Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về William Henry Harrison, vị tổng thống thứ 9 của nước Mỹ. Tuy đắc cử năm 1840, nhưng nhiều người Mỹ nhớ tới ông nhiều nhất qua câu slogan tranh cử: Tippecanoe and Tyler, too.
Tyler tức là John Tyler, cộng sự của Harrison trong danh sách ứng cử. Hay nói cách khác, Harrison là ứng viên tổng thống, còn Tyler là ứng viên phó tổng thống. Nếu trúng cử là trúng cả hai.
Cái tên Tyler khá dễ hiểu, nhưng Tippecanoe là gì? Đó là biệt hiệu của Harrison. Ông có tên này từ một trận chiến từ 30 năm trước khi tham gia tranh cử.
Lúc đó, Harrison chỉ huy một toán quân đánh nhau với liên minh các bộ lạc da đỏ bản địa. Liên minh này muốn đánh đuổi người da trắng đã cướp đất đai của họ.
Harrison muốn chặn đường tiếp tế của liên minh để giảm khả năng chiến đấu lâu dài của họ. Ông lên kế hoạch tấn công một căn cứ quan trọng của đối phương, ngày nay thuộc bang Indiana.
Nhưng các chiến binh da đỏ ra đòn trước. Họ tấn công lúc bình minh, khi người của Harrison vẫn còn đang say ngủ trong trại đóng gần sông Tippecanoe.
Một trận đánh hỗn loạn và đẫm máu. Quân đôi bên tổn thất lớn. Sau nhiều giờ, phe Harrison đẩy lùi được dân da dỏ ra khỏi doanh trại.
Tuy thắng bại không rõ, nhưng Harrison tuyên bố chiến thắng.
Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông nhắc người ta nhớ tới trận chiến ấy, và họ đặt cho ông biệt hiệu Tippecanoe như cách để tạo ấn tượng rằng ông là một chiến binh miền tây chiến đầu cho dân Mỹ.
Nhưng hình ảnh Harrison không hoàn toàn là sự thật.
Thuở thiếu thời
Harrison không xuất thân từ một gia đình miền tây. Ông là con út của một gia đình giàu có đến từ bang Virginia miền nam. Harrisons rất năng động với nền chính trị của quốc gia non trẻ này. Cha ông là người đã ký Tuyên Ngôn Độc Lập và trở thành thị trưởng Virginia.
William Harrison được giáo dục tốt, nhưng anh chàng không muốn làm bác sĩ hay luật sư. Thay vào đó, ông gia nhập quân đội, và nhanh chóng trở thành một chỉ huy thành công, nổi tiếng với những trận giao tranh với người da đỏ.
Sau đó ông trở thành thị trưởng của vùng đất gọi là Indiana Territory (lãnh thổ Indiana). Trong chức trách mới, ông thuyết phục các bộ lạc da đỏ ký kết các hiệp ước bán đất cho chính quyền Mỹ, thường là với giá rẻ mạt.
Chính sự cương quyết của Harrison nhằm đòi đất cho người da trắng đã khiến các bộ lạc liên minh với nhau chống lại Mỹ. Tecumseh, một thành viên thuộc bộ lạc Shawnee, là một trong những lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của liên minh này.
Chính quân của Tecumseh là lực lượng tấn công Harrison tại Trận Tippecanoe. Họ cũng giao tranh với Harrison trong Cuộc Chiến 1812, tại một trận đánh ở Ontario, Canada, gần sông Thames.
Trong trận đánh đó, cả quân Anh lẫn quân da đỏ đều bị đánh bại hoàn toàn. Tecumseh tử trận. Sau đó liên minh cũng tan rã. Và Harrison trở nên nổi tiếng.
Sự nghiệp chính trị
Tuy là một chỉ huy quân sự thành công và nổi tiếng, nhưng sự nghiệp chính trị của Harrison không mấy thuận lợi. Ông có thời gian công tác ngắn ngủi tại cả Thượng lẫn Hạ viện. Ông còn nợ chồng chất do gia đình tại Indiana sống rất xa hoa, và còn phải chu cấp cho 10 đứa con, trong đó chỉ có bốn đứa sống qua được tuổi 40, cũng là một nỗi đau với ông.
Năm 1830, vận số của Harrison dường như thay đổi. Một đảng mới ra đời với tên gọi Whigs chọn ông làm ứng viên tổng thống.
Đảng Whigs cực lực phản đối tổng thống Andrew Jackson cùng các chính sách của ông. Họ không muốn Martin Van Buren, phó tổng thống, và cũng là cánh tay mặt, trở thành tổng thống kế tiếp. Nhưng họ cũng hiểu rằng Jackson rất nổi tiếng với người Mỹ.
Đảng Whigs nghĩ rằng Harrison – một anh hùng quân đội cũng như Jackson – sẽ được cử tri ủng hộ. (Thời đó, cử tri chỉ giới hạn ở dân da trắng.) Vậy nên họ chọn Harrison làm ứng viên tranh cử.
Harrison đã làm tốt, nhưng chưa đủ. Van Buren chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1836. Và phải đến kỳ bầu cử tiếp theo thì chiến thắng mới thuộc về Harrison.
Chiến dịch của ông rất nổi tiếng với bài hát dễ nhớ Tippecanoe and Tyler, too. Những người ủng hộ ông cũng biến những lời chi trích thành lợi thế cho ứng viên của họ.
Đối thủ của Harrison nói rằng ông chỉ mong muốn dành phần đời còn lại trong một căn nhà nhỏ và uống rượu táo. Ý của họ là Harrison không sốt sắng với chuyện làm tổng thống và vì thế sẽ không ra sức vì nước Mỹ.
Nhưng phe ủng hộ Harrison đã lợi dụng hình ảnh căn nhà nhỏ và rượu táo đó để phác họa Harrison là một con người khiêm tốn, và giản dị như mọi người Mỹ.
Sự kiện bước ngoặt
Ở tuổi 68, Harrison là người cao tuổi nhất từng đắc cử.
Bài diễn văn nhậm chức của ông rất dài, và khi đọc ông không mặc áo hay đội mũ, như thể đang hết sức chứng tỏ rằng mình vẫn còn dư sức làm tổng thống.
Nhưng vài tuần sau thì tân tổng thống lâm bệnh nặng. Ông gặp nhiều vấn đề: lo lắng, mệt mỏi, và đau bao tử. Sức khỏe ngày càng sa sút.
Một tháng sau ông kiệt sức và qua đời. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử một tổng thống qua đời khi đang tại nhiệm.
Sự kiện này dấy lên nhiều câu hỏi về ai sẽ là người kế nhiệm tổng thống. Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau về vị tống thống kế tiếp.
Các thế hệ sau này cũng đặt câu hỏi là Harrison chết vì cái gì. Truyền thống nói rằng bài diễn văn nhậm chức quá dài đã khiến vị tân tổng thống bị viêm phổi nặng.
Nhưng các nghiên cứu năm 2014 cho thấy một nguyên nhân khác.
Jane McHugh và Philip Mackowiak viết trên tờ New York Time rằng trong thời gian tại nhiệm của Harrison, thì thủ đô Washington, DC có hệ thống thoát nước không tốt. Chất thải của người dân “đơn giản tuân thẳng ra một khu đất cách Nhà Trắng không xa.”
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng Harrison rất có thể đã chết vì uống nước dơ trong dinh thự tổng thống.
Vậy thì, đối với Harrison thì giành được ghế tổng thống trong Nhà Trắng cũng không phải chuyện tốt đẹp gì.