English Study

Tiếng Anh báo chí – Cấm dùng động từ Google

11 views
hoc tiếng anh qua báo chí

Google gây sững sờ trong giới báo chí khi đầu tuần trước hãng dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet này gửi thư cho nhiều tờ báo lớn, yêu cầu chấm dứt sử dụng từ Google như một động từ.

Theo người phát ngôn của hãng này thì “It’s important to make the distinction between using the word Google to describe using Google to search the Internet, and using the word Google to describe searching the Internet” – ý nói dùng từ Google để chỉ hành động tìm thông tin trên Internet qua dịch vụ Google thì không sao nhưng biến google thành động từ mang nghĩa “tìm thông tin trên Internet” chung chung là không được. Nghe oai thật, nên nhiều tờ báo mới phán: “The geeky-imaged outfit is getting too much like a typical bullyish corporation”. Geek là người say mê máy móc, kỹ thuật, outfit ở đây là công ty; bullyish là hơi ra vẻ ta đây, là kiểu lấy thịt đè người.

Thậm chí, Google còn đưa ra ví dụ. Viết “I ran a Google search to check out that guy from the party” là chính xác; còn “I googled that hottie” là vi phạm bản quyền! (tờ Washington Post bèn chọc quê ngay từ “hottie” vì ai đời một công ty lớn lại dùng từ thô thiển này (hottie là tiếng lóng, chỉ một cô gái hấp dẫn) – “Not only is googled inappropriate, but apparently the word hottie is frowned upon as well”. Chẳng qua Google sợ thương hiệu của mình sẽ dần dà biến thành một từ chung, không còn giá trị thương mại nữa.

Thật ra, tháng trước, từ điển Merriam-Webster’s Collegiate Dictionary đã đưa “to google” vào ấn bản mới nhất của mình, với định nghĩa “to use the Google search engine to obtain information on the World Wide Web”; còn từ điển Oxford English Dictionary đưa từ này vào từ tháng 6 (nhưng từ Google được viết hoa).

Loại từ biến hóa từ thương hiệu thành danh từ hay động từ chung có khá nhiều. Hoover thoạt tiên là tên công ty sản xuất máy hút bụi nhưng sau đó dân Mỹ dùng làm động từ chỉ chuyện hút bụi; hay chiếc máy hút bụi chung chung. Velcro, Xerox lúc đầu cũng là thương hiệu có đăng ký hẳn hoi nhưng sau một thời gian biến thành từ chung (loại khóa bằng hai miếng vải áp vào nhau, sao chụp bằng máy photocopy). Thậm chí, có nhiều từ ít ai biết đã từng là thương hiệu: “True welfare reform is being bypassed for Band-Aid solutions” – Band-Aid lúc đầu là tên sản phẩm băng dán cá nhân, trong câu này có nghĩa bóng [những giải pháp] hời hợt bên ngoài. “The street is lined with low-cost apartment buildings and strewn with blue dumpsters” (dumpster thoạt tiên là tên sản phẩm thùng rác của một hãng). Thậm chí nhiều người ở Việt Nam quen thuộc với các từ Formica (loại gỗ mặt bóng), Frigidaire (tủ lạnh), Jacuzzi (hồ tắm massage), Ping Pong, Aspirin… mà không ngờ chúng đã từng là thương hiệu.

Cùng chuyên mục:
Tiếng Anh báo chí – Dễ nhầm vì khác nhau
Tiếng Anh báo chí – Lỡ lời
Tiếng Anh báo chí – Vấn nạn giáo dục
Tiếng Anh báo chí | shore up và rush through

Cho nên làm sao Google cấm báo chí cho được. Biết đâu một thời gian nữa chúng ta sẽ nghe những câu như “Cứ google địa chỉ đó là ra ngay”. Một bài báo kết luận: “Google needs to realize the meme; that is, Google.com has juggernauted far beyond the point of no return. It’s part of the language. Good luck in changing it back”. Meme là một từ mới được chế ra từ năm 1976, mang nghĩa “a unit of cultural transmission, or a unit of imitation”; juggernaut vừa là danh từ, vừa là động từ, có nghĩa “an overwhelming, advancing force that crushes everything in its path”. Mà cũng đúng là ngôn ngữ có quy luật riêng của nó, không thể đảo ngược được.

Cũng liên quan đến một danh từ riêng khác, nếu chú ý, các bạn sẽ thấy báo chí bằng tiếng Anh hai tuần qua đã dần chuyển sang dùng từ Hizbullah thay cho từ Hezbollah khi nhắc đến lực lượng quân sự tại Lebanon, thậm chí tạp chí Time dùng từ Hizballah. Cũng từ này nhưng đài Al Jazeera ghi là Hizb Allah.

Theo một số bách khoa từ điển, đây là cách ghi âm (transliteration) hai từ Hizb (có nghĩa là đảng, đội quân) và Allah (Thượng đế) ghép lại mang nghĩa “Party of God”; từ đầu đọc theo tiếng Ảrập hiện đại là Hizb còn đọc theo phương ngữ Lebanon hay tiếng Farsi (ngôn ngữ Iran hiện đại) là Hezb.

Tiếng Hoa khi phiên âm ra tiếng Anh cũng có sự thay đổi như thế.

Trước đây sách báo thường ghi theo phương pháp của Wade-Giles (Peiching, Mao Tse-tung, Kung Tsu) nay đã chuyển sang hệ thống Pinyin phổ biến hơn, mang tính chính thức (Beijing, Mao Zedong, Kong Zi) (Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Khổng Tử). Cho nên đôi lúc thấy một từ tiếng Hoa ghi bằng tiếng Anh, phải xem nó được viết theo hệ thống nào mới tra cứu nhanh được.

Đánh giá

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN