Sea dogs – Cướp biển Hải Cẩu thời nữ hoàng Elizabeth

cuop bien sea god thoi elizabeth

Sea dogs (hải cẩu), là cách gọi của chính quyền Tây Ban Nha trỏ những tên cướp biển được nữ hoàng Elizabeth I của Anh hậu thuẫn nhằm tấn công và cướp bóc những người định cư cùng các tàu hàng Tây Ban Nha, vào khoảng nửa sau thế kỷ 16. Những tay hải cẩu này được nhà nước cấp phép hành nghề, khiến chúng khác với cướp biển thường, trong số chúng có những kẻ như Sir Francis Drake (1540-1596), Sir Walter Raleigh (1552-1618). Nữ hoàng và triều đình  vốn không thể công khai buôn bán với các xứ thuộc địa Tân Thế Giới nằm dưới quyền cai trị của vua Tây Ban Nha Philip II (1556-1598), nên đã dùng biện pháp cướp bóc để buộc ông vua này phải thay đổi chính sách. Khi mối quan hệ Anh-Tây Ban Nha sa sút, bè lũ cướp biển trở thành công cụ đắc dụng để hạn chế sự giàu có có Tây Ban Nha, và phá hoại kế hoạch xây dựng hạm đội hải quân với mưu đồ xâm lược Anh. Tuy cũng có chút thành tựu, nhất là vụ cướp tàu Madre de Deus, nhưng cướp biển vẫn là cướp biển, các băng nhóm không thể hợp tác với nhau để tạo thành mối đe dọa đáng kể và lâu dài đối với hoạt động hàng hải của Tây Ban Nha, nhất là khi có các tàu chiến hộ tống theo cùng. Nhưng trong nhiều thập kỷ, những đội tàu cướp biển Anh nhanh, nhẹ, trang bị đại bác do những tay thủy thủ lão luyện cầm lái đã gây ra sự tàn phá nặng nề trong vùng biển trung lập.

Tân thế giới

Đế quốc Tây Ban Nha rộng mênh mông tại châu Mỹ mang lại nguồn của cải bất tận, giúp TBN trở thành địch thủ đáng gớm của các cường quốc châu Âu. Tây Ban Nha khai thác vàng, bạc, đá quý từ các thuộc địa, rồi chở về châu Âu trên những con tàu lớn, thường đi theo hạm đội, mỗi năm đánh hàng về một lần, người ta gọi là hạm đội bạc. Ngoài ra còn có tàu chở của cải về từ châu Á, gọi là Manilla Galleons, chất đầy hương liệu đắt giá, đồ gốm sứ, và các loại châu bảo khác, nhất là từ khi vua Phillip II của Tây Ban Nha trở thành vua của Bồ Đào Nha năm 1580. Điểm hấp dẫn thứ hai là là cơ hội giao thương với dân chúng ở châu Mỹ và với ngay những người Tây Ban Nha định cư ở đó. Vua Tây Ban Nha Philip muốn ngăn chặn các địch thủ châu Âu tiếp cận nguồn của cải thứ hai này. Các vương triều như Elizabeth I của Anh xoay sang nguồn thứ nhất như một biện pháp thay thế. Những nhà buôn như John Hawkins đã thử tìm cách giao thương hòa bình, nhưng ông bị tàu Tây Ban Nha tấn công tại San Juan D’Ulloa, tất cả thuyền bè bị đánh đắm hết chỉ còn sót lại hai con tàu. Điều ấy cho thấy rõ Tây Ban Nha không từ bỏ độc quyền thương mại tại châu Mỹ nếu các nước khác không đáp ứng đòi hỏi nô lệ và vải vóc.

Bằng cách cướp bóc các tàu chở hàng của Philip và cướp ngay dân Tây Ban Nha định cư, nước Anh mong muốn sẽ trở nên giàu có, còn Tây Ban Nha nghèo đi, và vua TBN khi đó sẽ phải cho phép buôn bán tự do tại vùng phía Tây Đại Tây Dương. Vậy nên, nữ hoàng Elizabeth không chỉ nhắm mắt làm ngơ cho cướp biển hoành hành, mà còn cách này cách khác hậu thuẫn cho chúng, như ban những đạo mật chỉ, cấp phép hành nghề cho tàu cướp biển vũ trang, cấp vốn mua tàu bè, tặng tàu thuyền hoàng gia, ban phát bổng lộc tước hiệu mỗi khi có phi vụ nào đó thành công. Nữ hoàng thường đầu tư vào các công ty cổ phần được thành lập nhằm mục đích cấp vốn cho các hoạt động cướp biển. Một số hải trình còn bao gồm việc khám phá các vùng đất mới, hoặc những tuyến hàng hải mới như Hải Trình Tây Bắc, với hy vọng kết nối Bắc Mỹ với châu Á. Nhưng nữ hoàng Elizabeth có thực sự muốn khai phá những thuộc địa mới hay không thì vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, nhất là khi bà hoàn toàn có thể lấy ngay các nguồn tại nguyên mà đối thủ đã khai thác.

Cách làm này của nữ hoàng có thể gọi là siêu lợi nhuận. Chỉ cần bỏ ra vài ngàn đô la, hoặc thí vài ba con tàu cũ kỹ, nữ hoàng thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ từ những chuyến hải trình cướp bóc ấy. Cụ thể, loại chiến tranh kinh tế này rẻ hơn nhiều so với việc phải đầu tư vào những đạo quân đổ bộ khổng lồ. Của cải đóng thùng này, như cách gọi có phần kỳ quặc của nữ hoàng, còn giúp giảm tải gánh nặng thuế má cho thần dân của bà. Vài năm lợi nhuận từ việc cướp bóc thậm chí còn vượt xa thu nhập hàng năm của nước Anh vào giữa thế kỷ 16. Một ưu điểm khác, cướp biển rất thạo nghề thuyền bè, chúng có thể cướp lúc cần, và tham chiến khi hữu sự, đơn cử như khi hạm đội Tây Ban Nha xâm lược năm 1588. Song song với đó thì hạm đội của Philip sẽ phải yếu đi.

Philip rất quan ngại nạn cướp bóc “chính quy” này, nhưng ông cũng không muốn gây chiến chỉ vì vài tên cướp biển. Dĩ nhiên lịch sử cho ta thấy là Philip đã khởi một đạo thủy binh đánh Anh, nhưng là vì nhiều lý do chứ không phải chỉ do bọn Hải Cẩu. Đến giữa những năm 1580, mỗi năm các toán cướp biển thực hiện khoảng 150 hải trình, hầu hết ở quy mô nhỏ. Khi chiến tranh Anh-Tây Ban Nha đến gần, việc buôn bán hợp pháp mỗi ngày một khó, thương nhân xoay sang kiếm lợi bằng cách đài thọ cho đám cướp biển.

Những thuyền trưởng

Khá thú vị là nhiều quân hải cẩu của Elizabeth đến từ vùng Devon, và có quan hệ máu mủ hoặc thông gia với nhau. Truyền thống đi biển lâu đời của các gia đình vùng này là nguồn cảm hứng cho giới thanh niên theo gót cha ông, chỉ huy những đội thuyền ăn cướp. Những thuyền trưởng này có khi là những tôi tớ trung thành của nhà nước, có khi hoàn toàn giang hồ, như sử gia S. Bridgen giải thích:

Ra khơi, những thuyền trưởng có thể chọn trở thành thương nhân, cướp biển, hoặc những nhà khám phá, hoặc lúc thế này lúc thế kia. Ai có thể trói buộc được họ một khi đã ra khơi? Trong thế giới nhỏ bé là con tàu, thuyền trưởng là vua, một ông vua độc tài, nắm mọi quyền lực, miễn là họ có thể giữ cho thủy thủ đoàn không nổi loạn.

Các thuyền trưởng thường có những mối lo liên quan tới chuyện cướp bóc, hoặc rầy rà với chính quyền. Như Walter Releigh từng nói: Bạn có từng biết bất kỳ tên cướp biển nào trong số hàng triệu tên không? Hay nói cách khác, với số của cải khổng lồ, cướp biển hoàn toàn là một phần của cơ chế chính quyền chứ không chỉ là bọn cướp đường.

Đám Hải Cẩu của nữ hoàng Elizabeth không có gì khác ngoài sự liều lĩnh, sẵn sàng làm những chuyện điên rồ nhất. Sự táo tợn của họ một phần là do thái độ lơ đễnh của vua Philip đối với châu báu của ông ta. Thuyền Tây Ban Nha được thiết kế để vận tải chứ không phải chiến đấu, gặp phải thuyền chiến Anh thì chỉ có nước bị bắn tan xác. Một số tàu Tây Ban Nha cũng được vũ trang, và nhiều cảng biển quan trọng ở Tân Thế Giới có dựng pháo đài, họng súng để canh gác. Nhưng khi thuyền buôn đi qua những vùng biển không có chủ quyền thì cướp biển đã chờ sẵn làm thịt.

Francis Drake

Nổi tiếng nhất trong số những thuyền trưởng Hải Cẩu là Sir Francis Drake. Ông ta tin cướp biển là một sách lược chính trị và kinh tế, ngoài ra còn là cách thức phát động cuộc chiến tôn giữa nước Anh theo Tin Lành và nước Tây Ban Nha theo Công giáo. Bị cướp bóc quá nhiều mỗi khi đi qua vùng biển Đại Tây Dương và Carribe, người Tây Ban Nha gọi Drake là El Draque (Dragon – Con Rồng). Drake từng đánh úp những người Tây Ban Nha định cư ở Nombre de Dios, đánh phá một đoàn người tải bạc vùng Panama năm 1573. Drake từng đi một vòng quanh Trái Đất bằng đường biển trong khoảng năm 1577 – 1580, vừa để cướp bóc, vừa để khám phá thế giới. Trong một chuyến hải trình lớn lao bằng con tàu Golden Hind nặng 150 tấn, Drake đánh cướp những con tàu ở Mũi Verde Islands, đi dọc vùng duyên hải Nam MỸ, rồi ngược lên Thái Bình Dương tấn công những vùng định cư của người Tây Ban Nha như Valparaiso, cướp bóc nhiều thuyền chở của cải.  

5/5 - (3 votes)

ĐỌC TIẾP

Hà Đồng, Xin chịu khó đọc là Kappa

Vì Kappa chỉ là con vật hoang tưởng, nên truyện này được coi như truyện Gulliver phiêu lưu ký của Jonathan Swift

Ông già và Biển cả – Hemingway – Bản dịch

Ông Già Và Biển Cả Tác giả: Ernest Hemingway Phần 1 Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày

Vùng biển axit sâu 4.000m dưới đáy đại dương đang mở rộng

Độ sâu bù cacbonat - nơi áp suất cao và nhiệt độ thấp tạo ra axit hòa tan vỏ và xương - sẽ chiếm một nửa đại dương vào cuối

Tìm hiểu cách viết tiêu đề báo chí tiếng Anh (News Headlines)

Các bạn có hay đọc báo tiếng Anh không? Chắc các bạn cũng thấy tiêu đề báo chí của các tờ báo tiếng Anh thường cô đọc, súc tích, và

Truyện cổ Canterbury | bản dịch tiếng Việt

CANTERBURY TALE – BẢN TIẾNG VIỆT Geoffrey Chaucer (1340-1400) Kim Lưu dịch Bản gốc kèm diễn nghĩa theo tiếng Anh hiện đại: kích vào đây PHI LỘ Khi tháng tư

Bí ẩn về sự sống sót của Homo Sapien

Homo sapiens đã vượt qua hàng loạt "anh em họ" trong cây phả hệ loài người như thế nào?

Cách loại bỏ những suy nghĩ phiền phức

Làm thế nào để những dòng suy nghĩ phiền phức không làm phiền mình nữa? Làm sao để bỏ được thói suy nghĩ quá đà?

Thần thoại tạo dựng của các dân tộc cổ xưa

Con người từ xa xưa đã luôn tìm cách giải thích sự tồn tại của thế giới và của chính mình. Mọi nền văn hóa trên trái đất đều kể

Những sinh vật dưới đáy đại dương

Đáy đại dương là một thế giới huyền bí với những sinh vật gần như không bao giờ xuất hiện trên mặt nước. Theo ước tính, có tới hàng trăm

Những mệnh đề tính từ diễn tả thời gian trong tiếng Anh

Bài viết này phân tích cách tạo và sử dụng mệnh đề tính từ để chỉ thời gian trong tiếng Anh.

Nghiên cứu chiếc kính dùng một lần

Những chiếc "kính thông minh" glycerin này có thể là cặp kính duy nhất bạn cần - mặc dù chúng cần được cải thiện về thiết kế vào một thời

Sự phát triển của tiếng Anh qua các thời kỳ

Tiếng Anh chúng ta đang sử dụng ngày nay phát triển và thành hình từ tiếng Anh cổ, cùng với sự đóng góp của nhiều ngôn ngữ khác qua các