Một ngày ở xứ Chàm (Champa)

Người phụ nữ Chàm (Champa) là trụ cột trong gia đình, gần như vai trò của người đàn ông trong xã hội ta. Họ nuôi chồng, nuôi con, và làm hết thảy mọi việc trong nhà. Mời bạn đọc bài ký sự cũng Tam Lang

nguoi champa
23 views

Người Chàm, nhất là đàn ông, không hay dậy sớm.

Tại mấy xóm Đoon-đoong, Ma-dam, nơi chúng tôi ở lại quan sát lâu nhất, tôi thường nhận thấy, cứ đúng giờ tí (12 giờ đêm), người trong xóm mới đi ngủ cho mãi đến giờ ngọ (12 giờ trưa) hôm sau, họ mới dậy làm việc hoặc ngồi suông.

Tục Chàm trước vẫn lấy nửa cuối ngày hôm trước làm ngày và nửa sáng ngày hôm sau làm đêm.

Nhưng, tục ấy, người đàn-bà Chàm nay đã bỏ hẳn vì nó không cỏn hợp với giờ-giấc của những người Việt-Nam ở quanh vùng là những người họ cần phải đụng chạm luôn để mua bán các thức dùng hay giao thiệp mọi công việc.

Trong gia đình Chàm, chỉ người đàn bà mới suốt ngày bận rộn.

Từ sáng đến tối, họ làm hết các công việc khó nhọc như ra đồng cấy gặt, ra tỉnh mua bán, vào Mọi đổi chắc, rồi về nhà lại dã gạo, sàng gạo, chăn con trẻ, giặt áo xống, nấu ăn, tiếp khách, dệt vải, se bông.

Sầm tối, khi công việc đã ngớt, người đàn bà Chàm, đầu đội chiếc bình đất lớn, lại ra sông, lạch, vợi nước về dùng.

Quần quật suốt ngày, thế mà không bao giờ họ có một tiếng phàn nàn về chồng con là những kẻ suốt ngày ăn xong lại nằm, nằm chán lại chạy nhông hoặc mơ màng ngồi hút thuốc.

Thì ra, ở xã hội Chàm ngày nay, người đàn ông đã chịu lùi xuống hàng nhì làm những kẻ “chân yếu tay mềm” để bọn đàn bà tiến lên làm “phái mạnh”.

Tình cờ tôi đã được mắt thấy một anh chàng người chàm gặp rắn co giò chạy trước, trong khi người vợ, đầu đội một sọt hàng nặng, còn đứng lại, cố lôi một cành cây khô trong bụi rậm, đánh con rắn đang quăng mình thoăn thoắt ngang đường.

Bênh vực, che chở cho chồng như thế, người đàn bà Chàm thường ngày còn biết ngường nhịn chồng con cả đến thức uống, miếng ăn.

Sự nhường nhịn ấy đã thành những tục lệ riêng trong xã hội chàm, những tục lệ mà không bảo giờ người đàn bà xâm phạm.

Bởi thế, hàng ngày, người ta thường thấy: Lúc ngồi quanh một mâm cơm, người đàn ông Chàm dùng đũa gắp các thức ăn. Còn người đàn bà Chàm? Chỉ dùng năm ngón tay để bốc!

Cách ăn bốc ấy, lây ngày đã thành một tục lệ bất di bất dịch cho đến bây giờ, dù trong nhà thừa đũa bát, người đàn bà cũng không muốn dùng đũa gắp, đỡ thức ăn.

Sáng dậy, sau khi rửa mặt, việc làm thứ nhất của người đàn bà Chàm là săn sóc đến bữa ăn sớm cho chồng con.

Họ nấu cơm ngô hay cơm gạo, đun nồi cá ươn mà họ gọi là “cá liệt”, đánh những cơm sườn cơm cháy và bẻ những đầu cá, đuôi cá ăn trước để ra làm việc ngoài đồng trong lúc chồng với con họ còn ngủ kỹ trên sàn đến lúc mặt trời đứng bóng.

Chỉ những con trẻ chịu theo học trường Cụ thể lập ra ở gần huyện Chàm mới chịu dạy sớm để kịp giờ vào lớp học.

Còn hầu hết chúng đều có tính biếng nhác, cái tính di truyền chúng đã có sẵn ngay từ lúc lọt lòng.

Trong làng Chàm, nhiều lần chúng tôi thấy có vài ba người đàn ông ngồi dơ đầu ra cho vợ bắt chấy hoặc gỡ hộ tóc.

Họ còn lười đến nước quẳng quần áo ra cho vợt bắt dậu, nhờ vợ gắp mẩu than hồng ở bếp lên để hút thuốc, chớ không chịu cất công cầm htoi sắt đánh vào hòn đá lửa để ngay bên cạnh mình.

Hộp diêm, đối với người Chàm, là một xa xỉ phẩm nên không mấy khi họ dùng.

Hầu hết các nhà Chàm đều có hòn  đá đánh lửa riêng, cho lửa bắt vào một thứ mồi làm bằng một chất nõn cây mềm phơi khô tẩm nhựa thông để sẵn.

Hàng ngày, ngoài những lúc làm các việc cần, người đàn bà Chàm thường lấy việc giữa trong lò, bắt dận chấy cho chồng con là những cuộc chơi tiêu khiển.

Đôi ba khi, họ cũng hát, nhưng mỗi lần cất tiếng hát là một lần họ có chuyện sầu muộn ưu phiền.

Người chàm, không ai nghiện thuốc phiện, nên trong khắp làng Chàm, không đâu có được một chiếc khay đèn.

Thuốc phiện, họ không hút, nhưng trầu thuốc cả đàn ông và đàn bà đều ăn luôn mồm, có người một ngày nhai đến vài chục miếng.

Thứ rượu gạo và rượu ngô họ tự chế ra, chỉ dùng những khi cần tiếp các người thân thuộc.

Không bao giờ họ uống rượu bằng cốc, chén và uống riêng từng người một. Họ đổ rượu vào bình có cắm những ống trúc, rồi mọi người cùng ngồi quanh bình mút đều một lượt như kiểu người Mường dùng rượu cần.

Cảnh đời buồn tẻ của họ, có lẽ chỉ sau những bữa rượu chung bình ấy, mới có những lúc du dương.

Mà uống rượu như thế, họ cũng chỉ uống cầm chừng, nên trong làng Chàm không mấy khi thấy diễn những trò: Vài ba anh chàng quá chén say mèm khoắc tay nhau đi chân nam đá chân siêu, hết gây chuyện với khách qua đường lại phá phách các nhà cùng xóm.

Ngoài những buổi bình rượu chung cần, người chám còn cho nhhững đêm ngồi than thở với trăng bằng một ống tiêu con là những đêm có thi vị nhất.

Rồi ngày ấy qua ngày khác, họ mừng lúc trăng lên, buồn khi trăng lặn, không cần biết thế nào là một cuốn lịch, chỉ lấy mặt trời chia ngày, mặt trăng chia tháng để sống một cuộc đời man mác như cảnh man mác một đêm trăng.

Tam Lang – đăng trong tạp chí Tri Tân số 1

5/5 - (1 vote)

BÀI LIÊN QUAN

Leave a Comment