Lịch Sử và Văn Minh

Phép thử tội bằng lửa

Lửa rất linh thiêng với con người, bất kể ở nền văn hóa nào. Trong quá khứ, người ta thường dùng lửa thử tội của ai đó. Ngoài ra, có một số người có khả năng bước trên lửa.

thử tội bằng cách đi trên lửa
7 views

Xưa nay, ở mọi thời đại và ở mọi lục địa, con người vẫn luôn sợ lửa. Nhưng một số người lại có được khả năng kỳ lạ là không hề bị bỏng. Việc đi trên lửa đã tồn tại từ nhiều thế kỷ nhưng mãi đến năm 1937 các nhà khoa học mới chính thức chúng kiến cảnh tượng này lần đầu tiên.

Kinh Thánh từng ghi…

Trường hợp “miễn nhiễm với lửa” xa xưa nhất được ghi nhận là từ một cầu chuyện trong Kinh Thánh (Daniel, chương III). Nó kể rằng, dưới thời vua Nabuchodonosor, có ba vị giám quan bị xử hỏa thiêu nhưng ngọn lửa dường như không hể ảnh hưởng đến thân thể họ. Kinh Thánh ghi: “Các tổng trấn, quan tòa, thống đốc cùng các cận thần của nhà vua đều đổ xô đến xem ba vị giám quan. Lửa không hể xém vào thân thể các tội nhân, đấu tóc họ không bốc cháy, áo khoác ngoài cũng không hư hại, người họ không mang chút mùi cháy khét nào”. Giai thoại này được liệt vào những “phép mẩu” trong Kinh Thánh và phải đến mấy thế kỷ sau Platon và Virgile mới đưa vào các tác phẩm của mình hình ảnh những người đi trên than hổng nóng rực mà không hề có cảm giác cháy bỏng.

Minh họa tiên tri Daniel (ở giữa) cùng hai người bạn bị thiêu trong lửa do không tuân phục mệnh lệnh vua Babylon

Phán xét của Chúa

Thời Trung Cổ, việc miên nhiễm với lửa được xem như là “quà tặng của Chúa”. Cho đến cuối thời đó, người ta vần thường dùng lửa để thay cho lời phán xét của Chúa Trời: người nào nói đúng thì sẽ không bị lửa thiêu. Năm 1062, Đức Giám mục thành Florence bị một thánh nhân tên Pierre Aldobrandini kết tội hủ hóa. Để giải quyết chuyện này cả hai phải trải qua thử thách đi trên lửa. Sau khi rải những hòn than hổng đỏ rực dọc hành lang người ta bắt đấu đốt lửa ở hai đầu hành lang. Aldobrandini đi hết hành lang mà da và y phục ông không hể cháy xém. Đến phiên Đức Giám mục thì ông này không dám thử nên bị buộc từ bỏ cương vị Giám mục.

Năm 1215; Hội nghị giám mục Latran ra quyết định chấm dứt việc thực hiện phán quyết của Chúa bằng lửa. Tuy nhiên, đến năm 1497 linh mục trưởng của tu viện Savonarole ở Florence bị kết tội theo dị giáo lại được yêu cầu đi trên lửa để chứng minh là ông ta không làm chuyện đó. Nhưng khi đứng trước đống than hổng ổng đã tìm cách tránh né nên bị xử có tội và bị… đưa lên giàn hỏa.

Chân trần trên lửa

Từ thế kỷ 17 trở đi, nhiều người trở vể từ các xứ sở xa xôi đã kể lại một số chuyện mà họ tận mắt chứng kiến. Paul Lejeune, một thầy tu dòng Tên, khi quay trở vể từ Tân Thế Giới đã viết lại cuộc chuyện phiêu lưu của mình ở miền đất của bộ tộc Huron ở Ấn Độ vào năm 1637 như sau: “Các bạn phải tin tôi bởi những điều tôi kể là do chính mất tôi nhìn thấy”. Sau đó ổng kể tiếp rằng người Huron dùng than hổng cháy đỏ chà xát lên da thịt các bệnh nhân mà da họ không hể bị bỏng.

Nhiều người từ chầu Á vể cũng thuật lại các cầu chuyện đi trên lửa mà họ tận mắt chứng kiến. Họ nói đã thấy nhiều người băng qua hố than hổng với chần trần mà không hề bị phỏng rộp hay đau đớn. Năm 1890, bốn người Anh trong đó có bác sĩ Hocken đã thử bước đi trên lửa ở Polynesia. Họ sửng sốt khi nhận thấy chân mình chỉ hơi nhoi nhói một chút. Câu chuyện này gây chấn động giới khoa học ở London khiến mọi người không ngớt tranh luận suốt nhiều năm trời. Nhiều nhà bác học cho đầy là trò bịp bợm. Theo họ thì người bản xứ đã bước qua con đường lửa quá nhanh nên da chưa kịp bỏng, hoặc là trước khi đi trên lửa họ đã bôi một chất gì đó để bảo vệ da hay uống một thứ thuốc gì đó để làm tiêu tán cơn đau.

Đi trên lửa cũng là một tục lệ tại ngôi làng nhỏ ở Bulgari. Nghi lễ này thường được tiến hành vào ngày 3 đên 4 tháng 6 hàng năm nhâm trù tà, đuôi bệnh cho dân làng.
Đi trên lửa cũng là một tục lệ tại ngôi làng nhỏ ở Bulgari. Nghi lễ này thường được tiến hành vào ngày 3 đên 4 tháng 6 hàng năm nhâm trù tà, đuôi bệnh cho dân làng.

Hiện tượng được công nhận

Ngày 9 tháng 4 năm 1937; các nhà nghiên cứu thuộc đại học London muốn biết đích xác cầu chuyện này nên đã cho tiến hành một thí nghiệm trong phạm vi khoa học. Họ cho đào một hố sâu 7 mét ở Carshalton, một vùng ngoại ô của Surrey rổi đổ đầy than hổng xuống. Nhiệt độ mà nhiệt kế ghi nhận được trên mặt hố là 430 độ C. Một thanh niên Ấn Độ tình nguyện băng qua hố than hồng. Ở đây không có bất kỳ sự gian lận nào. Gan bàn chân của chàng thanh niên Ấn Độ cũng rất mỏng và không hề chai sạn.

Trước sự chứng kiến của các nhà bác học, anh ta băng qua băng lại hố than tới bốn lấn. Ngay sau đó, người ta quan sát chân anh ta và xem xét lại lần nữa vào ngày hôm sau. Kết quả cho thấy chân anh ta không hề có vết bỏng. Kể từ ngày đó, hiện tượng này được hàng ngàn nhân chứng sống ở khấp nơi trên thế giới chứng kiến. Họ đến từ châu Phi, Bấc Mỹ, Haiti, Ấn Độ, Polynesia, Malaysia, Tây Tạng, Philippines, quần đảo Fidji, Nhật Bản và cả châu Âu. Cứ mỗi tháng 3 hàng năm, cộng đồng dân tộc Tamil (Nam Ấn Độ) lại tổ chức những màn trình diễn đi trên lửa, thu hút rất nhiều du khách đến xem.

THỬ THÁCH MÀ AI CŨNG VƯỢT QUA ĐƯỢC

Theo tác phẩm mang tên Trở thành phù thủy, trở thành bác học (2002) của nhà vật lý học Georges Charpak thì thử thách đi trên lửa không có gì là bí ẩn, và lý do vì sao da thịt không tổn thưong khi đi trên lửa có thể giải thích bằng một số yếu tố vật lý. Thứ nhất là thòi gian bàn chân tiếp xúc với than hổng ỏ mỗi bước đi kéo dài chưa đến nửa giây. Lớp da chân chai sần cũng là yếu tố giúp chân không bị bỏng. Liên quan đến chất đốt, nếu xem xét kỹ ta sẽ thấy khả năng phát nhiệt và dẫn nhiệt của than rất yếu. Hơn nữa khi chân giẫm lên các cục than hổng sẽ khiến oxy không truyền được tới than và chính điều này đã ngăn không cho than phát nóng trong một quâng thời gian ngắn. Chính vì thế mà ai cũng có thể bước trên than hổng mà ít có nguy cơ bị bỏng.

5/5 - (2 votes)

BÀI LIÊN QUAN