Tây Thái Hậu – Một góc nhìn về Từ Hy Thái Hậu

Loại lịch sử ký sự nếu không ích gì cho việc nghiên cứu lại lợi cho sự phổ biến, Tây thái Hậu, nguyên tác của Vương Thức, xuất bản tại Thượng Hải năm 1948, do Mai chưởng Đức dịch, chúng tôi đăng với lý do trên, tuy vậy tác phẩm của Vương Thức căn cứ…

từ hy thái hậu lịch sử

Nguyên tác: VƯƠNG THỨC
Bản dịch: MAI CHƯỞNG ĐỨC

L.T.S.Loại lịch sử ký sự nếu không ích gì cho việc nghiên cứu lại lợi cho sự phổ biến, Tây thái Hậu, nguyên tác của Vương Thức, xuất bản tại Thượng Hải năm 1948, do Mai chưởng Đức dịch, chúng tôi đăng với lý do trên, tuy vậy tác phẩm của Vương Thức căn cứ trên những tài liệu chân xác.

CHƯƠNG I. THÂN THẾ THÁI HẬU

Từ Hy Thái Hậu uy nghi diễm kiều

Năm 1903, Từ Hy Thái Hậu 69 tuổi; một nữ họa sĩ Mỹ vào cung yết kiến đã phác họa dung nhan. Nữ sĩ thường nghe thiên hạ bàn nhiều về Từ Hy – một mụ Thái hậu tàn bạo, thông hiểu rõ mọi việc, dung mạo xấu xa, và rất hiếu sát !

Nguyên do bấy giờ, sau hai, ba năm xẩy ra những cuộc biến loạn dấy động của Nghĩa Hòa đoàn. Nhiều người ngoại quốc chỉ trích bọn đầu đảng, bộ hạ Nghĩa Hòa cùng cả các cấp quan quân triều đình đã giết họ ! Những hành động cực kỳ dã man, đều do chính sách ám muội của Từ Thái hậu!

Song le, bao lời đàm tiếu về Thái hậu hoàn toàn không đúng sự thật. Theo sự nhận xét của nữ họa sĩ, dung nhan Thái hậu thật kiều diễm, một người đàn bà dịu hiền. Gần 70 tuổi, mà dáng vẻ vẫn còn đẹp, ước chừng như tuổi 40.

Nữ họa sĩ đã trú ngụ tại cung điện Thái hậu suốt thời gian 8, 9 tháng. Từ thái độ, nghi lễ của Từ Thái hậu, nữ sĩ nhận thức rất tinh tế: “Dáng người Thái hậu – từ đầu đến chân rất tương xứng. Nét mặt xinh xắn, đôi tay mềm mại trắng nuột, dáng điệu uyển chuyển, vầng trán rộng nở đều. Đôi mắt sáng ẩn dưới đôi mày lá liễu. Làn môi chúm chím như đóa hoa anh đào, cân xứng với chiếc mũi xinh xinh. Chiếc cằm to rộng, nhưng không biểu lộ thái độ ương ngạnh, đôi tai vừa cân xứng. Hai hàm răng trong sáng như hai hàng trân châu kết bện nhau. Thái độ khoan dung, khiến kẻ khác rất hài lòng. Tôi chẳng ngờ là Từ Hy đã 69 tuổi, theo thường tình chẳng khác nào người đàn bà đẹp 40. Tinh thần minh mẫn như tia thái dương chiếu soi. Thường ngày tính tình dịu hòa: kẻ tầm thường không sao sánh kịp ! Ngọc ngà, nữ trang “vô giá” tô điểm khắp thân. Những hạt châu sáng óng ánh lấm tấm phủ đầu ; chuyển bước đi, hàng bích ngọc rung rinh, càng tăng tư cách nghiêm trang diễm lệ. Thiệt không bút mực tài tình nào tả xiết dung mạo Từ Thái hậu.”

Nữ họa sĩ nói về tính nết Thái hậu: “Tính tình thâm trầm, vấn vương nhiều sự lo lắng, nhưng rất nhanh nhẹn, có tài ứng biến chớp nhoáng. Thế cách rất uy nghiêm gây cả sự chấn động kinh hồn, mà thảy thảy quan quân đều tuân mệnh, phủ phục dưới bệ rồng. Nhưng Thái hậu thích vui đùa, thoạt tiên không ai nghĩ đến cái ma lực ấy. Nhan sắc dịu dàng, không mảy may giận hờn, hiền lành na ná như trẻ thơ. Có thể luận chuyện tự nhiên, không dùng quyền thế uy hiếp kẻ khác khiếp sợ. Dung thái hiền lành bỗng đổi thay tức thời, khiến người người không kịp sực tỉnh. Thái hậu đăng đại bảo, triều kiến thần công, thường tỏ khí thế uy nghiêm. Bàn chuyện đại sự quốc gia suốt 3 tiếng đồng hồ, mà dáng thái vẫn đường đường nghiêm cách ; chẳng khác nào bậc đại trượng phu ! Đến lúc bãi triều thường đi dạo chơi đùa như tiểu nhi, khi gặp các quí phụ chuyện trò rất vui vẻ tự nhiên, bỗng cung giám đến đệ trình tấu chương, Từ Hy liền đổi sắc nghiêm nghị liệu lường mọi việc ; khi đã xong, dáng cách thản nhiên như trước”.

Người trong cung đình không dám lạm bàn tiết lộ chuyện bí mật chốn thâm cung. Bên ngoài các triều thần rất ít tiếp xúc cùng Thái hậu. Từ dung nhan đến tính nết chỉ căn cứ sự xét đoán của nữ họa sĩ Mỹ.

Thái hậu Từ Hy thống trị cả giang sơn Trung quốc bao la suốt 50 năm ! Nhân sĩ khắp Anh – Mỹ đều ca tụng, Từ Hy, Victoria, Elizabeth “tam đại nữ chủ thế giới”. Theo cặp mắt nhận xét người Trung quốc chúng tôi: Thành tích Thái hậu không có gì quan trọng ! Ta có thể sánh cùng Lữ hậu đời Hán, Vũ tắc Thiên đời Đường, đều là ba đại nữ kiệt trong lịch sử Trung quốc. Song le, cả đời Thái hậu gặp toàn bi kịch ; hưởng tận bả vinh hoa phú quí đến năm cuối cùng cuộc đời ! Thuở bình sinh, Thái hậu gặp phải những biến chuyển trào lưu tư tưởng lớn lao hơn thuở Vũ tắc Thiên, Elizabeth.

Đọc thêm:
Kịch thơ Lý Chiêu Hoàng
Y miếu Thăng Long – chứng tích của nền văn hiến Đại Việt
Tìm hiểu về vũ khí cận chiến thời cổ đại: kiếm, lao, giáo
Một vài tiếng gọi trẻ con của người Việt

Gia đình Thái hậu

Tuy quyền lực Thái hậu gây khuynh đảo một thời, nhưng xuất thân từ thuở nhỏ không được quí trọng nể vì. Suốt đời Thái hậu rất kỵ thuật lại chuyện hồi còn thơ trẻ. Song le, với bao điều kiêng kỵ, qua những truyền thuyết không chứng cứ ; sử liệu Trung quốc cận đại, rất khó khăn cho sự khảo chứng gia thế Từ Hy Thái hậu.

Căn cứ vào các sách quan lại ghi chép và điều phán đoán thông thường thì Từ Hy, người con gái kỳ tộc Mãn châu, có một số người hoài nghi Thái hậu không phải người Mãn ; bảo rằng là con gái Hán, sinh trưởng tại Quảng đông. Phụ thân họ Chu, làm trong quân ngũ bậc hạ cấp, sau vì phạm tội bị giết ; con gái bán cho gia đình người Mãn châu. Thực ra phụ thân Từ Hy không phải như đa số đã nói là Huệ Trưng, Người Mãn.

Có thuyết hoang đường bảo rằng tổ tiên Từ Hy người Âu châu. Theo nhận xét về dung mạo tính cách có điểm giống người Tây phương.

Chúng tôi không căn cứ vào các chứng cứ trên, chỉ thừa nhận thuyết ghi chép trong “quan thư”. Căn cứ bộ quan thư rất chánh thức “Thanh sử cảo: “Từ Hy người Tương hoàng Kỳ Mãn châu, họ Diệp hách ná lạp, Tằng tổ phụ (ông cố nội) hiệu xưng Cát lãng A, giữ chức Viên ngoại lang bộ Hình. Phụ thân hiệu xưng Huệ Trưng giữ chức Đạo viên An Huy huy ninh thái quảng trì đạo. Theo danh từ hiện nay, xưng chức vị Tằng tổ và Tổ phụ: “bộ trưởng bộ tài chánh và bộ tư pháp” ; chức tước thân phụ: “viên chức hành chánh tỉnh An Huy”.

Từ Thái hậu thuở xuất thân không cao sang, nhưng không ở cảnh nhà sĩ hoạn thấp hèn. Chúng tôi căn cứ theo tài liệu riêng:

“Từ Hy chẳng may thuở còn ấu thơ ba bốn tuổi, phụ thân mất nơi nhiệm chức tỉnh An Huy. Mẫu thân đành mang kiếp sống góa bụa gửi thân nơi đất khách đùm bọc nuôi nấng đàn con côi. Trong gia đình có hai trai, phỏng chừng đều anh của Từ Hy, và một em gái ; đều phải chịu sống cảnh thanh bần cùng khốn !

“Một người anh, hiệu xưng Chiếu Tường, về sau làm quan giữ chức Hộ quân thống lãnh, nhờ ân sủng của Từ Thái hậu. Người kia hiệu xưng Quế tường, làm quan giữ chức Đô Thống, tức thân phụ của Hoàng hậu Long dụ, vợ vua Quang Tự. Người em gái về sau lấy chồng, tức chính thiếp của Thuần thân Vương, cũng là thân mẫu của Hoàng đế Quang Tự. Cả nhà anh chị em đều sống trong cảnh vinh hoa phú quí.

“Nhưng thuở trước cả đàn con côi phải sống chui rúc trong cảnh nhà kẻ sĩ hoạn suy vi, sự giáo dục không được đầy đủ, thi phú học hành hầu như thiếu sót nhiều. Anh em Từ Hy bẩm tính trời sinh khí chất tinh anh, thông thái, những ca khúc địa phương đều thuộc nhanh chóng, được mọi người ca tụng.

“Đến tuổi mơn mởn 16, 17, vào thời một trang thanh niên tuổi vừa 20 đăng vị hoàng đế, Hàm Phong ; hạ lệnh truyền tú nữ nhập cung: chiếu theo dụ chỉ tuyển tân phi ! Hai chị em Từ Hy đều con gái nhà Bát Kỳ sĩ hoạn, đủ tư cách con nhà quan, có nhiệm vụ đến thềm rồng ứng tuyển. Theo qui tắc đời Thanh, tuyển chọn phi tần có sự hạn định, không phải hầu hết người Hán đều có thể dự tuyển. Hai chị em khéo léo nhanh nhẹn tiến lên hướng Bắc, cùng đến Bắc Kinh. Ước mong về sau đời sống sẽ được giàu sang. Sau cùng, người chị tức Từ Hy được tuyển vào hàng quí nhân.

“Trên đường đi đến hướng Bắc, hai nàng gặp phải một chuyện đáng nhớ ! Thuyền Từ Hy dừng tại bắc bộ Giang Tô thuộc địa phương Thanh Giang phố, bỗng nhiên một vị Tri huyện vì nhầm lẫn đem gửi 300 lượng vàng trên thuyền. Hai chị em đang lâm cảnh cùng khốn gặp tiền thì lòng rất đỗi vui mừng. Nhưng quan Tri huyện sực tỉnh, liền sai người đến thu lại ; kẻ hầu quan huyện cùng nói rằng:

Nghe nói hai cô nương người Mãn Châu đi thuyền đến kinh đô dự tuyển tú nữ. Thực chúng tôi không dám làm phiền.

Sao lại biết chúng tôi đến kinh?

Nếu chẳng phải sao lại đi con đường này?

“Quan Tri huyện hay được bèn đến thuyền biếu hai chị em Từ Hy một số ít tiền lộ phí ; họ xiết bao nỗi vui mừng trước hành động nhân nghĩa, cùng thưa rằng: “Chúng tôi, nếu một ngày kia được toại ý, không sao dám quên ân quí ngài”.

“Sau này, quan Tri huyện địa phương Thanh Giang tức Ngô Đường, giữ chức Tổng đốc Tứ Xuyên. Mọi người bảo rằng quan Tri huyện tài lược không tinh thông, sở dĩ ngày hôm nay được hưởng bổng lộc to, chính vì ân cứu khổ ngày trước ; Từ Thái hậu đoái tưởng đến.

“Câu chuyện trên còn nghi vấn !”.

Học tiếng Anh với Lightway:
Phân biệt IELTS, TOEFL ibt và PTE khi có nhu cầu du học
Những thành ngữ tiếng Anh về trẻ con
Tìm hiểu câu nói A little knowledge is a dangerous thing?
Sử dụng of, more và less với lượng từ tiếng Anh

Địa vị Từ Hy sau khi nhập cung

Nhiều câu ca dao hát vè dí dỏm ngụ ý chế giễu Từ Hy, rằng gia đình Thái hậu ti tiện. Lúc mới nhập cung không phải ở vào hàng phi tần, chỉ là phường cung nữ. Bản văn ghi chép truyền lại như sau:

“Ná lạp thị…, sinh trưởng trong nam. Thuở nhỏ thông minh, dáng người kiều diễm không như bọn thường nhân. Các đoạn hát ngắn chốn nam phương, tiết điệu thịnh hành miền Giang Chiết ; Từ Hy đều biết và cất tiếng ca êm ả kỳ diệu.

“Thuở vua Hàm Phong sơ niên, Từ Thái hậu được tuyển vào vườn Viên Minh Viên gia nhập vào hàng cung nữ… vào chốn Lục Âm Thâm xứ… Ngày loạn Hồng Dưỡng dập tắt, tàn tích binh lửa trải khắp nơi nơi…

“Văn tông (Hàm Phong) gửi tình chốn tửu sắc, thỏa mãn thú vui. Thân ngà ngà say, nghiêng ngả bên ả tân phi dạo chơi chốn vườn xuân, bỗng nghe văng vẳng điệu ca nam, lòng ngài cảm thấy xao xuyến. Ngày qua ngày, Hoàng đế đến gần chốn Lục Âm Thâm xứ, tiếng ca lại trỗi lên cao vút.

“Bèn quay hỏi nội giám, vậy chẳng hay tiếng ca của ai mà thảnh thót thế ! Nội giám rập đầu tâu, đấy là Lan Nhi – tức tiểu tự của Ná lạp thị, trong cung thường xưng hô tên này. Văn Tông bước vào Lục Âm Thâm xứ, mời người con gái Ná Lạp cùng trao đổi qua vài câu chuyện. Vai tựa má kề dưới mái mộc lan thoang thoảng mùi hương ngạt ngào. Nàng trổi tiếng ca, cùng dâng trà mời Hoàng đế nhấp cạn chén hương ấm lòng. Từ Hy dìu vua vào nơi an nghỉ, mở đầu cuộc giao duyên hạnh ngộ giữa Từ Hy Thái hậu và vua Hàm Phong”.

Chúng tôi được biết địa vị cung nữ và phi tần khác nhau. Cung nữ tức tỳ nữ, phi tần tức cơ (ky) thiếp. Tuy nhiên có lúc tỳ nữ có thể trở thành phu nhân, trường hợp này thật hy hữu. Tóm lại họ chỉ là phường hạ đẳng. Thời đại nhà Thanh tuyển chọn tú nữ, tức tuyển phi tần ; ngoài ra còn phép tuyển cung nữ, so với sự tuyển chọn tú nữ khác nhau.

Tú nữ được tuyển tức phi tần, suốt đời không được lìa chốn cung điện. Cung nữ được tuyển chỉ là kẻ tỳ bộc, nếu chẳng may không được Hoàng đế đoái tưởng, đến 25 tuổi đành trở về cố hương, được phép lấy chồng như bao người con gái thường tình khác. Chúng tôi phân biệt sơ lược các đẳng cấp phụ nữ Thanh cung. Phân làm ba cấp bực:

Cấp bực thứ nhất tức Hoàng hậu – vợ Hoàng đế, người đàn bà tối cao quí trọng toàn cung – trừ khi trong cung không có vị Hoàng Thái Hậu (mẹ vua) hoặc Thái Hoàng Thái Hậu (bà nội vua). Hoàng đế cưới Hoàng hậu, tổ chức lễ nghi rất quan trọng. Người con gái được sánh duyên, phải sinh trong chốn thế gia danh thần, tuyển chọn đặc biệt ; không đồng khoa với hàng tú nữ. Các vua Thuận Trị, Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự thuở bé thơ nối vị đã trải qua những lễ cưới long trọng.

Cấp bực thứ hai tức phi tần – thiếp của Hoàng đế, phân chia rất nhiều đẳng cấp. Tối cao xưng hô Hoàng quí phi chỉ có một người ; tiếp đến quí phi, 2 người ; đến Phi, 4 người. Sau đó bậc Tần 6 người ; kế tiếp quí nhân, thường tại, đáp ứng ; tóm lại không có số hạn định. Song le, trong cung đời Thanh được hạn chế giản lược ; tuy nhiên số thường tại, đáp ứng không có nhất định. Nhưng không theo qui tắc Đường Minh Hoàng (chốn hậu cung 3.000 mỹ nữ).

Trải qua các đời vua, thường thường tổng số các cấp phi tần tóm lại không quá 70 vị. Đời vua Quang Tự hầu như không có mỹ nữ.

Cấp bực thứ ba tức cung nữ – thị tỳ của Hoàng đế. Hoàng đế nếu gặp lúc nào “cao hứng”, cùng các nàng mang mối quan hệ “mật thiết” ; những nàng được may mắn này, phong làm phi tần. Tổng số quan nữ (phi tần) ước định chỉ 4 hoặc 500 người (đời Đường Minh Hoàng số cung nữ hơn 40.000).

Chúng tôi lưu ý: cung nữ trở thành tân phi có sự hạn chế nhất định. Các nàng trước hết chỉ có thể thành đáp ứng hoặc thường tại, không giống như hàng tú nữ được phong ngay bậc quí nhân hoặc tân. Đương nhiên, các nàng có thể từ bậc cung nữ thăng thường tại, đáp ứng rồi đến bậc tân và quí nhân ; dần dần thăng ngôi vị hoàng hậu. Các nàng chỉ có thể tuần tự tiến theo qui tắc, chẳng có thể vượt bậc được.

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN