Câu văn xuôi đâu chỉ cần nhạc điệu

tinh nhac trong van xuoi

Lê Xuân Mậu

Từ xa xưa, người ta đã khẳng định đã là “văn” thì phải đẹp. Nhiều người đã bỏ công truy tìm nghĩa lý ấy trong các sách sử cách đây mấy ngàn năm ở nền văn minh Trung Hoa. Có vị còn tìm ra cả cái đẹp khác nhau ở nghĩa của chữ “văn” chữ “chương” với sự pha trộn màu sắc khác nhau trong lời cổ nhân. Thật đáng nể, nhưng là thứ nể sợ mà người bình thường hiện nay cứ phải thưa lên mấy tiếng là “xin kính nhi viễn chi”, vì cái sự vô bổ của một thứ kiến thức quá cổ. Giống như kỹ thuật “khoan cây lấy lửa” chẳng để làm gì hôm nay, dù có thể mắt tròn mắt dẹt bái phục người biểu diễn!

Trở lại với vẻ đẹp cần có ở văn. Xin không đi vào vẻ đẹp nội dung, ý tứ, hình ảnh, chỉ xin nói về vẻ đẹp câu chữ. Xưa, thật xưa, có lẽ vì chưa có chữ, văn cũng chỉ là thứ truyền miệng, nên hầu như chỉ có thơ và các thứ có vần nhiều ít. Thơ là thứ văn có đặc sắc ngôn ngữ riêng. Có người đã tỉ mỉ tách bạch khá nhiều quy tắc “ngữ pháp” của thơ. Phần đông chúng ta có thể bằng lòng với những đặc điểm ngôn ngữ thơ do các nhà nghiên cứu đưa ra đơn giản hơn, với những hình thức đặc biệt ưa dùng, như có vần, có nhịp điệu, có những hình thức “song trùng” lặp lại từ ngữ âm, từ vựng, đến cả các kết cấu ngữ pháp lớn hơn trong bài. Tất cả cho thấy, có sự khác biệt với ngôn ngữ nói thường ngày, Vì thế, thơ dễ nhớ hơn, truyền được xa hơn. Và cũng bởi thơ ban đầu là chị em song sinh của ca hát, nên không lạ gì những yếu tố nhạc tính của nó nổi trội, dễ nhận ra, và gần như là đặc điểm không thể thiếu của ngôn ngữ thơ (đến nỗi với thơ không vần ngày nay, các tác giả của nó cũng nói đến cái nhạc riêng của nó, và người ta có thể dùng các hình thức biểu diễn nó với tốp múa minh họa như biểu diễn ca nhạc).

Văn xuôi, ban đầu chắc chắn là đứa em sinh sau đẻ muộn của thơ. Nó không thể không coi chị nó là “thần tượng”, và cố bắt chước sao cho có được vẻ đẹp giống chị càng nhiều càng tốt. Văn “biền ngẫu”, với từng cặp song song đăng đối, bằng trắc nghiêm ngặt từ đầu đến cuối, là một mẫu sống rất dai ở đất Việt. Cho đến đầu thế kỷ XX, nó vẫn ngự trị trong các bài văn của các nhà đã chịu ảnh hưởng khá sâu của Tây học. Đây là một đoạn du ký của Phạm Quỳnh:

Có buổi đương trưa nồng nực, ngồi trên lầu cao trông xuống bể, pha chén trà ngon mà đối diện đàm tâm. Có lúc đêm khuya gió mát, bắc cái ghế dài ngoài sân gác mà cùng nhau hùng biện cao đàm về văn chương cùng triết lý. Lại buổi chiều kia, trời u ám, gió chiều như giục cơn sầu.

Đến như du ký của Dương Bá Trạc, còn xen vào cả mấy câu song thất lục bát viết “xuôi” không tách dòng:

Tôi trọ ở Tần Hoài, buổi trời tây ác lặn, thuyền hoa đầy sông, nào là phấn son, nào là sinh ca. Hơi gió thổi đêm khuya hiu hắt, một vùng trăng trong vắt lòng sông,tiếng tranh, tiếng địch càng nồng, như nghe tiếng nhạc não nùng bên tai. Khiến người dưới nguyệt bên lan ai chẳng say vì tình, mê vì cảnh, nếu thực nghe những khúc “Hậu đình hoa”thì xúc lòng di hận còn đến đâu nữa.

Và cả Hoàng Ngọc Phách, viết tiểu thuyết Tố Tâm rất “tây”, vẫn cứ đưa vào truyện những lời văn xuôi đăng đối bổng trầm:

Thì em có thể hưởng cuộc đời rất êm ái, nào cửa, nào nhà, nào con, nào cải, sớm trưa sum họp cảnh gia đình cùng ai âu yếm suốt trăm năm, như gấm, như tranh, như vườn đào mùa xuân,như hồ sen mùa hạ, có phải cuộc đời khỏi nỗi chơ vơ không.

Cũng rất lạ, là cái thị hiệu văn chương hơi hướng “biền ngẫu” ấy sống rất dai. Cho đến gần cuối thế kỷ trước vẫn có những người viết những câu nh Tô Hoài dẫn sau đây:

Chị Hành vừa tròn đôi tám, đương độ dậy thì, mắc nghẹt trong bốn bức tường nhà Đội Ngỗ, khác nào như chim phượng vào lồng. Thế là vẫn ở trong bốn bức tường sừng sững, vẫn trời này đất này. Mặt trời lặn với mặt trời là mọc hết ngày lại sang đêm, trưa hè c cuốc kêu, đêm đông củ rúc, bao giờ cho vật đổi sao dời.

Tác giả những câu trên đây là người : viết báo hiện đại lâu năm, rất hiểu ý Ý nghĩa của cuộc đấu tranh cho sự trong sáng của văn xuôi Việt theo tinh thần mới, đâu có ham chạy theo vẻ đẹp biền ngẫu (trừ vài trường hợp cần tôn vẻ đẹp của ngôn từ cổ kính trang trọng)(1) Tác giả quá hiểu yêu cầu đưa văn xuôi về gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày Đó cũng là thực tế đấu tranh của các nhà văn Việt trong thời kỳ 1930-1945 nhất là các nhà văn dòng hiện thực phê phán. Bạn đọc từ lâu đã tán thưởng những trang viết gần như đưa thẳng ngôn ngữ đời thường vào văn chương của những nhà văn như Tô Hoài, Nam Cao… Đây là vài đoạn đã được nhiều người trích dẫn ghi nhận:

+ Tuy thường nói chuyện với Ngây song bao giờ chàng (Hời) cũng hồi hộp ngây ngất. Không biết sửa soạn thế nào được một lời đúng đắn, chàng buông lời một câu cộc lốc và rất không tình tứ:

– Sao lâu thế?

(Tô Hoài – Quê người)

+ Họ ngồi ghế đợi trăng lên. Nếu con nhỏ không khóc, con lớn không bắt “gãi thì hạnh phúc thật hoàn toàn. Gió thổi tan những lo lắng chua cay chứa chất trong lòng.

(Nam Cao)…

Sau quá nửa thế kỷ đi tìm vẻ đẹp riêng phù hợp, cô em văn xuôi Việt Nam đã thôi không còn chạy theo, bắt chước vẻ đẹp của bà chị thi ca. Cô hiểu ra không thể máy móc bắt chước Tây Thi như Đông Thi. Tuy nhiên, cô cũng hiểu rằng những nét đẹp tự nhiên của chị, nếu mình cũng có một cách tự nhiên, thì cũng chẳng việc gì phải chối bỏ. Cho nên, ở câu văn của Hoài Thanh sau đây vẫn có cái bằng trắc luân lưu ở cuối các câu:

Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ/ ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư/ ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên/ ta đắm say cùng Xuân Diệu.

Nhưng đó không là thứ trầm bổng, bằng nhau chằn chặn trong từng tiết tấu! Hãy nghe Tô Hoài – một người trong cuộc – viết về những điều ta muốn đạt tới trong vẻ đẹp của câu văn xuôi Việt Nam:

Bạn chỉ thoáng đọc có thể tưởng tôi bài bác văn biền ngẫu. Tôi chỉ đặt vấn đề đấu tranh cho câu văn trong sáng lấy nội dung tiếng nói thông thường làm gốc. Hình ảnh nào, ý nào phải chữ ấy, đích chữ ấy. (…) Nếu chủ ý điệu câu văn trước – nhịp điệu, sẽ sinh ra thói quen làm khung sẵn rồi lắp chữ vào (…) Những câu văn hay (của ông cha ta) không còn là biền ngẫu nữa mà chỉ thấy công phu hình ảnh nào ý ấy trong mỗi chữ(2).

Và người viết ngày nay không vì sự bổng trầm hài thanh mà “hy sinh” cái đẹp của nội dung. Vì vậy, khó mà đồng tình với lời bình của một tác giả trong đoạn sau:

“Âm thanh của tác phẩm đã được nhà văn nhà thơ dùng không chỉ với dụng ý biểu trưng mà còn được sắp xếp theo quan hệ hài thanh: lên bổng xuống trầm. Ví dụ, khi Thép Mới viết “Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Cây tre Việt Nam) thì sự sắp xếp bốn tổ hợp có các từ làng – nước – mái nhà – đồng lúa theo thứ tự như trên là không hợp logic và không đi từ lớn đến nhỏ, hoặc từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa hoặc từ xa đến gần nhưng viết thế lại hài hoà hơn về âm thanh nên đã tạo ra một âm điệu uyển chuyển hơn.

Đọc những dòng này, tôi nhớ đến lời phân tích của một bạn giáo viên mấy chục năm trước, cũng về cái câu đó (tôi nhớ là Trần Phô). Đại ý, anh phân tích ý nghĩa của hai từ làng với nước.

Từ giữ cái “làng” nhỏ bé gần gũi, thân thiết, người nông dân nhận thức ra, thấy rõ cái mục đích to lớn của mình trong việc cầm súng, là giữ “nước”, một thứ to tát rộng lớn thiêng liêng hơn Nhưng mục đích cầm vũ khí của người nông dân còn là giữ lấy những gì thiết thân với họ. Đó là cái mái nhà tranh là cái đồng lúa chín. Có thể bổ sung của anh về sự đối lập cái chung (làng nước) và cái riêng (mái nhà tranh, đồng lúa chín) trong sự sắp xếp đó. Dường như người ta cứ hay nói đến cái chun mà quên cái riêng. Thép Mới chẳng những nghĩ đến cái chung mà cũng nó cả đến cái riêng!

Không thể không biết đến những công phu phấn đấu của nhiều thế hệ viết văn để đến được vẻ đẹp đích thực của câu văn xuôi tiếng Việt hôm nay. Vì vậy không thể đồng tình với một số nhà giá vẫn để công “nghiên cứu” và ca ngợi giá trị xưa cũ của thứ văn xuôi chạy theo tiết tấu, nhịp điệu, và cố dựa vào các tên tuổi lớn, rồi cố gò gẫm chứng minh lấy được những vẻ đẹp xưa cũ tưởng có câu văn xuôi của họ *

Đánh giá

ĐỌC TIẾP

Cách dùng Could, Was Able To, và Managed to để diễn tả khả năng trong quá khứ

Hôm nay nhóm dịch thuật tiếng Anh Lightway sẽ chia sẻ với các bạn cách diễn tả những khả năng trong quá khứ với “could” “was (hoặc) were able to”,

Tuyển tập thơ Sonnet Shakespeare Việt dịch

Sonnet là thể thơ bắt nguồn từ nước Ý, ban đầu là một thể thơ cung đình, về sau trở nên phổ biến trong quần chúng. Shakespeare là một bậc

Thành ngữ Deer caught in headlights – sợ điếng người

Tiếng Anh có nhiều thành ngữ để mô tả sự sợ hãi của ai đó. Like a deer caught in headlights là một thành ngữ như thế. Tuy nhiên, nó

Tây Thái Hậu – Một góc nhìn về Từ Hy Thái Hậu

Loại lịch sử ký sự nếu không ích gì cho việc nghiên cứu lại lợi cho sự phổ biến, Tây thái Hậu, nguyên tác của Vương Thức, xuất bản tại

Bài 4: Vần và đuôi của một từ tiếng Anh

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy tắc phát âm phần đuôi của một từ tiếng Anh. Có hai trường hợp, hoặc đuôi đó tạo thành

Hiểu về sự chuyển động của bầu trời

Trong bài này hãy tìm hiểu về sự chuyển động của bầu trời trước mắt chúng ta. Tại sao các vì sao mọc rồi lặn, và thay đổi trong năm

Tìm hiểu thành ngữ On the nose

Các bộ phận trên cơ thể của chúng ta xuất hiện trong nhiều thành ngữ và cách diễn tả của tiếng Anh. Hôm nay chúng ta sẽ nói về một

Trục nghiêng Trái Đất và nguyên nhân hình thành các mùa trong năm

Theo bạn thì tại sao thời tiết trong năm lại thay đổi theo mùa? Và tại sao mùa ở Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu luôn trái ngược nhau.

Những hồ nước quyến rũ nhất thế giới

Những hồ nước có vẻ như là món quà mà tạo hoá đã ban tặng cho thế giới. Nó mang lại sự thanh thản, bình yên trong cuộc sống bận

Câu điều kiện không có thật trong quá khứ của tiếng Anh

Câu điều kiện không có thật trong quá khứ là một trong những cấu trúc câu khó làm chủ nhất của tiếng Anh. Bạn cần nắm vững văn phạm trước

Mom, Dad, hay Parent – từ vựng chỉ giới tính

Tại Hạ viện Hoa Kỳ, ngày 4/1/2021, Đại biểu Emanuel Cleaver của Missouri kết thúc một lời cầu nguyện đánh dấu buổi tuyên thệ Quốc hội khóa 117. Nhưng thay

Half a loaf is better than no bread – Méo mó có hơn không

Không phải lúc nào chúng ta cũng có được cái mình muốn. Đôi khi mình cần chấp nhận điều tốt nhất có thể đạt được. Vì Half a loaf is