Điềm báo là một hiện tượng khó hiểu. Hiện nay số lượng điềm báo ít nhiều có kiểm chứng đã lên đến con số hàng ngàn. Đa số các điềm báo đều xuất phát từ giai thoại cá nhân nhung một số lại liên quan đến những sự kiện nổi tiếng trên thế giới và xuất hiện vào thời điểm trước khi sự kiện đó thực sự xảy ra.
Sự trùng hợp kỳ lạ
Điềm báo được mọi người biết đến nhiều nhất chính là đề tài một quyển truyện ngắn trong đó mô tả chi tiết vụ đắm tàu Titanic. Tiểu thuyết này được nhà văn người Mỹ Morgan Robertson sáng tác 14 năm trước khi thảm họa Titanic thực sự xảy ra.
Vụ đắm tàu Titanic là một trong những thảm họa tàu biển lớn nhất thời đại. Trong số2.230 hành khách trên tàu chỉ còn 709 người sóng sót nhờ được tàu chở hàng Carpathia cứu hộ.
Sinh ra năm 1861, Morgan Robertson – một tác giả chuyên viết về các câu chuyện xảy ra trên biển – ngày nay đã không còn được nhiều người biết đến. Duy nhất chỉ một tác phẩm mang tên Futility (Vô vọng) mà ông sáng tác năm 1898 là có tiếng tăm mặc dù đây cũng chẳng hề là tác phẩm hay nhất của ông. Tập truyện ngắn này kể về sự bất lực của con người trước sức mạnh của định mệnh thông qua vụ đắm tàu Titan, “một tàu khách lớn nhất từ trước đến nay ”. Con tàu này bị một tảng băng trôi đâm lủng trước khi nó chìm hẳn xuống đáy đại dương cùng với hầu hết hành khách trên tàu do không trang bị đủ ca nô cứu hộ. Nhưng sự trùng hợp của tập truyện ngắn này với thảm họa tàu Titanic không dừng ở đó. Mọi chi tiết trong truyện đều trùng khớp với câu chuyện thực một cách lạ lùng.
Sau đây là một số chi tiết trong truyện được xem là rất giống với thảm họa tàu Titanic: trong truyện, con tàu ra khơi vào tháng 4 (tàu Titanic ra khơi ngày 10 tháng 4 năm 1912), trọng tải tàu là 70.000 tấn (tàu Titanic có trọng tải 66.000 tấn), chiều dài tàu là 800 feet (chiều dài tàu Titanic là. 882.5 feet), tàu có 3 chân vịt (tàu Titanic cũng 3 chân vịt), tốc độ lướt sóng tối đa là 24/25 hải lý/giờ (tàu Titanic có tốc độ y như vậy), sức chứa khoảng 3.000 hành khách (tàu Titanic có sức chứa tương tự), số hành khách trên tàu là 2.000 người (số hành khách trên tàu Titanic là 2.230), tầu có 24 ca nô cứu hộ (tàu Titanic có 20), tàu có 19 buồng kín (tàu Titanic có 15), tàu có 3 máy (tầu Titanic cũng có 3 máy), vỏ tàu bị xé rách ở mạn phải (ở tầu Titanic cũng tương tự)… Chỉ có điều là Futility (Vô vọng) đã được sáng tác trước khi người ta đóng tàu Titanic 9 năm và trước cả khi người ta nghĩ đến việc thiết kế con tàu này, vì vậy khả năng quyển truyện lấy ý tưởng từ những thông tin thực tế đã bị loại bỏ.
Đề tài câu chuyện do một linh hồn gợi ý…
Morgan Robertson khẳng định rằng suốt cuộc đời; ông luôn được một “cộng tác viên nhà trời” gợi ý sáng tác. Có nghĩa là ông được một linh hồn dẫn dắt và gợi ý trong sự nghiệp sáng tác văn chương. Đó là câu trả lời duy nhất mà ông đưa ra nhằm giải thích cho sự trùng hợp kỳ lạ giữa hư cấu và thực tế. Mặc dù được tái bản nhưng tác phấm này cũng không gặt hái được nhiều thành công nhờ những điềm báo của nó. Độc giả thích những chi tiết giật gân của cuộc điều tra hơn là một câu chuyện viễn tưởng; cho dù nó có thể hiện một sự trùng hợp kỳ lạ.
… hay sản phẩm của một trí tưởng tượng phong phú?
Có rất nhiều sự kiện bi thảm mà mãi sau này người ta mới nhận ra là chúng đã từng được miêu tả trước đây trong các tiểu thuyết viễn tượng chủ đề khoa học hay chính trị.
Sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001; người ta mới nhận ra rằng nhiều biến cố xảy ra ngoài đời thực rất giống với các biến cố miêu tả trong một số truyện của Tom Clancy. Tương tự, một số đoạn trong bộ phim Die Hard (Khó chết) cũng được cho là “điềm báo” cho tấn thảm lạch này.
Thảm họa đắm tàu Titanic
Ngày 10 tháng 4 năm 1912, chiếc tàu khách Titanic của công ty hàng hải White Star của Anh rời Southampton để khỏi hành đi New York. Đây là lẩn ra khoi đầu tiên của con tàu được xem là “không thể nào chìm” nhò hệ thống buồng kín kiên cố. Trong số các hành khác đi tàu, bên cạnh giới doanh nhân guý tộc anglo- saxon còn có những nguời nhập cu đi vé hạng ba. Những khách nhập cu này đuợc xếp chỗ ở duới khoang tàu, túc phía duới mức đuờng mớn nuớc. Đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng 4, khi còn cách Newfoundland khoảng 300 dặm (khoảng 550km) về phía đông-nam của Newfoundland thì tàu Titanic va vào một tảng băng trôi khiến mạn phải vỏ tàu bị xé rách một đường dài 90m.
Đến 2 giờ 30 sáng thì con tàu khách to lớn này hoàn toàn biến mất khỏi mặt nuớc. Trong số 2.230 hành khách đi trên tàu chỉ có 709 nguôi là đuợc tàu chỏ hàng Carpathia đi ngang cứu đuợc. Phần lớn số người mất tích là hành khách đi vé hạng ba. Do một số nạn nhân trong vụ đắm tàu này là những nguời có máu mặt, do có nhiều bí ẩn xung guanh vụ đắm tàu và cũng do guy mô của biến cố này nên tàu Titanic lập tức trở thành một huyền thoại bi thảm của ngành hàng hải. Nó chiếm một vị trí tương đương với vị trí của con tàu “người Hà Lan bay” trong danh sách những con tàu xấu số. Năm 1985, sau một thời gian dài xác tàu bị mất tích, đột nhiên nó được tìm thấy dưới biển ở độ sâu 3.987m. Năm 1988, việc trục vớt Titanic được tiến hành và người ta đã vớt lên được một phẩn vỏ tàu cùng nhiều đổ vật khác nhau.
Những điều kiện để được xem là một điềm báo
Đó là những điều kiện khá khắt khe bởi mọi thứ liên quan đến hiện tượng xảy ra đều mơ hồ. Ta có thể tóm tắt những điều kiện đó như sau: giấc mơ hay linh cảm phải được thuật lại cho một hay nhiều nhân chứng đáng tin biết trước khi nó xảy ra ngoài đời thực. Khoảng cách giữa giấc mơ và câu chuyên thực phải tương đối ngắn vì nếu thời gian càng dài thì càng làm tăng khả năng xảy ra sự trùng khớp ngẫu nhiên. Tuy nhiên điều kiện này cũng có ngoại lệ như trong trường hợp tàu Titanic. Giấc mơ này không được tỏ ra quá khó tin ngay cả với người nằm mơ hay người nghĩ ra nó, hoặc nó phải liên quan đến một lĩnh vực mà họ không biết hoặc biết rất ít. Nó phải dựa vào một sự kiện chính xác chứ không phải một điều gì đó chung chung có thể áp dụng cho nhiều sự kiện khác nhau thông qua cách lý giải tượng trưng (như trường hợp mọi người phải tự diễn giải các bài sấm của Nostradamus theo ý mình chẳng hạn). Cuối cùng, các chi tiết trong giấc mơ phải khớp với các chi tiết thực tế, ít ra là ở các điểm chính.