Kiến Thức

Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và những điều ngọt bùi cay đắng

Tứ đại mỹ nhân là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sắc đẹp của họ được mô tả qua 4 cụm ngữ tu từ nổi tiếng để tả mỹ nhân, theo thứ tự là “Trầm ngư” (cá chìm sâu dưới nước); “Lạc nhạn” (chim nhạn sa…

Tứ đại mỹ nhân trung hoa là ai
305 views

Nguyễn Thành Tuệ

Hồng nhan Dương Ngọc Hoàn

Dương Ngọc Hoàn được cổ nhân hình dung là mỹ diễm vô tỷ, phong tình vạn chủng, trí tuệ xuất chúng. 16 tuổi, nàng là vương phi của Lý Mạo, con trai Đường Huyền Tông, nhưng sau đó Huyền Tông tham sắc vong lễ, đã thô bạo đoạt về cho mình.

Dương Ngọc Hoàn được sủng ái nhất ở hậu cung; trong cung, Huyền Tông gọi nàng là nương tử, nghi thể quy chế ngang với hoàng hậu. Năm Thiên Bảo thứ nhất (năm 742), Dương Ngọc Hoàn được phong Quý phi.

Huyền Tông say đắm Dương Quý phi không những vì nàng có tư dung xuất chúng, thân hình đầy đặn, nước da mịn màng, vẻ mặt kiều diễm khó ai sánh kịp mà còn vì tài ca vũ điêu luyện, thông thạo âm luật. Huyền Tông cũng biết âm luật, có thể sáng tác và nhảy múa. Dương Quý phi còn biết chơi đàn tỳ bà, nhảy múa những vũ điệu tiết tấu nhanh của Tây vực.

Có một lần, Huyền Tông muốn dùng nhạc khí nội địa hợp tấu với 5 loại nhạc khí Tây vực. Hôm đó, tinh thần Huyền Tông rất phấn chấn, tay cầm trống hạt (trống thời cổ Trung Quốc, tương truyền có xuất xứ từ dân tộc Hạt); Dương Quý phi tấu đàn tỳ bà, vừa tấu vừa nhảy. Cuộc vui diễn ra thâu đêm.

Huyền Tông mê Dương Quý phi cuồng nhiệt vì nàng không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn rất am hiểu tâm lý nam giới, biết chiều ý Huyền Tông. Mỗi lần nàng cầm phách, ngâm vịnh, ca nhẹ múa chậm, đôi mắt nàng lại đung đưa liếc nhìn Huyền Tông rất mực phong tình, gợi cảm làm cho Huyền Tông khó dứt ra được.

Từ khi có Dương Quý phi bên cạnh, Huyền Tông say mê nàng đến độ “xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi, tùng thử quản vương bất tảo triều” (qua những đêm xuân khi mặt trời đã lên cao mà vua vẫn chưa nghĩ đến thượng triều vào buổi sáng). Thời kỳ này, tiểu gia đình hoàng gia trong môi trường xã hội TQ cũng có nhiều thay đổi. Đây là thời cực thịnh của nhà Đường, hoàng đế trở nên kiêu ngạo và xa xỉ. khó tránh khỏi tình trạng dùng thanh sắc thay trị thế. Huyền Tông dần dần lãnh đạm, không còn hứng thú với chính sự. Dưới sự bợ đỡ của tể tướng và quan hoạn, nhất là sau khi giao nhiều quyền cho Lý Long Phủ và một số người khác, Huyền Tông trở thành người nhàn nhã vô lo, có nhiều thời gian để hưởng thụ thanh sắc.

Đọc thêm:
Thành tựu tri thức của châu Âu đầu thời Trung Cổ
Nhận xét về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ theo Đại Cử tri Đoàn
Đế Chế Thời Kỳ Cuối và sự sụp đổ của La Mã

Lý Long Cơ (tức Đường Huyền Tông) trước khi lên ngôi, ở Lộ Châu rất mê Triệu Lệ phi, sau đó chuyển sang Ư Tiền phi, Hoàng Phủ Đức nghi, Lưu Tài nhân rồi đến Vũ Huệ phi vv.. cuối cùng mới đến Dương Ngọc Hoàn. Do đó, cho dù Huyền Tông say đắm Dương Quý phi đến độ cuồng nhiệt như vậy nhưng cũng chỉ sắc, tuyệt nhiên không phải vì tình. 

Võ Tắc Thiên – từ hoàng hậu đến nữ hoàng

Sau khi Đường Cao Tông băng hà, Võ Tắc Thiên trở thành bà goá cô đơn lạnh lẽo, tính khí thất thường.

Nhưng vào một ngày, công chúa Thiên Kim ngẫu nhiên phát hiện một chàng trai giang hồ phiêu bạt, có thân hình tráng kiện, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú tên là Phùng Tiểu Bảo, quê ở Ngạc (nay là huyện Vu, tỉnh Thiểm Tây), lập tức phái người triệu anh ta vào cung, tự mình tắm gội, thay quần áo mới cho Tiểu Bảo và đưa chàng đến tặng Võ Tắc Thiên. Khi đó, Tiểu Bảo vừa qua tuổi 30, việc “hầu hạ” trong phòng ngủ tỏ ra là tay cao thủ. Rất nhanh, Tiểu Bảo được Võ Tắc Thiên sủng ái.

Để cho Phùng Tiểu Bảo ra vào cung được hợp tình hợp lý, Võ Tắc Thiên nghe theo kế sách của công chúa Thiên Kim, biến anh ta thành một tăng nhân, cho học kinh điển Phật giáo và sửa chữa chùa Danh lợi Bạch mã ở Lạc Dương để Phùng Tiểu Bảo trụ trì. Phùng Tiểu Bảo được đổi tên thành Tiết Hoài Nghĩa.

Tiết Hoài Nghĩa là người thông minh, thông thạo nhiều việc. Không lâu sau đó, Tiết tỏ ra không vừa lòng với việc hầu hạ Võ hậu. Đến năm thứ 4 Thuỷ Cũng (năm 688), Tiết được giao việc tổ chức xây dựng Minh Đường và Thiên Đường. Trong một thời gian không lâu, với tài năng của Tiết Hoài Nghĩa, hai công trình nêu trên được mọc lên rất hùng vĩ, hoa lệ làm nhiều người kinh ngạc. Do có công, Tiết Hoài Nghĩa được cất nhắc làm chánh tam phẩm tả võ vệ đại tướng quân, phong làm Lương Quốc công. Tiết còn mấy lần được đảm nhiệm đại tổng quản, thống soái quân đội viễn chinh Đột Quyết (dân tộc thiểu số thời cổ TQ).

Tiết Hoài Nghĩa lợi dụng tín ngưỡng đối với Phật Di Lặc đang thịnh hành thời đó, cùng với tăng Pháp Minh và một số tăng nhân khác viết “Đại Vân Kinh” (4 tập) tặng cho Võ Tắc Thiên, gọi Võ Tắc Thiên là hạ sinh của Phật Di Lặc, phải được trở thành thiên tử. Đó là vũ khí tư tưởng cho Võ Tắc Thiên chống lại quan điểm nam tôn nữ ti của Nho giáo để ngồi vào ngai vàng một cách danh chính ngôn thuận. Võ Tắc Thiên xưng đế vào năm Canh Dần (năm 690), đổi quốc hiệu thành Chu.

Sau khi trở thành “thiên tử”, Võ Tắc Thiên sủng ái ngự y Thẩm Nam Mậu và đối xử lãnh đạm với Tiết Hoài Nghĩa. Tiết phẫn uất đốt luôn Minh Đường. Ban đầu Võ Tắc Thiên không truy cứu, nhưng Tiết Hoài Nghĩa càng ngang ngược nên nữ hoàng phải sai người ám sát Tiết.

Sau khi Tiết Hoài Nghĩa chết, ngự y trung Thẩm Nam Mậu cũng đã đến tuổi trung niên, khó đám ứng yêu cầu của nữ hoàng. Trên 70 tuổi, nữ hoàng cảm thấy phiền muộn, hỷ nộ thất thường, la mắng các nữ hầu bất cứ lúc nào.

Lại chính con gái là người hiểu mẹ hơn ai hết, năm thứ hai Vạn Tuế Thông Thiên (năm 697), công chúa Thái Bình tìm được một thiếu niên tuấn tú tên là Trương Xương Tông đưa về tặng Võ Tắc Thiên. Xương Tông thông minh lanh lợi, thông hiểu âm luật, mới đến đã biểu diễn ngay cho nữ hoàng thưởng thức.

Xương Tông “hầu hạ” nữ hoàng, được nữ hoàng rất mực sủng ái. Một hôm Xương Tông nói với Võ Tắc Thiên cậu ta có một người anh tên là Trương Dịch Chi, “hầu hạ” càng có kinh nghiệm hơn. Dịch Chi được vời vào cung quả nhiên được nữ hoàng rất vừa lòng.

Những năm cuối đời, Võ Tắc Thiên rất mực sủng ái hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, họ trở thành những người thân yêu nhất của nữ hoàng và rất có thế lực trong hoàng cung, làm cho những người đương quyền trong triều như Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư, Võ Ý Tông, Tông Sở Khách, Tông Tấn Khanh v.v.. cũng phải ton hót lấy lòng “nhị Trương”.

Tây Thi – đại mỹ nhân nước Việt 

Số phận của Tây Thi gắn liền với một thời kỳ bi hùng của hai nước Việt, Ngô cuối thời Xuân Thu.

Năm 496 trước Công nguyên, trong một lần đưa quân tấn công nước Việt, Ngô vương Hạp Lư đã bị quân Việt đánh trả quyết liệt. Hạp Lư bị thương nặng, sau đó bỏ mạng. Trước khi chết, Hạp Lư dặn đi dặn lại con trai (Phù Sai): Nhất định phải báo thù.

Suốt 3 năm, Ngô vương Phù Sai ra sức luyện binh, tích trữ lực lượng. Khi thời cơ đến, Phù Sai đã đưa quân tấn công nước Việt theo di huấn của vua cha. Cuối cùng quân Ngô đã dồn 5 ngàn quân của Việt vương Câu Tiễn vào cố thủ ở Kê Sơn.

Ở vào thế bị quân Ngô bao vây, Câu Tiễn phải hạ mình cầu hoà, xin làm nô lệ cho Ngô vương.

Thực ra đây chỉ là kế hoãn binh của Việt vương Câu Tiễn. Sau khi Ngô vương rút quân, Câu Tiễn ra sức luyện binh dưỡng mã, nằm gai nếm mật suốt 20 năm (10 năm phát triển sản xuất, 10 năm giáo dục bách tánh), bản thân Câu Tiễn cũng tự rèn luyện mình, sống như người dân thường.

Trong thời gian này, Việt vương nghe theo kế của Phạm Lãi dùng mỹ nhân mua * chuộc Phù Sai, một người rất háo sắc.

Sau khi tìm kiếm trong cả nước, cuối cùng Tây Thi trở thành chủ bài trong đại kế của Việt vương Câu Tiễn, và thuận lý thành chương, nàng đã trở thành phi tử của Ngô vương Phù Sai, được Phù Sai rát mực sủng ái.

Tây Thi vốn nhà nghèo sống bên bờ tây suối Nhược Gia, ngày ngày ra suối giặt lụa để kiếm sống. Tương truyền khi Tây Thi xuất hiện trên bờ suối thì cá phải nấp mình dưới đáy, bởi chúng thấy xấu hổ so với sắc đẹp của Tây Thi do đó có điển tích “Trầm ngư”.

Dung nhan tuyệt thế và nhu ngôn mỹ ngữ của Tây Thi quả nhiên làm cho Ngô vương Phù Sai say mê đắm đuối. Phù Sai ra lệnh chi khoản tiền lớn xây dựng quán Oa Cung cho Tây Thi và suốt ngày đùa vui hỉ hả với nàng. Từ đó, Phù Sai lao vào tửu sắc, quên việc chấp chính, buông lỏng cảnh giác với Việt vương.

Lúc này, Tây Thi càng trổ hết tài mê hoặc Ngô vương, ly gián mối quan hệ giữa Phù Sai và Ngũ Tử Tư, một cánh tay đắc lực của Ngô vương. Phù Sai buộc Ngũ Tử Tư phải tự kết liễu đời mình; từ đó nước Ngô ngày càng suy yếu. Thời cơ đến, Việt vương Câu Tiễn đưa quân chinh phạt Ngô và giành thắng lợi vang dội.

Học Tiếng Anh với Lightway:
The best thing since sliced bread nghĩa là gì
To catch a crab nghĩa là gì
More bang for your buck nghĩa là gì?

Nhưng sau khi nước Việt giành thắng lợi thì những tin tức về Tây Thi chìm trong sương mù lịch sử Trung Hoa, để lại nhiều suy đoán cho hậu thế. Có người nói Tây Thi trước đó đã yêu Phạm Lãi, sau khi diệu kế thành công nàng cùng Phạm Lãi ẩn cư tại Đào huyện; cũng có người nói Tây Thi đã mất trinh với Ngô vương nên nàng đã tự trầm mình dưới Thái hồ; người khác thì nói vì Tây Thi sống lâu ngày với Phù Sai nên đã đem lòng yêu ông vua đa tình này, sau khi Phù Sai thất bại nàng đã tuẫn tình ở quán Oa Cung.

Đát Kỷ – đại mỹ nhân yêu quái

Vua Trụ cuối triều đại Thương Ân trong một lần chinh phạt bộ lạc Hữu Tô (nay thuộc huyện Ôn, tỉnh Hải Nam) đã bắt được Đát Kỷ, một mỹ nhân diễm lệ vô song khiến Trụ vương vô cùng sủng ái. Sau đó Đát Kỷ trở thành phi tử của Trụ vương. Về nhan sắc của Đát Kỷ có một câu chuyện như sau: Sau khi nhà Chu diệt Thương, Đát Kỷ bị đưa ra chém đầu, nhưng những người thi hành án nhìn thấy Đát Kỷ đẹp đến hoa cả mắt, giơ đạo lên mà thấy mềm tay không nỡ hạ đao, cuối cùng đích thân Chu Vũ Vương phải hạ lệnh và bắt buộc chặt đầu Đặt Kỷ thì án mới được thi hành.

Do say mê Đát Kỷ, chơi bời truy lạc mà vua Trụ để mất nước. Vua còn dùng những hình phạt man rợ như nung sắt đỏ đốt vào da người, cho người khoả thân đuổi nhau để bày trò mua vui cho Đát Kỷ. Có một lần giữa mùa đông giá lạnh, Đát Kỷ thấy một người đi chân trần trên băng bèn sai người chặt chân anh ta để tìm nguyên nhân chịu lạnh; một lần khác Đất Kỷ thấy một phụ nữ mang bụng rất to liền cho mổ để xem trong bụng có gì lạ không; một trung thần tên là Tỷ Can, chú ruột vua Trụ thấy vua Trụ say mê hưởng lạc, làm nhiều điều bất nhân liền đến can gián; với sự xúi giục của Đát Kỷ, Trụ vương đã cho mổ tim Tỷ Can để tìm xem trong trái tim của vị thánh nhân này có “thất khiếu” (7 cái lỗ) hay không, cuối cùng chẳng thấy gì.

Bài viết được cung cấp bởi Dịch thuật Tiếng Anh Lightway. Chúng tôi chuyên dịch hợp đồng tiếng Anh tiếng Việt giá rẻ

Chung quanh Đát Kỷ cũng lưu truyền nhiều chuyện mang tính thần thoại, cho Đát Kỷ là yêu quái, do con hồ ly hoá thành người.

(Theo “Văn hoá TQ”, “Truyện điển cổ Trung Hoa”, mạng Văn hoá nhân dân TQ)

5/5 - (4 votes)

BÀI LIÊN QUAN