Kiến Thức

Công nghệ ám sát tuyệt mật của Mỹ

Hàng năm, Lầu Năm Góc “tiêu xài” hết 10 tỷ đô la cho những vũ khí bí mật và tinh xảo chuyên sử dụng cho những chiến dịch ngầm, như ám sát

công nghệ ám sát của mỹ
12 views

Trần Thanh Phong

Hàng năm, Lầu Năm Góc “tiêu xài” hết 10 tỷ đô la! Số tiền khổng lồ “bốc hơi” chẳng phải do gian lận, hoang phí hay biển thủ, nhưng vì những nhà hoạch định kế hoạch của quân đội Mỹ đã dành sổ tiền đó vào việc bí mật phát triển những vũ khí tinh xảo và chỉ cho những chiến dịch ngầm. Năm 2011, khoản có thể gọi là “quỹ đen” này sẽ còn phình ra khủng khiếp hơn so với năm 1987 của thời Chiến tranh lạnh, khi mà tổ chức giám sát quỹ đen hàng đầu CSBA (Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược) bắt đầu thu thập những ước tính xác thực. Tổng chi phí hiện nay gây choáng váng bất cứ ai: 58 tỷ đô la – số tiền đủ để trả cho toàn bộ 2 dự án bom nguyên tử Manhattan!

Dự án Manhattan (tiếng Anh: Manhattan Project) là một dự án nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada.
Dự án Manhattan (tiếng Anh: Manhattan Project) là một dự án nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada.

Người ta sẽ thắc mắc: số tiền này đi đâu? Lần theo dấu vết của quỹ đến quả là một thách thức không nhỏ. Theo Todd Harrison, nhà phân tách ở CSBA, các khoản chi cho những chiến dịch bí mật trong ngân sách liên bang năm 2011 bao gồm 19,4 tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển dành cho mọi lãnh vực của quân đội (tài trợ cho CIA – bao gồm những chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái ở Afghanistan và Pakistan – nằm trong quỹ đen của Bộ Quốc phòng), 16,9 tỷ đô la khác cấp cho hoạt động thu mua; và 14,6 tỷ đô la cho “những chiến dịch và sự duy trì”. Theo Harrison, hạng mục sau cùng này ngốn tiền rất nhanh. Thực tế cho thấy nhiều công nghệ tuyệt mật hiện đang di chuyển từ phòng thí nghiệm đến chiến trường. Thực ra, sự gia tăng chi tiêu cho quốc phòng đi kèm với sự thay đổi về cơ bản trong chiến lược quân sự của Mỹ. Sau sự kiện khủng bố ngày 11.9.2001, Lầu Năm Góc bắt đầu chuyển từ Chiến tranh lạnh sang kỷ nguyên của “chiến lược 2 cuộc chiến”, tức là duy trì khả năng tiến hành đồng loạt 2 chiến dịch quân sự trọng yếu và bắt đầu tập trung vào cuộc chiến tranh không theo quy luật chống các cá nhân và các tổ chức.

Sự thay đổi chiến lược xảy ra đồng qua quy thời với sự thay đổi về đầu tư – bỏ công nghệ cho phép mở cuộc chiến mô lớn chống các siêu cường để hướng đến công nghệ giúp cho những nhà lập kế hoạch của quân đội săn tìm và giết các cá nhân. Mỗi nhánh của quân đội Mỹ sử dụng ngôn từ khác nhau để miêu tả tiến trình này. Quan chức Lầu Năm Góc công khai tuyên bố ước muốn của họ là sử dụng công nghệ cao để “giảm bớt thời gian tìm và diệt” trong những tình huống liên quan đến “những mục tiêu nhạy cảm về thời gian”. Lãnh đạo của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của Mỹ nói đến “kỹ thuật săn người công nghệ cao”, còn quan chức Không quân mô tả sự rút ngắn “chuỗi tiêu diệt”.

Ngay cả bên trong Lầu Năm Góc cũng chỉ có vài người biết đến các chi tiết chính xác của quỹ đen. Nhưng với sự kết hợp những gì biết được về những mục tiêu của Lầu Năm Góc và những gì biết được về những tiến bộ mới nhất trong công nghệ quân sự, chúng ta có thể bắt đầu phác hoạ ra những đường nét chung. Mắt xích đầu tiên là “chuỗi tiêu diệt”: săn tìm người để giết. Đặc biệt ở Afghanistan và Pakistan, loại thu thập thông tin tình báo này đang ngày một tăng với sự sử dụng những cỗ máy bay không người lái (UAV, hay drone). Theo New America Foundation, tổ chức cố vấn phi lợi nhuận, Mỹ đã tiến hành 45 cuộc tấn công bằng drone ở Pakistan trong vòng 6 tháng đầu năm 2010. Vai trò trung tâm của drone dành cho những sứ mạng như thế chắc chắn buộc quỹ đen phải chi ra cho việc xây dựng những chiếc drone thế hệ tiếp theo. Tháng 4.2009, một tạp chí của Pháp đã cho xuất bản bức ảnh về sản phẩm mới nhất của vốn tài trợ này – một kiểu máy bay cánh thon được phát hiện tại miền Nam Afghanistan và các chuyên gia hàng không vũ trụ bắt đầu gọi nó là “Quái vật ở Kandahar”. Cuối cùng Không lực Mỹ chính thức đặt tên cho “quái vật” này là “RQ-170 Sentinel”.

Con đẻ của Lockheed Martin, RQ 170 thật sự là chiếc cánh bay không có đuôi âm thầm trên bầu trời và rất khó phát hiện. Ngay lập tức người ta chú ý đến những chi tiết giống nhau giữa RQ 170 và máy bay không người lái Polecat của Lockheed Martin – loại máy bay mà các nhà quan sát UAV nghi ngờ nó được phát triển trong bí mật và cuối cùng được công bố tại Triển lãm hàng không Farnborough, tổ chức ở Anh năm 2006. Không lực Mỹ nói RQ-170 Sentinel chỉ là chiếc drone do thám – một tuyên bố dễ được chấp nhận do máy bay không thấy có trang bị vũ khí mà chỉ có những thiết bị cảm biến gắn trên hai cánh. Nhưng nhiều người hiểu biết về RQ-170 đều cảm thấy bối rối.

Tại sao Không lực Mỹ cần đến chiếc máy bay nguy trang âm thầm ở Afghanistan, một quốc gia không hề có hệ thống phòng thủ radar? Chắc chắn RQ-170 được phát triển nhằm đối phó với đối phương hiện đại hơn – có lẽ đó là Trung Quốc? Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là RQ-170 không được sử dụng trong những cuộc xung đột hiện nay. Khác với những chiếc drone tương đối dễ phát hiện như là Predator và Reaper, mức độ “âm thầm” của chiếc RQ-170 cho phép nó tiến hành những sứ mạng mà Predator hay Reaper khó thể thực hiện được – như là theo dõi bí mật, hay lén lút băng qua biên giới Afghanistan mà không bị phát hiện để vào không phận Iran hay Pakistan với mục đích gián điệp những chương trình hạt nhân của họ.

Lầu Năm Góc hiện đang phát triển những chiếc drone cực nhỏ (micro drone) được thiết kế để điều tra những khu vực nguy hiểm khó tiếp cận. Trong tháng 4 năm nay, tờ Washington Post đã đưa tin CIA sử dụng những chiếc micro-drone nhỏ như chiếc đĩa đựng pizza để săn lùng những phần tử phiến loạn ở Pakistan. Và trong năm 2010, Lầu Năm Góc có Dự Anubis – micro-drone do Viện nghiên cứu Không lực Mỹ phát triển. Những chiếc micro-drone như thế này trong tương lại được coi là vô cùng nguy hiểm bởi vì chúng được trang bị vũ khí hoá học và thậm chí chất nổ có khả năng tấn công mục tiêu chính xác. Loại micro drone này có thể phát hiện và tiêu diệt một sát thủ bắn tỉa.

Dự án Anubis (tên gọi được đặt theo vị thần của người chết Anubis của Ai Cập cổ đại) hiện đang hoàn thành, có nghĩa là nó sắp sửa có mặt trên chiến trường trong nay mai. Lầu Năm Góc còn có ít nhất một chương trình nghiên cứu ưu tiên cao – đó là “The Clandestine Tagging, Tracking and Locating Initiative” (viết tắt cả hai là CTTL and TTL) vốn được phác thảo từ năm 2003. Chương trình dự kiến tiêu tốn khoảng 210 triệu đô la trong quỹ bí mật giữa các năm 2008 và 2013, nhưng có thể nhận được tài trợ nhiều hơn nữa từ quỹ đen. Quan chức Uỷ ban Khoa học quốc phòng, một uỷ ban dân sự cố vấn cho Lầu Năm Góc, mô tả tình huống vào năm 2004: ”Cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu không thể giành được chiến thắng nếu không có chương trình TTL giống như Dự án Manhattan”. Và cũng nói thêm rằng “giá cả không thành vấn đề”! Năm 2007, Doug Richardson – sĩ quan làm việc trong chương trình Khai thác, Theo dõi và Tình báo đặc biệt ở Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt – nói Lầu Năm Góc muốn sử dụng 14 công nghệ khác nhau để đánh dấu và theo dõi mục tiêu như là con người và xe cộ.

Các mục tiêu sẽ được đánh dấu bằng loại sơn sinh học vô hình hay thiết bị cảm biến siêu nhỏ và được theo dõi từ xa. Kế hoạch khác là phát hiện “dấu nhiệt” của một người để sau đó theo dõi từ chiếc máy bay trang bị các bộ cảm biến hồng ngoại. Những chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong những đề xuất từ các công ty và các nhà khoa học đang tìm kiếm hợp đồng hợp tác với Lầu Năm Góc. Một đề xuất như thế, từ một nhà nghiên cứu ở Đại học Florida, sử dụng các pheromone côn trùng mã hoá với những dấu hiệu nhận biết duy nhất có thể được theo dõi mục tiêu như là con người và xe cộ.

Tropaion – hình nhân chiến thắng của Hy La cổ đại
Bộ Luật Hammurabi của đế quốc Babylon
Vành đai hoàng đạo, thiên cầu và bầu trời xoay vòng
William Henry Harrison, vị tổng thống đoản mệnh

Các mục tiêu sẽ được đánh dấu bằng loại sơn sinh học vô hình hay thiết bị cảm biến siêu nhỏ và được theo dõi từ xa. Kế hoạch khác là phát hiện “dấu nhiệt” của một người để sau đó theo dõi từ chiếc máy bay trang bị các bộ cảm biến hồng ngoại. Những chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong những đề xuất từ các công ty và các nhà khoa học đang tìm kiếm hợp đồng hợp tác với Lầu Năm Góc. Một đề xuất như thế, từ một nhà nghiên cứu ở Đại học Florida, sử dụng các pheromone côn trùng mã hoá với những dấu hiệu nhận biết duy nhất có thể được theo dõi từ cách xa nhiều km. Đề xuất khác sử dụng các “dấu hiệu” huỳnh quang phân huỷ sinh học có thể được những chiếc drone ném xuống mục tiêu để đánh dấu theo dõi. Voxtel, công ty tư nhân ở Oregon, giới thiệu một sản phẩm gọi là NightMares – loại tinh thể nano thấy được bằng kính nhìn ban đêm và có thể giấu trong bất cứ thứ gì từ nước rửa kiếng cho đến mỡ bôi trơn.

Có lẽ đề xuất đánh dấu mục tiêu tinh vi nhất là “bụi thông minh” – đó là những đám mây “bụi” là những bộ cảm biến cơ điện cực nhỏ có thể dán dính vào con người hay xe cộ. Hàng ngàn bộ vi cảm biến như thế này được rải cùng một lúc để tăng cơ hội, ít nhất là một trong số chúng bám được mục tiêu. Kris Pister, giáo sư Đại học California ở Berkeley – nhận được tài trợ từ DARPA, Cơ quan nghiên cứu và phát triển trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ – cách đây hơn một thập niên đã nghiên cứu bụi thông minh và có thể tạo ra những bộ vi cảm biến nhỏ bằng cỡ hạt gạo! Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, giáo sư Kris Pister và đồng nghiệp hình dung loại “quả gai thông minh” có thể dính chặt vào người mục tiêu khi lướt qua người này, hay loại “bọ thông minh” có thể nhảy xổ vào người mục tiêu.

Nhưng Kris Pister nói loại vi cảm biến tự hành này có lẽ còn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, vào năm 2001, nhóm của giáo sư Pister đã thành công trong việc rải những đám bụi thông minh từ một chiếc drone nhỏ để chúng bám dính vào những chiếc xe mục tiêu Người ta cho là cũng rất có thể tình báo Mỹ cố gắng phóng đại những công nghệ đánh dấu, theo dõi và tiêu diệt nhằm doạ dẫm những kẻ phiến loạn. Nhưng có những bằng chứng cho thấy Lầu Năm Góc đã cho triển khai công nghệ theo dõi cực kỳ tinh xảo. Năm 2009, tờ Guardian của Anh đưa tin CIA đã trao cho những thành viên bộ tộc Pakistan những con “chip” cắm vào trong nhà những tên phiến loạn để sau đó những chiếc drone nhận ra mà tấn công tiêu diệt. Một thông tin sau đó của NBC News cũng tiếp tục tiết lộ việc một thành viên bộ tộc Pakistan thừa nhận đã cắm những con chip cực nhỏ như thế để đổi lấy những đồng đô la từ phía tình báo Mỹ.

Năm 1998, những tàu chiến của Hải quân Mỹ ở vùng biển Arab bắn hàng loạt tên lửa hành trình Tomahawk vào nhiều trại huấn luyện ở Afghanistan, những nơi được tin là Osama bin Laden đang ẩn náu. Những tên lửa hành trình phóng đi với tốc độ khoảng 550 dặm/ giờ (885,13km/giờ), tương đương tốc độ của máy bay thông thường. Chúng phải mất hơn 1 giờ mới đến được mục tiêu. Nếu Bin Laden có ở một trong những trại huấn luyện này ắt hẳn ông ta có đủ thời gian để rời đi trước khi tên lửa rơi xuống. Những thất bại như thế buộc những nhà hoạch định kế hoạch của Lầu Năm Góc phải nghiên cứu những lựa chọn cho phép họ tấn công chính xác bất cứ nơi đâu trên thế giới trong khoảng thời gian chưa đến 1 giờ, thậm chí cho dù không có những chiếc drone, máy bay ném bom, tàu chiến hay binh lính đóng ở bất cứ địa điểm nào gần mục tiêu.

Học tiếng Anh:
Tried-and-true nghĩa là gì?
To catch a crab nghĩa là gì
Một số thành ngữ với Màu Trắng (White)

Lầu Năm Góc gọi đây là chương trình “Prompt Global Strike” – PGS (Tấn công chớp nhoáng toàn cầu), và trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thừa nhận Mỹ đã có được khả năng này. Ông nói: “Ngoài vũ khí hạt nhân răn đe ngày nay, chúng tôi còn có vài thứ mà trước đây ở thời đối đầu với Liên Xô chúng tôi không có. Chúng tôi có PGS”. Nhưng với những câu hỏi tiếp theo thì Lầu Năm Góc im lặng. Về mặt công nghệ, khả năng tấn công chính xác trong vòng 1 giờ không có gì là phi thường. Khi rời khỏi khí quyển Trái đất và du hành với tốc độ 15.000 dặm/giờ (24.140,16km/giờ), một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể chạm đến bất cứ mục tiêu nào trên thế giới trong vòng 30 phút. Nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy. Hệ thống quốc phòng của nước Nga được thiết kế đặc biệt để ngay lập tức dò thấy một ICBM được phóng đi tại bất cứ điểm nào trên thế giới và chính phủ chỉ mất khoảng vài phút để quyết định có nên trả đũa hay không.

Do đó, trong khi hiện nay Washington và Moscow chưa tìm được cách nào để phân biệt ICBM thông thường với tên lửa a mang đầu đạn hạt nhân thì việc bắn một ICBM đến Afghanistan với mục đích giết chết dù chỉ một người cũng có thể gây nên một cuộc chiến tranh hạt nhân! Để trấn an Moscow về khả nặng một ICBM hướng đến nước Nga, Lầu Năm Góc chọn phương án phóng ICBM từ California, nơi không có những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nhưng lựa chọn này cũng phải dựa vào sự tin tưởng của Nga! Một giải pháp su khác thay thế cho ICBM là vũ khí siêu thanh – tên lửa hành trình có khả năng du hành ở tốc độ nhiều lần âm thanh, nhanh hơn bất cứ vũ khí quy ước nào hiện nay. Những tên lửa này không phải rời khỏi khí quyển Trái đất và có đường đan rất khác với ICBM thế nên Nga khó thể lầm chúng với vũ khí hạt nhân.

Lầu Năm Góc đã chú ý đến hai ứng viên không phải là ICBM cho chương trình PGS: một từ quân đội và một từ DARPA. Cả hai vũ khí này sẽ được phóng vào khí quyển từ rocket và sau đó quay trở lại Trái đất với tốc độ siêu thanh. Ngoài những lựa chọn chính thức cho PGS, Lầu Năm Góc đang tiến hành ít nhất 3 nỗ lực nghiên cứu siêu thanh và cận siêu thanh khác: X-51 WaveRider của Không quân, sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm đạt đến tốc độ Mach 6; thứ hai là dự án Lựa chọn cách mạng cho tấn công tầm xa chớp nhoáng (gọi tắt là dự án RATTLRS) của hải quân; và cuối cùng là HyFly, máy bay phản lực khoang đốt đôi, do DARPA tài trợ. Hiện tượng phổ biến rộng những nghiên cứu siêu thanh cho thấy Lầu Năm Góc tin tưởng vào công nghệ. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ những chương trình siêu thanh công khai của quân đội Mỹ chỉ nhằm che đậy cho chương trình bí mật gì đó mà thôi.

(Tổng hợp)

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN