English Study

Một số từ vựng tiếng Anh qua câu chuyện công ty HP

9 views
từ vựng tiếng anh doanh nghiệp

Chuyện đấu đá trong nội bộ hãng HP có đủ yếu tố cho một bộ phim trinh thám, hình sự hấp dẫn. Và khi báo chí viết về vụ này, họ cũng dùng nhiều từ tiếng Anh đáng chú ý. “At first, it seemed that the company’s chairman, Patricia Dunn, would carry the can alone for the use by a security firm working for HP of pretexting: using false pretences to obtain personal information”. Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) HP, bà Patricia Dunn, nghi ngờ các thành viên trong HĐQT để rò rỉ thông tin nội bộ cho báo chí nên đã thuê thám tử tư bên ngoài điều tra. Cụm từ “carry the can alone” là chịu tội một mình, là đưa đầu chịu báng.

Đó là do bà này đồng ý cho các hãng thám tử sử dụng phương pháp bá đạo “pretexting”. Pretext là cớ, viện cớ; pretexting là mạo danh ai đó, gọi đến các công ty điện thoại, ngân hàng để lấy thông tin về người này.

Có nhiều dạng mạo danh khác như phishing (gửi e-mail giả danh ngân hàng, hãng tín dụng để ăn cắp thông tin), quid pro quo (giả danh nhân viên hỗ trợ kỹ thuật gọi cho khách hàng để lừa đảo)… Các chiêu thức này có một tên chung, nghe rất kêu và dễ dịch nhầm – social engineering (techniques used to manipulate people into performing actions or divulging confidential information). Social engineering còn có một nghĩa nữa là tác động đến dư luận hay hành vi của xã hội, cũng thường dùng theo nghĩa xấu.

Khi kể về câu chuyện này, các từ thường được dùng có boardroom (phòng họp -cho nên phòng họp trong công ty, xin đừng treo bảng meeting room), board of directors (hội đồng quản trị – xin đừng dịch là board of management), directors (thành viên hội đồng quản trị – xin đừng dịch là giám đốc).

Lúc chuyện mới xảy ra, Tổng giám đốc HP Mark Hurd chối là không biết. Hóa ra ông này cũng đồng ý cho gửi e-mail mạo danh như một kỹ thuật điều tra và trước đó cũng đã được báo cáo về chuyện thuê thám tử. Cho nên sau này trong một cuộc họp báo Hurd mới nói: “I did not read it. I could have, and I should have”. Thật là một văn cảnh rất phù hợp để học cách dùng các “modal perfect” – could have, should have + past participle!

Học tiếng Anh với Dịch Thuật Tiếng Anh Lightway:
Phân biệt sự khác nhau giữa Also, too, và As well
Cosmos và Universe khác nhau thế nào
A feather in your hat – Lông chim cài trên mũ
Cách yêu cầu lịch sự khi viết Email tiếng Anh
Nhóm cung cấp dịch vụ dịch thuật Việt Anh giá rẻ, chất lượng cho mọi khách hàng.

Đằng sau cái lỗi xâm phạm đời tư đã rõ, thật ra vụ xì-căng-đan ở HP là hậu quả của những thay đổi gần đây trong quản trị doanh nghiệp ở Mỹ. Một bài báo viết: “To the old guard on the board, the corporate governance reforms introduced by Ms Dunn threatened to stifle the firms entrepreneurial culture”. The old guard ở đây là những tay cựu trào, entrepreneurial culture ý nói đến tinh thần dám làm, dám chịu, chấp nhận rủi ro để đạt mức thành công cao hơn. Khái niệm corporate governance (quản trị doanh nghiệp) là lèo lái doanh nghiệp để giữ cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, là duy trì tính giải trình trách nhiệm và minh bạch của công ty đối với cổ đông và xã hội.

Đây là nhiệm vụ của hội đồng quản trị nên khác với corporate management (điều hành doanh nghiệp) là nhiệm vụ của ban giám đốc. Các từ trong ngoặc là tạm dịch chứ chúng chưa thể hiện được nội hàm của các cụm từ tiếng Anh.

Vì thế, chuyện tuy đơn giản nhưng báo chí Mỹ tốn nhiều giấy mực để bàn tán, tranh cãi xem ai đúng ai sai, quyền hạn công ty đến đâu đối với chuyện nội bộ. Nhưng vì giả danh người khác để ăn cắp thông tin là chuyện vi phạm pháp luật nên theo tin mới nhất, bang California đã truy tố bà Dunn và bốn người khác ra tòa dù bà này đã từ chức chủ tịch vào tháng trước.

Về thời sự kinh doanh khác, có một số câu đáng chú ý: “Microsoft’s oft-promised operating system Vista will go into lockdown mode if it suspects you of buying the software from a car boot sale rather than an approved reseller”. Vì Microsoft đã lỗi hẹn nhiều lần về ngày ra mắt hệ điều hành Vista nên mới có cụm từ “oft-promised”; lockdown mode là tự khóa lại, không chạy nữa; còn “car boot sale” là mua ngoài chợ trời, tức là mua phần mềm lậu.

Riêng tờ Economist khi viết về chuyện hãng máy ảnh Leica nổi tiếng chuyển mạnh sang sản xuất máy chụp hình kỹ thuật số, đã chú thích một tấm ảnh bằng câu: “Looking past the negative”. Đây là một cách chú thích “bậc thầy” vì với chỉ một câu, người viết nói được nhiều ý. Ý thứ nhất là “Vượt qua khó khăn” (vì hiện nay Leica đang lỗ nặng); ý thứ hai là “Hướng về kỹ thuật số” (vì negative, ngoài nghĩa tiêu cực, khó khăn, còn là phim âm bản, dùng trong loại máy ảnh thường).

Đánh giá

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN