Mai Văn Hoan
Trong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay có hai bức tranh phác họa vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ được mọi người hết sức quan tâm. Chung quanh hai bức tranh này có rất nhiều lời bình phẩm. Hầu hết là khen. Nhưng nhận xét, đánh giá đôi chỗ khác nhau. Tôi đã có dịp bàn luận về bức tranh khoả thân trong Truyện Kiều trong một bài viết đăng trên Phụ trương Văn nghệ Quân đội, 5.2.2001). Ở bài viết này, tôi muốn trao đổi thêm đôi điều về bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Khi đề cập đến bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, giáo sư Nguyễn Lộc có nhắc đến Nguyễn Du: Nguyễn Du tả cảnh Thuý Kiều tắm. Nhà thơ gọi cơ thể của Thuý Kiều là một tòa thiên nhiên trong trắng ngọc ngà. Nhưng nhà thơ vẫn kiểu cách bày biện ra cái buổi tắm ấy “Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa” chứ Hồ Xuân Hương thì không cần bày biện gì hết… (Hồ Xuân Hương Tuyển thơ và bình – Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1986). Đúng là trong bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương “không cần bày biện gì hết”, nhưng cái bức trướng hồng tẩm hoa kia đâu có phải do Nguyễn Du “kiểu cách bày biện”. Đó là do mụ Tú Bà cố ý bày biện ra đấy chứ. Tắm táp kiểu đó mới hấp dẫn khách làng chơi. Chính vì nhìn trộm qua bức trướng hồng rất mỏng và khêu gợi ấy mà chàng Thúc mới ngây ngất trước cái toà thiên nhiên trong ngọc trắng ngà của nàng Kiều. Tả như thể vừa để cho người đọc tha hồ hình dung, tưởng tượng vừa phù hợp với tầm quan sát (thực chất là ngắm trộm qua bức trướng hồng tẩm hoa) của Thúc Sinh.
Đọc thêm:
Rắn thần trong văn hóa Khmer và những người đi trước thời đại
Người Hittite xuất hiện trong Thánh Kinh là ai?
Quan niệm Vũ Trụ – Âm Dương của Á Đông
Nguyễn Du nghiêng về vẻ đẹp hình thể, tổng quát. Thân thể của nàng Kiều “rõ ràng” mà không thật “rõ ràng” vì thiếu những “điểm nhấn” cần thiết. Ở bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, Hồ Xuân Hương đã bổ sung thêm hai “điểm nhấn” hết sức quan trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp tuyệt mỹ của thân thể người phụ nữ. Vì thiếu nữ “nằm chơi quá giấc nồng” giữa ban ngày ban mặt, lại vô ý để cho chiếc yếm đào “trễ xuống dưới nương long” nên mới lộ ra: Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm/ Một lạch Đào Nguyên suối chưa thông”! Đúng là một vẻ đẹp thần tiên. Chỉ cảnh tiên mới có Bồng Đảo, mới có Đào Nguyên. Gò Bồng Đảo đã đẹp rồi “sương còn ngậm” lại càng đẹp hơn nữa. Lạch Đào Nguyên đã hấp dẫn rồi “suối chửa thông” lại càng hấp dẫn hơn. Tất cả hãy còn trinh nguyên! Cho dù nhà thơ vẫn sử dụng cách nói ẩn dụ nhưng cách nói ẩn dụ ở đây trực tiếp hơn, khác với cách nói ẩn dụ ở các bài thơ Bánh trôi nước, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ…”. Đôi gò Bồng Đảo “dẫu sao thì tôi cũng đã từng thấy đây đó ở các bức phù điêu, các bức tranh dân gian, còn cái “lạch Đào Nguyên” trong thi ca và cả trong hội điêu khắc trung đại Việt Nam thì quả thật tôi mới thấy lần đầu. Chỉ có Hồ Xuân Hương mới bạo dạn đặc tả cái “lạch Đào Nguyên” hết sức ấn tượng và tuyệt vời đến như vậy. Nhưng dù táo bạo đến mấy thì cả Hồ Xuân Hương lẫn Nguyễn Du đều Á mang phong cách Á Đông. Người phụ nữ phương Đông nói chung rất ít khi chủ động phô
diễn vẻ đẹp thân thể của mình cho mọi người nhìn ngắm. Dưới các triều đại phong kiến, điều đó càng ít xảy ra. Thuý Kiều tắm một mình, nàng đâu ngờ có chàng Thúc Sinh đang ngắm trộm. Thiếu nữ vì “ngủ chơi quá giấc nồng” nên mới vô tình để lộ “đôi gò Bồng Đảo”, “một lạch Đào Nguyên”. Nàng đâu biết có chàng “quân tử” đang “dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong”. Vì Nguyễn Du để cho chàng Thúc đúng ở góc khuất nên ít ai chú ý, tội nhất là chàng quân tử trong Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương. Tôi không hiểu vì sao người đời cứ chê bai, dè bỉu chàng. Có một số vị còn quả quyết rằng Hồ Xuân Hương đã trói chàng vào đây để cho chàng “ê mặt cả bên ngoài lẫn bên trong”. Tôi thì tôi không nghĩ như vậy. Quả tình nữ sĩ có cười chàng quân tử thật. Nhưng là cái cười đầy rộng lượng và thông cảm. Mấy ai may mắn có được cái cơ hội trời cho như vậy! Đôi gò Bồng Đảo và một lạch Đào Nguyên đẹp như thế, trinh nguyên như thế ai mà không muốn nhìn, muốn ngắm. Chàng quân tử đang rơi vào một tình thế hết sức khó xử: đi thì quá tiếc nhưng cứ đứng nhìn mãi thì sợ bị người ta phát hiện mình đang nhìn trộm. Vì thế nên mới “dùng dằng”. Hồ Xuân Hương rất hiểu tâm trạng của chàng. Đứng trước vẻ đẹp nguyên trinh như vậy mà không biết chiêm ngưỡng mới là sự lạ, mới là bệnh hoạn.
Học Tiếng Anh với Lightway:
Ba dạng cấu trúc adj+pre dùng nhiều trong văn phong học thuật
Một số thành ngữ với Màu Trắng (White)
Tried-and-true nghĩa là gì?
Không chỉ chàng quân tử ở trong bài thơ này mà ngay cả những bậc hiền nhân, quân tử, những bậc anh hùng, vua, chúa trong các bài thơ Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội tôi cũng không hề thấy Hồ Xuân Hương mỉa mai, chế giễu họ. Đó là nụ cười của một người đàn bà từng trải, quá thấu hiểu… giới mày râu. Những bậc “hiền nhân, quân tử” thời nay đứng trước vẻ đẹp của “Đèo Ba Dội” thì cũng thế thôi: “Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo”. Chi có những kẻ hách dịch, luôn làm ra vẻ đạo mạo mới đáng chế giễu: Ban ngày quan lớn như thần/ Ban đêm quan lớn tần mần như ma. Các tác giả dân gian tỏ thái độ khinh miệt hết sức rõ ràng: Ban ngày – Ban đêm, như thần – như ma đối nhau chan chát. Động tác “tần mần” của các vị quan này đã nói lên tất cả. Mà đâu chỉ thời phong kiến, các vị quan như thế ở thời nào mà chẳng có. Hai cách nói với hai mục đích khác nhau. Cách nói của Hồ Xuân Hương là nhằm tôn vinh cái đẹp trời cho của người phụ nữ. Còn cách nói của các tác giả dân gian là nhằm vạch trần bản chất dâm ô của những vị tai to mặt lớn, cường hào, hách dịch. Lối phê bình áp đặt có một thời khá thịnh hành ở nước ta và đến nay không phải là đã chấm hết.
Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi Nhóm dịch thuật tiếng Anh Lightway.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ dịch thuật Việt – Anh giá rẻ, chất lượng
Mấy năm lại đây, trong xu thế đổi mới, hòa nhập, một vài cây bút trẻ có những cách nói khá táo bạo. Chẳng hạn như “… Em bùng lên nỗi nhớ, khát khao… và em lần cởi từng chiếc cúc…”, “… khoả mình trong chăn, thèm chồng…” (thơ Vi Thuỳ Linh). Cách nói này đã gây ra không ít lời khen, tiếng chê. Kể ra, kẻ khen người chế cũng đều có cơ sở. Riêng tôi, tôi vẫn thích Hồ Xuân Hương. Mặc dù hơn hai thế kỷ đã trôi qua nhưng gò Bồng Đảo và lạch Đào Nguyên của Hồ Xuân Hương vẫn còn làm bao chàng quân tử dùng dằng… bởi đi thì cũng dở, ở không xong!*