Bài viết này không có tầm vóc của một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Chúng tôi chỉ mong chia sẻ một phần nhỏ kinh nghiệm học ngoại ngữ và vài nhận xét, cảm nghĩ cá nhân về một số đặc điểm căn bản khác nhau giữa tiếng Anh (của người Mỹ) và tiếng Pháp, trong quá trình học hỏi và làm quen với hai ngôn ngữ này.
Chúng tôi chỉ tập trung vào tiếng Pháp và tiếng Anh hiện tại với các từ ngữ phổ thông, thường dùng trong đời sống hằng ngày, không đề cập đến trường hợp những từ chuyên môn hay đặc biệt của các ngành nghề hay lãnh vực khác nhau.
Dấu của chữ trong tiếng Pháp
Khác với tiếng Anh, tiếng Pháp dùng các dấu ’, `, ^ và .. với nhiều từ ngữ thông dụng.
Ví dụ:
Été (mùa hè), bébé (em bé), père (cha), mère (mẹ), tête (cái đầu), fête (lễ hội), Noël (Giáng sinh), maïs (bắp)
Tiếng Anh không thấy dùng các dấu trên, trừ dấu .. chỉ xuất hiện rất ít (gần như không còn thấy nữa) với một số chữ đặc biệt có gốc ngoại quốc.
Ví dụ:
Fishmäc → Filet-O-Fish, coöperate → co-operate → cooperate
Trọng âm của các chữ tiếng Anh
– Chữ tiếng Pháp không có trọng âm, nên câu tiếng Pháp lướt trôi đều đặn nhẹ nhàng, khuynh hướng thường đến cuối câu mới nói mạnh hơn một chút để đánh dấu một câu trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa (nếu để ý nghe thật kỹ sẽ nhận ra được điều này).
Ví dụ:
Elle ne se sent pas à l’aise. (Cô ta không cảm thấy thoải mái).
. . . . . . . . . . . . —–
– Trong khi đó đối với chữ tiếng Anh, trọng âm giữ vai trò quan trọng; đọc sai trọng âm sẽ hiểu sai lệch ý nghĩa của chữ đó.
Ví dụ: present (noun) ≠ present (verb); record (noun) ≠ record (verb)
Cách đọc nguyên âm của tiếng Anh
a. Cùng một nguyên âm mà cách đọc khác nhau
– Trong tiếng Pháp cách đọc nguyên âm vẫn giữ nguyên âm thanh (như tên gọi “nguyên âm”), không thay đổi như trong tiếng Anh. Chỉ khi nào nguyên âm đó đứng trước phụ âm “r” thì được đọc kéo dài ra một chút, do ảnh hưởng của âm “r”.
Ví dụ:
couri r (chạy), le mur (bức tường), le trésor (kho tàng)
– Trong một số trường hợp, tiếng Anh không đọc giống nhau cùng một nguyên âm, như nguyên âm “u” không được đọc giống nhau với những chữ sau đây:
Ví dụ:
pu t, cu t, blu e, bu ry, u nion, …
(oo) (u) ( oo ) (e) (y oo ) (Phiên âm theo Webster’s Dictionary)
b. Nguyên âm ngắn, nguyên âm dài
Ngoài ra tiếng Anh còn phân biệt nguyên âm ngắn với nguyên âm dài.
Ví dụ:
si t ≠ seat, thin ≠ green, cat ≠ car, look ≠ moon, . . .
(i) (ē) (i) (ē) (a) (ä) (oo) ( oo )
Trong tiếng Pháp (trừ khi đứng trước phụ âm “r”) mỗi nguyên âm đều theo một cách đọc duy nhất, không ngắn không dài.
c. Hai nguyên âm giống nhau và liền nhau hợp lại thành một âm duy nhất
Ví dụ: moon – noon – spoon – soon, deep – meet – need – sleep, . . .
( oo ) ( oo ) ( oo ) ( oo ) (ē) (ē) (ē) (ē)
Hiện tượng này không thấy xảy ra với tiếng Pháp.
Những chữ có hai nguyên âm ”o” và “e ”dính nhau của tiếng Pháp (œ : o,e dans l’o /o, e trong o)
Tiếng Pháp có một số từ ngữ thường dùng, viết theo kiểu hai nguyên âm “o” và “e” dính nhau: “ œ “ (o, e dans l’o / o, e trong o) .
Ví dụ:
c œur (tim), sœur (chị/ em gái), œuf (trứng), nœud (cái nơ), bœuf (con bò)
Trong tiếng Anh phổ thông ít thấy xuất hiện những chữ viết theo kiểu này, trừ những chữ mượn từ tiếng Pháp như “hors d’œuvre” (món khai vị), “œuvre” (tác phẩm), hay có gốc ngoại quốc: “Onomatopœia” (tiếng tượng thanh, gốc Hy Lạp).
Quy tắc về cách đọc phụ âm
a)- Phụ âm “r” của tiếng Pháp nhất là ở đầu chữ như “rue”/đường phố, “rouge”/màu đỏ phát ra từ trong sâu của cổ họng, không ảnh hưởng tới môi, trong khi “r” của tiếng Anh khi đọc môi phải cong tròn (read, run, …)
b)- Ngoài ra các phụ âm “l” như “fall”, “th” như “think”, và “th” như “father”, của tiếng Anh đọc rất đặc biệt, không giống như tiếng Pháp.
Ví dụ:
Théorie (tiếng Pháp) và Theory (tiếng Anh).
* “th” của chữ “théorie”, hay của tiếng Pháp nói chung, đọc giống như âm “t” thường.
* “th” của chữ “theory” tiếng Anh đọc như “think”. (theory → th ē’Әrē)
Nói chung nguyên âm và phụ âm trong tiếng Pháp được giữ âm thanh nguyên thủy rõ ràng, không pha lẫn các tạp âm khác.
c)- Tiếng Pháp nguyên tắc không đọc phụ âm tận cùng của chữ.
Ví dụ:
blan(c) (trắng), ver(t) (xanh lá cây), gri(s) (xám), le regar(d) (ánh mắt), la croi(x) (cây thánh giá), . . . .
Trường hợp ngoại lệ :
“s” tận cùng được đọc: Autobus (xe buýt), ours (con gấu), os (xương) . . .
“d ” tận cùng cũng được đọc trong chữ “Le Sud” (miền Nam) . . .
Ngược lại tiếng Anh bắt buộc phải đọc rõ phụ âm cuối của chữ.
Ví dụ: red, desk, stop, student, ax . . . .
– Với danh từ ở số nhiều cũng vậy, tiếng Pháp “lờ đi” không đọc “s” hay “x” ở vị trí cuối cùng của chữ.
Ví dụ:
Les arbre(s) (những cây cối), les maison(s) (những ngôi nhà), les voi(x) (những tiếng nói)
Ngoại lệ:
Les autobus: đọc “s” tận cùng của danh từ “autobus” (giống như ở số ít).
(“Les ” là mạo từ xác định đứng trước danh từ số nhiều giống đực hay giống cái .)
– Trong khi đó tiếng Anh đọc rất rõ phụ âm của những danh từ ở số nhiều:
Ví dụ: Vehicles, students, friends , . . . .
Ký hiệu số nhiều của danh từ
“s” và “x” thường là ký hiệu của danh từ ở số nhiều trong tiếng Pháp.
Nếu danh từ ở số ít tận cùng bằng “s” hay “x” thì số nhiều không thay đổi. Ví dụ:
Le pas → les pas / những bước chân (“le” là mạo từ xác định đứng trước giống
đực số ít, “les” là mạo từ xác định đứng trước giống đực hay giống cái ở số nhiều)
Le repas → les repas / những bữa ăn
Le prix → les prix / những phần thưởng (“prix” còn có nghĩa là giá tiền)
Tiếng Anh ngược lại với tiếng Pháp, nếu danh từ số ít tận cùng bằng “s” hay “x” thì số nhiều thêm “es”, thay vì chỉ thêm “s” hay giữ nguyên như tiếng Pháp.
Ví dụ:
One box → two boxes / hai hộp
The class → the classes / những lớp học
Ngoại lệ: Ox → oxen / những con bò đực
Giống đực giống cái, số ít số nhiều của danh từ
- Mạo từ xác định “the” (article défini / definite article ) trong tiếng Anh đứng trước tất cả các danh từ, không phân biệt giới tính, giống đực giống cái hay tính trung lập (neutral), số ít hay số nhiều của danh từ.
Ví dụ:
Viết tắt : (m=giống đực, f=giống cái, nt=trung tính), sg=số ít, pl=số nhiều.
The husband / the wife, the rooster /the hen
Người chồng / người vợ gà trống/ gà mái
The mountains / những ngọn núi, the rivers /những dòng sông
- Mạo từ bất định (article indéfini / indefinite article) “a / an” (đứng trước nguyên âm) chỉ dùng cho các danh từ số ít. Tiếng Anh không có mạo từ bất định cho số nhiều.
Ví dụ:
A lawyer(sg), an architect(sg) → lawyers (pl) , architects (pl)
(các luật sư) (các kiến trúc sư)
A bird (sg), an island (sg ) → birds (pl) , islands (pl)
(những con chim) (những hòn đảo)
- Mạo từ xác định (the) hay bất định (a/an) trong tiếng Anh đều không phân biệt giới tính, hay giống đực giống cái, hay tính trung lập của danh từ.
- Mạo từ xác định “the” cũng không nói lên số ít hay số nhiều. Trong trường hợp này phải dựa vào ý nghĩa của danh từ hay ngữ cảnh để nhận biết và phân biệt. Ngoài ra đối với một số danh từ phải thêm male (nam / đực) hay female (nữ / cái) trước danh từ để phân biệt nam hay nữ, giống đực, giống cái, nhất là danh từ nói về nghề nghiệp.
Ví dụ:
A teacher → có thể là: A male teacher (một thầy giáo) hay
A female teacher (một cô giáo)
- Trong khi đó đối với tiếng Pháp (như đã nói trong một bài viết trước đây), vấn đề giống đực giống cái là một hiện tượng gần như “ngẫu nhiên”, không dựa trên cơ sở khoa học hay hợp lý nào để giải thích tại sao phải phân biệt giới tính, giống đực hay giống cái cho những danh từ không nói về người hay sinh vật, mà chỉ liên quan đến nơi chốn hay những hiện tượng của cuộc sống chung quanh.
Đối với tiếng Pháp, tất cả các danh từ, dù cụ thể hay trừu tượng, dù mang ý nghĩa gì (nói về ai, con gì, cái gì, hay nơi nào…) cũng đều phải thuộc hoặc giống đực hay giống cái, số ít hay số nhiều, được biểu hiện bằng các mạo từ (articles) khác nhau đứng trước các danh từ đó.
Những người học tiếng Pháp vẫn thắc mắc về điểm này, và uớc gì tiếng Pháp cũng đơn giản như tiếng Anh cho khỏi “rắc rối cuộc đời” ! Đưa ra nhu cầu về giống đực, giống cái sẽ kéo theo vô số phiền phức nối tiếp về sau.
Ví dụ:
Le ciel / bầu trời (giống đực), la terre / trái đất (giống cái) Le soleil/mặt trời (giống đực), la lune /mặt trăng (giống cái) Le vent /gió (giống đực), la pluie / mưa (giống cái)
Les vents/những cơn gió, les pluies / những cơn mưa
Những danh từ trên đều nói về vũ trụ và thời tiết, vậy tại sao bầu trời, mặt trời, gió lại thuộc giống đực, còn trái đất, mặt trăng, và mưa lại thuộc giống cái?
Chúng tôi chỉ xin phép được nêu lên một số giả thuyết và suy luận cá nhân để tìm hiểu lý do đưa đến sự khác biệt giữa giống đực và giống cái của những danh
từ trên, không đề cập đến người hay sinh vật mà liên quan đến những phần tử hay hiện tượng của thời tiết và vũ trụ:
- Bình thường người ta nghĩ trái đất / la terre có màu mỡ sinh sôi hoa trái nên trái đất thuộc giống cái, còn bầu trời / le ciel rộng lớn, trên cao nhìn xuống như bao bọc che chở trái đất, nên bầu trời thuộc giống đực chăng?
- Phải chăng vì ánh sáng mặt trời / le soleil chói chang mạnh mẽ nên mặt trời thuộc giống đực, trong khi mặt trăng / la lune tỏa sáng dịu dàng nên thuộc giống cái? Hay vì mặt trời mọc ban ngày (le jour), còn mặt trăng lên lúc ban đêm (la nuit), nên “le soleil” đi với “le jour” (giống đực), “la lune” đi với “la nuit”(giống cái)?
- Có phải le vent / gió có sức mạnh nên gió thuộc giống đực? Ngoài ra nhìn những hạt mưa rơi không khỏi làm người ta liên tưởng đến những giọt nước mắt của các bà các cô, nên la pluie / mưa thuộc giống cái?
Căn cứ vào cách tận cùng của các danh từ trên, chúng ta có thể suy ra: Nếu danh từ ở số ít tận cùng bằng “e” (ký hiệu của giống cái) thì thuộc giống cái, ngoài ra những danh từ có tận cùng “khác e” thuộc giống đực. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ:
* Danh từ giống đực số ít
Le mari (người chồng), le coq (gà trống), le ruisseau (dòng suối)…
Le front (trán), le nez (mũi), le menton (cằm), le salon (phòng khách)… (Le: Mạo từ xác định đứng trước danh từ giống đực số ít)
Un miroir (một tấm gương để soi), un peigne (một cây lược) … (Un: Mạo từ bất định đứng trước danh từ giống đực, số ít).
* Danh từ giống cái số ít
La femme (người vợ /đàn bà), la poule (gà mái), la rivière (dòng sông),… La joue (gò má), la bouche (miệng), la lèvre (môi), la cuisine (nhà bếp),…
(La: Mạo từ xác định đứng trước danh từ giống cái số ít).
Une cuillère (một cái muổng), une tasse (một cái tách), … (Une: Mạo từ bất định đứng trước danh từ giống cái số ít).
* Danh từ giống đực/cái số nhiều
Les hommes (m, pl) / những người đàn ông, les femmes (f, pl) / những người đàn bà,
Les chiens (m, pl) / những con chó, les collines (f, pl) / những ngọn đồi
Les couteaux (m, pl) / những con dao, les fourchettes (f, pl) / những cái nĩa.
(Les: Mạo từ xác định đứng trước danh từ giống đực/cái, số nhiều)
Des verres (m, pl) / những cái ly uống nước, des assiettes (f, pl) / những cái dĩa (Des: Mạo từ bất định đứng trước danh từ giống đực/cái, số nhiều).
Nhận xét:
- Thay vì, như tiếng Anh, chỉ dùng một mạo từ xác định “the ” đứng trước tất cả các danh từ dù giống đực hay giống cái, số ít hay số nhiều, tiếng Pháp phải sử dụng ba mạo từ xác định “le, la, les ”:
“le” đứng trước danh từ giống đực số ít, ”la”, đứng trước danh từ giống cái số ít,
“les” đứng trước danh từ giống đực hay giống cái số nhiều.
- Trong tiếng Anh chỉ có một mạo từ bất định “a” cho số ít (“an” chỉ là biến thể của “a” khi đứng trước nguyên âm của chữ sau nó để nối vần cho dễ đọc) không phân biệt giống đực giống cái. Tiếng Anh không có mạo từ bất định cho số nhiều.
- Tiếng Pháp có ba mạo từ bất định “un, une, des” theo thứ tự, đứng trước danh từ giống đực số ít (un), trước danh từ giống cái số ít (une), và trước danh từ giống đực/giống cái số nhiều (des).
Một lần nữa người ta lại thấy tiếng Pháp quá “chi ly” so với tiếng Anh. Chỉ “tội” cho người muốn học tiếng nói của “Kinh đô ánh sáng” (tiếng Pháp).
Một số trường hợp ngoại lệ
- Những danh từ không tận cùng bằng “e” nhưng thuộc giống cái:
La maison (f, sg) / (căn nhà), la nuit (f, sg) / (ban đêm), la mer (f, sg) / (biển), la forêt (f, sg) / (khu rừng). . .
- Những danh từ tận cùng bằng “e” nhưng thuộc giống đực:
le garage (m, sg) / (nhà xe), le rêve (m, sg) / (giấc mơ), le sable (m, sg) / (cát)
Trong quá trình tiếp xúc với tiếng Pháp, chúng tôi có dịp chú ý đến một số danh từ “bất phục tùng”, thậm chí mâu thuẫn với quy tắc ngữ pháp.
Những trường hợp khá hi hữu
- La pluie (mưa) thì giống cái, nhưng “le parapluie” (cây dù) lại là giống đực, mặc dù tận cùng bằng “e” và có chữ “pluie” trong chữ “parapluie”. Có thể suy đoán sở dĩ hai chữ này khá giống nhau mà lại thuộc hai giống khác nhau vì cây dù ngăn cản (para) mưa nên thuộc giống đực để “chống lại mưa” thuộc giống cái.
- “Le foie” (lá gan) tận cùng bằng “e” lại thuộc giống đực trong khi
“la foi ” (đức tin) không tận cùng bằng “e” thì thuộc giống cái, dù hai chữ đọc giống nhau và viết gần giống nhau (không đọc “e” tận cùng của “foie”).
- “Le village” (m, sg) (làng quê) và “la ville” (f, sg) (thành thị) cùng một khái niệm nói về nơi dân cư sinh sống, và cả hai chữ đều tận cùng bằng “e” nhưng “le village” lại thuộc giống đực trong khi “la ville” vốn thuộc giống cái vì tận cùng bằng “e”.
Ghi chú:
Như chúng ta thấy, vấn đề xếp danh từ theo giống đực hay giống cái vẫn còn sinh nhiều tranh cãi. Về phần này tiếng Anh may mắn không cần phải mệt trí nhiều. Trong môn học Grammaire et Philologie Françaises (Ngữ pháp và Ngữ văn của tiếng Pháp), nhiều nhà nghiên cứu về ngữ pháp đã thử đưa ra một số tiêu chuẩn (theo hình dạng mà danh từ gợi ý, theo màu sắc, theo ý nghĩa, …) để quyết định danh từ nào thuộc giống nào.
Nhưng không có giải pháp nào thỏa đáng vì luôn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Cuối cùng đành phải chấp nhận bỏ cuộc, và cứ theo thói quen của quần chúng. Rốt cuộc người học tiếng Pháp phải cố gắng học thuộc lòng danh từ kèm với mạo từ (le, la) để dễ nhớ giống đực hay giống cái của danh từ.
“Faux amis → False cognates”
Những chữ tiếng Pháp và tiếng Anh viết gần/hoàn toàn giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau (faux amis →false cognates).
(Faux amis dịch ra từng chữ là những người “bạn giả” (thấy vậy mà không phải vậy). False cognates: những chữ giống nhau nhưng giả tạo).
Có lẽ vì tiếng Pháp có gốc từ tiếng La Tinh (Latin) và chịu ảnh hưởng của tiếng Anh, ngược lại tiếng Anh cũng chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp nên xảy ra hiện tượng này.
Ví dụ:
Viết tắt P: tiếng Pháp , A : tiếng Anh
a. Actuellement (P) ≠ Actually (A)
- Je suis occupé actuellement (Hiện giờ tôi đang bận).
- Actually I don’t want to talk to him (Thật ra tôi không muốn nói chuyện với anh ta).
b. Assister (P) ≠ Assist (A)
- J’ai assisté à la cérémonie du mariage (Tôi có dự lễ cưới).
- Did someone assist you ? (Có ai giúp anh/chị chưa?)
c. Chance (P) ≠ Chance (A)
- Bonne chance! (Chúc may mắn)
- I didn’t have a chance to apologize to my mother (Tôi không có cơ hội / dịp xin lỗi mẹ tôi).
Tính từ mô tả (Adjectif Qualificatif / Descriptive Adjective)
– Trong tiếng Anh các tính từ này không thay đổi, luôn giữ nguyên cách viết, và luôn đứng trước danh từ số ít hay số nhiều, cũng không phân biệt giống đực hay giống cái.
Ví dụ:
A rich man → Rich men (Một / Những người đàn ông giàu có)
A rich woman → Rich women (Một / Những người đàn bà giàu có)
A Vietnamese song → Vietnamese songs (Một / Những bài hát tiếng Việt)
– Ngược lại trong tiếng Pháp khi nói về màu sắc và quốc tịch các tính từ này luôn đứng sau danh từ , và thay đổi theo giống và số của danh từ đó.
Ví dụ:
Viết tắt: m = giống đực, f = giống cái, sg = số ít, pl = số nhiều.
Nói về màu sắc:
Un chapeau blanc (m, sg) → A white hat / Một chiếc nón trắng
Une chemise blanche (f,sg) → A white shirt / Một chiếc áo sơ mi trắng Des chemises blanches (f,pl) → White shirts / Những chiếc áo sơ mi trắng (“Un , Une, Des”: mạo từ bất định đứng trước danh từ).
Nói về quốc tịch:
Le drapeau français (m, sg) → The French flag / Lá cờ Pháp
La voiture française (f, sg) → The French car / Chiếc xe hơi Pháp
Les plats français (m, pl) → The French dishes / Những món ăn Pháp
Ghi chú:
Tính từ mô tả “français” phải theo giống đực số nhiều của danh từ “plats”, nhưng vì nguyên thủy tính từ này đã có sẵn “s” ở số ít, nên không thêm “s” ở cuối chữ nữa (quy luật này cũng áp dụng cho danh từ, như đã thấy ở các thí dụ trên).
(“Le, la, les : mạo từ xác định đứng trước danh từ).
(Tiếng Pháp không viết hoa tính từ nói về quốc tịch như tiếng Anh).
- Nói chung, thông thường tính từ mô tả đứng sau danh từ trong tiếng Pháp và thay đổi theo giống và số của danh từ này.
Ví dụ:
Un événement important (m, sg) → An important event / Một biến cố quan trọng
Des événements importants (m, pl) → Important events / Những biến cố quan trọng Une femme charmante (f, sg) → A charming woman / Một người đàn bà duyên dáng Des femmes charmantes (f, pl) → Charming women / Những người đàn bà duyên dáng
Tuy nhiên trường hợp tính từ mô tả ngắn hay rất phổ biến, hoặc có nghĩa bóng , hay chỉ đơn giản vì thói quen, đọc dễ nghe, xuôi tai, hay vì tất cả những lý do vừa nêu, tính từ mô tả trong những trường hợp này đứng trước danh từ và cũng cần theo giống và số của danh từ đó. .
* Các tính từ mô tả ngắn hay phổ biến đứng trước danh từ trong tiếng Pháp.
Ví dụ:
Un nouveau livre (m, sg) → A new book / một cuốn sách mới (một cuốn sách mới mua, mới xuất bản ≠ un livre neuf /một cuốn sách tình trạng còn mới)
Un bon repas (m, sg) Une belle maison (f, sg) | → → | A good meal / một bữa ăn ngon A beautiful house / một ngôi nhà đẹp |
Les beaux cadeaux (m, pl) | → | The beautiful presents / Những món quà đẹp |
Les belles plages (f, pl) | → | The beautiful beaches / những bãi biển đẹp |
* Các tính từ mô tả đứng trước danh từ vì được dùng theo nghĩa bóng (nb).
Un pauvre homme (nb, m, sg) →An unhappy man / một người đàn ông đau khổ
Tính từ mô tả “pauvre” ở đây có nghĩa bóng ≠ Un homme pauvre →A poor man (nghĩa đen) /một người đàn ông nghèo
Un grand homme (nb) → A famous man / một người đàn ông nổi tiếng ≠ Un homme
grand (nghĩa đen) → A tall man / một người đàn ông cao lớn
– Nói tóm lại trong tiếng Anh, tính từ mô tả luôn đứng trước danh từ và không thay đổi theo giống đực/cái, không theo số ít/nhiều của danh từ đó.
Ví dụ:
a happy man → happy men (một/những người đàn ông hạnh phúc)
a happy woman → happy women (một/những người đàn bà hạnh phúc)
a long day → long days (một/những ngày dài)
– Trong tiếng Pháp thông thường tính từ mô tả tận cùng ở giống cái bằng “e ” và ở số nhiều bằng “s”. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ với nhiều cách viết khác nhau (tùy theo cách tận cùng nguyên thủy ở giống đực số ít).
Ví dụ:
Un artiste célèbre → Une artiste célèbre
(Một nam nghệ sĩ nổi tiếng (Một nữ nghệ sĩ nổi tiếng)
Chú ý:Tính từ mô tả “célèbre” tận cùng bằng “e” ở dạng nguyên thủy
(giống đực số ít) nên không thay đổi khi đứng trước danh từ giống cái số ít.
Un garçon intelligent → Une fille intelligente
(Một cậu bé thông minh) (Một cô bé thông minh)
Des chapeaux neufs → Des robes neuves
(Những chiếc nón mới) (Những chiếc áo đầm mới)
Un ton doux → Une voix douce
(Một giọng nói êm dịu) (Một tiếng nói dịu dàng)
Nhận xét
Qua các thí dụ trên chúng ta có thể nhận thấy tính từ mô tả trong tiếng Anh rất đơn giản, chỉ có một hình thức duy nhất không thay đổi ở bất cứ trường hợp nào, và một vị trí duy nhất là đứng trước danh từ.
Trong khi đó, tiếng Pháp đòi hỏi tính từ mô tả phải theo giống đực hay giống cái, số ít hay số nhiều của danh từ, và đứng trước hay đứng sau danh từ tùy theo tính từ đó ngắn hay dài, dùng theo nghĩa đen hay nghĩa bóng và thường xuyên được dùng hay không.
Những yếu tố trên khiến tiếng Pháp trở nên cầu kỳ, phức tạp hơn tiếng Anh rất nhiều.
Nói về sở hữu
Tiếng Anh có ba cách nói về sở hữu: Dùng tính từ sở hữu, dấu ‘ (apostrophe) và giới từ “of”. Tiếng Pháp chỉ có hai cách: Tính từ sở hữu và giới từ “de ”/ của (ai /con gì /cái gì /nơi nào/… ).
a. Cách thứ nhất: Dùng tính từ sở hữu
– Nhìn tổng quát, tính từ sở hữu trong tiếng Anh và tiếng Pháp chủ yếu thay đổi theo các ngôi thứ khác nhau của sở hữu chủ, không phân biệt nam hay nữ, giống đực hay giống cái của sở hữu chủ.
Ví dụ:
My car / Ma voiture (Xe của tôi)
Our car / Notre voiture (Xe của chúng tôi)
Their car / Leur voiture (Xe của chúng nó /Xe của họ)
* Nhưng riêng ngôi thứ ba số ít, khác với tiếng Pháp, tính từ sở hữu tiếng Anh phân biệt nam với nữ sở hữu chủ nói về người, nhưng không thay đổi theo số nhiều của danh từ đứng sau. (Tiếng Anh không phân biệt giống đực hay giống cái của danh từ).
Ví dụ :
Viết tắt : m = giống đực, f = giống cái, sg = số ít, pl = số nhiều.
“His ” thuộc về cậu ta, “her ” thuộc về cô ta.
*Trái lại trong tiếng Pháp, các tính từ sở hữu “son, sa, ses” có thể thuộc về cậu ta hay cô ta. Phải dựa vào ngữ cảnh (context) để xác định.
* Ngoài ra trường hợp sở hữu chủ không nói về người, ở ngôi thứ ba số ít,thì tiếng Anh dùng “its”, tiếng Pháp vẫn dùng tính từ sở hữu (son, sa, ses) giống như nói về người.
Ví dụ:
Tiếng Pháp phải dựa vào ngữ cảnh (context) để xác định sở hữu chủ không nói về người.
- Lưu ý:
Khi sở hữu chủ ở ngôi thứ ba số ít không nói về người, thì nguyên tắc tiếng Anh phải dùng tính từ sở hữu “its”, nhưng trong trường hợp nói theo cách ẩn dụ (metaphor) thì ngoại lệ: Trong một cuốn phim của Mỹ, người ta đã nhân cách hóa một chiến hạm bằng cách gọi nó là “The Fighting Lady”, và dùng “She” (giống cái) khi đề cập đến chiến hạm này. Cho nên tính từ sở hữu sẽ là “her” chứ không phải là “its”.
– Phân tích những thí dụ trên, chúng ta có thể thấy:
- Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp không phân biệt giống đực hay giống cái của sở hữu chủ, trong khi tính từ sở hữu của tiếng Anh có phân biệt giới nam với giới nữ của người sở hữu ở ngôi thứ ba số ít (his/her) trừ trường hợp sở hữu chủ không nói về người thì dùng its.
- Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp thay đổi theo giống và số của danh từ đứng sau.
Ví dụ nói về sở hữu chủ ở ngôi thứ ba số ít:
Son : đứng trước danh từ giống đực số ít.
Sa : đứng trước danh từ giống cái số ít.
Ses: đứng trước danh từ giống đực/cái số nhiều.
Lưu ý:
Tiếng Pháp chỉ dùng một tính từ sở hữu “ses” của ngôi thứ ba số ít (của cậu ta, của cô ta, của nó) cho cả giống đực hay giống cái của danh từ số nhiều đứng sau.
Ví dụ: Ses chapeaux (m, pl) (những chiếc nón của cậu ta/cô ta)
Ses chaussures (f, pl) (những đôi giày của cậu ta/cô ta)
– Tính từ sở hữu tiếng Anh không thay đổi theo số nhiều của danh từ đứng sau. Ngoài ra danh từ tiếng Anh không phân biệt giống đực hay giống cái.
Ví dụ:
Her friend / her friends = bạn của cô ta / các bạn của cô ta
My dress / my dresses = chiếc áo đầm của tôi / những chiếc áo đầm của tôi
– Ở ba ngôi số nhiều (chúng tôi, các anh, chúng nó/họ), tính từ sở hữu của tiếng Pháp không còn theo giống đực hay giống cái của danh từ đứng sau, nhưng vẫn thay đổi theo số nhiều của danh từ đó:
Ví dụ:
Notre village(m, sg) / Notre maison(f, sg) = làng của chúng tôi / nhà của chúng tôi
Nos arbres (m, pl) /Nos fleurs (f, pl) = những cây cối của chúng tôi / những bông hoa của chúng tôi
– Khác với tiếng Pháp, ở các ngôi số nhiều, tính từ sở hữu của tiếng Anh vẫn
không thay đổi khi đứng trước danh từ số nhiều. Các tính từ này chỉ bị ảnh hưởng bởi những ngôi thứ của sở hữu chủ, và phân biệt nam hay nữ ở ngôi thứ ba số ít (his/her), nhưng chỉ dùng cùng một tính từ sở hữu “your” cho cả ngôi thứ hai số ít và số nhiều.
Ví dụ:
Their friend : bạn của họ → Their friends: những người bạn của họ
Your friend : bạn của anh / chị. (ngôi thứ hai số ít)
Your friends : những người bạn của các anh / các chị / các anh chị (ngôi thứ hai
số nhiều)
His friend : bạn của cậu ta. → His friends : những người bạn của cậu ta
Her friend : bạn của cô ta. → Her friends : những người bạn của cô ta
Trường hợp đặc biệt
Tiếng Pháp dùng tính từ sở hữu (ton, ta, tes) cho sở hữu chủ ở ngôi thứ hai số ít theo cách xưng hô thân mật (của bạn → informal) và dùng “votre, vos” cũng cho sở hữu chủ ở ngôi thứ hai số ít khi xưng hô khách sáo hơn (của anh/chị →formal). Đồng thời dùng “votre, vos ” cho sở hữu chủ ở ngôi thứ hai số nhiều (của các anh / của các chị, của các anh chị).
Lưu ý:
Khi sở hữu chủ là một người ở ngôi thứ hai số ít thì tiếng Pháp mới đặt vấn đề xưng hô thân mật hay khách sáo, và lựa chọn giữa “ton, ta, tes ” (thân mật/informal) hoặc “votre, vos” (khách sáo/formal).
- Trường hợp sở hữu chủ ngôi thứ hai số ít: có hai sự lựa chọn
* Khi xưng hô thân mật (informal):
Ton père (cha của bạn), ta mère (mẹ của bạn) Tes parents (cha mẹ của bạn)
* Khi xưng hô khách sáo (formal):
Votre père (cha của anh/chị), votre mère (mẹ của anh/chị) Vos parents (cha mẹ của anh/chị)
- Trường hợp sở hữu chủ ngôi thứ hai số nhiều : chỉ có một sự lựa chọn, dù thân mật hay khách sáo, bắt buộc phải dùng “votre/vos” vì sở hữu chủ ở số nhiều.
Votre père (cha của các bạn / các anh /các chị / các anh chị) Votre mère (mẹ của các bạn / các anh /các chị / các anh chị) Vos parents (cha mẹ của các bạn/các anh/các chị, các anh chị)
Trong khi đó tiếng Anh chỉ dùng một tính từ sở hữu duy nhất là “your” cho ngôi thứ hai số ít và luôn cả ngôi thứ hai số nhiều, trong bất cứ tình huống nào, dù thân mật hay khách sáo.
Ví dụ:
Your mother = mẹ của bạn, mẹ của anh/chị, mẹ của các bạn, mẹ của các anh/các chị, mẹ của các anh chị
Lý do:
Tiếng Pháp có hai chủ từ “tu” và “vous ” ở ngôi thứ hai số ít tùy cách xưng hô thân mật hay khách sáo, nên tính từ sở hữu cũng có hai lựa chọn giữa “ton,ta, tes” và “votre, vos”. (Ngoài ra chủ từ “vous” cũng được dùng ở ngôi thứ hai số nhiều. )
Tiếng Anh chỉ dùng “you” để chỉ chủ từ ở ngôi thứ hai số ít và số nhiều, nên tính từ sở hữu chỉ dùng một chữ “your”.
Lưu ý
Nếu trường hợp danh từ giống cái số ít (đứng sau tính từ sở hữu) bắt đầu bằng một nguyên âm, thì phải thay thế “ma, ta, sa” bằng “mon, ton, son” vì tiếng Pháp có quy tắc tránh hai nguyên âm gặp nhau, đọc nghe không êm tai.
Ví dụ:
Mon assiette thay vì ma assiette (f,sg) / cái dĩa của tôi
Nhận xét
Tóm lại, tính từ sở hữu tiếng Anh ít thay đổi, và chỉ dùng”your” chung cho sở hữu chủ ngôi thứ hai số ít và số nhiều.
- Tính từ sở hữu tiếng Anh không bao giờ bị ảnh hưởng bởi danh từ số nhiều đứng sau và cũng không cần để ý đến giống đực/cái của danh từ.
- Riêng ở ngôi thứ ba số ít, tính từ sở hữu tiếng Anh phân biệt giới tính của người sở hữu (his/her), trừ trường hợp sở hữu chủ không nói về người thì dùng “its ”. Không thấy tiếng Pháp có những sự phân biệt này.
- Trong khi đó tính từ sở hữu tiếng Pháp thay đổi khá nhiều:
- Một phần vì, khác với tiếng Anh, danh từ tiếng Pháp có giống đực giống cái, ảnh hưởng đến hình thức của tính từ sở hữu.
- Tiếng Pháp phân biệt cách xưng hô thân mật với khách sáo.
- Hơn nữa tiếng Pháp đòi hỏi tính từ sở hữu có hình thức phù hợp với giống đực giống cái, số ít số nhiều của danh từ đứng sau, nên sinh ra nhiều trường hợp rắc rối thử thách người học ngôn ngữ này. Tuy nhiên ở ba ngôi số nhiều, tính từ sở hữu tiếng Pháp không phân biệt giống đực/giống cái của danh từ đứng sau, chỉ theo số ít hay số nhiều của danh từ đó.
Ví dụ:
Notre jardin (m, sg) → Vườn bông của chúng tôi
Notre maison (f, sg) → Căn nhà của chúng tôi
Votre livre (m, sg) → Cuốn sách của các bạn/các anh/các chị/các anh chị
Votre école (f, sg) → Trường của các bạn/các anh/các chị/các anh chị
Leurs frères (m, pl) → Các anh em trai của họ
Leurs sœurs (f, pl) → Các chị em gái của họ
Chú ý: nếu họ chỉ có một anh/em trai hay một chị/em gái thì tính từ sở hữu “leur” không tận cùng bằng “s”: Leur frère (m, sg), Leur sœur (f, sg).
* Phần nói về tính từ sở hữu của tiếng Pháp khá phức tạp và dễ gây nhầm lẫn vì phải phân tích tỉ mỉ, phân biệt số ít/số nhiều của sở hữu chủ, và mặt khác số ít/số nhiều của danh từ đứng sau để chọn chính xác tính từ sở hữu.
Ví dụ: Mes sœurs: các chị em gái của tôi.
(Tính từ sở hữu sẽ được viết tắt là “ttsh”, sở hữu chủ là “shc” cho ngắn gọn.) shc “tôi” thuộc ngôi thứ nhất số ít, nhưng danh từ “sœurs” thuộc giống cái số nhiều, nên phải chọn “mes”, không thể chọn “mon, ma” dù hai tính từ này cũng nói về shc ở ngôi thứ nhất số ít “tôi”.
Để lựa chọn kỹ càng và chính xác ttsh, người học tiếng Pháp có lẽ nên theo ba bước sau đây:
Bước 1:
Xác định shc là “tôi”, ngôi thứ nhất số ít. Có ba ttsh “mon, ma, mes”, cả ba đều đáp ứng điều kiện này. Vậy phải chọn ttsh nào?
Bước 2:
Phải chú ý đến giống và số của danh từ đứng sau vì ttsh phải theo giống và số của danh từ đứng sau này → “sœurs” = giống cái số nhiều.
Bước 3:
Như vậy phải loại trừ “mon” (vì danh từ đứng sau thuộc giống đực số ít). Cũng phải loại trừ “ma” (vì danh từ đứng sau thuộc giống cái số ít).
Cuối cùng chỉ còn lại ttsh “mes” là lựa chọn thích hợp cho giống đực hay giống cái số nhiều của danh từ đứng sau (“sœurs” thuộc giống cái số nhiều), đồng thời “mes” cũng chỉ quyền sở hữu của ngôi thứ nhất số ít “tôi”).
Trong khi đó tiếng Anh chỉ có vỏn vẹn một ttsh duy nhất là “my ” để nói về sở hữu chủ ngôi thứ nhất số ít, không cần để ý đến danh từ đứng sau, không cần thắc mắc về giống và số của danh từ này. Cũng cần nên nhớ danh từ trong tiếng Anh không phân biệt giống đực hay giống cái, và số ít số nhiều không ảnh hưởng đến ttsh như trong tiếng Pháp.
b. Cách thứ 2: dùng dấu ’ (apostrophe) để chỉ quyền sở hữu
Cách này được dùng thường xuyên trong tiếng Anh, nhưng hoàn toàn xa lạ đối với tiếng Pháp.
Ví dụ: My neighbor’s house, Robert’s sister, James’s mother,
his boss’s secretary, your parents’ new car, their children’s toys
c. Dùng giới từ “de” (tiếng Pháp) / “of” (tiếng Anh) để chỉ quyền sở hữu
Ví dụ:
The wings of the plane / Les ailes de l’avion (Cánh của máy bay).
Cách này có vẻ đơn giản, rõ ràng hơn hai cách trên, và dễ dùng hơn (theo cách nhìn của chúng tôi), nhưng hiện nay tiếng Anh có khuynh hướng dùng dấu ’ (apostrophe) thường hơn, và chỉ dùng “of” trong trường hợp shc không nói về người. Trong khi đó tiếng Pháp thường dùng “de” để nói đến quyền sở hữu trước, sau đó khi cần nhắc lại mới dùng ttsh.
Ví dụ:
La voiture de mon père (xe của cha tôi) → sa voiture
Les chapeaux de ma mère (Những chiếc nón của mẹ tôi) → ses chapeaux
Vấn đề hai nguyên âm “gặp nhau” trong tiếng Pháp
Tiếng Pháp rất “kỵ” hai nguyên âm “gặp nhau” nên luôn thay thế nguyên âm e hay a
ở cuối chữ bằng dấu apostrophe ‘ khi chữ kế tiếp cũng bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ:
- L’arbre (thay vì le arbre/ cây cối), L’ours (thay vì le ours/con gấu), l’assiette (thay vì la assiette/cái dĩa), nhưng lại nói ”une assiette” mà không cần bỏ “e ” của mạo từ bất định “une ”, vì không đọc nguyên âm “e” ở vị trí cuối cùng của chữ thứ nhất, trước nguyên âm đầu “a” của chữ thứ hai, và đọc nối vần hai chữ “un(e) a ssiette” để giải quyết vấn đề “đụng độ” giữa hai nguyên âm “e” của “une” và “a” của “assiette”.
- Il n’a pas d’argent (thay vì “Il ne a pas d’argent” / anh ta không có tiền. Một lần nữa phải bỏ “e” của “ne” vì động từ “avoir” kế tiếp ở thì hiện tại là nguyên âm “a”. Trường hợp thay thế nguyên âm “e/a” bằng apostrophe này đối với tiếng Pháp là bắt buộc (mandatory), nhưng đối với tiếng Anh không bắt buộc (optional). Tiếng Anh có lẽ thích rút ngắn hai chữ lại, nhưng lại chọn bỏ nguyên âm hay phần đầu của động từ kế tiếp. Trong khi đó tiếng Pháp chỉ bỏ “e” hay “a” tận cùng của chữ trước và giữ nguyên hình dạng của danh từ hay động từ đứng sau.
Ví dụ:
Tiếng Anh → She’s (thay vì she is), you’re (thay vì you are) . . .
Tiếng Pháp → Je n’ai pas oublié (thay vì Je ne ai pas obulié/Tôi không có quên.
- Tiếng Pháp thường chú trọng đến âm điệu của câu văn nên coi vấn đề hai nguyên âm gặp nhau là một lỗi sai. Trong khi đó tiếng Anh thực tế hơn, muốn nói nhanh gọn, chứ thật ra không phải hoàn toàn vì lý do hai nguyên âm gặp nhau. Nên tiếng Anh có nhiều hình thức rút ngắn hai chữ lại với nhau (contractions).
Ví dụ:
I’ll (I will) → Tomorrow I’ll go to bed before 11 pm. /
Ngày mai tôi sẽ đi ngủ trước 11 giờ đêm.
I’d rather (I would rather) → It’s freezing out there; I’d rather stay home and watch
T.V. / Ngoài kia trời đang đóng băng; tôi thà rằng ở nhà coi truyền hình.
You’d better (you had better) → You’d better arrive on time for the meeting. /
Tốt hơn anh nên đến buổi họp đúng giờ.
Vấn đề “Participe passé” của động từ và đại danh từ túc từ trực tiếp trong tiếng Pháp. (viết tắt là đdttttt)
Vì danh từ tiếng Pháp có giống đực giống cái và số ít số nhiều, nên dẫn đến quy tắc ngữ pháp buộc “participe passé/past participle” của động từ ở thì quá khứ phải theo giống và số của đdttttt (Pronom complément d’objet direct/Direct object pronoun) đứng trước động từ.
Ví dụ:
Je les ai rencontrées / Tôi đã gặp họ / I have met them.
(“les” ở đây là đại danh từ túc từ trực tiếp, giống cái số nhiều, thế cho các bà các
cô ấy –> “rencontrées” = participe passé giống cái số nhiều của động từ rencontrer”). Trong ví dụ trên, “les” đứng trước động từ “rencontrer” ở quá khứ, nên participe passé “rencontrées” của động từ này phải phù hợp với “les” đứng trước, và phải theo giống cái số nhiều của đdttttt “les”, vì vậy “rencontrées” phải tận cùng bằng “es” (ký hiệu của giống cái số nhiều).
Ngược lại trong tiếng Anh, đdttttt nói chung (trường hợp này là “them”), luôn đứng sau động từ, nên không có quy tắc này.
Lưu ý:
Chữ “les” đdttttt số nhiều hình thức giống y như chữ “les” mạo từ xác định số nhiều, và cả hai trường hợp này đều dùng chung cho giống đực lẫn giống cái số nhiều
Nói về động từ
Cả hai tiếng Anh và tiếng Pháp đều có động từ thuận quy tắc (đttqt) và bất quy tắc đtbqt).
- Thông thường đối với tiếng Anh, nếu động từ nào ở thì quá khứ không tận cùng bằng “ed” thì bị xếp vào loại động từ bất quy tắc (đtbqt).
Ví dụ: To learn / học → learned (đttqt) To know / biết → knew (đtbqt)
Trong khi đó tiếng Pháp chia động từ ra thành ba nhóm, tùy theo tận cùng của động từ ở nguyên mẫu (Infinitif / Infinitive).
- Nếu động từ ở nguyên mẫu tận cùng bằng “—er” thì thuộc nhóm một (trừ động từ “aller”). *
- Nếu động từ ở nguyên mẫu tận cùng bằng “—ir” thì thuộc nhóm hai (cũng có ngoại lệ như “courir, sortir, venir, …”).
- Nhóm ba gồm các động từ phần nhiều tận cùng bằng “—re, —oir, ” và một số ít tận cùng bằng (–ir).
Động từ nhóm ba được coi là động từ bất quy tắc.
Kết quả của cách phân loại này là tất cả các động từ thuộc nhóm một và nhóm hai có những tận cùng cố định (với cùng một thì của động từ và cùng ngôi thứ của chủ từ), và riêng biệt cho mỗi nhóm.
Còn những động từ bất quy tắc của nhóm ba thì không theo một khuôn mẫu nào nhất định, và phần gốc của động từ nguyên mẫu có khi bị biến đổi.
Động từ tiếng Pháp có hai phần: gốc và tận cùng.
Ví dụ: “Écouter” → tận cùng “…. er”, gốc “Écout”