Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa
Bao giờ viễn vọng đến bây giờ
(Xuân Diệu)
Ngàn năm mây trắng vẫn bay bay…
Vòm lá, trời vào cuối Hạ. Rón rén, gót Thu chân trần. Thế mà lòng vô cớ cứ chợt ngân nga Mây trôi lang thang cho Hạ buồn… Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ…
Màu mây trắng ấy có tự lúc nào, bay ra từ đâu, biết đâu điểm đến… Nó vốn vô tâm… mà sao bàng bạc trong tâm thức phương Đông, đi về không đếm xuể trong thơ ca nhạc họa cổ kim…
Chẳng phải chỉ vì mây là một trong những hình ảnh – một “linh ảnh” – thiên nhiên được ưu ái trong hồn cổ thi: Có thi thiên ải thiên nhiên mỹ – Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong (Hồ Chí Minh). Màu mây trắng ấy nghìn xưa đã có, nghìn sau vẫn có. Như nó đã là. Như thơ ca muôn đời mang bản chất mây. Như kiếp thi sĩ thấy mình trong kiếp mây dong ruổi Là thi sĩ nghĩa là ru với gió – Mơ theo trăng và ngơ ngẩn cùng mây (Xuân Diệu). Trong ý nghĩa của nó, mây là biểu tượng của không gian – thời gian vô hạn, vô cùng. Người chôn chân trên mặt đất, mây dong ruỗi khôn cùng. Kiếp nhân sinh ngắn ngủi, mây trắng ấy ngàn năm. Nhẹ tênh,vô định, nổi trôi mà trường cửu trên những hệ lụy đời thường và hữu hạn nhân sinh. Sáng suốt mà vô minh, tự tại mà vô thường, vĩnh cửu mà hư ảo… Một áng mây hữu hình là vạn pháp của mây vô hình. Ấn tượng đa nghĩa đa thanh mang lại cho hình tượng mây trắng khả năng “ám chỉ”, “ám gợi” bản thể cho mọi cảm nghiệm thơ ca.
Tuy là thế, song thường mà biến. Cũng áng mây trắng ấy thôi, mà trong thơ ca qua các thời đại lại hiện hình bóng khác. Như mây trắng đường thi có vô vàn những sự đồng nhất các hiện tượng giác quan cho là đối lập. Cảm hứng bao trùm là mối quan hệ chủ thể – khách thể, tâm – cảnh, con người – thiên nhiên. Thế mà có một “thứ” tưởng như phiêu lãng, bất cần, chẳng “thèm” quan hệ với ai… lại tạo ra vô vàn mối quan hệ, hiển lộ – ẩn tàng. Đó là mây, và là mây trắng. Một thoáng soi vào áng mây thôi, thấy bao điều giản dị diệu kỳ trong cái nhìn bất nhị đồng nhất hóa động – tĩnh, không gian – thời gian, khoảng khắc – vĩnh cửu, hữu hạn – vô cùng…
Bước chân của Trần Tử Ngang lên đài U Châu đã mở ra giai đoạn huy hoàng nhất của Đường thi. Đó là bước chân của con người vũ trụ đặc trưng của buổi Thịnh Đường, soi mình trong dòng thời gian kim cổ và không gian mênh mông: Tiền bất kiến cổ nhân – Hậu bất kiến lai giả – Niệm thiên địa chi du du – Độc thương nhiên nhi thế hạ (Người trước chẳng thấy đâu – Người sau cùng chẳng thấy – Ngẫm trời đất vô cùng – Riêng lòng đau lệ chảy). Thật ra, từ “vô cùng” không lột tả được hét ý nghĩa và sắc thái của từ du du giàu biến ảo dựa vào văn cảnh: đi mãi, vô cùng, dằng dặc, man mác… Ý cảnh trong thơ khó tách bạch, như không ai gạn lọc được màu xanh khỏi bầu trời Đạm đạm Trường Giang thủy – Du du viễn khách tình (Vi Thừa Khanh). Như những khoảng lặng giữa những nét thăng trầm Thế sự du du nại lão hà (Đặng Dung)… Tả sự tả cảnh, và diệu hợp với tả lòng. Không hiểu sao lại phù hợp lạ lùng với áng mây trắng kia, Nhàn vân đàm ảnh nhật du du (Vương Bột), Bạch vân nhất phiến khứ du du (Trương Nhược Hư), Bạch vân thiên tải không du du (Thôi Hiệu).
Thì ra, chỉ riêng mây thôi đã mang đầy đủ những tiền – hậu, thiên – địa vô cùng, đầy tâm sự của nhà thơ họ Trần, cũng là thể hiện đầy đủ những thông điệp văn hóa của một thời đại triết mỹ tịnh thịnh dung hòa.
Trước Trần Tử Ngang, từ buổi sơ khai của Đường thi, nhà thơ tài hoa “già trước tuổi” Vương Bột đã tiếp thu và cách tân cái diễm lệ của Tạ Linh Vận thời Lục Triều, mà thấy được sự biến đổi của không – thời gian, cái hữu hạn – vô cùng trong một áng mây Lạc hà dữ cô lộ tề phi – Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc… Vật đổi sao dời trải mấy thu, riêng đám mây nhàn vẫn ngày ngày lững lờ soi bóng xuống đầm, con vua trong gác giờ nay đâu mà bên ngoài nước sông còn trôi mãi (Đằng Vương các).
Niềm cảm xúc man mác bâng khuâng của người thơ tài hoa bạc mệnh ấy rồi sẽ xoáy sâu thành những câu hỏi day dứt trong Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư, nối mạch sang cực phẩm Thịnh Đường “Luật thi đệ nhất” Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, với áng mây không du du ám ảnh trong lòng hậu thế. Kết tiền giải (4 câu đầu) là mây trắng vẫn bay trời không, kết hậu giải (4 câu cuối) là khói sóng trên sông gợi lòng sầu. Nhân giữa Thiên – Địa mây trời mây nước kia cũng chỉ là một áng mây trôi tiêu dao, đau đáu với hư không. Mênh mông trời nước nhà sắc ở Vương Bột, Giang thiên nhất sắc vô tiệm trần ở Trương Nhược Hư, đến thủy như thiên ở Tô Đông Pha và đến Ức Trai cũng nói thế Pha lão tằng vân ngã điệc vân… Ấy là vầng mây trắng ôm chứa bảy sắc mà không màu, thiên hình vạn trạng mà không dạng, ngàn năm vẫn có cứ như không… để làm nên cái mà Thẩm Đức Tiềm gọi là “tung bút tả khứ toại thiên cổ chi kỳ” – Dụng ý trước hình ẩn thần ngoài chữ, phóng bút viết nên những câu lạ nghìn đời Ấy là Bút Mây.
Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian (Vương Chi Hoán). Sông Hoàng Hà chảy vào mây trắng. Và thử hỏi trong gần năm vạn bài thơ Đường còn lại, có bao nhiêu áng mây in bóng? Áng mây nào nhẹ tênh trôi trên thịnh suy dâu bể cõi người, áng mây nào mang nỗi tư hương, áng mây nào chở hồn thơ tự do không ràng buộc, áng mây nào không có có không trong cuộc đời mây nổi chiêm bao? Dù với ý nghĩa nào, mây cũng mang tầm vóc tư duy và tâm hồn thi nhân Đường thi trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là hiện thân cho bản thể, ứng chiếu với tâm. Mây – từ trong cái nhìn ấy mà hình dung ra bao nhân sinh phù vân, phù phiếm thế tục.
Thế giới chúng ta đang sống hiện hữu trong cái nhìn. Mỗi cái nhìn chuyên chở một vầng mây. “Bao giờ cái nhìn của bạn cũng bị giới hạn bởi những gì bạn đang có và đang là” (Carl Jung).Vậy đâu là bản thể của mây?
Thực ra, mây là cái đẹp không trói ngoài buộc. Mà lại chính là ở những cái nhìn cũng tự trói buộc mình. Làm sao để có cái nhìn vô tư mà trắc ẩn, hồn nhiên mà trí tuệ, không rũ bỏ mà an lạc giải thoát, sinh mềm mà bền… như mây? Chân lý chỉ có một, nhưng chân lý lại được hiện hình, khám phá ở những góc nhìn khác nhau. Cứ xem những áng mây bay ngấm trong cõi Tiên – Thánh – Phật đủ rõ.
Ba đỉnh cô vân Tiên – Thánh – Phật.
Chỉ là mây ấy thôi, mà soi diện mạo tâm hồn ba bậc Thi Tiên Lý Bạch, Thị Mai Thánh Đỗ Phủ, Thi Phật Vương Duy, mỗi người một vẻ.
Mây của Tiên Thơ thì rực rỡ, tráng lệ, lấp lánh ánh sáng “thái vân”. Mây mang tâm hồn tự do, phiêu dật của con người chống kiếm viễn du khổng gì trói buộc. Đời người mơ hồ, mây nổi che kín bốn bề, đường xa hun hút Phù vân từ tắc đạo lộ xa, Hạc vàng còn khó bay – Hoàng hạc chi phi thượng bất đắc, đường đi khó, bao ngã rẽ, nay ở đâu… thế mà vầng mây khát vọng kia vẫn Dong thẳng buồm mây vượt biển khơi (Hành lộ nan).
Đặc trưng mỹ học thơ Lý Bạch là sự hài hòa giữa cái Cao cả và cái Đẹp – không gì bằng mây. Thơ Lý có cái hùng, cái tráng, cái kỳ hòa vào cái diễm lệ, thanh tân, sâu lắng, thực hư biển hóa khôn lường… không gì bằng mây. Đó là vầng mẫy ngũ sắc kết lâu đài ngoài biển – Văn sinh kết hải lâu. Ai cũng biết và thán phục vẻ đẹp kỳ vĩ giao duyên Trời-Đất sinh làn khói tía tử máy tuôn ra Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên. Trong một bài khác, Lư Sơn hiện ra vẻ đẹp đồng nhất bên chùm sao Nam Đẩu, được bọc trong cõi Tiên chín lớp bình phong mây giăng màn gấm Bình phong cửu điệp vẫn cẩm trướng.
Cho nên, quý trọng tình bạn là ở phẩm chất thanh cao Tuổi xanh từ áo mũ – Đầu bạc ẩn mây không (Tặng Mạnh Hạo Nhiên); tìm nhà ẩn cố nhân Vén mây tìm lối cũ, lang thang phiêu bạt những cuộc tổng biệt, ý kẻ ra đi như dám mây trôi – Tình bạn cũ như mặt trời xế bóng… Phù vân du tử ý – Lạc nhật cố nhân tình.
Tình yêu trong thơ Lý đẹp – buồn – sang, như màu mây. Tình trong phòng the luân chuyển luyến lưu mây – nước (Khuê tình). Đăng cao vọng viễn mang bao nổi niềm khát vọng. Trong ý thức lá vàng rơi, ngóng trông gì mà em lên đài cao – Thiếp vọng tự đăng đài, để rồi chỉ là màu biệt ly mây xanh rời rạc trên biển – Hải thượng bích vân đoạn (Thu tứ). Mọi ký ức như mây vương. Có những hôm trời lắng cao, trống trải chẳng chút mây. Chợt thèm sao một cái chẳng có gì để mà thèm… Đâu rồi làn tóc hong mây. Trời thao thức làn mây đi vắng. Vầng trán cao ngơ ngác thiếu sợi tóc mây vương. Mây vắng nền trời trống, cứ như Người đẹp còn đây nhà đầy bông – Người đẹp đi rồi giường trống không (Kỷ viễn). Hóa ra mây trắng ủ hương lòng…
Và dẫu là đám mây cô thì cũng là sự cô độc đầy kiêu hãnh của con đại bàng giữa trời xanh Cô vẫn độc khứ nhàn (Độc tọa Kính Đình sơn). Có thể nói, Lý Bạch sinh ra đã là một kiếp mây tự do giữa trời.
Đọc thêm:
12 thuyết âm mưu điên rồ hóa ra lại là sự thật
Luật Hồng Đức xử tội giết người như thế nào?
Thành tựu tri thức của châu Âu đầu thời Trung Cổ
Tâm hồn Thi Thánh, trái lại, ràng buộc chặt chẽ với cõi người bi, hoạn, ly, hợp, nên ít có điều kiện ngửa mặt mà phiêu lãng với mây cao. Cái lẻ loi, cô độc của Đỗ Phủ gắn với nỗi buồn thân thế long đong thời tao loạn nên nặng trĩu sầu muộn. Vân bạch sơn thanh dư vạn lý – Sầu khan trực bắc thị Trường An (Tiểu hàn thực chu trung tác). Nên mây của Thi Tiên nhẹ nhàng, rực rỡ bao nhiều thì mây của Thi Thánh nặng nề, ảm đạm bấy nhiêu Tái thượng phong vân tiếp địa âm (Thu hứng). Nhà thơ của dân đen ấy mấy khi được thả hồn cùng mây trắng nhởn nhơ bay Cổ quốc bi hãn vọng – Quần vân thảm tuế âm…
Nên tài cao, lý tưởng không thành, rốt lại đài vắng mây mưa chỉ là giấc mộng Vân vũ hoang đài khởi mộng tư. Bốn mùa luân chuyển, mây cứ bay, thân làm khách quê người phiêu bạt như mây, nhưng đâu là vầng mây quê hương? Vân vật bất thù hương quốc dị bảo trẻ (giao nhi) rót rượu vào cái chén trong tay, hay bảo trời rót mây vào cái vô hạn trong lòng bàn tay? (Đông cảnh). Với Đỗ Phủ, Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân – một người đầu bạc giữa đám sóng bạc đầu, một mái tóc bạc giữa gió lộng trời cao mây bạc trắng (Đăng cao).
Đâu phải ai cũng được như Thi Phật Vương Duy, hồn thơ siêu thoát để trở thành nhà thơ của cửa sài và mây trắng. Hơn 20 lần ông nhắc đến hình ảnh mây trắng, như một biến tấu về “tính không” Bạch vân hồi vọng hợp – Thanh ải nhập khan vô (Mây trắng bay đi rồi tụ lại – Vào trong cõi này mà chỉ thấy trống không – Chung Nam Sơn). Bất đắc ý… Quy ngọa Nam Sơn thùy, về nằm khểnh núi Nam, kết chén rượu Tống biệt, xin chớ hỏi, mây trắng không bao giờ hết – Bạch vân vô tận thì. Chuyện đời như mây nổi, không đáng hỏi tới – Thế sự phù vân hà tức vấn. An trú trong ngôi nhà Chung Nam Sơn mây trắng bao phủ, ông cũng như một vầng mây Lúc hứng riêng mình dạo – Khi vui chỉ tự hay – Đi cùng nguồn nước đổ – Ngồi ngắm áng mây bay.
Cho nên, một phút xuất thần, trên hồ ngoảnh đầu lại, thấy mây trắng cuốn núi xanh, mà làm nên hai câu cuối trong bài viết về Y Hồ – Hồ thượng nhất hồi thủ – Sơn thanh quyển bạch vân. Ở trong núi mây, Buồn đâu ôm gối ngủ – Ai biết mây trắng a? hẹn hò cùng mây, kết Tảo thu sơn trung tác là câu thơ độc đáo nhập hứng Không lâm độc dữ bạch vân kỳ. Tri kỷ nặng lòng với mây trắng, nên tâm hồn ông cũng là tâm hồn mây trắng, Với bạn xanh màu mắt – Cùng chung mây trắng tâm… Dữ quân thanh nhãn khách – Cộng hữu bạch vân tâm. Bước vào thế giới thơ Vương Duy, chân hồn nhiên trong cõi mây trắng bồng bềnh không vướng bụi trần ai. Nước chảy xuống đồi không cố ý – Mây ra khỏi núi vốn vô tâm…
Mỹ cảm về một vầng mây được quy chiếu từ tâm “thấy biết” nên “duy tình”, “duy mỹ” mà tạo nên đỉnh cố vân tử bạc trắng tại. Ấy cũng là những vầng mây thiêng trong cuộc tương giao sâu đậm hiếm hoi nhất trong lịch sử các cuộc hội ngộ át để trở tư tưởng (Lão – Nho – Phật). Âu cũng là những thoáng kỳ ngộ. Mai này, có ai thử gánh mây Nở gan cười một cuộc say – Đường xa coi nhẹ gánh đầy hư không (Tản Đà).
Một mai thức dậy mây lạc trắng
Nghìn năm trước ngắm mây, người với mây kia là một. Nghìn năm sau ngắm mây, mây là mây, người vẫn là người. Thời đại của cái tôi, người ta hết không còn cái thanh thản ung dung khi con người và thiên nhiên gắn bó hòa sự hợp, chỉ còn nỗi cô đơn rợn ngợp giữa đất trời: Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa – Bao giờ viễn vọng đến bây giờ – Sao vàng lẻ một, trăng riêng chiếc – Đêm ngọc tê người men với tơ (Buồn trăng – Xuân Diệu). Nên người mới ước thành mây để thoát khỏi nẻo đời chật chội áo cơm: Mây ở đầu ô mây lang thang – Ôi chật làm sao góc phố phường (Quang Dũng). Đấy là người thơ của mây trời Sơn Tây Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm… vẫn trong biểu tượng của tự do, lãng du, tiêu dao… nhưng đâu phải là nhà thơ của mây trắng ngày xưa. Quang Dũng đẹp như một vầng mây lạc, mà dữ có lần Trần Lê Văn đã tả anh bên cửa sổ bệnh viện: Anh bình lặng trắng phau ngồi đó – Hay một đám mây mùa thu mới lạc vào phòng…
Mây hiện hữu như một dòng duyên sinh mãi trôi chảy. Vầng mây – con người, trong tư duy ngã tính cũng mãi lang thang. Xin mượn cách nói Bùi Giáng – Thưa rằng nói nữa là sai – Một mai thức dậy thấy mình một mai… *