Lịch Sử và Văn Minh

Hoàng đế Augustus và giai đoạn Chế Độ Nguyên Thủ (Principate) của La Mã, 27 TCN – 284

Augustus có thể xem là vị hoàng đế đúng nghĩa đầu tiên của đế quốc La Mã, mở ra thời kỳ quân chủ cho nền văn minh rực rỡ này.

hoang de augustus của la mã cổ đại
35 views

Ảnh: Tượng chân dung hoàng đế Augustus tạc vào khoảng thế kỷ I

Hoàng đế Augustus, vị anh quân thời kỳ mới

Thắng lợi của Octavian hay Augustus Caesar

Ngay trước khi chết vào năm 44 TCN, Julius Caesar chấp nhận người kế vị duy nhất là cháu trai Octavian, lúc đó chỉ là một thanh niên 18 tuổi, đang theo đuổi việc học ở Illyria bên kia biển Adriatic. Sau khi hay tin chú mất, Octavian tức tốc trở về La Mã để nắm quyền kiểm soát chính quyền. Ít lâu sau ông nhận thấy mình phải chia sẻ tham vọng cho hai người bạn đầy thế lực của Caesar là Mark Antony và Lepidus.

Cái chết của Caesar, bởi Jean-Léon Gérôme (1867).
Cái chết của Caesar, bởi Jean-Léon Gérôme (1867). Vào 15 tháng 3 44 TCN, cha nuôi của Octavius là Julius Caesar bị ám sát bởi một âm mưu đứng đầu bởi Marcus Junius Brutus và Gaius Cassius Longinus.

Năm tiếp theo sau, ba người hình thành một liên minh với mục đích dập tắt quyền lực của phe quý tộc âm mưu ám sát Caesar trước đây. Phương pháp sử dụng của các nhà lãnh đạo mới không được nhiều người tán thành. Các thành viên nổi bật trong giới quý tộc bị săn lùng và giết chết, tài sản của họ bị tịch thu. Trong số các nạn nhân nổi tiếng, Cicero bị binh lính của Mark Antony giết chết dã man. Mặc dù Cicero không tham phần trong âm mưu giết chết Caesar, nhưng ông sợ vì ông là người bảo vệ thể chế cũ nổi bật nhất.

Những kẻ mưu sát thật sự, Brutus và Cassius, trốn thoát và thành lập một đạo quân gồm 80.000 người cộng hòa, nhưng sau cùng bị Octavian cùng cộng sự đánh bại vào năm 42 TCN. Khoảng 8 năm sau, giữa các thành viên trong liên minh bất hòa, chủ yếu là do thái độ ganh tỵ của Antony đổi với Octavian mà ra. Kết quả sau cùng vào năm 31 TCN là sự xuất hiện thắng lợi của người kế vị Caesar như một người quyền thế nhất trong thành phố-thành bang La Mã.

Sự phục hồi chính quyền hợp hiến

Tranh vẽ Augustus váo thế kỷ 20, từ bức tượng Augustus của Prima Porta.
Tranh vẽ Augustus vào thế kỷ 20, từ bức tượng Augustus của Prima Porta.

Thắng lợi của Octavian mở rằng một giai đoạn mới trong lịch sử La Mã, giai đoạn vinh quang nhất, thịnh vượng nhất xưa nay chưa từng có ở đất nước này. Mặc dù vấn đề hòa bình và trật tự vẫn chưa được giải quyết triệt để, tranh chấp dân sự chết người đã kết thúc, lúc này người dân đã có được cơ hội khiêm tốn đầu tiên thể hiện những gì mà tài năng của mình có thể đạt được.

Không giống như người chú vĩ đại của mình, Octavian dường như không thích thú với các tham vọng quân chủ. Dù sao đi nữa, ông kiên quyết giữ lại hình thức nếu không nói là những điểm tinh túy trong chính quyền hợp hiến. Ông chấp nhận các danh hiệu Augustus và Imperator do Viện nguyên lão và quân đội bàn bạc với ông. Ông nắm giữ các chức vụ quan thống đốc và quan bảo dân vĩnh viễn, nhưng ông từ chối không muốn trở thành nhà độc tài hay thậm chí trở thành quan tổng tài suốt đời, mặc dù dân chúng muốn ông như thế.

Danh hiệu mà ông thích hơn là Princeps (nguyên thủ), hay Công dân đầu tiên của nhà nước. Vì lý do này, giai đoạn trị vì của ông và giai đoạn trị vì của những người kế nghiệp thường được gọi là Principate (thể chế nguyên thủ), hay Đế chế thời kỳ đầu, phân biệt với giai đoạn nền Cộng hòa (thế kỷ 6 TCN đến 27 TCN) và giai đoạn Đế chế thời kỳ cuối (284 đến 476).

Cải cách của Augustus

Đồng aureus La Mã có hình chân dung của Marcus Antonius (trái) và Octavian (phải)
Đồng aureus La Mã có hình chân dung của Marcus Antonius (trái) và Octavian (phải), được ban hành vào năm 41 TCN để chào mừng việc thành lập Liên minh tam hùng lần thứ 2 của Octavian, Antonius và Marcus Aemilius Lepidus vào năm 43 TCN. Cả hai mặt đều in dòng chữ “III VIR R P C”.

Octavian, hay Augustus như người ta thường gọi, cai trị nước Ý và các tỉnh trong 44 năm (31 TCN – 14). Đầu giai đoạn này, ông cai trị bằng quyền lực quân sự và bằng sự đồng thuận chung, nhưng vào năm 27 TCN Viện nguyên lão trao cho ông một loạt các chức vụ và danh hiệu như được mô tả ở phần trên.

Công việc của ông như một chính khách ít nhất cũng có tầm quan trọng ngang bằng người tiền nhiệm nổi tiếng hơn ông. Trong số các cải cách của Augustus là sự thiết lập các hình thức đánh thuế mới, hình thành hệ thống tòa án tập quyền dưới sự giám sát của chính ông, và ban phát nhiều quyền hành cho chính quyền địa phương tự quản các thành phố và các tỉnh.

Đối với của nước nói chung, ông xây dựng nền tảng cho một dịch vụ bưu chính tinh vi. Ông nhấn mạnh rằng kinh nghiệm và trí năng là những tiêu chuẩn đế bổ nhiệm vào chức vụ quản lý hành chính. Do quyền bính thống đốc, ông đảm nhận sự kiểm soát trực tiếp đối với các thống đốc cai trị tỉnh và trừng phạm họ nghiêm khắc nếu phạt tội hối lộ và tống tiền.

Tượng hoàng đế Augustus, tạc khoảng năm 30 TCN, hiện trưng bày tại bảo tàng Museo Capitolino, thủ đo Roma, Ý.
Tượng hoàng đế Augustus, tạc khoảng năm 30 TCN, hiện trưng bày tại bảo tàng Museo Capitolino, thủ đo Roma, Ý.

Ông xóa bỏ hệ thống thu thuế cũ ở các tỉnh, vốn dẫn đến nhiều hành động lạm dụng trắng trợn, và bổ nhiệm các đại diện cá nhân của chính mình làm nhân viên thu thuế, hưởng lương định kỳ. Nhưng ông không dừng lại với các cải cách chính trị. Ông tìm cách ban hành luật pháp kiểm soát các thói hư tật xấu về mặt đạo đức và trong xã hội – ly hôn, tự tử và ngoại tình. Ông làm gương bằng cách sống điều độ, tìm cách đả phá thói quen xa hoa, đặt ra tiền lệ để trở về đức hạnh thời xưa.

Những người kế vị Augustus

Sau cái chết của Augustus vào năm 14. La Mã chỉ có một vài nhà cai trị hiểu biết, có năng lực. Một số người kế vị ông là những bạo chúa tàn bạo, bòn rút tài nguyên của nhà nước, tình hình trong nước luôn xáo động bởi hành vi bạo lực đẫm máu của họ. Đầu năm 68, quân đội bắt đầu tham gia việc bầu chọn Princeps, kết quả là sau này, trong một số trường hợp, người đứng đầu chính quyền không gì khác hơn là một nhà độc tài quân sự.

Từ năm 235 đến 284 tình trạng hỗn loạn thịnh hành: trong số 26 người được bầu lên để nắm quyền lực vào thời điểm đó thì chỉ có một người thoát chết. Thực ra, trong 270 năm tiếp theo sau cái chết của Augustus, La Mã gần như chỉ có từ 4 đến 5 nhà cai trị có thể được gọi là tốt, gồm Nerva (96-98), Trajan (98-117), Antoninus Pius (138-161), Marcus Aurelius (161-180), có thể Vespasian (70-79) và Hadrian (117-138).

Lý do rối loạn chính trị ở La Mã

Sự thất bại tương đối trong thiên tài chính trị của người La Mã trong giai đoạn phát triển mạnh nhất trong lịch sử của họ có thể giải thích như thế nào? Lời khẳng định thường cho rằng do không có sự cai trị dứt khoát từ quyền kế vị cha truyền con nối đối với chức Princeps (nguyên thủ).

Mối tình giữa hoàng đế Antony (Augustus) và Cleopatra của Ai Cập rất nổi tiếng trong lịch sử, và cùng là một phần nguyên nhân khiến ông thất bại.
Mối tình giữa hoàng đế Antony (Augustus) và Cleopatra của Ai Cập rất nổi tiếng trong lịch sử, và cùng là một phần nguyên nhân khiến ông thất bại.

Nhưng câu trả lời là do sự hiểu lầm tính chất thể chế La Mã trong giai đoạn này. Chính quyền được Augustus xây dựng không phải là chế độ quân chủ. Mặc dù Princeps hầu như là người chuyên quyền, quyền bính ông ta nắm giữ là quyền bính của Viện nguyên lão và người dân La Mã, ông ta không có quyền cai trị thừa kế như con cháu của nhà vua. Vì thế phải tìm lời giải thích trong các yếu tố khác. Người La Mã lúc này đang gặt cơn gió lốc mà họ đã gieo trong cuộc nội chiến vào cuối giai đoạn Cộng hòa. Họ đã quen với bạo lực khi vấn đề không chấp nhận cách giải quyết ôn hòa.

Ngoài ra, chiến tranh xâm chiếm kéo dài và đàn áp các cuộc nổi dậy man rợ đã hạ thấp giá trị sự sống của con người trong thái độ đánh giá của chính người dân và nuôi dưỡng sự phát triển tội phạm. Do đó điều chắc chắn là những người có tính tình độc ác sẽ tìm cách len lỏi vào các chức vụ chính trị cao nhất.

Văn Hóa Và Đời Sống Trong Giai Đoạn Principate

Tiến bộ văn hóa trong thời Principate

Từ quan điểm sự đa dạng về các quan tâm tri thức và nghệ thuật, giai đoạn Principate nổi bật hơn các giai đoạn khác trong lịch sử La Mã. Tuy nhiên, hầu hết sự tiến bộ diễn ra trong các năm từ 27 TCN đến 200. Chính trong những năm này triết học La Mã mới đạt được hình thức đặc trưng.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự quan tâm đến khoa học, sự phát triển nghệ thuật và tạo ra nhiều tác phẩm văn học hay nhất. Sau năm 200 sự mục nát chính trị và kinh tế chặn đứng sự phát triển văn hóa.

Chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

Tượng chân dung triết gia Zeno thành Citium, người khai sinh Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
Tượng chân dung triết gia Zeno thành Citium, người khai sinh Chủ Nghĩa Khắc Kỷ trong thời Hy Lạp cổ đại, và phát triển mạnh tại đế chế La Mã thời kỳ Nguyên Thủ

Lúc này Chủ nghĩa khắc kỷ là triết lý thịnh hành của người La Mã. Phần lớn ảnh hưởng của Chủ nghĩa hưởng lạc vẫn còn tồn tại và đôi khi được thể hiện trong các sáng tác thi ca, nhưng như một hệ thống, nó không còn thịnh hành nữa.

Lý do Chủ nghĩa khắc kỷ không phải là điều khó tìm. Với sự chú trọng nghĩa vụ, kỷ luật, phục tùng trật tự tự nhiên của vạn vật, nó rất phù hợp với các đức hạnh cổ xưa của người La Mã cũng như phù hợp với thói quen bảo thủ.

Ngoài ra, sự nhấn mạnh của chủ nghĩa này đối với nghĩa vụ công dân và học thuyết theo chủ nghĩa thế giới đã có sức hấp dẫn thiên hướng chính trị và lòng tự hào của người La Mã trong đế chế thế giới. Mặt khác, Chủ nghĩa khoái lạc, ít mang tính chất tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân đến mức không hợp với truyền thống chủ nghĩa tập thể trong lịch sử La Mã, dường như nó không chỉ xóa bỏ quan niệm về một mục đích bất kỳ trong vũ trụ, mà thậm chí còn phủ nhận giá trị nỗ lực của con người.

Vì người La Mã là những người thích hành động hơn là các nhà tư tưởng tự biện, nên quan niệm của triết gia đơn độc theo Chủ nghĩa khoái lạc thấm nhuần trong vấn đề cứu rỗi cho chính mình không còn là sự hấp dẫn đối với họ nữa. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng Chủ nghĩa khắc kỷ phát triển trong thời kỳ Principate có phần nào khác với Chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của Zeno và trường phái của ông.

Các lý thuyết tự nhiên lỗi thời vay mượn của Heracleitus lúc này đã bị loại bỏ, thay vào đó là thái độ quan tâm rộng hơn đối với chính trị học và đạo đức học. Đối với Chủ nghĩa khắc kỷ La Mã cũng có khuynh hướng mang sắc thái tôn giáo đậm nét hơn triết học ban đầu.

Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius

Ba người ủng hộ Chủ nghĩa khắc kỷ nổi bật sống và dạy học ở La Mã trong hai thế kỷ tiếp theo sau sự cai trị của Augustus: Seneca (3 TCN – 65), nhà triệu phú cũng là cố vấn cho Nero; Epictetus, nô lệ (khoảng 60-120); và Hoàng đế Marcus Aurelius (121-180).

Từ trái qua: Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius. Ba triết gia khắc kỷ nổi bật của La Mã cổ đại
Từ trái qua: Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius. Ba triết gia khắc kỷ nổi bật của La Mã cổ đại

Tất cả ba người này đồng ý ràng sự thanh thản trong tâm hồn là mục tiêu cuối cùng cần phải tìm kiếm, hạnh phúc thật sự chỉ có thể tìm thấy trong sự khuất phục trật tự nhân từ của vũ trụ. Họ rao giảng quan niệm đức hạnh vì lợi ích của đức hạnh, than khóc cho sự lỗi lầm trong nhân tính, và thúc giục sự phục tùng lương tâm như tiếng gọi của bổn phận.

Seneca và Epictetus pha trộn triết học của mình với những khát vọng huyền bí sâu sắc đến mức biến triết học này gần như là một tôn giáo. Họ thờ phụng vũ trụ như thần thánh, do Thượng đế toàn trí toàn năng cai quản, người làm cho tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra vì điều thiện cao nhất. Vì thế, sự tuân phục trật tự tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc tự đặt mình trong sự hòa hợp với ý Chúa, do đó cũng được hiểu như một nghĩa vụ tôn giáo.

Người cuối cùng trong số những người La Mã theo Chủ nghĩa khắc kỷ, Marcus Aurelius, là một người cuồng tín hơn, nhưng ít hy vọng hơn. Mặc dù ông không phủ nhận quan niệm về một vũ trụ duy lý và có trật tự, nhưng ông cũng không tán thành niềm tin cũng như giáo điều của những người theo Chủ nghĩa khắc kỷ thời kỳ đầu.

Ông cho rằng không có sự bất tử ban phúc nào để đổi lấy sự đau khổ mà con người phải trải qua trên trần thế. Sống trong một thời đại u sầu, ông có khuynh hướng xem con người như một sinh vật làm vật đệm cho điều ác, và không ai có thể chuộc lỗi hoàn hảo xa vời.

Tuy nhiên, ông thúc giục con người nên sống cao thượng, họ nên từ bỏ sự nuông chiều bản thân thái quá cũng như không nên phản đối giận dữ, con người nên rút ra những gì có thể làm cho mình hài lòng từ việc nhẫn nhục cam chịu đau khổ và thanh thản chấp nhận cái chết.

Văn minh La Mã cổ đại:
Khởi đầu của văn minh La Mã cổ đại
Chiến tranh Punic, thảm họa Carthage với đế chế La Mã
La Mã vào cuối thời Cộng Hòa, Caesar và một thời kỳ mới

Văn học La Mã

Horace

Chân dung Horace do Anton von Werner vẽ năm 1905. Horace là thi sĩ nổi tiếng của La Mã cổ đại

Thành tựu văn học của người La Mã có mối quan hệ với triết học thấy rõ. Nhất là trong các tác phẩm của các tác gia nổi tiếng nhất trong thời kỳ Augustus. Như Horace (65-8 TCN), chẳng hạn trong Odes nổi tiếng đã dẫn chứng rất nhiều lời dạy của cả những người theo Chủ nghĩa khắc kỷ lẫn Chủ nghĩa khoái lạc. Tuy nhiên, ông tập trung sự chú ý vào các giáo điều về cách sống của họ, vì giống như hầu hết những người La Mã, ông không mấy hiếu kỳ về tính chất của thế giới.

Ông phát triển triết lý kết hợp sự biện minh thú vui theo Chủ nghĩa khoái lạc lẫn sự dũng cảm khi đối mặt với rắc rối theo Chủ nghĩa khắc kỷ. Trong khi ông chưa hề thu nhỏ sự vui thú thành sự không có đau khổ đơn thuần, nhưng ông đủ mức sành sỏi để hiểu rằng sự hưởng thụ cao nhất chỉ có thể đạt được bằng việc kiểm soát duy lý. Có lẽ những dòng sau đây cũng như nhiều dòng thơ khác thể hiện nhân sinh quan của ông:

Hãy dũng cảm khi gặp rắc rối, hãy đối mặt với đau khổ

Hãy dũng cảm đương đầu, nhưng khi bão thổi mạnh, hãy khôn ngoan không giương buồm ra biển7.

Vergil, Ovid và Livy

Vergil (70-19 TCN) cũng thế phản ánh một thái độ ôn hòa trong thời đại của mình. Thông qua Eclogues chuyển tải một điều gì đó mang quan điểm sự thú vị thanh thản theo Chủ nghĩa khoái lạc, Vergil mang tính chất của một người theo Chủ nghĩa khắc kỷ nhiều hơn.

Quan điểm theo chủ nghĩa không tưởng của ông về một thời đại hòa bình, thịnh vượng, ý thức sâu sắc của ông về tính bi kịch trong số phận con người, và lý tưởng hóa cuộc sống hài hòa với tự nhiên của ông biểu thị di sản tri thức kế thừa giống như quan điểm của Seneca và Epictetus.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Vergil, Aeneid, giống như một số đoạn trong Odes của Horace, là sự ca ngợi chủ nghĩa đế quốc La Mã có mục đích. Thật ra, Aeneid là sử thi của đế chế kể lại các công việc cực nhọc và thắng lợi khi hình thành nhà nước, truyền thống vinh quang, và định mệnh huy hoàng. Các tác gia quan trọng khác trong thời kỳ Augustus là Ovid và Livy.

Ovid, (43 – TCN – 17) nổi tiếng nhất trong số các nhà thơ bi thương của La Mã, là đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng yếm thế, bi quan, chuộng chủ nghĩa cá nhân trong thời đại. Tác phẩm của ông, mặc dù dí dỏm, nổi bật, thường phản ánh thị hiếu chơi bời phóng đãng trong thời đại, sự thịnh hành của các bài thơ này là chứng cứ cho thấy sự thất bại trong các nỗ lực của Augustus trong việc tái tạo xã hội La Mã. Tiếng tăm của Livy chủ yếu là do tài năng của ông, một tác gia có cách hành văn đặc biệt.

Trong tư cách một sử gia, ông bất tài đến mức thảm thương. Tác phẩm chủ yếu của ông, một tác phẩm lịch sử La Mã, quá nhiều thể văn tường thuật kịch tính, gây ấn tượng mạnh, với mục đích tạo sức hấp dẫn, mang cảm xúc yêu nước hơn là trình bày sự thật một cách vô tư.

Petronius, Apuleius, Martial, Juvenal, và Tacitus

Văn học trong giai đoạn tiếp theo sau cái chết của Augustus cũng minh họa cho các khuynh hướng xã hội và tri thức – mâu thuẫn nhau.

Tiểu thuyết của Petronius và Apuleius, thơ trào phúng của Martial là những tiêu bản trong sáng tác theo chủ nghĩa cá nhân thường mô tả các khía cạnh thông thường trong cuộc sống.

Thái độ của các tác giả là thái độ phi đạo đức, mục đích của họ không phải là hướng dẫn hoặc nâng đỡ tinh thần mà chủ yếu chỉ kể lại câu chuyện tiêu khiển hiện đại hoặc kể lại một tình tiết dí dỏm. Một quan điểm hoàn toàn khác hẳn được thể hiện trong các tác phẩm của nhiều tác gia quan trọng nhất trong thời kỳ này: Juvenal, nhà thơ trào phúng, và Tacitus, sử gia.

Juvenal, (khoảng 60 – khoảng 130) sáng tác theo ảnh hưởng của Chủ nghĩa khắc kỷ, nhưng có tầm nhìn hẹp, trí tuệ không nhiều. Nỗ lực trong ảo tưởng cho rằng những rối loạn trong nước là do sự suy đồi đạo đức mà ra, ông chỉ trích thói hư tật xấu của đồng bào bằng cơn thịnh nộ của tác giả phúc âm. Thái độ có phần nào tương tự trong tác phẩm của người cùng thời với ông, Tacitus.

Nổi tiếng nhất trong số các sử gia La Mã, Tacitus (khoảng năm 55 – khoảng 120) mô tả các sự kiện trong thời đại của mình hoàn toàn không theo quan điểm phân tích khoa học mà phần lớn vì mục đích cáo trạng đạo đức. Trong Annals và Histories ông mô tả bức tranh khủng khiếp về sự xáo trộn chính trị và sự mục nát xã hội.

Mô tả của ông về tập quán của người Germain cổ đại trong quyển Germania dùng để làm nổi bật sự tương phản giữa các đức hạnh nam tính của một chủng tộc không hư hỏng và thói hư tật xấu nữ tính của những người La Mã suy đồi. Cho dù những khiếm khuyết của ông trong tư cách một sử gia là gì đi nữa, thì ông vẫn là bậc thầy về phép ẩn dụ tài giỏi, óc hài hước châm biếm. Ám chỉ Pax Romana huênh hoang, trong lời thoại của nhân vật thủ lĩnh man rợ này, ông đưa vào câu: “Họ tạo ra cảnh hoang tàn và gọi đó là yên bình”.

Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi nhóm dịch thuật tiếng Anh Lightway trong chuyên mục Lịch Sử & Văn Minh. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh giá rẻ, chất lượng, nhanh chóng. Trên trang có đặt một số quảng cáo để có kinh phí duy trì và xây dựng bài viết phục vụ độc giả. Nếu ủng hộ ad, các bạn có thể kích vào quảng cáo.

Thành tựu trong nghệ thuật

Giai đoạn Principate là giai đoạn khi nghệ thuật La Mã lần đầu tiên có được đặc điểm nổi bật như một sự thể hiện đời sống dân tộc. Trước giai đoạn này trong nghệ thuật La Mã thật ra chỉ là sự du nhập từ phương Đông thời kỳ Hy Lạp hóa.

Các đạo quân xâm lược mang về nước Ý nhiều chuyến xe ngựa chất đầy tượng điêu khắc, phù điêu, cột cẩm thạch như một phần trong số của cải cướp được từ Hy Lạp và Tiểu Á. Số chiến lợi phẩm này trở thành tài sản của những người Cộng hòa giàu có, và chủ ngân hàng, được dùng để tô điểm cho các tư dinh nguy nga, tráng lệ của họ.

Khi nhu cầu ngày càng tăng, người ta tạo ra hàng trăm bản sao, kết quả là vào cuối nền Cộng hòa, La Mã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa văn hóa không hơn gì các Rembrandt hay Botticelli trong nhà của một số người môi giới thời hiện đại.

Ánh hào quang vinh quang dân tộc bao quanh Principate ban đầu kích thích sự phát triển nghệ thuật mang tính chất bản địa nhiều hơn. Bản thân Augustus cũng khoe khoang rằng ông nhìn thấy Rome như một thành phố đầy gạch và biến nó thành thành phố cẩm thạch. Tuy nhiên, phần lớn ảnh hưởng Hy Lạp hóa lâu đời vẫn còn cho đến khi tài năng của chính người La Mã cạn kiệt.

Kiến trúc và tượng điêu khắc

Nghệ thuật thật sự thể hiện tính chất La Mã là kiến trúc và tượng điêu khắc. Cả hai đều đồ sộ, nhằm mục đích tượng trưng quyền lực và sự vĩ đại hơn là tượng trưng cho sự tự do suy nghĩ hoặc thái độ hài lòng với cuộc sống.

Kiến trúc với các thành phần chủ yếu là hình cung tròn, khung vòm, và mái vòm, mặc dù có lúc cũng dùng cột Corinthian, nhất là trong xây dựng đền thờ. Vật liệu được sử dụng phổ biến nhất là gạch, đá khối đẽo gọt và bê – tông, bê tông thường được giấu bằng một lớp cẩm thạch phủ mặt.

Để trang trí các công thự, mũ cột, và mặt tiền được chạm khắc, trên các bậc dãy cột hoặc dãy cuốn, thường được thêm vào. Phỏng theo các nguồn Hy Lạp và ít có mối quan hệ với phần còn lại của công trình, phần lớn trong số các công cụ trang trí này có tính phô trương, không thích hợp. Kiến trúc La Mã chủ yếu dùng cho các mục đích thực dụng.

Minh họa điển hình nhất là công thự, đại hý trường, nhà tắm, trường đua ngựa và tư dinh. Gần như tất cả đều có kích thước đồ sộ và được xây dựng chắc chắn. Trong số các công trình lớn nhất, nổi tiếng nhất là đền thờ Pantheon, mái vòm có đường kính 142 feet (gần 50 mét), và đại hý trường, có sức chứa 65.000 khán giả đến xem các trận giác đấu.

Tượng điêu khắc La Mã chủ yếu gồm các hình cung và cột chiến thắng, phù điêu thuật chuyện, bàn thờ, tượng bán thân chân dung và tượng toàn thân. Đặc điểm nổi bật trong tượng điêu khắc là chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa cá nhân. Thậm chí còn hơn cả kiến trúc, tượng điêu khắc dùng để thể hiện sự phù hoa và yêu thích quyền lực của giới quý tộc La Mã, mặc dù một số mang đặc điểm hài hòa và duyên dáng khác thường9.

Tại sao các nhà khoa học La Mã đạt ít thành tựu

Trong tư cách các nhà khoa học, người La Mã đạt được thành tựu tương đối ít trong giai đoạn này cũng như trong các giai đoạn khác. Hầu như không có khám phá độc đáo nào có ý nghĩa quan trọng cơ bản của một người mang dòng máu Latin. Thực tế này có vẻ khó hiểu khi chúng ta nhận thấy người La Mã có lợi thế xây dựng nền tảng trên nền móng khoa học cổ Hy Lạp. Nhưng họ bỏ qua cơ hội. Tại sao lại có chuyện này?

Trước nhất, là vì hoàn cảnh mà người La Mã phải tập trung giải quyết các vấn đề trong cai trị và xâm chiếm quân sự. Buộc phải tập trung vào luật pháp, hoạt động chính trị và chiến lược quân sự, nên họ ít có thời gian để tìm hiểu tự nhiên. Lý do có ý nghĩa quan trọng hơn là người La Mã có suy nghĩ thực dụng. Họ không có lòng nhiệt tình thần thánh nào buộc con người phải hy sinh trong việc tìm kiếm kiến thức vô hạn.

Họ không có tính hiếu kỳ tri thức mãnh liệt nào về thế giới họ đang sống. Tóm lại, họ không phải là triết gia. Trái với quan niệm thông thường, suy nghĩ thực dụng vẫn chưa đủ để thúc đầy sự tiến bộ trong nghiên cứu khoa học. Khoa học hiện đại có lẽ đã chết từ lâu nếu không được nuôi dưỡng đúng mức nếu chỉ phải dựa vào công trình của các nhà phát minh và công nghệ.

Không có tính độc đáo khoa học

Chủ yếu là do không có tài để nghiên cứu khoa học thuần túy, thành tựu của người La Mã hầu như chỉ giới hạn trong kỹ thuật và tổ chức các công trình phục vụ công cộng. Họ làm đường sá, cầu cống, và cống dẫn nước. Họ cung cấp cho thành phố Rome một lượng nước gần 300 triệu gallon mỗi ngày.

Họ xây dựng bệnh viện đầu tiên trong thế giới phương Tây và hệ thống y tế phục vụ cộng đồng đầu tiên vì lợi ích của người nghèo. Nhưng chính các tác gia của họ về đề tài khoa học gần như không có trí năng phê phán.

Nổi tiếng nhất và điển hình nhất trong số này là Pliny Cả, vào khoảng năm 77 ông hoàn tất việc biên soạn một bách khoa thư “khoa học” đồ sộ được ông đặt tên là Natural History. Tác phẩm này là công trình biên tập dựa trên tác phẩm của gần 500 tác gia khác.

Chủ đề đề cập đa dạng từ vũ trụ học cho đến kinh tế học. Mặc dù hàm chứa rất nhiều tư liệu, nhưng tác phẩm chỉ có giá trị hạn chế. Pliny hoàn toàn không có khả năng phân biệt giữa thực tế và truyền thuyết. Theo đánh giá của ông, các truyện kể huyền bí nhất về kỳ quan và điềm báo cũng được chấp nhận có giá trị bằng với thực tế có cơ sở chắc chắn nhất.

Ông mô tả những điều khác thường của một dân tộc nguyên thủy, có các bàn chân quay ngược ra phía sau, sống ở một nơi phụ nữ có thai lúc 5 tuổi và chết lúc 8 tuổi, và một loại cá bé xíu vùng Địa Trung Hải khi bám vào thuyền có thể làm cho thuyền đứng im một chỗ. Tác gia nổi tiếng khác về bách khoa thư khoa học là Seneca, triết gia theo Chủ nghĩa khắc kỷ, tự tử theo lệnh của Nero vào năm 65. Seneca không đáng tin bằng Pliny nhưng cũng không độc đáo hơn.

Ngoài ra, ông cho rằng mục đích của tất cả các công trình nghiên cứu khoa học là phải tiết lộ bí mật tính chất đạo đức. Nếu có một người Latin bất kỳ nào có thể được xem là một nhà khoa học độc đáo, thì danh hiệu ấy nên dành cho Celsus, ông lớn lên trong thời gian Tiberius trị vì.

Celsus viết một chuyên luận toàn diện về y học, kể cả sổ tay hướng dẫn phẫu thuật xuất sắc, nhưng người ta cũng hoài nghi có phải ông biên soạn toàn bộ công trình, hay là dịch từ tiếng Hy Lạp. Trong số các phẫu thuật ông mô tả là tonsillectomy, phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể và bướu cổ, và phẫu thuật tạo hình.

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN