội về vũ trụ, và từ đó bảo vệ được quyền lực linh thiêng của Giáo hội công giáo La Mã.

Vì vậy phải nói rõ 1 điều rằng, Giáo hội thừa nhận sự tồn tại của thuyết Nhật tâm nhưng sẽ không tha thứ cho ai ủng hộ học thuyết này. Trong thời kỳ này, một nhà thiên văn học có thể viết về thuyết Nhật tâm nhưng không được thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Giáo hội Công giáo La mã không tha thứ cho bất cứ quan điểm khoa học nào thách thức quyền lực truyền thống của Nhà thờ, họ chỉ bỏ qua những giả thuyết khoa học không ảnh hưởng đến quản điểm truyền thống của Nhà thờ về Thế giới, ví dụ như tranh cãi về trái đất tròn hay phẳng, Nhà thờ không can thiệp vào tranh cãi này vì vấn đề trái đất tròn hay phẳng không liên quan gì đến quyền lực của Giáo hội và nhận thức truyền thống của Thiên chúa giáo về thế giới. Nhưng nếu bạn nói to lên rằng “Trái đất đã 4,5 tỉ năm tuổi” thì bạn sẽ bị kết tội dị giáo và bị tống vào ngục trước khi kịp nói hết câu.

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN