Kiến Thức

Cuộc sống ở đất nước Thụy Điển

Vương quốc Thụy Điển tiến rất nhanh trên con đường từ một quốc gia nghèo nàn tới một xã hội phong lưu chính là nhờ vào những khám phá về nguồn tài nguyên phong phú từ cuối thế kỷ XIX

đất nước thụy điển
24 views

Long Quang

Người Thụy Điển ngày nay sống trong một nhà nước phong lưu, lớp con cháu hậu duệ của sắc dân Viking cổ xưa, luôn tự hào rằng cuộc sống ở đất nước họ là tốt nhất thế giới. Các số liệu cũng minh chứng cho sự khẳng định đó là rất xác đáng. Tuy nhiên, họ cũng ta thán về thuế khóa trong nước quá cao, nếu không mức sống còn được nâng cao hơn nữa. Hiện thu nhập bình quân hang năm tính theo đầu người tương đương 48 ngàn USD, hơn hẳn Hoa Kỳ (46 ngàn USD) hay Anh Quốc (44 ngàn USD).

Vương quốc Thụy Điển tiến rất nhanh trên con đường từ một quốc gia nghèo nàn tới một xã hội phong lưu chính là nhờ vào những khám phá về nguồn tài nguyên phong phú từ cuối thế kỷ XIX. Trước hết là gỗ và quặng sắt, để Thụy Điển tiến hành kỹ nghệ hóa đất nước. Cùng với đà phát triển kinh tế là sự thăng tiến của nhiều vấn đề xã hội khác. Ngay từ năm 1921, quyền bầu và ứng cử của mọi công dân (nam cũng như nữ) đã được hiến pháp chấp nhận. Chế độ hưu trí toàn phần 1 (hưởng 100% lương) được áp dụng từ năm 1913. Còn từ năm 1919 đã ban hành đạo luật quy định một tuần làm việc có 48 giờ. Gần hai thập niên sau, kể từ năm 1938 giới lao động Thụy Điển có quyền nghỉ phép hai tuần/năm. Riêng quyền được chăm sóc y tế của mỗi công dân có hiệu lực cách đây hơn nửa thế kỷ, vào năm 1953. Đến năm 1963, phép năm của mọi người được tăng lên gấp đôi, nghĩa là 4 tuần/năm. Đầu năm 1971, giờ làm việc trong tuần theo luật định giảm xuống còn 40 tiếng đồng hồ, tương ứng với một tuần chỉ làm việc có 5 ngày, hiện nay là 35 giờ tuần. Sang thập niên 1980, số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động lại được tăng tới 5 tuần/năm, còn hiện giờ là 6 tuần/năm.

Mặt khác, người Thụy Điển cũng rất đỗi tự hào về hệ thống bảo hiểm ưu việt của nước mình. Phần lớn số tiền dành cho công tác này là từ nguồn… tận thu thuế. Mỗi công dân đều phải đóng hai sắc thuế: nhà nước và địa phương. Chính sách của nhà nước có tiến bộ hơn, ai có thu nhập cao thì đóng thuế nhiều; trong khi các địa phương lại áp dụng một tỷ lệ cứng nhắc “đổ đồng” cho mọi người. Hiện tiền lương thực tế ở Thụy Điển tăng trung bình 10%/năm, trong khi đà lạm phát là 2,9%/năm, suy ra mức sống của người dân vẫn tăng đều đều cỡ 7% mỗi năm.

Đọc thêm:
Từ dịch Cúm Tây Ban Nha 1918 đến Covid 2019
Vài nét về lịch sử nghành dầu mỏ và sự thống trị của nó
Bức chân dung đồ sứ ký kiểu thời Lê Trịnh (1533-1788)

Không chỉ dừng lại ở đó, người Thụy Điển còn rất đỗi tự hào vì đất nước họ đã giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp. Ở Vương quốc Thụy Điển, tỷ lệ này chỉ xê dịch từ 1,2-1,5% số người trong độ tuổi lao động, một con số không đáng kể nếu đem so với những nước có nền kinh tế phát triển khác như Mỹ, Anh hoặc Đức – tới 10% và hơn 10%. “Trong tất cả những năm mà chúng tôi cầm quyền, nạn thất nghiệp là mục tiêu hàng đầu mà chính phủ luôn tranh đấu – ngài Ingvar Carlsson, nguyên Thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội, người kế vị Thủ tướng kỳ cựu Olof Palme (bị mưu sát) nói – Từ những năm 1930 của thế kỷ trước, nền kinh tế của đất nước chúng tôi luôn phấn đấu để người đều có công ăn việc làm. Và công tác đẩy trọng trách này đang được hoàn thành dần…”. Hàng năm, chính phủ Stockholm bỏ ra 3% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) – tương đương với ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu kỹ nghệ khác – dành cho vấn đề thất nghiệp, chi trả trợ cấp cũng như mở các trường đào tạo hướng nghiệp miễn phí cho bất cứ ai có nhu cầu.

Về mặt giáo dục, từ lâu Vương quốc Thụy Điển đã áp dụng chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 7-16 (bao gồm 9 lớp) và hoàn toàn miễn phí, kể cả sách giáo khoa và những dụng cụ học tập khác.

Luật pháp Thụy Điển quy định tuổi về hưu là tròn 65 tuổi. “Một vấn đề lớn nữa của chúng tôi là sự tăng thường xuyên số người già – ngài I.Carlsson tiếp tục – Sau hai thập niên, tính từ giữa những năm 1980, số người trên 80 tuổi đã tăng gấp đôi. Cần phải có đủ lượng nhân viên và cơ sở y tế tương ứng nhằm bổ sung kịp thời cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Về nhà ở, người Thụy Điển mua trả góp hoặc thuê nhà của nhà nước. Nhà cho thuê được trang bị đủ tiện nghi với giá tối thiểu so với mức thu nhập trung bình hàng tháng.

Người Thụy Điển không gặp phải nhiều vấn đề xã hội rắc rối. Như nạn nghiện rượu khiến 600-700 người thiệt mạng mỗi năm… Tất nhiên những thông tin “bi quan” kiểu này rất hiếm khi được công bố rộng rãi.

(Theo Komsomolskaya Pravda)

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN