Nguyễn Trinh
Ngồi trong văn phòng của nhà máy nhuộm lụa tơ tằm thuộc Công ty thời trang cao cấp Trung Quốc ở Hàng Châu, chủ tịch Fei Jianming kể chuyện ngày xưa để hình dung ra chuyện ngày mai. Trước mắt ông là một bức tranh tơ lụa làm lại từ tranh sơn dầu của Jacques-Louis David mô tả cảnh Napoléon Bonaparte ngồi trên lưng ngựa, áo quàng đỏ phấp phới trong gió lúc ông dẫn đoàn quân Pháp vượt dãy núi Alps chinh phục nước Ý.
Sản phẩm “rặt” Trung Hoa
Hai năm qua, công ty của Fei Jianming đã xuất khẩu được rất nhiều áo quần may bằng tơ lụa, hơn hẳn các nhà sản xuất tơ lụa khác ở Trung Quốc. Có nghĩa là High Fashion China Company đang trở thành một đại gia nối kết được với truyền thống sản xuất tơ lụa lừng lẫy một thời.
Thời xa xưa, tơ lụa đã là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, “là thứ quốc hồn, quốc túy của Trung Hoa”, chủ tịch Jianming nhận định. Người La Mã xưa dùng từ Seres xuất phát từ tiếng Hy Lạp chỉ tơ lụa để gọi đất nước Trung Hoa. Khi Marco Polo chu du sang châu Á hồi thế kỷ 13, ông đã thích thú phát hiện rằng chính quyền địa phương Hàng Châu (mà ông gọi là Kinsai) đã thu được rất nhiều tiền từ khoản thuế áp đặt lên các nhà buôn tơ lụa.
Theo dòng thời gian, từ triều nhà Minh đến nhà cái nôi đào tạo chuyên gia dệt lụa may trang phục cho hoàng đế và các quan lại trong triều. Chả trách Hàng Châu tự ban cho mình danh hiệu “Thủ đô của tơ lụa”. Công nghệ nuôi tằm lấy tơ làm lụa còn được người Hoa “chuyển giao” cho người Ba Tư để từ đó truyền sang khắp châu Âu. Marco Polo còn nhận thấy người Mông Cổ trang phục rất đẹp với vải satin được dệt chung với những sợi chỉ vàng (kim loại).
Thế nhưng, lịch sử 5.000 năm bá chủ kỹ thuật nuôi tằm lấy tơ dệt lụa của châu lục này đã kết thúc trong những năm 1950 – Trong thập niên đó, các nhà khảo cổ học tiến hành đào bới ở Hàng Châu đã tìm được những dải lụa được sản xuất khoảng 4.700 năm trước. Chỉ mới gần đây, các nhà sản xuất mới bắt nhịp sản xuất mặt hàng này trở lại. Họ lại trở thành những nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất thế Nhưng về chất lượng thì tơ lụa “made in China” vẫn còn thua xa tơ lụa “made in Italy”. Chủ tịch Fe Jianming không vui vì thực tế này.
Năm nay 55 tuổi, ông không chỉ có 29 năm làm việc trong xưởng nhuộm tơ lụa (17 năm ở cương vị giám đốc) mà còn xuất thân từ một gia đình có truyền thống chuyên ngành tằm tơ. “Bây giờ chúng tôi đã trở thành công ty tư nhân, trực tiếp tham gia vào nền kinh tế toàn cầu,” ông cho biết. “Chúng tôi có khả năng mua máy móc, thiết bị, 5 công nghệ hiện đại chuyên ngành dệt, nhuộm và in tơ lụa nhưng chúng tôi còn thiếu sự tài hoa chuyên biệt cần thiết nên sản phẩm hoàn chỉnh vẫn cứng. Hàng của chúng tôi làm ra không thật mềm dịu. Tơ lụa về cơ bản là sản phẩm “rặt” Hoa nhưng về chất lượng thì nay đã thua hẳn tơ lụa Y”, ông nhận định. Nhưng thời toàn cầu hoá, khi mà “thế giới phẳng” như nhà báo Thomas L. Friedman đã 3 lần đoạt giải Pulitzer đã viết trong cuốn The world is flat, ông Fei Jianming tin rằng trong tương lai không xa, tơ lụa TQ cũng sẽ có chất lượng hoàn hảo như tơ lụa Ý. Ông đã và đang ra sức làm cho điều ấy sớm trở thành hiện thực.
Đọc thêm:
Cái yếm của cô gái Việt
Ahnenerbe — Hội kín của Đức Quốc Xã và âm mưu bóp méo lịch sử
12 thuyết âm mưu điên rồ hóa ra lại là sự thật
Bái Hỏa Giáo và văn hóa Ba Tư cổ đại
Tài hoa Ý
Hướng dẫn khách tham quan, ông Fei Jianming chỉ tay vào từng cỗ máy, từng thiết bị mà giải thích nguồn gốc của chúng. Có cái sản xuất ở Thụy Sĩ, có cái ở Nhật, cái ở Pháp… Có cả một hàng dài các phòng chuyên về nghiên cứu và thiết kế mẫu mã các kiểu tơ lụa. Ông cho biết công ty còn đang xây dựng một nhà máy mới tân kỳ hơn nhiễu tại một địa điểm khác. Rồi ông cho mời đến “những tài hoa Ý” Đó là Matteo Fiori và Andrea Ziggiotti. Cả hai đều là người Vincenza, gần thành phố Venice nổi tiếng thế giới. Công việc của họ là giúp ông dự báo sớm xu thế thời trang để nhanh chóng có hàng hóa cung ứng phù hợp. Đây là một lãnh vực mà rất ít công ty sản xuất kinh doanh TQ nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa và tầm mức quan trọng.
“Ở Ý, chúng tôi chỉ cần nói với kỹ sư thiết kế, công nhận rằng chúng tôi muốn có loại lụa mêm mềm sang trọng như thế nào thì vài ngày sau đã có ngay thứ ấy để đi chào hàng, còn ở đây chúng tôi phải giải thích, hướng dẫn hai ba lần mới được như ý”, Fiori, 34 tuổi, nói. Anh ta lấy ra hai xấp lụa cùng khổ, cùng chiều dài, cùng trọng lượng và có cùng màu xanh dương để so sánh. “Đây là lụa TQ, nhìn bóng hơn, nhưng sờ vào thấy khô cứng còn đây là lụa Ý có ánh màu nhẹ hơn, mềm hơn, láng mịn hơn” anh giải thích.
Hai chuyên gia lụa Ý này công nhận công nhân TQ học nghề rất nhanh nhạy nhưng không vì thế mà họ sợ một ngày không xa lụa TQ sẽ vượt qua lụa Ý về chất lượng thượng hảo hạng. Ziggiotti, 37 tuổi, tìm từ để giải thích. “Nghệ thuật sáng tạo, đổi mới Ý là… sáng tạo đổi mới rặt Ý! Bạn không thể dạy cho ai về sự sáng tạo được. Đó là cảm xúc, là bẩm sinh”!
Học tiếng Anh với Dịch Thuật Lightway:
Thành ngữ A Fly on the Wall – tai vách mạch rừng
An arm and a leg – một cái giá cắt cổ
Rather, quite và so
To get under someone’s skin và những thành ngữ với từ skin
Tuy Fei Jianming không có cái “vốn nội tại quý hiếm” ấy nhưng nhờ có Fiori và Ziggiotti mà lụa do công ty anh sản xuất ra cũng đã bán được cho nhiều công ty thiết kế và kinh doanh thời trang lừng danh thế giới, chẳng hạn như Armani, Chloé, Valentino. “Sản xuất lụa bây giờ làm theo kiểu mới, chẳng hạn chúng tôi có cả dàn những máy sấy khô các tấm lụa dài, mà ở TQ cái gì dành cho mới thì được năm bắt rất nhanh. Không bao lâu nữa chúng tôi sẽ làm ra những dải lụa có chất lượng cao hơn nhiều”, Jianming nói.
Ông có niềm tin vững vàng vì dù sao ông cũng là “con nhà nòi”. Ông cố của ông từng nuôi tằm, trồng cây dâu trong một trang trại ở Huzhou, ông nội ông đã là nhà buôn tơ lụa ở Hàng Châu vào đầu thế kỷ 20, còn bố ông thì đã là chủ nhân một cơ sở dệt lụa có nhiều chi nhánh ở Bắc Kinh và các thành phố lớn.
Bản thân Jianming còn là nhà cố vấn về thời trang cho hội đồng nhân dân thành phố Hàng Châu, chuyên quảng bá về công nghiệp tằm tơ xuất khẩu. Ông đã nhiều lần sang Ý học nghề tơ lụa. Đã từng cho in bản đồ địa lý TQ lên một mảnh lụa và đưa cho phi hành gia TQ lần đầu tiên khi bay vào không gian.
(Theo Time 2006)