Ngọc Ngà
Thứ đá quí ấy được xem là mang tính vĩnh cửu và luôn gợi sự say mê nơi con người. Từ thời các vua Ai Cập cổ, kim cương đã được tôn vinh, là biểu tượng của sự sống và được gắn giữa thập giá vòng của dấu hiệu Ankh, chữ tượng hình của Ai Cập cổ. Sau này, ở Ấn Độ, kim cương được đeo như một thứ bùa nhằm chở che cho người đeo trước mọi nguy hiểm. Thời đế quốc La Mã, kim cương đồng nghĩa với sức mạnh và sự giàu có. Nhẫn kim cương tượng trưng cho tình yêu, vì vậy nhẫn đính hôn nạm kim cương là tục lệ ở phương Tây.
Giá trị của một viên kim cương được xác định bởi nhiều tiêu chuẩn, như : trọng lượng, màu sắc, độ thuần khiết và kiểu cắt. Kỹ thuật cắt kim cương là một việc tinh tế, một nghệ thuật thật sự để tạo vẻ đẹp và độ lấp lánh cho viên đá quý ấy.
Kim cương thô lớn nhất thế giới
Viên kim cương lớn nhất thế giới được phát hiện ngày 25.8.2007 tại một tỉnh ở tây bắc Nam Phi, nặng 6.200 carat, tức gấp đôi viên Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất thế giới cho đến lúc ấy. Cullinan nặng 3.106 carat, cũng được tìm thấy ở Nam Phi, trong mỏ Premier năm 1905 bởi Frederick Wells, quản lý mỏ. Công ty Asscher’s Diamond ở Amsterdam được ủy nhiệm cắt viên Cullinan. Và 9 viên kim cương thành hình, được đặt tên: Cullinan I, Cullinan II…, cho đến Cullinan IX. Cullinan I và Cullinan II nằm trong số ngọc được nạm trên vương miện của Nữ hoàng Anh.
Kim cương cắt lớn nhất thế giới
Đó là viên Golden Jubilee, nặng 545,67 carat, màu vàng-nâu. Golden Jubilee nặng hơn viên Cullinan I 15,47 carat. Golden Jubilee được cắt ra từ một viên kim cương thô nặng 755 carat, được phát hiện năm 1985 ở Nam Phi.
Năm 1995, viên kim cương này được tặng cho vua Thái Lan, sau đó được gắn trên vương miện của Hoàng gia Thái Lan.
Kim cương đắt nhất thế giới
Hancock Red Diamond (ảnh), viên kim cương lấp lánh 0,95 carat màu đỏ (Fancy Purplish – Red) hẳn là viên kim cương đắt nhất (tính theo carat), vì được bán với giá 880.000 USD vào năm 1987, tức là 926.315 USD/carat.
Giá của kim cương màu (tính theo carat) cao hơn hẳn kim cương không màu, chẳng hạn:
- Một viên kim cương hình chữ nhật 4,77 carat màu vàng cam sẫm, được mua với giá 621.803 USD/carat hồi tháng 11.1990, tức là viên đá quý ấy đạt giá 3.920.000 USD.
- Một viên kim cương màu lục bảo 7,37 carat màu hồng ngả đỏ được bắn với giá 819.201 USD/carat hồi tháng 11.1995, tức là viên kim cương ấy đạt giá 6.037.611 USD.
- Một viên kim cương lấp lánh 0.90 carat màu xanh lục được bán với giá 736.111 USD/carat hồi tháng 10.1999, tức là viên đá quý ấy đạt giá 662.499 USD.
- Một viên kim cương hình bầu dục màu xanh dương sẫm được bán với giá 568.740 USD/carat hồi tháng 11.1995, tức là viên kim cương ấy đạt giá 2.485.393 USD.
Về phần kim cương không màu, có thể nêu vài thí dụ sau:
- Một viên kim cương hình quả lê 100,10 carat, thuần khiết, được bán với giá 165.322 USD/carat hồi tháng 5.1995, tại hãng Sotherby’sở Genève. Tức là viên kim cương ấy đạt giá 16.548.750 USD.20
- Viên kim cương hình quả lê 101,84 carat (Mouawad Splendour), thuần khiết, được bán với giá 125.293 USD/carat hồi tháng 11.1990, tức là viên đá quý ấy đạt giá 12.759.940 USD.
Kim cương hiếm nhất
Kim cương đỏ hẳn là kim cương hiếm hơn cả, có rất ít và những mẫu nặng hơn 1 carat được biết chỉ có khoảng chục viên. Do hiếm nên giá kim cương đỏ tăng vọt, chẳng hạn viên kim cương đỏ Hancock Red nêu ở trên.
Những viên kim cương màu khác (xanh dương, xanh lục, vàng…) cũng phá kỷ lục về giá. Giá trị của kim cương màu xanh dương tăng 30%,vì nhu cầu về loại kim cương này không ngừng tăng. Giá kim cương cũng bị ảnh hưởng của những ngôi sao trong giới điện ảnh và ca nhạc. Khi diễn viên Ben Affleck tặng cho Jennifer Lopez một nhẫn đính hôn nam viên kim cương màu hồng 6,10 carat, người ta đổ xô mua loại kim cương này.
Kim cương được chế tạo nơi phòng thí nghiệm
Điều này không mới. Sự kiện này bắt đầu năm 1950 với công ty Mỹ General Electric chuyên sản xuất tinh thể kim cương trong phòng thí nghiệm dành cho công nghiệp, nhưng những hạt này nhỏ, không sinh lợi về mặt kinh tế. Năm 1970, công ty trên thành công trong sản xuất những tinh thể khoảng 2 carat, nhưng giá sản xuất lại cao hơn kim cương khai thác từ mỏ. Hiện nay, kỹ thuật và khoa học đã có những bước tiến dài, các tinh thể đạt được lên đến 3 carat, đẹp hơn và giá sản xuất khoảng 5 USD/carat.
Có 2 kỹ thuật được áp dụng để chế tạo những kim cương: phương pháp lắng đọng sau bay hơi hóa học (CVD) và phương pháp áp suất cao, nhiệt độ cao. pháp thứ nhất áp dụng kỹ thuật lắng carbone bởi plasma, phương pháp thứ hai sử dụng những phòng được tạo những điều kiện địa chất thuận lợi cho thành kim cương. Những kỹ thuật sự trên có thể sản xuất kim cương hình hợp rất nhanh. Chỉ sau 3 ngày để cho ra một viên kim cương 3 carat màu vàng với kỹ thuật áp suất nhiệt độ cao.
Một số công ty bán kim cương nhân tạo ấy qua một hệ thống những cửa hàng kim hoàn được chọn gắt gao. Kim cương tổng hợp này được khắc laser ở mặt bên để có thể nhận dạng và phát hiện, dù tính chất của kim cương nhân tạo rất gần với kim cương tự nhiên. Kim cương tổng hợp này được sử dụng trong công nghiệp, lĩnh vực quang học, điện tử, công nghệ nano, những ứng dụng công nghệ sinh học… Kim cương tổng hợp có thể được phát hiện bởi một số thiết bị được dùng trong các phòng thí nghiệm trau ngoc (laboratoire de gemmologie), Gemological Institute of America (GIA). Những phòng thí nghiệm này giám định kim cương thu phí và cấp giấy chứng nhận. Khi mua kim cương (nhất là những viên trên 0,50 carat), khách hàng có thể yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận này.
Kim cương “bất tử”
Một công ty có dịch vụ tạo kim cương từ carbon trích từ trò người hay vật sau khi hỏa táng. Một ý tưởng đẹp và khiến ta mo mơ mộng: đeo một viên kim cương hình thành từ tro của người mà ta yêu mến, hay từ thú cung. Quả thật kim cương được cấu tạo bởi carbone, nhưng hiện nay chúng ta chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ khả năng tạo kim cương từ trò của người hay vật sau khi thiêu.
Răng lấp lánh
Một số người thích có răng “lấp lánh” (hiểu theo nghĩa đen) bằng cách gắn một trang sức bằng kim cương trên một cái răng. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, trong khả năng của các nha sĩ. Chỉ cần sử dụng một chất dính phù hợp, phết một lớp composite lỏng và “dán” trang sức vào giữa lớp composite. Kế đó, cao bỏ phần composite thừa rồi mài nhẵn bằng một mũi nhọn bằng cao su. Theo những người đã gắn kim cương trên răng, ta sẽ quen khá nhanh và có thể đánh răng hoàn toàn bình thường.
Kim cương đổi màu
Một số kim cương đổi màu tạm thời, chẳng hạn đang màu xanh lục đổi sang màu vàng (ảnh) khi tiếp xúc với một nguồn nhiệt hay khi đặt lâu trong bóng tối hoàn toàn. Loại kim cương này rất hiếm, ít ai tận mắt thấy kể cả các chuyên viên về ngọc. Về mặt thương mại, kim cương này còn được gọi là kim cương “tắc kè” (Caméléon), hàm ý đổi màu như da loài bò sát này.
Kim cương màu trắng
Kim cương này có màu trắng sữa hay như tuyết. Những viên kim cương không màu thường bị gọi lầm là kim cương trắng. Thật ra đây là 2 loại khác nhau. Kim cương trắng rất hiếm, nhưng không được ưa chuộng như những kim cương hiếm khác như kim cương hồng hay kim cương xanh dương.
Kim cương trong không gian
Ta biết những thiên thạch kim loại rơi xuống Arizona hay Nam Cực có chứa những tinh thể kim cương li ti Năm 2004, Trung tâm Harvard Smithsonian loan báo khám phá một khối carbone kết tinh và đặt tên là sao BPM 37093. Tinh tú này các trái đất 50 năm ánh sáng. Đây là viên “kim cương” to nhất được biết trong thiên hà, thuộc chòm sao Nhân Mã “Kim cương” này nặng xấp xỉ “mộ số 1 theo sau là 34 số 0” carat. Các nhà thiên văn học đặt tên sao này Lucy, nhằm tôn vinh bài hát “Lucy in the Sky with Diamonds” của ban nhạc The Beatles.
(Theo Sciences và Gala)