Lịch Sử và Văn Minh

Ý nghĩa từ những bức tranh hoa điểu của Trung Hoa

Ngoài cách thực hiện rất chăm chút, hội họa cổ truyền Trung Hoa đã thêm vào trong các tác phẩm một ý nghĩa biểu trưng rất sâu sắc.

tranh hoa điểu trung hoa
19 views

Minh Luân

Ở phương Tây, hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu, hồng vàng biểu thị tình bạn. Tại Trung Hoa (TH) cổ, hoa cũng thể hiện tình cảm. Chẳng hạn như hoa sen mọc đôi trên một nhánh, giống như hai cái cây với những cành cây quấn vào nhau, gợi lên hình ảnh đôi lứa thủy chung. Hoa sen cũng thể hiện sự quý phái, còn hoa mẫu đơn nhắc đến sự giàu sang và địa vị. Trong suốt hàng ngàn năm, các loài hoa đó luôn là những yếu quan trọng trong bố tranh hoa điểu.

Hoa sen: tao nhã và tinh khiết

Tại TH cổ, hoa sen được yêu mến bởi nét tao nhã và tinh khiết của nó, đúng như nhà hiền triết Chu Đôn Di thời nhà Tống đã viết trong tác phẩm “Chuyện của người yêu hoa sen”. Ông tự ví mình như hoa sen vì ông không màng đến chính trị và của cải vật chất. Từ đó hoa sen trở thành một trong các chủ đề ưa thích của giới nghệ sĩ, đặc biệt là trong thể loại tranh hoa điểu. Những biến đổi của loài hoa này qua các mùa và trong 24 giờ đã khiến người ta xem nó như là vật mang lại may mắn. Trong thập niên 50-60, nữ họa sĩ Du Trí Trinh (1915-1995) nổi tiếng với các họa phẩm về hoa sen. Bà chuyên vẽ hoa sen đang nở. Từ năm 1971 đến 1984, theo đơn đặt hàng của nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, bà đã thực hiện một bức họa hoa điều to tướng theo phong cách công bút, trong đó hoa sen là hình tượng chính. Vào năm 1983 bà đã thực hiện bức họa “Ao sen quyến rũ” cho trụ sở Trung Nam Hải của chính quyền trung ương. Từ đó các tác phẩm của Du Trí Trinh được dùng làm khuôn mẫu cho các sinh viên mỹ thuật.

Lý Khôi Trình là học trò của Du Trí Trinh. Sau nhiều năm tìm tòi, đã tạo ra phong cách hội họa riêng. Vẽ hoa sen, với ông, là một cách để làm tinh khiết tâm hồn bị những dục vọng vị kỷ làm biến chất. Trước khi bắt đầu vẽ, ông Trình thực hiện nghi thức: tắm rửa rồi thay đồ sạch sẽ, sau đó, thắp một nén hương và nghe nhạc cổ truyền êm dịu. Cuối cùng, ông ngồi xuống tĩnh tâm, nhắm mắt lại để xua đuổi mọi tạp niệm, sau đó ông mới trải giấy ra, mài mực và vẽ. “Hoa trắng trên hồ Ngọc Thạch” là bức họa điển hình cho lối vẽ hoa sen của ông: những chiếc lá sen xanh lục run rẩy dưới làn gió nhẹ tạo thành một chùm quanh các đóa sen trắng. Khi thực hiện tác phẩm đó, Lý Khôi Trình đã áp dụng kỹ thuật mới của trường phái tân ấn tượng Pháp.

Vì hoa sen thường được kết hợp với tòa sen của Đức Phật nên rất nhiều người xem lá sen úa như là biểu tượng của cõi Niết bàn. Giá trị thẩm mỹ của lá sen úa được giới nghệ sĩ TH thừa nhận. Có nhiều họa sĩ rất tài tình trong việc thể hiện hoa sen héo. Chu Đại (1626-1705) là một trong số đó. Bố cục độc đáo và các hoa sen úa trông rất ấn tượng. “Hoa sen và chim” là một trong các tác phẩm nổi tiếng của ông. Bức họa dài và hẹp, có những lá sen héo úa và một chú chim nhỏ đậu trên tảng đá hình dạng lạ lùng, tròng trắng mắt rất rõ ràng. Chu Đại là người trong hoàng tộc nhà Minh còn sống sót, lên ẩn dật trên núi. Ông tiếc nhớ nhà Minh song không thể thay đổi tình thế nên chỉ thể hiện cảm xúc phức tạp qua nghệ thuật.

Tề Bạch Thạch (1864-1957), nổi danh trong thế kỷ 20, cũng thích vẽ hoa sen úa. Tác phẩm của ông khác với Chu Đại: lá sen héo úa nhưng bầu sen vươn thẳng lên, biểu tượng của hạnh phúc do mùa màng thu hoạch tốt.

Sơ lược về Kim Dung, đệ nhất danh gia trong thế giới kiếm hiệp
Định Tường xưa và cuộc đánh chiếm Mỹ Tho của Pháp năm 1861
Những hồ nước quyến rũ nhất thế giới
Những lời thề của Lê Lợi (Văn Nôm đầu thế kỷ 15)

Mẫu đơn: giàu sang và địa vị cao

Mọi người thích hoa mẫu đơn quý phái và cao sang. Tại TH mẫu đơn được xem như là “vẻ đẹp quốc gia với mùi hương thần thánh”. Văn nhân Âu Dương Tu (1007-1072) rất yêu quý và đã mô tả trong quyển “Hoa mẫu đơn ở Lạc Dương”. Còn Chu Đôn Di đã sánh mẫu đơn với hoa sen trong tác phẩm “Chuyện của người yêu hoa sen”. Theo ông, các dạng tiết của hoa mẫu đơn thích hợp với những dinh thự hoàng tộc và nhà của giới quý tộc. Kiểu mũ của các mệnh phụ Mãn Châu cũng có dạng hoa mẫu đơn đang nở.

Vẽ hoa mẫu đơn là bài tập bắt buộc đối với các họa sĩ muốn theo trường phái hoa điểu. Lý Đường, một họa sĩ đời Nam Tống, không hề vẽ hoa mẫu đơn khi còn trẻ nhưng lại chọn khuynh hướng này lúc về già: Mẫu đơn thường được các họa sĩ mới theo khuynh hướng hoa điểu chọn lựa vì tràng hoa rất to và dáng vẻ đơn sắc của nó. Tuy nhiên, vẽ hoa mẫu đơn không phải dễ. Khi phác họa mẫu đơn, họa sĩ Vu Phi Ám (1887-1959) nhận thấy rằng mùa xuân là thời gian thích hợp nhất để nắm bắt tinh túy của hoa mẫu đơn vì lúc ấy hoa nở rộ, lá mảnh và thưa. Vào mùa hè, lá mẫu đơn dày và xanh sáng, nhưng hoa lại không tươi. Đầu lá che phủ các nhánh nên bổ cục trông giống như một đống lá xanh chồng chất. Đến mùa thu, một số lá đã rụng đi, các nhánh lại xuất hiện, và đóa hoa mang dáng vẻ thơ mộng. Sau nhiều năm nghiên cứu, họa sĩ đã tìm ra cách thể hiện hoa mẫu đơn không giống với những họa sĩ thuộc thế hệ trước. Để có thể mô tả các tính chất tốt đẹp nhất của hoa trong một bức tranh, cuối cùng Vu Phi Ám đã kết hợp tràng hoa mùa xuân với lá mùa hè và nhánh mùa thu.

Vương Đạo Trung là học trò của Vu Phi Ám. Ông có tài vẽ hoa mẫu đơn đến mức nhận được biệt danh là “ông Vương mẫu đơn”. Thời trẻ ông sống gần Tử Cấm Thành và thường đến đền Tiên Đế để vẽ những bức phác thảo về hoa mẫu đơn đang nở rộ. Ông học vẽ hoa mẫu đơn nhận thấy rằng hoa mẫu đơn hấp dẫn giới trí thức cũng như người thường. Sau nhiều lần chỉnh sửa, ông đã vẽ được một loạt mẫu hoa để in trên vải. Trong thập niên 70-80, hầu như mọi gia đình TQ đều có một áo gối thêu hình hoa mẫu đơn hồng trên nền đỏ của Vương Đạo Trung. Đóng góp quý giá nhất của ông là đã kết hợp kỹ thuật hội họa công bút với ngành in ấn và nhuộm công nghiệp, đồng thời cũng góp phần phổ biến sự kết hợp đó.

Các nghệ nhân thuộc nhiều thế hệ khác nhau đã cố tạo ra những hình ảnh hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự sung túc và cao quý. Trương Đại Thiên (1899-1983) để chuyền tải được vẻ sung mãn và cao quý, ông phải dùng đến bột vàng để vẽ viền của tràng hoa. Những đóa mẫu đơn của ông chiếu lóng lánh trên tường.

Lý Khôi Chính (1942-) không chỉ dùng bột vàng để viền hoa mà hơn nữa, ông còn áp dụng phong cách vẽ hiện đại và kỹ thuật màu nước của phương Tây để tạo ra bức “Hoa mẫu đơn vàng”, thay thế các màu nguyên thủy bằng vàng. Gợi hứng từ bức “Xuất thủy phù dung” (đời nhà Tống), ông không vẽ cành nhánh nào mà chỉ có một đóa hoa to cùng vài chiếc lá. Làm như thế ông đã đơn giản hóa hết mức các yếu tố và để cho khách thưởng lãm trong thoáng chốc được thấm hòa vào họa tiết chính. Ông cũng sử dụng bố cục tỏa rạng, hơi có chút hiệu ứng của những tia nắng, điều này là một thành công rõ rệt khi ông thực hiện bức “Hoa mẫu đơn vàng”.

Học tiếng Anh:
Garden-variety và những thành ngữ liên quan tới việc làm vườn
Cross your heart và những thành ngữ với cross
Lunatic Fringe nghĩa là gì?
More bang for your buck nghĩa là gì?

Hoa hiên để quên đi phiền muộn và sinh con trai

Trong hội họa cổ truyền TH, hoa hiên thường được kết hợp với đá trang trí hay cây thông, và người ta thường thêm vào dòng chữ “loài cây để quên phiền muộn” hay “sinh con trai”, vì theo quan niệm của người TH, hoa hiện là một loại cây có quyền năng thần bí mà người ta có thể xin những điều ước. Theo một quyển thi ca cổ, một phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa đã trồng một cây hoa hiên trong vườn nhà. Đóa hoa vàng xinh đẹp và có thể ăn được đã giúp người phụ nữ quên đi bao nỗi sầu muộn.

Trong hội họa cổ truyền TH, sự kết hợp giữa hoa hiên với đá trang trí và cây thông tượng trưng cho sự trường thọ và nhiều con. “Hoa bướm”, bức tranh của Mã Thuyên đã cho thấy sự kết hợp đó: bên cạnh một khối đá hình dạng lạ kỳ có những bông hoa hiện và anh túc, bên trên là một con bướm đang bay lượn và một con khác đâu trên đóa hoa hiện. Tác phẩm này gợi nhắc đến sự hài hòa và an bình.

Cuối cùng, trong hội họa cổ truyền TH, cây thông, hoa mận và cây trúc được gọi là “3 người bạn của mùa đông rét buốt”, đó là sự kết hợp tốt nhất để biểu thi tính liêm khiết.

(Theo Beijing Information)

5/5 - (4 votes)

BÀI LIÊN QUAN