Trần Thanh Phong
Các nhân viên cứu hộ cứu nạn trên toàn thế giới đều tụ tập về “Thành phố thảm hoạ” để được huấn luyện – đó là một thành phố ma ở Texas, với những toà nhà vô chủ, những đống đổ nát và rác rưởi khắp nơi. Ở đây, họ sẽ học cách xử lý những đám cháy lớn và lan rộng, đối phó với thảm họa động đất, lũ lụt, cũng như những cuộc tấn công khủng bố. Phái đoàn tham quan của Nhật Bản có vẻ như bị thôi miên trước hình ảnh những người lính cứu hoả đầm đìa mồ hội, đang treo mình trên những sợi dây thừng to tướng giăng phía trước một tòa nhà. Trời đang giữa trưa ở College Station, Texas. Nắng gay gắt dội thẳng xuống đỉnh đầu, trời hết sức oi bức, ẩm ướt và tĩnh lặng. Một chiếc trực thăng Blacj Hawk của quân đội Mỹ bay lượn trên đầu phái đoàn của Nhật Bản. Những chùm khói bốc cao lên trời ở xa xa, sau những căn nhà đổ sập, hàng đống gạch vụn và xác một chiếc xe lửa Amtrak bị trật đường ray. Khói cuộn lên từ những tòa nhà cao tầng và những chiếc máy bay bị hư hại chứa đầy rơm. “Thật không thể tin nổi”, một người Nhật Bản trong đoàn thốt lên, chỉ tay vào một đống xi măng, “thực hiện thật hoàn hảo, đến từng chi tiết”. Một thảm họa y như thật. Thậm chí, còn có một у con cá sấu to đùng, dầm mình trong cái ao đằng sau khu garage đỗ xe, với những chiếc ô tô bị dúm dó đến đáng thương. Con cá sấu là cư dân duy nhất của “Thành phố thảm hoạ” – một thành phố ma quái có diện tích bằng 30 sân bóng đá.
“Thành phố thảm hoạ” là nơi mà những phương tiện giao thông bị hỏng, những công trình đổ nát được tạo dụng, và thể hiện chi tiết, để cho những binh sĩ, lính cứu hoả và những nhân viên phản ứng khẩn cấp từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây được huấn luyện xử lý từng kịch bản thảm hoạ có thể tưởng tượng được: động đất, lốc xoáy, lũ lụt, hoả hoạn, sự cố nổ gas, cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học hay hoá học, và đánh bom khủng bố. Hơn 70.000 nhân viên cứu hộ cứu nạn trên thế giới tụ hội về “Thành phố thảm họa” mỗi năm – từ ngày nước Mỹ, Canada và Mỹ La tinh, cũng như từ châu Á, Úc, Anh, Na Uy và Bồ Đào Nha. Họ nhận được sự hướng dẫn xử lý sự cố từ những huấn luyện viên từng chỉ huy những nỗ lực cứu hộ trong đời thật, như là vụ khủng bố ngày 11.9.2001 ở Mỹ, trận bão Katrina ở thành phố New Orleans, và thảm họa động đất ở Haiti. “Thành phố thảm họa” cũng là một phòng thí nghiệm giữa trời dành cho cộng đồng khoa học tìm đến nghiên cứu. Các kỹ sư đến từ Đại học Texas A&M gần đó, cũng thường xuyên sử dụng thành phố hư cấu này để thử nghiệm những dụng cụ khoa học, các thiết bị cảm biến và robot mà họ mày mò phát triển.
Tại thành phố giả này, những thảm hoạ được dàn cảnh y như y trong thực tế, với cả những đồ vật linh tinh như là đồ chơi trẻ con, bàn ghế văn phòng, đôi giày cũ hay những mannequin không còn nguyên vẹn, nằm rải rác trong những đống đổ nát bê tông, thép và gỗ. Phái đoàn tham quan của Nhật Bản gồm 6 người, mặc quần đen áo sơ mi trắng, luôn hí hoáy viết vào những cuốn sổ tay, trông dường như có vẻ xa lạ với địa điểm họ đang có mặt. Cơ quan xử lý thảm hoạ và hoả hoạn của chính quyền Nhật Bản (FDMA) ở Tokyo gửi họ bay nửa vòng trái đất đến tham quan “Thành phố thảm hoạ” ở vùng nông thôn hẻo lánh của bang Texas. Ngoài ngôi trường đại học, nơi liên kết với thành phố man College Station còn có bò, ngựa, nhà thờ và những con đường mang tên tổng thống George Bush. Katsuhiro Miyakawa, phó giám đốc FDMA, nói: “Như các bạn đã biết, chúng tôi có nguy cơ động đất rất cao giống ở Nhật Bản. Và chính ở nơi đây chúng tôi có thể học hỏi để tự mình sẵn sàng đối phó với những tình huống khẩn cấp”.
Do tình trạng thay đổi khí hậu mà những thảm họa tự nhiên ngày càng xảy ra nhiều hơn, còn phải kể đến mối đe dọa thường xuyên của những cuộc tấn công khủng bố. Sau trận bão Katrina tàn phá miền đông nam nước Mỹ trong mùa hè năm 2005, Bộ An ninh nội địa Mỹ đã uỷ thác một cuộc nghiên cứu để xác định xem nước Mỹ đã chuẩn bị tốt đến mức nào trước những sự kiện gây tác hại lớn. Kết quả điều tra thật thảm hại: gần ba phần tư trong toàn bộ các tiểu bang của nước Mỹ và 90% các thành phố được xếp hạng là những nơi chuẩn bị cho thảm hoạ rất sơ sài. Điều đó có nghĩa là thế giới hiện đại cần có một chỗ như là “Thành phố thảm họa”? Dave Phillips, lãnh đạo một đội cứu hoả đến từ Lincolnshire, Anh, vừa mới cắt đứt một khối bê tông nặng 50kg. Anh có vẻ thỏa mãn khi lau mồ hôi và chùi vết bẩn trên mặt. Anh nói: “Sự huấn luyện ở thành phố này là thực tế đến mức có thể, nhưng thật thoải mái khi biết rằng trần nhà sẽ không sụp xuống đầu mình”. Phillips, một người Anh có khổ người tầm vóc khỏe mạnh, với cái đầu hỏi, đến “Thành phố thảm họa” này lần thứ hai.
Lần này, anh tham dự khóa huấn luyện gọi là “Sụp đổ cấu trúc bậc cao 5”. Khoá học bao gồm những buổi thuyết trình vào buổi sáng sớm, và sau đó là buổi thực tập kéo dài từ 10 đến 12 giờ, giữa cái nóng ran người ở Texas. Một “bài tập thực tế” sẽ được triển khai vào ngày thứ 5 của khóa huấn luyện – một kịch bản thảm hoạ dựng sẵn cho Phillips và những học viên khác đến từ Anh và Canada, tự xoay xở xử lý mà không có bất cứ sự hướng dẫn chỉ đạo nào. Phillips nuốt ừng ực một chai nước rồi nói: “Nếu không được huấn luyện ở đây, có lẽ chúng tôi đã không hoàn thành được sứ mạng ở Haiti đã xảy ra y như thế”. Theo Phillips, dù là mô phỏng, nhưng nó có ích vì có thể giúp cho những nhân viên cứu hộ phản ứng nhanh trước những tình huống khẩn cấp. Công việc ở Port-au-Prince là thử thách khó khăn nhất cho Phillips.
Trong một lần, Phillips và đội của anh phải xử lý một siêu thị bị đổ sập. Những con chó cứu nạn không cung cấp được cho đội của Phillips bất cứ tín hiệu gì; thế nên, những người lính cứu hoả đành bó tay, không biết làm sao tìm thấy xác nạn nhân còn sống sót. Trong khi đó, hiện trường của thảm họa mà đội của Phillips chạm trán còn tồi tệ hơn họ tưởng rất nhiều. Phillips nói: “Có khoảng 50 thi thể nằm chồng lên nhau thành một đống. Có lẽ họ đã hết sức chống chọi với nhau để thoát được ra ngoài, nhưng không một ai trong số họ làm được điều đó”. Người ta có được huấn luyện để xử lý những thực tế kinh khủng như thế này hay không?
Trong “Thành phố thảm họa”, những học viên rõ ràng là rất thích thú với công việc chẻ những thanh rầm bê tông bằng cửa xích. Nhưng thực tế hiện trường sẽ giúp cho họ kinh nghiệm khi họ phải đối đầu với sự khủng khiếp, hỗn loạn và chịu đựng một thảm hoạ thật sự? Hay là “Thành phố thảm họa” chỉ là một dạng “Disneyland thảm họa” đắt tiền kiểu Mỹ? Người có thể trả lời cho những câu hỏi này không ai ngoài người đã tạo dựng nên “Thành phố thảm hoa. Đó là George Kemble Bennett, 70 tuổi, lãnh đạo khoa công nghệ Đại học Texas A&M, và ông là thành viên của hầu hết những uỷ ban liên quan đến những vấn đề an ninh quốc gia. Bennett cũng là giám đốc của Trung tâm cứu nạn và phản ứng khẩn cấp quốc gia, và là người thành lập Texas Task Force 1 – một đội cứu nạn thuộc hàng tinh nhuệ. Trong bức thư cảm ơn của tổng thống George Bush, đề ngày 21.3.2002, để gần tấm ảnh chụp Bennett treo trên bức tường trong văn phòng rộng lớn của ông, tổng thống viết: “Đất nước chúng ta sẽ luôn nhớ ơn ông và đội của ông vì những nỗ lực dũng cảm tại Khu vực Zero”.
Thời đại khai sáng ở châu Âu, những bước ban đầu
Tình bạn giữa Sherlock Holmes và bác sĩ Watson
Bộ Luật Hammurabi của đế quốc Babylon
Nền văn minh Ấn Độ cổ đại
Chuẩn bị sẵn sàng để đối phó những cuộc tấn công khủng bố
George Kemble Bennett ngã người trong chiếc ghế bành màu xanh-vàng của mình, đan hai tay vào nhau và suy nghĩ một lúc. Rồi ông buông lời: “Có thể Thành phố thảm họa trông có vẻ như là một Disneyland đối với một số người. Những nhân viên phản ứng khẩn cấp tìm đến nơi đây và chiến đấu với giặc lửa này, rồi đến giặc lửa khác, rồi lại tiếp tục vật lộn với một bức tường bê tông. Căng thẳng mỗi lúc một tăng cao, và kết quả có được thật đáng hài lòng. Với những gì họ học được tại thành phố thảm hoạ, họ có quyền hân hoan”. Ngày nay, những đội cứu nạn phải sẵn sàng đối phó với những thảm hoạ như hoả hoạn, bão táp, lũ lụt, và những thứ tệ hại khác. “Thế nhưng, chúng ta đã sẵn sàng hay chưa để đối đầu với khủng bố, những tòa nhà nổ tung, những đống bê tông và sắt thép khổng lồ và hàng loạt nạn nhân?” Bennett đặt câu hỏi. Những nhân viên phản ứng khẩn cấp của chúng tôi được yêu cầu phải làm việc cật lực, và trước khi “Thành phố thảm họa” được hình thành thì chưa có nơi nào giúp huấn luyện họ xử lý những tình huống kinh khủng cả”.
Khi Ken Knight, thanh tra cứu hoả lúc đó của thành phố London, xuất hiện trước những ống kính camera đài truyền hình, sau vụ đánh bom tháng 7-2005, ông nói sự huấn luyện ở “Thành phố thảm họa” đã giúp cho người của ông phản ứng cấp thời và hiệu quả sau vụ tấn công khủng bố. Hiện nay, các kỹ sư của George Kemble Bennett chịu trách nhiệm cố vấn cho các sĩ quan cứu hoả ở nước Anh, trong việc xây dựng một “thành phố” tương tự như ở Texas của Mỹ, bên ngoài thành phố London. Và một phiên bản khác của “Thành phố thảm họa” cũng đang được tiến hành xây dựng ở vùng sa mạc tiểu vương quốc Arab Qatar. Bennett nói: “Nhưng trong khu vực của họ, những thảm hoạ thường liên quan đến dầu khí hơn là tấn công khủng bố”. Hiện nay, “Thành phố thảm họa” tiếp tục phát triển những mô hình thảm họa ở mức cao hơn nữa. Garage sập đổ với những chiếc ô tô bẹp dí nhăn nhúm, được xây dựng sau khi Bennett phát hiện cảnh tượng tương tự ở Manhattan, cách Khu vực Zero nửa khối nhà. Sau trận bão Katrina, các chuyên gia về thảm họa đã cho xây dựng một núi những đống đổ nát bằng gỗ, dựa theo hình ảnh những căn nhà bị bão phá huỷ ở thành phố New Orleans. Bennett giải thích, tuy nhiên những con chó tìm và cứu nạn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn đối với công việc tìm kiếm nạn nhân sống sót trong những đống đổ nát bằng gỗ, bởi vì mùi hơi con người lan tỏa rộng khắp trong đống gỗ hơn dưới lớp bề tông. Tại “Thành phố thảm hoạ”, chó cũng được huấn luyện xử lý những tình huống gay go nhất.
Học tiếng Anh với Dịch Thuật Lightway:
Phân biệt travel, trip và journey
Sự khác nhau giữa văn phạm tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ
Những từ chuyển tiếp phổ biến trong tiếng Anh
Phân biệt cách dùng improve, increase và enhance
Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Đại học Texas A&M, hiện đang thử nghiệm những loại hệ thống phát hiện tiếng dội mới tại cái ao cá sấu trong “Thành phố thảm hoạ”, với hy vọng giúp cho công tác tìm kiếm những xác chết dưới nước được dễ dàng hơn. Các camera tốc độ cao đang được lắp đặt trong suốt không gian thành phố, để cho những bài thực tập trong tương lai được phối hợp nhịp nhàng và ghi nhận được tại trung tâm điều khiển, và sau đó đem phân tích. Các nhà khoa học cũng lợi dụng từng cơ hội để chuyển giao kinh nghiệm của họ đến cho đời sống thực. Khi toà nhà văn khố thành phố ở Cologne sụp đổ, vào tháng 3-2010, một nhóm của Texas Task Force 1 cùng với chuyên gia về robot Robin Murphy được cử bay đến Đức để khám nghiệm hiện trường đổ nát với sự hỗ trợ của hai robot đặc biệt. Phillips và đồng nghiệp của anh mặc vào người những bộ đồ nặng nề, đội mũ bảo hiểm, mang thiết bị thở nhân tạo, kính bảo hộ và nút bịt lỗ tai.
Họ chuẩn bị sẵn sàng ngâm mình dưới nước trước khi “bài thực tập thực tế” bắt đầu. Jon Rigolo, huấn luyện viên, giải thích kịch bản: một nạn nhân, trong bài tập là con búp bê mang tên McGillicuddy, phải được cứu hộ từ tầng thứ 3 của tòa nhà văn phòng bị sập. Sau khi dùng máy khoan mở một con đường đi qua vài bức tường xây bằng thép, bê tông và gỗ, nhóm học viên thực tập gia cố lỗ thủng trước khi tìm đến nơi con búp bê bị kẹt dưới một chiếc bàn. Nhiệm vụ yêu cầu một sự nỗ lực kinh khủng của cả nhóm. Không khí bên trong tòa nhà nóng hầm hập như lò nướng bánh. Người huấn luyện nói: “Thảm hoạ đời thật còn gay go hơn nhiều”.