Lịch Sử và Văn Minh

Phúc Lộc Thọ trong văn hóa dân gian Trung Quốc

Với người Trung Quốc xưa, điều cao nhất của “Phúc” không phải là tiền bạc mà là về con cái. Điều đó cũng thể hiện mạnh mẽ quan niệm kế tục trong dân gian. Tư tưởng này được biểu hiện cụ thể trong quan niệm về tổ tiên và con cháu.

phuc loc tho cua trung quoc
5 views

Cổ Mộ

Với người Trung Quốc xưa, điều cao nhất của “Phúc” không phải là tiền bạc mà là về con cái. Điều đó cũng thể hiện mạnh mẽ quan niệm kế tục trong dân gian. Tư tưởng này được biểu hiện cụ thể trong quan niệm về tổ tiên và con cháu.

Sự biểu hiện cụ thể về tổ tiên là tục thờ cúng ông bà. Người ta cho rằng, công lao quan trọng nhất của tổ tiên là làm sao để đời sau được con đàn cháu đống. Thời Ân – Chu, tổ tiên được thờ như thần linh, và truyền thống thờ cúng tổ tiên được truyền từ thời viễn cổ đến tận ngày nay. Đối với mỗi gia đình hoặc dòng họ, tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu sinh sôi nảy nở, có cuộc sống an lành, thịnh vượng. Có thể nói, tư tưởng văn hoá của người Trung Quốc trọng tổ tiên hơn là trọng trời, làm nhục tổ tiên được xem là điều sỉ nhục lớn nhất đối vớ họ.

Đi liền với quan niệm về tổ tiên là quan niệm về con cháu. Người xưa nói “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (có ba điều bất hiếu lớn, không có con cháu là điều lớn nhất), đó là biểu hiện tiêu biểu cho quan niệm này. Vậy nên đối với người Trung Quốc, không có câu chửi nào nặng nề độc địa bằng câu “đoạn tử tuyệt tôn” (tiệt đường con cháu). Và thực tế, mục đích của việc thờ cúng tổ tiên là để phù hộ cho con cháu.

Trong tín ngưỡng dân gian, đến nay vẫn còn tục treo và thờ hình hoặc tượng 3 vị thần Phúc (*, vị ôm đứa bé) Lộc (*, vị quan văn) Thọ (* , Thọ tinh). Ngoài ra, để cầu phúc tránh họa, người ta còn thờ cúng rất nhiều thần linh khác như: Môn thần, Táo quân, Hạnh thần. Mỗi năm tết đến nhà nào cũng dán chữ “Phúc” ngược ở nơi bắt mắt, tượng trưng cho ý “Phúc đến” đại cát đại lợi. Trong văn tự ghi trên mai rùa xương thú thời cổ, hình dạng của chữ Phúc trông giống như hai tay dâng rượu cúng tế, biểu thị động tác cầu thần linh ban phúc lành.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc tục dán chữ PHÚC * . Nhưng có một truyền thuyết rất có ý nghĩa kể rằng, tục ấy khởi nguyên từ việc Khương Tử Nha phong vợ làm Cùng thần (thần Nghèo). Tục truyền, vợ Khương Tử Nha là người có tám tướng nghèo, đến nhà nào thì nhà đó mạt. Khi Khương Tử Nha phong thần, vợ ông nói: “Ai cũng được phong thần cả, sao tôi không được phong?”. Khương Tử Nha nói: “Bà đến nhà nào nhà đó nghèo mạt, phong làm thần gì bây giờ? Thôi được, muốn phong thì tôi phong cho bà làm thần Nghèo”. Vợ ông bực mình nói: “Phong tôi làm thần Nghèo thì tôi ngồi chỗ nào?”. Khương Tử Nha nói: “Chỗ nào có phúc thì bà không được tới”. Chuyện đó truyền đi, dân chúng bèn dán chữ Phúc trên cửa nhà mình để thần Nghèo không dám bén mảng tới.

Đọc thêm:
Tìm hiểu ca khúc Hà Nhật Quân Tái Lai (Bao giờ anh trở lại)
Nguyên Đán là gì? Lịch Pháp Và Các Loại Lịch Đông Phương
Tục đốt vàng mã cho người quá cố từ đâu mà có
Luật Pháp và thuyết vị dân của Khổng Tử

Trong tín ngưỡng dân gian về tam tinh Phúc Lộc Thọ, thì Phúc tinh cũng được gọi là Mộc tinh hoặc Tuế tinh. Người xưa cho rằng, Tuế tinh có thể mang đến hạnh phúc, nên có câu thành ngữ: “Phúc tinh cao chiếu” (*). Trong phả hệ thần tiên của Đạo Giáo có “tam quan”: Thiên quan, Địa quan, Thuỷ quan, mà Thiên quan trong đó cũng chính là Phúc thần. Trong mỹ thuật dân gian, “Thiên quan tứ phúc”(* : Thiên quan ban phúc) là một mô-típ rất phổ biến.

Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, cuộc sống lý tưởng nhất của con người có 5 phương diện: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung (chết yên lành) – tức Ngũ Phúc Cho nên trong nghệ thuật dân gian, mô típ Ngũ Phúc cũng rất được ưa chuộng Người ta thường dùng hình tượng 5 con dơi nâng chữ “Thọ” gọi là (*) (Ngũ Phúc bổng Thọ), hoặc hình 5 con dơi và một chiếc hộp gọi là (*) (Ngũ Phúc hoà hợp), hay hình 2 đứa bé bỏ 5 con dơi vào một chiếc bình gọi là (*) (Nạp Phúc nghênh tường), và hình cành đào và mấy con dơi gọi là (*) (Đa Phúc đa Thọ). Còn những hình vẽ lấy mô-típ chữ Phúc thì nhiều vô kể: Phúc Thọ song toàn (*) vẽ hình Phật và đào, Phúc đáo nhãn tiền (*) vẽ dơi và tiền đồng, Kiều phán Phúc âm (*) vẽ hình đứa bé nhìn dơi bay trên trời, Phúc duyên thiện khánh (*) vẽ hình ông lão ôm đứa bé đang gõ khánh…

Cũng xuất phát từ ước mong có một cuộc sống hạnh phúc, người ta thường thêm chữ Phúc vào những gì mình yêu thích hoặc mang lại may mắn cho họ; do vậy, có tên gọi “Phúc nhân”, địa”… Trong tiên cảnh của Lão giáo có quan niệm “Ba mươi động thiên, bảy mươi hai phúc địa”. Phật giáo cho rằng, tích nhiều thiện hạnh sẽ được hồi báo, như gieo giống thì sẽ được thu hoạch vậy, nên người ta nói làm việc tốt việc thiện là “chủng Phúc điền”, áo cà sa của tăng nhân còn được gọi là “Phúc điền y”. Phụ nữ ngày xưa hành lễ gọi là “vạn Phúc”.

LỘC (*) vốn có nghĩa là quan lại, nên thường đi với các từ quan lộc, bổng lộc. Thực ra, phần lớn sự mưu cầu Lộc đối với người Trung Quốc xưa chỉ là ăn no mặc ấm. Trung Quốc là nước nông nghiệp, “dân dĩ thực vi thiên” (dân coi miếng ăn bằng trời), điều này đã trở thành một đặc trưng của văn hoá nông nghiệp Trung Quốc. Do chiến tranh, thiên tai, kỹ thuật sản xuất lạc hậu nên người ta không được ăn no mặc ấm, vì vậy họ ra sức chen vào hoạn lộ để thỏa mãn khát vọng no ấm. Bởi vậy trong sinh hoạt hằng ngày, ăn là một chuyện quan trọng, cho đến bây giờ người ta vẫn thường chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”. Câu chào đó vô hình trung trở thành một thứ “Phúc” của họ.

Học tiếng Anh:
Học từ vựng với Quiz – Are you an Angel or a devil?
Tổng hợp một số mỹ từ tiếng Anh có thể bạn chưa biết
Gonna, kinda, gimme và những cụm từ viết tắt tiếng Anh thông dụng
Từ vựng với động từ to come

Với dân gian, THỌ (*) Phúc, Lộc đều được xem trọng. Trong nghệ thuật trang trí, có nhiều tác phẩm biểu hiện chữ “Thọ” mà thường thấy nhất là: Bát tiên chúc thọ (*), Ma cô hiến thọ Hà (*), Tùng hạc trường thọ (*), Ngũ Phúc bổng Thọ (*) . Người ta thích dùng những chữ đồng âm với chữ mà họ muốn biểu hiện, như chữ Bức (*) (fu: con dơi) đồng âm với chữ Phúc (*) (fu: hạnh phúc), chữ Lộc (*) (lu: bổng lộc) chữ Thú (*) (shou: con thú) đồng âm với chữ Thọ (*) (shou: sống lâu). Loài thú mà người ta thường dùng để biểu thị ý “Thọ” là kỳ lân, thời cổ nó được xem là thần thú trường học. Trên đồ đồng thời Thương – Chủ và các bức họa trên đá thời Hán, thời Đường, có nhiều hình vẽ kỳ lân, và điều này còn được biểu hiện phong phú hơn trong phong tục dân gian. Vi dụ, ở vùng Giang Nam mỗi khi xuân đến người ta giơ những con kỳ lân làm tre bọc giấy đến trước từng nhà biểu diễn, tục gọi là “kỳ lân xướng”, nội dung phần nhiều là những lời chúc tụng tốt lành. Tín ngưỡng đối với rùa cũng tương tự như vậy. Rùa được xem là loài động vật trường thọ, thậm chí người ta đồn rằng rùa có thể sống đến hàng nghìn hàng vạn năm. Ngày nay ở nông thôn, đặc biệt là giường của người già phương Nam, người ta vẫn tạo hình rùa và những chữ “Quy Long Thọ” (*).

Trong số “Ngũ Phúc” đã nói ở trên thì “Thọ” cũng đứng đầu. Thực tế người ta không chỉ muốn sống, mà còn muốn sống lâu, con cháu đời đời tiếp nối. “Phúc như Đông hải trường lưu thuỷ, Thọ tỷ Nam sơn bất lão tùng”

(*)

Phúc như nước biển Đông không bao giờ ngừng chảy, Thọ tựa tùng núi Nam chẳng khi nào già) – câu đối này đến nay vẫn còn được dân gian ưa chuộng.

Tư tưởng về Thọ đã thể hiện một cách tập trung quan niệm sinh mệnh của người Trung Quốc, nối sang cả hiếu hạnh. Người ta cho rằng, gìn giữ mối quan hệ hài hoà với mọi người là một trong những cách để đạt đến Thọ. Có thể thấy, quan niệm Phúc Lộc Thọ trong dân gian đã phản ánh khát vọng sinh tồn mãnh liệt của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện một cách điển hình văn hoá dân gian Trung Quốc.

(Theo Zhongguo Minjianwenhua)

5/5 - (8 votes)

BÀI LIÊN QUAN