Lịch Sử và Văn Minh

Quân lương qua các thời kỳ – binh lính được đãi ngộ ra sao

Hàng thế kỷ qua, binh lính hành quân ra trận để chiến đấu, mạo hiểm mạng sống trong trận đánh. Nhưng khi đó, họ phải ăn những gì để có sức chiến đấu trong các thời đại khác nhau?

che do quan luong
27 views

Hàng thế kỷ qua, binh lính hành quân ra trận để chiến đấu, mạo hiểm mạng sống trong trận đánh. Nhưng khi đó, họ phải ăn những gì để có sức chiến đấu trong các thời đại khác nhau? Từ canh huyết cho tới sữa ngựa lên men, quân lương trong suốt chiều dài lịch sử có vô số các lựa chọn kinh khủng. Nhiều món từng lấy đi tính mạng của binh sỹ.

Một số đội quân cảm thấy thực hạnh phúc khi có được cái gì đó để ăn. Quân đội của Washington từng bị buộc phải hành quân ngày qua ngày mà không có quân lương, quân đội Liên Minh Miền Nam thì phải dừng lại để đào rau củ ăn đỡ. Rốt cuộc, quân lương có thể là sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại.

1/. SPARTA

Hy Lạp cổ đại, người Sparta chỉ chú trọng vào văn hóa chiến binh. Thanh thiếu niên đều phải vào trại lính từ năm 7 tuổi để huấn luyện. Sử gia La Mã giải thích rằng, “Bài huấn luyện được thiết kế để dạy họ tuân lệnh, chịu đựng gian khổ, và chinh phục…”

Cảnh chiến đấu của quân đội Sparta đối đầu với quân Ba Tư xâm lược. Trích trong phim 300 Chiến Binh

Trong một xã hội chỉ chú trọng chiến đấu, người Sparta không mong đợi những bữa ăn sang trọng. Trên thực tế, lính Sparta phải ăn món canh màu đen làm từ huyết, giò heo luộc và giấm. Người Athens kể rằng món canh kinh tởm tới mức người Sparta sẵn sàng lao ra trận để tránh phải ăn nó.

2/. LA MÃ

La Mã xây dựng nên đội quân hùng mạnh chinh phục từng ngóc ngách trong thế giới cổ đại. Họ chinh phục Châu Âu, Châu Phi, và vùng Cận Đông, hưởng lợi từ các sản vật chất lượng cao. Các Quân đoàn Lê dương La Mã tiêu thụ thịt tươi và các loại thực phẩm sang trọng như thịt xông khói, phô mai và rượu vang.

Quân đội La Mã

Quân đội La Mã ăn lúa mạch và lúa mì là chủ yếu trong khẩu phần của họ. Mỗi người lính cũng tiêu thụ nửa kg thịt mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu cao, Quân đoàn Lê dương La Mã hành quân cùng đàn gia súc, với lượng tiêu thụ 120 con cừu mỗi ngày.

Với chế độ ăn uống đầy đủ calorie đã giúp quân đội băng qua các lục địa mà mở rộng biên giới.

3/. THẬP TỰ QUÂN

Năm 1095, Đức Giáo tông Urban II phát động cuộc Thập Tự Chinh thứ 1, hành quân thẳng tới Đất Thánh.

Trong thời đại chưa có quân đội thường trực, người lính bắt buộc phải tự mang theo lương thực. Thập tự quân thường ăn thịt khô và cháo yến mạch, với trái cây và phô mai. Một số thập tự quân bán bớt của cải hay thế chấp đất đai để tự trang bị cho mình.

Thập Tự quân thành Jerusalem giao chiến với quân đội Hồi Giáo, trích trong phim Heaven Kingdom

Thập tự quân không nghĩ ngợi gì khi đang đánh thì dừng lại để ăn. Trong trận vây hãm thành Acre năm 1189-1191, 2 lần thập tự quân tạm dừng chiến đấu để kiếm ăn, điều này giúp giải thích tại sao tốn 2 năm mới chiếm được thành.

4/. QUÂN MÔNG CỔ DƯỚI TRƯỚNG THÀNH CÁT TƯ HÃN

Thành Cát Tư Hãn và đội quân của ông chinh phục một dải lãnh thổ rộng lớn nhứt trong lịch sử. Với khẩu phần là sữa chua đặc, lính Mông Cổ chinh phục một lãnh thổ có kích thước tương đương lục địa Châu Phi.

Dân du mục Mông Cổ không phải là nông dân, họ chủ yếu dựa vào chăn nuôi. Người Mông Cổ chia chế độ ăn uống của họ thành thực phẩm trắng và thực phẩm đỏ. Thực phẩm trắng bao gồm sữa, sữa ngựa lên men, trong khi thực phẩm đỏ bao gồm các loại thịt.

Tổ chức quân đội của Thành Cát Tư Hãn

Lính Mông Cổ đôi khi cột một túi gồm thịt, hành và gạo dưới yên khi cưỡi ngựa. Ma sát nguyên một ngày cưỡi ngựa sẽ nấu chín thịt, biến nó thành món hầm “yên ngựa”. Theo Marco Polo, lính Mông Cổ đục một lỗ nhỏ trên cổ ngựa và uống máu chúng khi phi đường dài.

5/. ĐẾ CHẾ OTTOMAN

Năm 1683, người Ottoman bao vây thành Viên với dự định chiếm đoạt thành. Đi đầu là đội Vệ binh Janissary, nên người Ottoman được hưởng lợi từ số quân lương phong phú. Lính Ottoman tiêu thụ bánh mì mới nướng, khẩu phần thịt cừu non và thịt trừu mỗi ngày, cùng những mặt hàng xa xỉ như mật ong và cà phê.

Một trận hải chiến của quân đội Ottoman

Khi bánh mì chưa kịp nướng, lính Ottoman ăn bánh quy được nướng sẵn ở Istanbul rồi chuyển tới chiến trường. Vào thế kỷ 17, một nhà quan sát chép lại rằng có hơn 105 lò nướng ở thủ phủ đảm nhiệm công việc nướng bánh quy cho quân đội viễn chinh. Trên thực tế, quân đội Ottoman thích ăn bánh quy tới nỗi một số thợ nướng bánh căm ghét người Ottoman thường đổi bột thành bụi để nhằm lấy mạng lính.

6/. QUÂN ĐỘI CỦA WASHINGTON

Trong thời điểm Cách Mạng Hoa Kỳ, quân đội của George Washington có một lợi thế lớn, là được chiến đấu trên sân nhà. Phía bên kia, quân đội Anh phải dùng tàu để vận chuyển lương thực, đạn dược và binh lính ra hải ngoại, nhưng Quân đội Thuộc địa vẫn mắc phải các vấn đề về hậu cần.

Năm 1775, Quốc Hội phê chuẩn quân lương tiêu chuẩn là nửa kg thịt bò và nửa kg bột mỗi ngày cho lính. Lính còn được phát thêm các loại đậu, sữa, gạo, bia và mật. Tuy nhiên, do không thu đủ số thuế nên Quốc Hội không thể duy trì khẩu phần quân lương này. Kết quả là, lính tráng nhiều khi hành quân mà không có quân lương.

Quốc Hội yêu cầu Washington trưng thu lương thực, nhưng ông từ chối. Washington lo ngại rằng việc áp dụng trưng thu sẽ nhanh chóng khiến người dân thuộc địa quay sang chống lại quân đội của họ.

7/. QUÂN ĐỘI CỦA NAPOLEON

Năm 1812, Napoleon xâm lược nước Nga nhưng thất bại trầm trọng khi hàng ngàn binh sỹ chết đói. Napoleon bắt đầu hành quân với gần 60 vạn lính, nhưng chỉ còn 2 vạn 5 ngàn người sống sót.

Thất bại này đã chứng minh cho câu ngạn ngữ của chính Napoleon: “Quân đội hành quân bằng cái bụng”. Vào thời điểm đó, quân lương cho lính Pháp bao gồm 680g bánh mì, 2 lạng thịt và một lít rượu. Quân đội Pháp thích bánh mì tới nỗi họ lén đem theo bánh mì. Do bánh mì dài và không quá lớn nên cho phép lính lận bánh mì trong ống quần của họ.

8/. QUÂN ĐỘI LIÊN BANG

Trong Nội Chiến Mỹ, quân đội Liên Bang ăn thịt, bột, và rau củ sấy khô.

Một cựu binh phe Liên Bang từng kể lại rằng, “Quân lương gồm thịt heo muối, thịt bò tươi, thịt bò muối, thịt heo xông khói, bánh mì cứng, bánh mì mềm, khoai tây, các loại hành, bột, đậu, đậu khô tách đôi, gạo, táo sấy, đào sấy, rau củ sấy, cà phê, trà, đường, mật, thức uống lên men, đèn cầy, xà bông, muối và tiêu”.

Trên thực tế, mật là khẩu phần tiêu chuẩn trong quân đội Hoa Kỳ kể từ thời Cách Mạng Hoa Kỳ.

9/. QUÂN ĐỘI LIÊN MINH MIỀN NAM

Phe Liên Minh Miền Nam phải vật lộn để nuôi quân đội của họ. Tình trạng thiếu lương thực tồi tệ tới mức Tướng Robert E. Lee cảnh báo rằng “lính thường xuyên đào ngũ sang kẻ thù”. Lee nói thêm, “Trừ khi có sự thay đổi, tôi e rằng không thể giữ được quân đội nữa”.

Quân đội Miền Nam buộc phải tự kiếm ăn khi hành quân. Một cựu binh viết lại rằng năm 1864, “người lính có một chế độ ăn bằng rau bằng cách nấu đọt khoai tây, lạc tiên, 1/4 con cừu, cúc gai và một trăm loại cỏ dại khác … Tôi nghĩ nó rác rưởi … nhưng các chàng trai gọi đó là ‘thức ăn thô xanh'”.

10/. THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP TRONG CHIẾN TRANH MỸ-TÂY

Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mỹ-Tây là những người đầu tiên nhận thức ăn đóng hộp trong chế độ quân lương, nhưng kỹ thuật đóng hộp lúc đó quá tệ khiến nhiều binh sỹ bị ngộ độc thực phẩm và thậm chí mất mạng sau khi ăn.

Đáng kinh ngạc là ngộ độc thịt và các bệnh truyền qua thực phẩm khác trong thức ăn đóng hộp có thể cướp đi mạng sống của nhiều người hơn là đi chiến đấu. Trong khi chỉ có 280 người Mỹ thiệt mạng trong chiến đấu, thì hơn 2600 người chết vì các nguyên nhân khác.

11/. THẾ CHIẾN I

Lính Mỹ ăn khẩu phần dự trữ trong Thế Chiến I. Được thiết kế cho những chuyến viễn chinh ở hải ngoại, quân lương được coi là khá khắc khổ. Lính ăn chủ yếu là thịt và rau đóng hộp, bánh quy giòn (mà lính hay gọi là “bánh quy cho chó”), thuốc lá và kẹo.

Tuy nhiên, khẩu phần không chỉ giới hạn ở đồ nguội, vì những người lính ở tiền tuyến đôi khi ăn những bữa ăn nóng nấu trong lon sữa.

12/. THẾ CHIẾN II

Cho tới Thế Chiến II, quân đội Hoa Kỳ phát triển ra một khẩu phần mới. Thiết kế gọn nhẹ dễ đem theo, khẩu phần này được làm 3 dạng: Khẩu phần C, Khẩu phần D và Khẩu phần K.

Khẩu phần C và Khẩu phần K bao gồm thịt bò và khoai tây đóng hộp, bánh quy, kẹo bơ, và cà phê gói. Đôi khi còn có thuốc lá với chewing gum và giấy vệ sinh. Một khẩu phần như vậy được chia làm 3 bữa và cung cấp lượng calorie là 3600.

Khẩu phần D đơn giản chỉ là thanh kẹo chocolate.

13/. NGÀY NAY

Quân đội Hoa Kỳ nhận được khẩu phần mới, bắt đầu từ thập niên 1980, gọi là MRE (Meals Ready to Eat, Bữa ăn ngay). Thay vì lon, quân lương cho lính đựng trong một bịch có seal. MRE giải quyết được các phàn nàn trước đây về bữa ăn bằng cách đưa ra tới 24 lựa chọn, bao gồm các món dành cho Do Thái, Hồi, và đồ chay.

Năm 2018, quân đội Hoa Kỳ bổ sung thêm MRE pizza, giữ tươi ngon trong 3 năm. Giờ đây binh lính có thể chọn món MRE 23 trong menu, bao gồm pizza, bánh mì que, bánh táo, thức uống bổ sung protein, với bánh cookie./.

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN