Lịch Sử và Văn Minh

Kiến Trúc và Luật pháp La Mã

Khoa học và văn chương của La Mã cổ đại không có nhiều tiến bộ. Nhưng Kiến trúc và Luật pháp La Mã lại rất phát triển. Đến nay luật La Mã vẫn là nền tảng cho tư duy pháp luật của nhiều nước phương Tây.

luat phap la ma
Đăng ngày:

Các nhà khoa học Hy Lạp ở Ý

Không có mô tả nào về các khía cạnh khoa học của nền văn minh La Mã hoàn chỉnh nếu không đề cập công trình của các nhà khoa học Hy Lạp sống ở Ý hoặc các tỉnh trong giai đoạn Principate. Gần như tất cả trong số này đều là thầy thuốc.

galen xu hy lap

Nổi tiếng nhất là Galen xứ Pergamum, hành nghề ở Rome vào nhiều thời gian khác nhau trong nửa sau thế kỷ 2. Ông biên soạn bách khoa thư y học, hệ thống hóa kiến thức của người khác, và nổi bật nhất là khám phá ra sự tuần hoàn của máu.

Minh họa hệ tuần hoàn của Galen

Ông chứng minh rằng động mạch vận chuyển máu, thậm chí cắt đứt một mạch máu nhỏ cũng đủ làm cho tất cả lượng máu trong cơ thể khô cạn trong vòng hơn nửa tiếng đồng hồ.

Bản vẽ mô tả các kỳ thai nhi của Soranus

Ngoài Galen thì còn hai nhân vật nổi bật, Soranus xứ Ephesus, thầy thuốc phụ khoa nổi tiếng nhất thời cổ đại và cũng là người phát minh kềm mỏ vịt (speculum),

Rufus xứ Ephesu

và Rufus xứ Ephesu, viết mô tả chính xác đầu tiên về gan và nhịp đập của mạch, ông cũng là người đầu tiên khuyên đun sôi nước trước khi uống.

Các khuynh hướng xã hội dưới thời Principate

Xã hội La Mã thể hiện các khuynh hướng chung dưới thời Principate như giai đoạn cuối của nền Cộng hòa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vài khác biệt đáng kể. Một phần chịu ảnh hưởng của triết học Chủ nghĩa khắc kỷ và một phần do sự thừa mứa lao động tự do, nên nạn mua bán nô lệ bắt đầu giảm sút.

Bất chấp nhiều nỗ lực của Augustus nhằm hạn chế sự giải phóng nô lệ, số lượng người nô lệ được giải phóng cứ tăng dần. Họ tập hợp rất đông trong tất cả các ngành, để xin việc, kể cả ngành dân chính. Nhiều người thành công trong việc trở thành chủ sở hữu của các cửa hiệu nhỏ, và một số thậm chí trở nên giàu có.

Không phải hoàn toàn không có liên quan đến những sự phát triển này là sự phát triển thể chế quan hệ khách hàng. Thành viên trong các tầng lớp công dân mất hết tài sản hoặc những người bị loại khỏi thương trường do sự cạnh tranh của số nô lệ được giải phóng dám nghĩ dám làm lúc này trở thành “khách hàng” hay những người lệ thuộc vào giới quý tộc giàu có.

Đổi lại số lượng nhỏ thức ăn và tiền thù lao rẻ mạt, “số trưởng giả nhếch nhác” này phục vụ cho các “đại gia” bằng cách vỗ tay tán thưởng bài phát biểu của họ và bợ đỡ mỗi khi họ xuất hiện ngoài công chúng. Tập quán từ lâu bắt buộc tất cả những người giàu có phải duy trì một đoàn tùy tùng gồm những người xu nịnh đáng thương này.

Dấu hiệu suy đồi đạo đức

Mặc dù chứng cứ thường bị phóng đại, nhưng giai đoạn Principate rõ ràng là giai đoạn suy đồi đạo đức. Ly hôn trong giới thượng lưu lúc này phổ biến nhưng chắc chắn không đến mức báo động. Theo sử sách, có 32.000 gái điếm ở Rome trong thời gian Trajan trị vì, nếu chúng ta đánh giá từ lời xác nhận của một số tác gia nổi tiếng nhất, thì tình trạng tình dục đồng giới vượt mức thông thường và trở thành mốt thịnh hành.

Trong khi tham nhũng chính trị chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn thì tội phạm bạo lực có vẻ như gia tăng. Nhưng bản cáo trạng đạo đức nghiêm trọng nhất chống lại thời đại dường như là sự ham thích hành động bạo tàn ngày càng tăng, Các trò chơi và các màn trình diễn thu hút nhiều người, mang tính chất đẫm máu hơn và ghê tởm hơn bao giờ hết.

Người La Mã không còn hồi hộp từ sự phô diễn vẻ đẹp lực sĩ đơn thuần nữa, võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp lúc này được yêu cầu phải bao tay bằng da độn chì hoặc sắt.

Thú tiêu khiển phổ biến nhất là xem các trận giác đấu ở Đại hý trường hoặc trong các nhà hát lớn có sức chứa hàng ngàn người. Giác đấu không có gì mới, nhưng lúc này được thể hiện với mức độ cầu kỳ hơn. Không chỉ dân đen thất học đến xem mà còn có cả giới quý tộc giàu có, và những người đứng đầu chính quyền cũng thường xuyên có mặt.

Giác đấu đánh nhau kèm theo tiếng la ó, nguyền rủa man rợ từ phía khán giả. Khi một người ngã xuống do bị thương, thì đám đông được quyền quyết định có nên để cho anh ta sống hay vũ khí của đối phương cắm phập vào tim anh ta. Hết cặp đấu này tiếp nối cặp đấu khác diễn ra chỉ trong một buổi diễn.

Đấu trường đẫm máu, người ta phủ lên một lớp cát mỏng, thế là diễn tiếp. Hầu hết đấu sĩ đều là tội phạm hay nô lệ, nhung một số cũng là những người tình nguyện, thậm chí xuất thân từ các tầng lớp đáng kính. Princeps Commodus, người con vô giá của Marcus Aurelius, bước ra đấu trường vài lần chỉ vì muốn được quần chúng vỗ tay hoan hô.

Tìm hiểu văn minh La Mã:
Khởi đầu của văn minh La Mã cổ đại
Chiến tranh Punic, thảm họa Carthage với đế chế La Mã
La Mã vào cuối thời Cộng Hòa, Caesar và một thời kỳ mới
Hoàng đế Augustus và giai đoạn Chế Độ Nguyên Thủ

Sự phát triển tục thờ thần Mithras và đạo Cơ Đốc

Cho dù mang sắc thái đạo đức không nhiều, nhưng thời kỳ principate thể hiện thái độ quan tâm đối với các tôn giáo cứu rỗi sâu sắc hơn tôn giáo khác từng thịnh hành dưới thời Cộng hòa.

Lúc này, tục thờ thần Mithras có đến hàng ngàn tín đồ, thu hút hầu hết số tín đồ theo hệ thống thờ cúng Mẹ Vĩ đại thần Isis và Sarapis, Khoảng năm 40, các tín đồ Kitô giáo đầu tiên xuất hiện ở Rome. Giáo phái mới này phát triển rất nhanh, và sau cùng thành công trong việc thay thế tục thờ thần Mithras, như một hệ thống thờ cúng thịnh hành nhất trong số các hệ thống thờ cúng huyền bí. Đôi khi chính quyền La Mã không có thái độ thù địch đối với đạo Cơ Đốc như đối với các tôn giáo huyền bí khác.

Trong khi thật ra một số thành viên trong giáo phái bị Nero xử tử để đáp lại yêu cầu phải có một người giơ đầu chịu báng đối với vụ hỏa hoạn tai họa năm 64, không có sự ngược đãi có hệ thống nào đối với tín đồ Kitô giáo cho đến khi Decius trị vì trong gần 200 năm sau.

Ngay cả sự ngược đãi do cân nhắc chính trị và xã hội truyền cảm hứng hơn là do động cơ tôn giáo thúc đẩy. Vì tính chất thế giới khác và sự từ chối không tuyên thệ thông thường trước tòa hoặc không tham gia tôn giáo công dân, các tín đồ Kitô giáo được xem là công dân bất trung và mang tính chất nguy hiểm. Ngoài ra quan điểm của họ là nhu mì và không đối kháng, lời giảng của họ chống lại người giàu, cách tổ chức của họ có vẻ giống như các cuộc họp kín làm cho người La Mã nghi ngờ họ là kẻ thù thuộc một dòng tu có tổ chức.

Sau cùng, sự ngược đãi không đạt được mục đích, mà chỉ làm tăng thêm lòng nhiệt thành cho những người còn sống, kết quả là một niềm tin mới phát triển mạnh hơn bao giờ hết.

Thịnh vượng kinh tế trong hai thế kỷ đầu

Việc xây dựng một chính quyền ổn định của Augustus báo hiệu một giai đoạn thịnh vượng đối với nước Ý kéo dài hơn hai thế kỷ. Thương mại lúc này phát triển đến mọi nơi trên thế giới quen thuộc, thậm chí phát triển đến tận Ả Rập, Ấn Độ và Trung Hoa.

Sản xuất lúc này đạt tỉ lệ đáng kể, nhất là trong sản xuất đồ gốm, vải dệt, các mặt hàng kim loại và thủy tinh. Do sự phát triển luân canh và kỹ thuật bón phân cho đất, nông nghiệp phát triển hơn bao giờ hết. Bất chấp tất cả những yếu tố này, tình hình kinh tế vẫn chưa khả quan.

Sự thịnh vượng không được phân bố đồng đều mà chỉ chủ yếu giới hạn trong tầng lớp thượng lưu. Vì vết nhơ đi kèm với lao động chân tay vẫn tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay, sản xuất buộc phải giảm sút khi lượng nô lệ cung cấp giảm sút. Tệ hại hơn là nước Ý có cán cân thương mại bất lợi thấy rõ.

Sự phát triển công nghiệp ít ỏi đã diễn ra tuyệt nhiên không hề đủ để cung cấp hàng xuất khẩu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng xa xỉ nhập khẩu từ các tỉnh và từ thế giới bên ngoài. Do đó, nước Ý dần dần cạn kiệt nguồn cung cấp kim loại quý. Vào thế kỷ 3, dấu hiệu sụp đổ kinh tế ngày càng lớn.

Học tiếng Anh:
The birds and the bees – chuyện bướm ong
Crazy và insane khác nhau thế nào?
Phụ tố Zero (Zero affixation) là gì?

Luật La Mã

Sự phát triển đầu tiên của luật La Mã

Có sự nhất trí chung rằng di sản quan trọng nhất mà người La Mã để lại cho các nền văn hóa tiếp theo sau là hệ thống luật pháp. Hệ thống này là kết quả của sự phát triển dần có thể được xem đã khởi đầu cùng với việc ban hành Luật 12 Bảng khoảng sau 450 TCN.

Trong các thế kỷ sau cùng của nền Cộng hòa, Luật 12 Bảng được bổ sung, sửa đổi, trên thực tế, được thay bằng sự phát triển các nguyên tắc và quyết định mới, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau: từ sự thay đổi trong tập quán, từ các lời dạy của những người theo Chủ nghĩa khắc kỷ, từ phán quyết của quan tòa, nhưng đặc biệt từ sắc lệnh của pháp quan. Pháp quan La Mã là quan hành chính địa phương có quyền định nghĩa, giải thích luật pháp trong một vụ kiện cụ thể, hướng dẫn bồi thẩm đoàn trong việc đưa ra phán quyết.

Bồi thẩm đoàn chỉ phán quyết các vấn đề thực tế, tất cả việc ban hành luật pháp đều do pháp quan giải quyết, và nói chung cách giải thích của pháp quan trở thành tiền lệ cho các phán quyết trong các vụ xử tương tự về sau này. Vì thế, hệ thống xét xử được hình thành có phần nào theo kiểu giống như thông luật của Anh.

Luật pháp La Mã dưới thời Principate, các nhà luật học nổi tiếng

Tuy nhiên, chính trong thời kỳ Principate, luật pháp La Mã mới đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất. Sự tiến bộ về sau này một phần là do sự phát triển luật pháp trên diện quyền tài phán rộng hơn, về sinh hoạt và tài sản của người nước ngoài trong các môi trường xa lạ cũng như đối với các công dân của Ý.

Nhưng lý do chính là Augustus và những người kế vị đã trao cho một số nhà luật học lỗi lạc quyền phát biểu ý kiến, hoặc responsa như người ta thường gọi, về các vấn đề pháp lý trong các vụ án đem ra tòa xử. Vì thế, người lỗi lạc nhất được bổ nhiệm theo từng thời điểm là Gaius, Ulpian, Papinian và Paulus. Mặc dù hầu hết trong số họ đều nắm giữ chức vụ pháp lý cao, nhưng chủ yếu họ có tiếng tăm như luật sư và người biên soạn các chủ đề pháp lý.

Phản ứng của các nhà luật học này thể hiện tính khoa học và triết học của luật pháp, được chấp nhận như nền tảng luật học La Mã. Chính thái độ tôn trọng quyền bính của người La Mã nên quan điểm của những người này mới được dễ dàng chấp nhận cho dù họ có làm đảo lộn, như họ đôi khi vẫn làm, niềm tin được kính trọng trong thời đại.

Ba phân ngành trong luật pháp La Mã

Luật pháp La Mã khi được phát triển dưới ảnh hưởng của các nhà luật học bao gồm ba phân ngành chính: jus civile, jus gentium và jus naturale. Jus civile, hay dân luật (luật dân sự), về cơ bản là luật pháp La Mã và công dân La Mã, tồn tại ở cả dạng thành văn lẫn bất thành văn, gồm các đạo luật của Viện nguyên lão, sắc lệnh của Princeps (nguyên thủ), sắc lệnh của pháp quan và cũng bao gồm một số tập quán cổ đại áp dụng cùng với việc thực thi luật pháp.

Jus gentium, hay luật của nhân dân, là luật pháp thông thường đối với tất cả mọi người bất kể quốc tịch, đây là luật pháp ủy quyền cho các thể chế mua bán nô lệ, quyền sở hữu tài sản cá nhân, xác định các nguyên tắc mua bán, quan hệ đối tác và hợp đồng, không cao hơn dân luật nhưng bổ sung cho dân luật nhất là trong trường hợp đặc biệt có thể áp dụng cho cư dân người nước ngoài thuộc đế chế.

Jus naturale

Lý thú nhất, và trong nhiều phương diện là ngành luật pháp La Mã quan trọng nhất là jus naturale, hay luật tự nhiên. Luật này không phải là kết quả của thông lệ pháp lý mà là kết quả của triết học.

Những người theo Chủ nghĩa khắc kỷ phát triển quan niệm về trật tự duy lý của tự nhiên, vốn là hiện thân cho công lý và công bằng. Họ khẳng định rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, được quyền hưởng một số quyền cơ bản mà chính quyền không có quyền xâm phạm, Tuy nhiên, cha đẻ của luật tự nhiên, theo nguyên tắc pháp lý, không phải một người theo Chủ nghĩa khắc kỷ cổ Hy Lạp, mà là Cicero.

Ông tuyên bố, “Luật pháp đích thực là lý do thích hợp, phù hợp với tự nhiên, được phổ biến cho tất cả mọi người, mang tính liên tục, vĩnh hằng. Ban hành pháp luật vi phạm luật pháp này, ngăn cấm tôn giáo, thì cũng không được bãi bỏ một phần và chúng ta cũng không có quyền thông qua Viện nguyên lão hoặc nhân dân để làm cho bản thân mình được bãi miễn”10 Luật pháp này quan trọng hơn nhà nước, và bất kỳ nhà cai trị nào xem thường luật pháp đều tự động bị xem là kẻ độc tài.

Một số người theo Chủ nghĩa khắc kỷ sau này – nhất là Seneca – phát triển học thuyết về nhà nước nguyên thủy tự nhiên trong đó mọi người đều bình đẳng, không ai được quyền bóc lột người khác.

Vào thời điểm thích hợp, tính chất độc hại và lòng tham của một số người phục hồi nạn mua bán nô lệ và tài sản cá nhân, vì thế chính quyền trở nên cần thiết để bảo vệ người yếu thế. Ngoại trừ Gaius, ông đồng nhất jus naturale với jus gentium, tất cả các nhà luật học nổi tiếng đều tán thành khái niệm về luật tự nhiên cho rằng nó rất giống với khái niệm của các triết gia.

Trong khi các nhà luật học không đồng ý rằng luật pháp này là sự hạn chế đương nhiên đối với jus civile, nhưng dù sao họ cũng xem nó là khái niệm quan trọng mà các sắc lệnh và đạo luật của con người cần phải tuân thủ. Sự phát triển khái niệm về công bằng trừu tượng này như một nguyên tắc pháp lý là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong nền văn minh La Mã.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN