Giang Hiếu
Lao động cưỡng bức với đôi chân bị xích xiềng, khẩu phần ăn quá đắt… Đó là những điều kiện nghiệt ngã mà tù nhân Mỹ phải nếm trải ở Star, khu trại giam biệt lập giữa lòng sa mạc Arizona, ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi hàng chục ngàn mét rào kẽm gai và lưới sắt cùng những trận bão cát bất tận.
Đồng hồ chỉ 4 giờ sáng. Một ngày mới ở trại tù Star (Ngôi sao) tọa lạc tại quận Maricopa thuộc tiểu bang Ari-zona bắt đầu. Những tiếng động quen thuộc lại vang lên: tiếng cửa kéo nặng nề, tiếng chó sủa gay gắt… Đám tù nhân mắt nhắm mắt mở xỏ vội bộ đồng phục vào người. Mỗi căn xà lim rộng 10 mét vuông chứa tới 4 người. Trong khi các phạm nhân nữ đông ca bài “Hành khúc người tù” thì giới phạm nhân nam đúng im tại phòng giam lắng nghe. Họ chẳng màng nói chuyện phiếm nữa. Cuộc sống nơi đây hầu như chẳng có gì mới mẻ để mà bình phẩm. Duy nhất chỉ những kẻ “may mắn” là còn lao xao: họ đang xếp thành từng nhóm chờ xe chở đi lao động công ích bên ngoài. Ít ra họ cũng xa lánh được chốn địa ngục Star trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Điều gây ngạc nhiên là chốn giam cầm hà khắc nhất nước Mỹ này lại không phải là nơi giam giữ những tù nhân có án nặng nhất. Gần 2 nghìn phạm nhân ở đây chủ yếu là giới tài xế xui xẻo lỡ cán chết người, rồi thì những tên bán lẻ thuốc phiện, bọn bảo kê và gái mại dâm phi pháp. Phần lớn bọn họ không ngụ trong tòa nhà chính của Star, mà ở tại hai dãy trại dựng bằng lều bạt kế bên. Ý tưởng “nhà tù lều” do viên giám đốc 78 tuổi Joe Arpaio, vốn là cựu sĩ quan cảnh sát, một nhân vật nổi danh khắp Arizona, nghĩ ra. J.Arpaio từng đắc cử chức danh sheriff (cảnh sát trưởng) Maricopa kiêm giám đốc Star suốt 4 nhiệm kỳ nay (mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm). Sau chiến dịch “Bão táp sa mạc” của quân Mỹ ở Iraq, đầu năm 1993 J.Arpaio quyết định mua lại số lều bạt mà quân đội đã sử dụng với giá bèo, được ông ta coi là “phát kiến” nhằm giải quyết tình trạng quá tải ở các nhà tù Mỹ (!). Thực ra điều kiện thời tiết tại Arizona không phù hợp tí nào với lối sống lều trại cả: vào mùa hè nhiệt độ luôn vượt quá 40 độ C, còn mùa đông lại dưới độ âm hàng chục độ. Khi ai đó phàn nàn về cuộc sông trong các khu lễu giam, giám thị Arpaio thường cắt ngang: “Nếu binh sĩ nghĩa vụ từng chịu được, thì các anh cũng phải chịu được!”.
Đọc thêm:
Ý nghĩa từ những bức tranh hoa điểu của Trung Hoa
Người Hittite xuất hiện trong Thánh Kinh là ai?
Thần thoại tạo dựng của các dân tộc cổ xưa
Tản mạn về nghiên cứu âm nhạc
Đúng 5 giờ sáng, các nhóm lao động công ích xếp hàng ngay ngắn dọc theo các hành lang. Quản giáo bắt đầu xiềng chân họ lại bằng những đoạn xích ngắn, trước khi xe chuyên chở tới. Để cho chắc, không bao giờ người ta thông báo trước địa điểm lao động cưỡng bức chính xác cả. Thường sau hơn một giờ hành trình, xe đổ họ xuống một khu phố thượng lưu nào đó ở Phoenix (thủ phủ Arizona). Với chổi, găng tay và bao tải nilon, đám tù nhân bắt đầu công việc làm sạch đường phố: nhặt rác, tỉa cỏ, quét vỉa hè và lối đi với các cử động khó khăn trong tư thế bị cùm. Khách bộ hành chẳng màng để ý đến họ. Người ta đã quá quen với các cảnh này trên các đường phố Mỹ. Nếu ai đó tỏ nỗi thương tâm… sẽ bị cảnh sát tháp tùng can thiệp ngay, bởi việc trò chuyện với tù nhân ở chốn công cộng bị cấm tuyệt đối. Đã xế trưa, phong vũ biểu gần một ngã tư chỉ chừng 40 độ C. Bữa trưa, mỗi phạm nhân được cấp một miếng bánh mì sandwich kẹp pho mát… quá đát. Đó là sự thật! Giới quản lý Star đã ký hợp đồng với các siêu thị lớn, yêu cầu họ gửi các loại thực phẩm “sắp hoặc đã hết hạn” – đương nhiên với giá rẻ hơn nhiều so với giá chính thức – làm thức ăn cho tù nhân. Một kiểu làm kinh tế đôi bên cùng có lợi: tiết kiệm được ngân sách coi tù, đồng thời tránh… lãng phí thực phẩm (!). Nếu phạm nhân nào tình cờ đọc được niên hạn của thứ đồ sắp ăn, sẽ được người sĩ quan quản giáo nghiêm khắc giải thích: “Đây là nơi giam cầm, chứ không phải là khách sạn 5 sao!”.
Tù nhân ra ngoài làm việc trở về trại Star lúc 13 giờ rưỡi. Phần thời gian còn lại trong ngày họ được hoàn toàn thảnh thơi… trong xà lim. Thuốc lá, cà phê cũng như sách báo, tranh ảnh đều bị cấm. Việc gọi điện thoại cho người thân chỉ được giải quyết trong trường hợp khẩn thiết. Tivi mở cầm chừng qua sự giám sát của nhân viên trực tổng đài.
Nếu phạm nhân nào đó chết đột tử, J.Arpaio ra lệnh cứ để mặc cái xác ấy trong buồng giam vài ngày, để “đám tù nhận biết rõ mạng sống của chúng rẻ biết bao” (!). “Tôi muốn những kẻ phạm tội luôn căm ghét tôi từ sâu thẳm tâm hồn chúng – giám đốc Arpaio giải bày – khiến chúng cực kỳ chán ghét chốn này. Để khi mãn hạn, chúng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi tái phạm tội ngoài đời”.
Phương pháp cải huấn này có hà khắc quá không? Phản ứng của các giới xã hội về quy chế tại Star ra sao? Một sự thật hiến nhiên như cuộc thăm dò mới đây cho biết: 85% dân chúng Ari zona được hỏi đều ủng hộ các biện pháp của Joe Arpaio. Trong những người kề vai sát cánh với viên giám đốc kỳ cưu của Star ấy có nhiều nhân vật lỗi lạc như thượng nghị sĩ Bob Dole – cựu ứng viên tổng thống Mỹ, hay thống đốc Arizona Jan Brewer và cả thị trưởng Phoenix Phil Gordon nữa… Dĩ nhiên cũng có người chống đối: Liên đoàn toàn quốc Mỹ về nhẫn quyền từng lên án chế độ phi nhân bản ở Star. Chi những kẻ đang bị giam giữ là có vẻ chẳng quan tâm gì đến những ý kiến khác nhau của các giới xã hội. Họ cứ tiếp tục đếm từng ngày cho tới khi… mãn hạn, bất chấp cái nội quy hà khắc nhất nước Mỹ mà họ đang nếm trải.
Đèn trong các buồng giam tắt lúc 21 giờ qua chiếc cầu dao tổng từ tay viên sĩ quan trực nhật. Tới lượt đích thân giám đốc J.Arpaio đi kiểm tra lần chót một vòng cái lãnh địa của mình. Có thể một ngày nào đó ông ta sẽ trở thành thống đốc tiểu bang, rồi thành tổng thống Mỹ cũng nên, bởi không ít cử tri Hoa Kỳ bây giờ thường đặt niềm tin vào những người cương quyết tội ác – một trong những mối đe dọa c cuộc sống thường nhật của họ.
(Theo Morning Star)