Lịch Sử và Văn Minh

Rắn thần trong văn hóa Khmer và những người đi trước thời đại

Người Khmer vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn, nên có lẽ hình tượng này đã hiện diện trong văn hóa Khmer từ trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

den angko khmer
Đăng ngày:

Vu Gia

Những ngày hạ tuần tháng 10, khí trời ở Campuchia mát dịu như muốn chiều du khách. Sau gần một ngày đường từ cửa ong khẩu Mộc Bài, chúng tôi đền cây cầu Kompong kdei. Đây là cây cầu đá cổ nổi tiếng ở Campuchia, nằm tại ranh giới giữa hai tỉnh Kompong Thom và Siem Reap. Cây cầu này có 22 nhịp, dài 72m và cao 16m, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XII, đầu thế kỷ XIII. Gọi là câu đá ong vì được làm hoàn toàn bằng đá ong, không có vật liệu liên kết, đã chống chọi với thiên nhiên, lũ dữ hơn 700 năm, nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hiện nay, nhằm bảo tồn một di sản quốc gia, Chính phủ Campuchia đã làm một con đường vòng để các phương tiện giao thông hạng nặng không tác động đến cây cầu. Bây giờ, cây cầu cô ong cố Kompong kdei chỉ dành cho đá người đi bộ, người đi xe gắn máy và khách tham quan.

Sức mạnh tiềm ẩn

Hai bên thân cầu là hình rắn thần Naga vươn dài từ bên này sông sang bên kia sông, và có trụ đá chắc là ghi “lịch sử” cây cầu, nhưng nét chữ đã mờ. Nhìn tượng rắn thần Naga vươn cổ, phùng mang, tôi nhớ đến hình những con rắn thần Naga được chạm khắc ở những đền đài của người Chăm trên vùng đất là sính lễ cho bước và quy của công chúa Huyền Trân từ năm 1306, nay là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều thế hệ con dân Đại Việt, trong đó có ông bà, cha mẹ và bản thân tôi. Thế nhưng, hình tượng rắn thần Naga không để lại trong tôi chút ấn tượng nào. Bây giờ, đứng trước cây cầu đá ong cổ Kompong kdei, với cặp rắn vươn dài từ bên này sông qua bên kia sông, tôi mới cảm nhận được sự “linh thiêng”, thậm chí có chút gì đó “huyền bí” về rắn thần Naga – về sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc Campuchia.

Vào đất Campuchia, đâu đâu cũng thấy hình tượng rắn thần Naga. Và rắn thần Naga như là biểu tượng của dân tộc Campuchia. Naga, trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn có nọc độc rất nguy hiểm. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Siva. Thần Siva theo tiếng Phạn là tốt lành, được gọi là thần Hủy diệt – hủy diệt cái cũ để sáng tạo cái mới. Ở Quảng Nam quê tôi, trong các điêu khắc Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là Siva – một trong ba vị thần tối cao (thần Brahma: Sáng tạo, thần Visnu: Bảo tồn, thần Siva: Hủy diệt). Hình tượng Siva trong các đền thờ được đồng nhất với thờ linga – sinh thực khí nam. Người Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ giáo, tôn thờ thần Siva, vị thần đầy quyền năng. Linga kết hợp với yoni sinh thực khí nữ, biểu thị cho tính âm – dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ, là biểu tượng sáng tạo sinh sôi của thần Siva… Nhờ vậy mà tôi không thấy lạ lắm với những lời thuyết minh sinh động của hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch người Campuchia có tên Việt Nam là Lê Quốc Hùng, cho biết thêm, do hoàn cảnh lịch sử, vào khoảng thế kỷ XII, XIII, đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa Champa với vương quốc Angkor của người Khmer và Champa từng bị Angkor xâm chiếm. Người Khmer vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn, nên có lẽ hình tượng này đã hiện diện trong văn hóa Khmer từ trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Anh tin như vậy, vì từ xưa đến nay, người Khmer không ăn thịt rắn, thịt trăn. Thấy anh có kiến thức nhất định chứ không phải loại “chữa cháy”, nên trong suốt cuộc hành trình, tôi tranh thủ hỏi thêm ảnh về những điều chưa biết.

Theo Lê Quốc Hùng, truyền thuyết lập quốc của người Khmer kể rằng, có một người Bà la môn tên là Kaudinya, đi thuyền từ Ấn Độ đến vùng đất của người Khmer, chiến thắng một nữ vương có tên là Soma (có tài liệu ghi là Nagini), con của vua rắn Naga, và lấy người phụ nữ này làm vợ, sinh ra dòng dõi các vị vua. Người Khmer tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ bằng đá, mà rắn Naga là vị thần canh giữ những nơi thiêng liêng đó. Do vậy, rắn thần Naga luôn xuất hiện trên các cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự phồn thực, và là loài vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khmer cổ.

Đặc sản… côn trùng

Ngã ba Skun (Kompong Chàm) còn gọi là ngã ba côn trùng, vì đặc sản nơi đây là côn trùng bán cho du khách, như: nhện, niền niễn, dế, cào cào… Nói như công cha ta là, con nào giờ lưng lên trời là ăn được tuốt! Côn trùng được người địa phương dùng từ bao đời qua, nay để phục vụ du khách, họ tẩm ướp và xào nấu chín. Ai muốn mua loại côn trùng còn sống cũng có, loại ăn liền cũng có. Giá cả chẳng đắt, nên ai không “ngán” cũng có thể thử được. Một con nhện đen to bằng ngón tay cái người lớn, giá 500 ria (2.000 VND). Ở đây, , người ta bán côn trùng kèm với quà vặt như xoài, ổi ngâm dấm đường. Ai có vốn nhiều hơn thì bán thêm chim mía, chim cút quay… Để ý, tôi thấy côn trùng chỉ bán ở lề đường, chứ vào nhà hàng, quán ăn thì không có. Nhìn những con nhện sống bò lổn nhổn trong giỏ lưới, tôi đã lạnh mình, nhưng thấy nhiều du khách chen nhau mua những con nhện đen đã được xào nấu chín, bỏ vào miệng nhai ngon lành, tôi cũng nhắm mắt ăn thử và ngon thật! Loài nhện đen này, người bản địa coi như một vị thuốc quý. Chị Sar – người bán côn trùng, cho biết nếu ăn loại nhện đen này đều đều thì con người không cần đến thuốc. Ở Campuchia, nếu có đau bệnh thì người ta vẫn chữa bằng cách… ăn nhện đen. Nhện đen có ở khắp nơi. Nhân dân ở đây cung cấp cho thị trường mỗi ngày cả tấn dế, cả tẩn nhện đen hoang dã, kể cả các loại bọ cánh cứng. Ở đây, người ta chưa nghĩ đến chuyện nuôi côn trùng, như ở TPHCM đã có người làm giàu từ nuôi dế cơm cung cấp cho các nhà hàng đặc sản. Campuchia đất rộng người thưa, nên việc “hái lượm” cũng dễ.

Qua các chương trình Thế giới đó đây trên đài truyền hình, trên báo chí, tôi thấy việc ăn côn trùng như một sự tò mò, nhưng đây là lần đầu tiên tôi ăn thử. Một số du khách nước ngoài không ngần ngại thốt lên nho nhỏ: “Negro!” (mọi). Một số du khách người Việt Nam cũng cười và nói thành tiếng, vừa đủ nghe với người thân: “Mọi rợ!”. Ai nói cứ nói. Ai ăn cứ ăn. Có người còn mua mỗi loại côn trùng vài ba chục con lên xe để ăn lai rai. Nhà văn Tô Hoàng đếm đầu người, mua mỗi người 5 con nhện đen và nói: “Ai không xơi thì mình tớ xơi!”. Tôi quảng bá tào lao rằng đó là thứ Viagra của Campuchia, nên ai cũng cười hơ hớ và… xơi tốt!

Khi viết những dòng này, tôi thấy trên báo An ninh thế giới (ngày 20.10.2010) có một bài dịch từ báo nước ngoài, cho biết côn trùng trở thành thực phẩm chính trong tương lai gần, được Tổ chức Nông – Lương thế giới của Liên Hiệp Quốc (FAO) đề ra, góp phần chống lại nạn đói đang có nguy cơ lan tràn trên toàn cầu do khủng hoảng lương thực và giảm diện tích đất đai canh tác. GS Amold Van Huis, nhà công trùng học, công tác tại Trường Đại học Wageningen ở Bỉ, đồng thời là tác giả bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, phát biểu rằng, việc tiêu thụ “thịt” côn trùng có rất nhiều thuận lợi: “Xu hướng tiêu thụ thịt động vật dẫn đến nhiều khủng hoảng. Dân số thế giới sẽ tăng từ 6 tỷ người lên 9 tỷ người vào năm 2050, và con người đang có xu hướng tiêu thụ nhiều thịt. Thức ăn từ côn trùng có chứa nhiều thành phần chất đạm, vitamin và các khoáng chất”. GS Amold Van Huis còn cho biết, việc thành lập các trang trại nuôi côn trùng có thể làm giảm thiểu tối đa khí thải nhà kính so với chăn nuôi truyền thống.

Là loài động vật máu lạnh, nên các loại côn trùng có khả năng cải tạo các loài thực vật, làm những thức ăn giàu chất dinh dưỡng; ăn “thịt” côn trùng còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…

Qua những dòng thông tin trên, thì những người dân củ mỉ củ mì kia đã đi trước thời đại. Và chính những người chê họ là “Negro” lại là những “Negro”

Giai thoại về câu đối Tết của người Việt xưa
Danh chính ngôn thuận trong cái nhìn của Khổng Tử
Thành phố của những thảm họa
Lễ Tiến Xuân – Nghênh Xuân dưới triều Nguyễn

Tại sao gọi là Siem Reap?

Siem Reap là thành phố du lịch không chỉ nổi tiếng ở Campuchia mà còn nổi tiếng khắp thế giới với những đền đài cổ. Điều đập vào mắt du khách đầu tiên là đường phố khá sạch, các biển hiệu ở nhà hàng, khách sạn, của hàng bán quà lưu niệm, quán ăn… đều ghi bằng chữ Campuchia, thỉnh thoảng có một số biển hiệu ghi thêm chữ nước ngoài (Anh, Pháp, Hoa) bên dưới hàng chữ Campuchia nhưng nhỏ hơn chữ Campuchia khoảng dưới 50%, chứ không như ở ta khoái khoe ngoại ngữ mà chưa chắc đã giỏi ngoại ngữ…

Theo quy định của Nhà nước Campuchia, ở Siem Reap không có tòa nhà cao tầng nào được xây cao quá 64m, vì đỉnh tháp của ngôi đền chính trong quần thể Angkor Wat ở đây có độ cao 65 m. Angkor theo tiếng Khmer là kinh đô, nên bây giờ ở đây vẫn còn hành cung ngay trung tâm thành phố. Hành cung không rộng lắm song khá sang trọng, bên ngoài treo tấm ảnh khổ lớn của tân vương Norodom Sihamoni. Ông được kế vị vua cha (Norodom Sihanouk) vào ngày 14.10.2004, lúc 51 tuổi. Khi còn là hoàng tử, Sihamoni toàn tâm toàn ý vì nền văn hóa – nghệ thuật Campuchia với tư cách là một giáo sư, đạo diễn múa cổ điển Khmer và ballet tại Paris; đồng thời là đại sứ Campuchia bên cạnh Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Nhiều tài liệu cho biết, ông nắm vững tiếng Khmer, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Tiệp Khắc và giỏi tiếng Anh, tiếng Nga. Ở Paris, khi còn giữ trọng trách đại sứ Vương quốc Campuchia bên cạnh UNESCO, ông đã từ chối dùng xe con của Liên Hiệp Quốc, bởi vì ông thích sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại. Nhiều người Campuchia nhắc tới tên ông với thái độ thành kính. Đi ngang qua tấm ảnh của ông bên ngoài hành cung, tôi thấy nhiều người dùng lại một thoáng, chắp tay, cúi đầu làm lễ – một cử chỉ hiếm thấy ở Việt Nam.

Cô Lê Ngọc Giao, hướng dẫn viên du lịch, cho hay, Siem, tiếng Khmer chỉ người Xiêm; Reap nghĩa là sắp lớp. Địa danh Siem Reap nhắc tới quá khứ hào hùng của ông cha họ khi đẩy lùi quân xâm lược, xác quân thù sắp lớp.

Học tiếng Anh:
Tìm hiểu thể rút gọn với To
Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích một đề thi viết tiếng Anh
Viết câu điều kiện trong tiếng Anh không cần if
Hỏi ước muốn hiện tại bằng thì quá khứ đơn

Máy in tiền không hết mực

Để được tham quan các đền đài ở ở quần thể Angkor, tất cả các du khách đều phải mua vé vào cửa với giá không rẻ: 20 USD/ngày. Người dân Campuchia được vào cửa tự do, vì chính quyền Campuchia cho rằng những gì ông cha để lại cho con cháu, thì con cháu phải được hưởng, được tự do vào chiêm bái. Hướng dẫn viên dẫn đoàn du khách đến đứng trước cửa quầy, nhìn vào ống kính rồi đi ra. Chỉ một thoáng, du khách nhận được tấm vé vào cửa có ảnh bán thân của mình in trên vé. Việc làm này không chỉ ngành du lịch Siem Reap khỏi bị thất thu mà còn làm cho du khách thích thú, vì tấm vé ấy như một “tấm giấy chứng nhận” mình đã đặt chân đến Angkor.

Đền Angkor là di tích lịch sử quý báu của đất nước Campuchia, đồng thời cũng là địa điểm tham quan mang lại nhiều lợi nhuận cho đất nước này
Đền Angkor là di tích lịch sử quý báu của đất nước Campuchia, đồng thời cũng là địa điểm tham quan mang lại nhiều lợi nhuận cho đất nước này

Ai cố tình “tham quan lậu”, nếu phát hiện thì bị phạt 100 USD, buộc mua vé 20 USD. Quần thể Angkor là “máy in tiền không bao giờ hết mực”, nên không có người ăn xin, không có những người bán hàng lưu niệm chèo kéo khách. Tôi chỉ thấy trước lối vào đền Bayon có một ban nhạc 6 người. Họ đều chơi nhạc cụ dân tộc Campuchia. Thấy đoàn khách nào bước vào, họ chơi một bản nhạc của quốc gia đó như để chào mừng. Ở đây có bán đĩa CD, DVD, tài liệu về danh thắng Angkor, và một cái âu bạc. Ai muốn mua vật lưu niệm hoặc ủng hộ tiền thì bỏ tiền vào trong cái âu bạc ấy. Họ là những nạn nhân bom mìn, được Hội Những người bị tai nạn bom mìn tổ chức dạy chơi các loại nhạc cụ dân tộc để kiếm tiền nuôi thân và giúp hội. Anh Saodi Ouch – một thành viên trong nhóm – cho biết hội có nhiều nhóm như vậy. Mỗi nhóm phụ trách một ngày. Tiền kiếm được, họ được hưởng 60%, số còn lại nộp về quỹ hội để giúp đỡ hội viên. Du khách quyến luyến không rời, thì họ tiếp tục chơi những bài dân ca Campuchia, và nếu có ai xướng lên (thường là các hướng dẫn viên du lịch) thì mọi người cùng quay vòng nhảy múa. Ai biết múa thì múa theo nhạc. Ai không biết múa thì cứ theo cách giang tay, xòe bàn tay, nhún gối, nghiêng đầu như… hướng dẫn viên du lịch, rồi vui vẻ lên đường.

Cách quản lý du lịch ở Siem Reap, tôi thấy “được”. Hồi mới giải phóng (sau 30.4.1975), cửa hàng bách hóa nào của ta cũng có câu khẩu hiệu: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhưng phần lớn chẳng thấy ai vui và sau đó buộc phải đổi mới theo niềm vui đất nước đổi mới. Bây giờ, câu khẩu hiệu ấy không còn, nhưng tinh thần của câu khẩu hiệu ấy bàng bạc khắp nơi. Ở thành phố Siem Reap hôm nay cũng thế, chẳng có câu khẩu hiệu nào thể hiện quyết tâm phục vụ du khách, những du khách nào đã đến thì vẫn mong có ngày trở lại ở lâu hơn.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN