Lịch Sử và Văn Minh

Chuyện về người cá ở Tây Ban Nha

Câu chuyện huyền thoại về người hóa cá tại một làng nhỏ của Tây Ban Nha từng làm đau đầu các nhà sử học và giới nghiên cứu suốt hai thế kỷ nay

nguoi ca tay ban nha
9 views

Câu chuyện huyền thoại về người hóa cá tại một làng nhỏ của Tây Ban Nha từng làm đau đầu các nhà sử học và giới nghiên cứu suốt hai thế kỷ nay cuối cùng đã được nhà báo và là nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha Iker Jimenez Elizari điều tra và làm rõ vào năm 1997…

Vấn đề ở chỗ suốt hai thế kỷ nay, không ai có thể tìm được bất cứ tài liệu nào cho thấy manh mối câu chuyện nửa thực nửa hư về một thanh niên hóa thành cá ở Lierganes, một ngôi làng nhỏ thuộc vùng xa xôi hẻo lánh của xứ Cantabria ở cực Bắc của Tây Ban Nha. Trong thế kỷ 19 và 20, giới nghiên cứu chỉ có thể tìm hiểu sự việc qua lời kể của những người dân sở tại vốn cũng chỉ từng được các thế hệ cha ông kể lại về sự kiện này. Bao nhiêu công sức “mò kim đáy bể” cuối cùng đã được đền bù xứng đáng – trong căn nhà kho ẩm thấp của một tu viện trong vùng, Iker Jimenez Elizari đã tìm thấy một số ghi chép của các linh mục từng chứng kiến sự việc. Bức tranh toàn cảnh của sự kiện “người hóa cá” có thể được phục dựng như sau:

Thần đồng bơi lội

Ở làng Lierganes, nơi có con sông Miera chảy qua, có một chàng trai tên Francisco Vega Casar, từ 5 tuổi đã bơi lội giỏi như rái cá, thậm chí giỏi hơn rất nhiều so với các ngư dân cự phách trong vùng. Chiều chiều, người dân trong làng xúm đông trên cây cầu cũ để chiêm ngưỡng tài năng của thần đồng bơi lội và tỏ ra vô cùng thích thú khi được nhìn thấy cậu bé biểu diễn những động tác rất khó ở dưới nước. Năm1672, khi lên 16 tuổi, Francisco Vega Casar đi đến Vizcaya Las Arenas để học làm thợ mộc. Sau hai năm học nghề, Francisco bắt đầu làm việc trong xưởng mộc của các ông chủ người Basques và mỗi buổi chiều chàng đều đi tắm sông. Ngay hôm trước lễ thánh John năm 1674, khi đi tắm cùng nhóm bạn thợ mộc, Francisco đột nhiên quyết định bơi xuống cửa sông Nervion đổ ra vịnh Biscay.

Vừa cởi xong quần áo, chàng đã nhảy tùm xuống nước. Dòng nước ngầm rất mạnh đã cuốn Francisco ra xa bờ và chỉ trong giây lát chàng đã biến mất khỏi tầm nhìn của mọi người. Biết Francisco bơi rất giỏi nên các bạn hy vọng rằng chàng sẽ nhanh chóng ngoi lên. Nhưng than ôi… Sáng hôm sau, mẹ chàng, bà Maria Casar, nhận được hung tin rằng con trai bà đã bị con nước hung dữ của biển Cantabria cướp đi mạng sống. Thomas, Juan và Jose, ba người anh em của Francisco xấu số, đã tìm mọi cách để kiếm và vớt xác người quá cố. Họ leo lên những vách đá dốc đứng ven biển dõi mắt xuống mặt nước và lặn ngụp khắp các vùng biển ven bờ với hy vọng tìm thấy xác. Nhưng những nỗ lực tìm kiếm đã không mang lại kết quả nào và cuối cùng người ta cho rằng xác chàng trai dũng cảm đã bị sóng biển cuốn ra ngoài khơi xa và đã thành mồi cho cá mập. 5 năm trôi qua và mọi người quên dần câu chuyện đau lòng này…

Quỷ biển

Thế rồi vào tháng 2/1679, tại vùng vịnh Cadiz (nằm ở cực Nam của Tây Ban Nha), ở độ sâu không lớn, các ngư dân thường xuyên nhìn thấy một sinh vật lạ cố gắng bơi về phía họ. Sinh vật này có thân hình kỳ lạ – rất giống người – khiến họ vô cùng kinh ngạc và sợ hãi. Đặc biệt, nó thường gỡ những con cá mắc lưới mà ngư dân chưa kịp kéo lên, hoặcđể ăn, hoặc để thả ra. Tin đồn lan truyền khắp Andalusian và người ta bắt đầu giăng lưới với mồi nhử là thịt và bánh mì để bắt tên trộm cá bí ẩn. Nhưng lưới bẫy chẳng ăn thua gì đối với sinh vật cực kỳ khôn ngoan này. Nhiều lần nó vào lưới, cuỗm mồi và nhanh chóng thoát ra khỏi lưới khiến mọi người không kịp trở tay để kéo lưới lên. Nhưng ngư dân trong vùng không chịu bó tay – họ tổ chứcđánh bắt tập thể, dùng nhiều tàu thuyền bủa vây mọi hướng. Cuối cùng thì “quái vật” cũng sa lưới và bị kéo vào bờ. Các ngư dân chết lặng. Tù nhân của họ là một người đànông trẻ, cao khoảng1,8m, với làn da nhợt nhạt gần như trong mờ và mái tóc dài màu đỏ lửa. Từ cổ họng đến vùng mu có một vệt vảy trông giống như vảy cá. Sau lưng, dọc theo xương sống, cũng có một vệt vảy tương tự. Các ngón tay kết nối với nhau bằng một màng mỏng màu nâu, giống như chân vịt. Tù nhân kỳ lạ này rên rỉ và tru lên như loài vật. Phải hàng chục người đànông lực lưỡng xúm vào mới có thể ngăn giữ, không cho anh ta bỏ chạy. “Sinh vật bí ẩn” này được đưa vào tu viện dòng Phanxicô. Tu viện trưởng Domingo Cantolla rất kinh ngạc và làm mọi chuyệnđể tìm hiểu điều gì đã xảy ra.

[block id=”luu-ban-nhap-tu-dong”]

Trước tiên, ông ra lệnh thực hiện một loạt nghi lễ trừ tà nhằm trục xuất ma quỷ ra khỏi cơ thể kỳ lạ ấy. Sauđó, ông mời Juan Rosendo, một người biết nhiều thứ tiếng nước ngoài đếnđể “nói chuyện” với người cá. Suốt ba tuần liền, Juan Rosendo kiên trì “thẩm vấn” người cá bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, với hy vọng đối tượng sẽ hiểu những gì người ta cần biết về anh ta. Cuối cùng thì từ miệng người cá cũng bật ra một từ – “Lierganes”. Nơiđây là vùng Cadiz nên không ai có thể hiểuđược từ này, ngoại trừ một người thợ trẻ đến từ Santadera, hiện đang làm việc bán thời gian tại xưởngđóng tàu Andalucia. Anh thợ này biết rằng đó là tên của một ngôi làng nhỏ ở Cantabria thuộc giáo phận Burgos, nằm ven sông Miera. Dù bán tín bán nghi, tu viện trưởng Domingo vẫn cử người vượt ngót ngàn cây số đến làng Lierganes để tìm hiểu.

Không thể trở lại làm người

Câu chuyện về sự biến mất của Francisco Vega Casar 5 năm trước ở cửa sông Nervion được sứ giả báo về tu viện dòng Phanxicô gây chấn động mạnh mẽ. Đầu tháng 1/1680, người cá được đưa về Cantabrian để xác định xem có phải là người thợ mộc mất tích năm nào hay không. Khi xe ngựa vừa đến làng Dehesa (nằm gần làng Lierganes), như thể bị điều khiển bởi bản năng bí ẩn, người cá bỗng nhảy xuống đất và nhìn ngắm xung quanh – rõ ràng là đã nhận ra vùng đất quê hương.

Thế rồi anh ta đi như chạy đến làng Lierganes. Cuối cùng anh đã tìm đúng ngôi nhà của gia đình mình. Bà Maria Casar ngay lập tức nhận ra con trai của mình, liền ôm lấy anh và bật khóc. Các anh em của anh vui mừng khôn xiết. Nhưng rất lạ là người cá không hề biểu lộ niềm vui sum họp với gia đình. Dù sống ngay trong nhà mình, anh vẫn im lặng suốt 2 năm sau đó. Francisco Vega Casar không còn là con người ngày trước. Suốt ngày anh chỉ đi lại quanh quẩn trong sân, thỉnh thoảng bật ra một vài từ như “bánh mì” hay “thuốc lá”, mặc dù anh không hề ăn bánh mì hay hút thuốc. Anh chỉ ăn cá sống và thịt sống, mỗi lần ăn vài ký lô rồi có thể nhịn suốt tuần. Anh không chịu mặc quần áo, vào mùa đông, nếu lạnh quá thì chỉ quấn rong biển khô lên người và nhất định không cho ai cắt đi mớ tóc rất dài và rối của mình. Anh không nằm giường, khi ngủ chỉ nằm sấp trên mặt đất. Suốt hai năm, Francisco sống âm thầm, thờ ơ với tất cả mọi chuyện xung quanh.

Nhưng rồi vào một buổi chiều năm 1682, sau khi giật mình vì nghe tiếng kêu thét của ai đó, Francisco bỗng vùng chạy ra khỏi nhà, nhắm thẳng hướng bờ sông Miera. Mặc cho các nông dân trong làng hết sức cố gắng ngăn chặn, người cá vẫn khéo léo thoát khỏi họ và nhanh chóng lặn xuống nước. Anh đã lặn xuống nước ở đúng vị trí mà thời thơ ấu anh từng biểu diễn những trò lạ của một thần đồng bơi lội. Những người chứng kiến sự việc kể lại rằng Francisco di chuyển dưới nước với tốc độ của cá chứ không phải của người, và rồi “sinh vật kỳ lạ” ấy nhanh chóng biến mất trong dòng sông sương phủ… Từ đó không ai còn biết số phận tiếp theo của Francisco Casar diễn ra như thế nào và câu chuyện người hóa cá ở Tây Ban Nha đã trở thành một dấu hỏi lớn trong lịch sử những điều kỳ lạ của thiên nhiên và con người.

Benito Jeronimo Fahey, một tu sĩ – học giả, người suốt đời chiến đấu không mệt mỏi chống lại những chuyện mê tín dị đoan của Tây Ban Nha ở thế kỷ 17 – 18, trong cuốn sách Những lời chỉ tríchcủa mình, đã dành hàng trăm trang để vạch trần những trò gian lận, lừa bịp, những “phép lạ” linh tinh, nhưng không đả động lời nào về chuyện Francisco. Vì ông tin chắc rằng trường hợp này là có thực.

(Theo Zagadki)

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN