Thời nào cũng có những câu chuyện về những người bị ngọn lửa vô hình thiêu đốt, biến thân xác họ thành tro bụi trong khi mọi thứ xung quanh vẫn không hề hấn gì.
Rất nhiều trường hợp xảy ra
Ở mọi quốc gia đều xảy ra hiện tượng một người tự nhiên bốc cháy. Với phần lớn trường hợp gây tử vong, cảnh sát đều tiến hành điểu tra. Họ lưu giữ rất nhiều tư liệu ghi lại hình ảnh các vụ việc gần đây kèm với những báo cáo rất hay của các chuyên gia, tuy nhiên chưa ai giải thích được nguyên nhân vì sao lại xảy ra hiện tượng này Trong tất cả các vụ tấn cống của “lửa trời” như cách gọi của người xưa, thì có lẽ trường hợp của bà Mary Reeser, một phụ nữ Mỹ 67 tuổi, là ly kỳ nhất.
Trường hợp bà Mary Reeser
Bầu trời chiều ngày 1 tháng 7 năm 1951 ở bang Florida (Mỹ) và bến cảng Saint-Petersburg – nơi bà Reeser đang sinh sống – rất đẹp mặc dầu có dấu hiệu cho thấy một cơn dông cận nhiệt đới đang kéo đến. Đến khoảng 9 giờ tối, khi bà Carpenter – chủ căn hộ mà bà Reeser đang thuê – đến chào thì thấy bà này đang mặc áo ngủ ngồi trên ghế bành phì phèo điếu thuốc. Bà Carpenter là người cuối cùng nhìn thấy bà Reeser còn sống.
Năm giờ sáng hôm sau, bà Carpenter ngửi thấy mùi cháy khét và đến 8 giờ thì bà phát hiện thấy tay nắm cửa căn hộ bà Reeser gần như nóng bỏng. Bà vội vàng gọi hai công nhân đến giúp. Khi một trong hai người công nhân lấy giẻ lót tay mở được cánh cửa
ra thì một luống hơi nóng từ bên trong xộc ra ngoài. Trong căn hộ vắng tanh, giữa một vòng tròn đen nhẻm có đường kính rộng khoảng 1,2 mét là mấy cái lò xo ghế bành, một chiếc bàn nhỏ một chân và các mảnh kim loại của cây đèn cháy thành tro cùng những gì còn sót lại của thi hài người thuê nhà xấu số. Những thứ sót lại bao gổm “một lá gan cháy đen dính ở một đoạn cột sống, một chiếc sọ teo nhỏ như quả banh bóng chày, một cẳng chần mang giày sa-tanh đen bị cháy đến gót và một đống tro tần đen xỉn”. Chưa bao giờ có vụ bốc cháy tự phát nào lại thiếu hủy toàn bộ con người và gây ấn tượng mạnh đến thế.
Một vòng hơi nóng 1,2 mét
Điều kỳ lạ là hơi nóng tác động đến đồ đạc chung quanh một cách có chọn lọc. Nó làm biến dạng các thiết bị điện, làm chảy lớp sáp nến bên ngoài nhưng lại không ảnh hưởng đến sợi bấc bên trong. Nó làm nứt một tấm gương trên tường và thiêu chảy chiếc cốc nhựa trong phòng tắm nhưng lại không đụng đến mấy cái bàn chải đánh răng sát cạnh đó. Cách mặt đất 1,2 mét trở lên, mọi tấm kính đều phủ một lớp bồ hóng nhờn nhẫy trên bề mặt. Những vật nằm ở dưới mức 1,2 mét đều còn y nguyên ngoại trừ nạn nhân, chiếc ghế bành, chiếc bàn một chân và cầy đèn. Bức tường phía sau ghế bành và xấp báo cũ nằm cách vòng tròn đen 20cm thì lại không hề hấn gì. Như vậy sức nóng chỉ tác động đến khoảng không gian nằm trong đường kính 1,2 mét mà thôi. Bàn chân mang giày vải đen của nạn nhân sở dĩ còn nguyên vẹn có lẽ là vì thò ra ngoài cái vòng tròn định mệnh đó.
Việc cơ thể bà Reeser bị cháy gần hết cùng với chuyện nạn nhân không hể kêu la và không có mùi cháy khét là hiện tượng điển hình của các trường hợp bốc cháy tự phát. So với các vụ bốc cháy tự phát khác thì điểm khác biệt ở đây là sọ của nạn nhân bị teo nhỏ một cách kỳ lạ.
Kết luận không mấy thuyết phục
Cuộc điểu tra tiến hành ngay sau đó quy tụ đấy đủ các chuyên viên FBI, bác sĩ, chuyên gia về tội phạm phóng hỏa và cả các nhà khí tượng học. Người ta cũng cho gọi các nhà sản xuất ghế bành đến và yếu cầu họ chứng minh là ghế bành không thể tự bốc cháy hay tự phát nổ. Tất cả những điều này đều không đi đến đâu và báo cáo cảnh sát cuối cùng đành kết luận rằng bà Reeser ngủ quên với điếu thuốc trên tay khiến tàn lửa từ điếu thuốc bắt sang quấn áo rối sau đó lan sang chiếc ghế bành làm nó bốc cháy và chính hơi nóng tỏa ra từ chiếc ghế bành bốc cháy này đã thiêu hủy xác bà Reeser cùng chiếc bàn và cầy đèn.
Kết luận này hoàn toàn mâu thuẫn với thực trạng vì để có thể đốt xương cốt ra tro thì nhiệt độ tối thiểu phải là 1650OF (khoảng 900°C), chứ còn ngọn lửa bốc ra từ ghế bành hay quần áo thì không đủ sức làm điều đó. Hơn nữa, nếu nhiệt độ cao đến mức ấy thì đã phải thiêu hủy toàn bộ ngôi nhà (hơi nóng tỏa ra từ chiếc xe hơi đang bốc cháy chỉ khoảng 700°F (khoảng 370°C). Cuối cùng, lượng bồ hóng tạo ra từ ngọn lửa cho thấy ngọn lửa đã thiêu hủy bà Reeser một cách từ từ.
Những lời khẳng định trong báo cáo này đối lập với lời khai của thám tử Cass Burgess một năm sau đó. Theo ông này thì “vụ điểu tra vẫn bỏ ngỏ. Từ lúc bước vào căn hộ của bà Reeser cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể xác định một cách logic đâu là nguyên nhân gây ra cái chết của bà”.
ĐẶC TRƯNG VÀ GIẢ THUYẾT
Các vụ bốc cháy tự phát đều giống nhau ở điểm: nạn nhân không ý thức đuợc chuyện gì xảy ra với họ, hơi nóng hắt ra tù ngọn lửa rất dữ dội, ngọn lửa không lan rộng (cơ thể nạn nhân bị cháy thành than nhưng quần áo bên ngoài vẫn gần như nguyên vẹn) và không có một nơi nào được miễn trừ khỏi hiện tượng này cho dù là ngoài trời hay trên tàu biển, trong xe hơi hay thậm chí là trong quan tài.
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng không giả thuyết nào làm mọi người hài lòng, ở thế kỷ 19 có giả thuyết cho rằng chuyện này chỉ xảy ra với những kẻ say sưa mình mẩy ướt sũng rượu. Một giả thuyết khác lại cho rằng việc bốc cháy thường là do ngọn lửa từ lò sưởi gây ra…
Người ta lại cũng nói đến cả những quả cầu lửa bí bía ẩn, đến ảnh hưởng của sự phát triển đường cong địa từ của Trái Đất, đến “những vụ tự sát tâm lý” hay sự tấn công của quỷ dữ.
Về phẩn các bác sĩ, họ đã phủ nhận hiện tượng này do không thể nào hiểu nổi. Nhưng họ đã quên rằng một sô’ đồng nghiệp của họ cũng nằm trong danh sách những nạn nhân bị thiêu cháy thành tro