Chủ nghĩa Lãng Mạn – trào lưu văn chương thống trị nửa đầu thế kỷ 19 tại Anh, và chủ yếu là thi ca. Tuy nhiên, thái độ của các nhà văn lãng mạn không giống với hầu hết người Anh: họ hoặc là đi trước thời đại, hoặc là những kẻ nổi loạn chống lại các niềm tin và phong tục đương thời. Chính quyền thời này thì không được “lãng mạn” cho lắm. Điều kiện kinh tế cũng không “lãng mạn” nốt. Để hiểu được bối cảnh, trước tiên ta cần nắm rõ khái niệm Chủ Nghĩa Lãng Mạn, nó là gì?
Chủ nghĩa Lãng Mạn là gì?
Xét về khía cạnh văn chương thì Chủ nghĩa Lãng Mạn thường được mô tả với những đặc tính như hừng hực sức sống, đầy tràn cảm xúc, mơ mộng bất tận. Chủ nghĩa Cổ Điển thì ngược lại, mang những đặc tính trật tự, phổ quát, lý trí. Chúng ta nhận thấy những tác động này vào Thời Giáo Hoàng.
Xét về khía cạnh thời đại lịch sử thì thời kỳ Lãng Mạn kéo dài từ 1798, khi Wordsworth và Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Blaads của họ, khoảng những năm 1830, thời gian nữ hoàng Victoria lên ngôi và tất cả những nhà thơ lãng mạn quan trọng đã chết, trừ Wordsworth. Trong thời kỳ này, các ý tưởng nền tảng của các cuộc cách mạng tại Mỹ đã chiếm lĩnh đầu óc của người Anh. Dân chúng tìm kiếm một thế giới mới bằng những cách thức mới. Văn chương phản ánh sự nổi loạn chống lại những truyền thống và quan điểm lỗi thời.
Nhiều thà thơ thời nay mang những tính chất của Chủ Nghĩa Lãng Mạn với những mức độ khác nhau:
1. Cảm thức mãnh liệt về vẻ đẹp của thế giới xung quanh
2. Sự đồng cảm sâu sắc với những thân phận thấp hèn nghèo khổ.
3. Sức tưởng tượng phong phú có thể kiến tạo được những thế giới siêu thực.
4. Cảm giác nổi loạn chống lại bá quyền, với niềm tin vào tự do cá nhân.
5. Quan tâm đến những thần thoại và truyền thống cổ xưa
6. Sầu muộn và u ẩn.
Họ lấy tư liệu từ quá khứ – truyền thuyết, huyền thoại, chuyện cổ tích – và diễn lại chúng thành những ý tưởng và cảm xúc sinh động, hoàn mĩ.
Tìm hiểu lịch sử Anh:
Nước Anh thời Trung Cổ
Nước Anh thời Elizabeth
Niềm mê say thiên nhiên
Các nhà thơ thời lãng mạn tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên. William Wordsworth, có lẽ là nhân vật nổi tiếng nhất thời kỳ này, nổi tiếng là một người say mê thiên nhiên. Ngược với các nhà văn “thị dân hóa” của thế kỷ 18, Wordsworth, Coleridge, và Southey sống gần gũi với thiên nhiên, giữ núi sông ao hồ vùng bắc Anh. Hợp với nhau họ tạo thành nhóm gọi là Giang Hồ Thi Sĩ. Wordsworth chăm chú nhìn ngắm cảnh vật, chiêm nghiệm về chúng, và từ thời trẻ đã có niềm cảm thức với thiên nhiên gần như một thứ tôn giáo. Ông cảm nhận được linh hồn sống trong thế giới tự nhiên mà như ông mô tả là whose dwelling is the light of setting suns – sự cư ngụ [của linh hồn ấy] là ánh dương chiều tà. Matthew Arnold thì nói về “sức mạnh chữa lành” của Wordsworth, vì ông cảm thấy Wordsworth laid us, as we were at birth, on the cool flowery lap of earth.
Đồng cảm với những người bé mọn
Wordsworth cảm thấy con người hoàn thiện nhất là khi sống giản dị gần gũi với thiên nhiên. Ông tin rằng cảm giác đích thực của con tim chỉ nở rộ trọn vẹn khi sống đời thanh bần. Ông ao ước viết cho những người bé mọn bằng lời lẽ đơn giản, bằng chính ngôn ngữ của người dân. Cũng như Burns và Gray trước ông, Wordsworth phản ánh niềm tin lớn dần vào chế độ cộng hòa, niềm tin vào thường dân, nhưng người cày cuốc ngoài đồng, quan sát bốn mùa biến động, những người có thể sẽ bị chôn vùi dưới sân nhà thờ. Một đóa hoa, một đứa bé, một mục đồng già cũng có thể khơi lên trong Wordsworth niềm cảm thông sâu sắc và nước mắt.
Thế giới trong trí tưởng tượng
Coleridge cũng viết thơ về thiên nhiên và đời sống thôn quê đơn giản, nhưng niềm say mê đặc biệt của ông đặt nơi thế giới tưởng tượng bí ẩn. Khi ông và Wordsworth đồng xuất bản cuốn sách nổi tiếng Lyrical Ballads, họ chia việc. Wordsworth lấy đề tài từ đời sống thường nhật và và biến chúng thành những vẻ đẹp lạ lùng, tràn đầy hương sắc. Coleridge thì tập trung vào những điều siêu nhiên và kỳ lạ, biến chúng thành thực tại. Wordsworth tìm thấy ánh hào quang nơi những điều bình dị, còn Coleridge tìm thấy thực tại nới những điều siêu thực.
Tránh xa khỏi yếu tố hài hước của thế kỷ 18, các nhà thơ Lãng Mạn tìm kiếm những miền đất chưa được khám phá bằng chính trí tưởng tượng của họ. Với Coleridge bạn có thể giong buồn đến các vùng biển bắc cực và xích đạo với thủy thủ đoàn cổ đại của ông, hoặc đi vào “những hang động mà con người không đo nổi” trong vùng Kubla Khan. Keats, người bị thôi miên do nhìn vào tro cốt của Grecian, hoặc nghe một tiếng chim sơn ca, có thể đưa bạn đi qua những cảnh tượng:
“Magic casements, opening on the foam
Of perilous seas, in faery lands forlorn.”
Nổi loạn chống lại xã hội
Thế hệ những người Lãng Mạn đầu tiên – như Wordsworth, Coleridge, và Southey – viết thơ ca ngợi thiên nhiên, về giới bình dân, và về những giấc mộng siêu thực. Họ cố tìm cái gì đó thay thế cho đời sống công nghiệp tệ hãi đang đặt những gánh nặng lên các tầng lớp nghèo khổ. Như Shelly và Byron là thế hệ những người Lãng Mạn tiếp theo, họ cũng là những nhà cách mạng với khát vọng tự do cho cá nhân.
Tất nhiên, niềm tin và sự tự do không phải ý tưởng gì mới. Người Anglo-Saxons đã cảm thấy điều ấy, thời Elizabeth cũng cảm thấy điều ấy; Milton cũng cảm thấy điều ấy. Những người tiên phong của chủ nghĩa Lãng Mạn – tức là các nhà văn thế kỷ 18 như Gray, Goldsmith, và Burns – cũng cảm thấy điều ấy, và những nhà Lãng Mạn có một cái nhìn sáng tỏ hơn về ý nghĩa của tự do. Và họ biểu đạt tầm nhìn mới này bằng một thứ văn chương sôi nổi nhất, tuyệt mỹ nhất trong lịch sử Anh.
Trong những năm đầu Cách Mạng Pháp, Wordsworth, một thanh niên đi vòng quanh nước Pháp, đã rất chú ý tới một kiểu chính quyền mới. Cách Mạng Pháp thổi hy vọng và trái tim con người, thứ hy vọng mà chiến tranh và chính trị cùng sự sôi động thời công nghiệp và những biến chuyển khôn lường của xã hội không thể tiêu diệt.
Coleridge và bạn là Southey dự định một cộng đồng lý tưởng gồm những người tự do mang thiện chí, vui vẻ chia sẻ của cải. Nhưng cũng như nhiều dự án khác của các nhà Lãng Mạn, kế hoạch của họ không bao giờ thành hiện thực. Byron dùng thơ và cuộc đời để lên án độc tài. Shelley kêu gọi quần chúng:
Rise like lions after slumber
In unvaquishable number!
Shake your chains to earth, like dew
Which in sleep had fallen on you-
Ye are many, they are few
Dù được phát kiến ra ở đâu thì ý tưởng về tự do cũng trỗi dậy mãnh liệt nơi các thi sĩ Lãng Mạn. Trong tác phẩm Hellas (1821), Shelley nói rằng người Hy Lạp đã cố gắng giải phóng khỏi người Thổ, và điều ấy mang ý nghĩa rằng:
The world’s great age begins anew.
Trong sự nghiệp tự do của người Hy Lạp, Byron đã thực hiện hành trình cuối cùng của mình; ông chế vì sốt giữa những người nổi dậy Hy Lạp tại Missolonghi, năm 1824.