Thành ngữ The writing on the wall được dùng để nói rằng sắp xảy ra điều tồi tệ nào đó, và có những dấu hiệu rõ ràng báo trước chuyện đó. Cũng để chỉ một hệ quả tất yếu, hoặc một mối nguy hiểm có tính nhân quả chắc chắn sẽ xảy ra.
It will not disappear suddenly, but the writing is on the wall.
Nó không tự nhiên biến mất, nhưng là hệ quả tất yếu mà thôi.
For the majority of hares which are coursed the writing is on the wall anyway.
Phần lớn thỏ rừng đang trong quá trình tàn lụi.
The signal has been given and the writing is on the wall for those who want to read it.
Tín hiệu đã rõ, và sự diệt vong sẽ dành cho ai muốn đọc nó.
I haven’t lost my job yet, but the writing is on the wall: my company just laid off 50 more people today.
Tôi chưa mất việc, nhưng hệ quả tất yếu sẽ đến: công ty tôi mới cắt giảm nhân sự thêm 50 người hôm nay.
Đọc thêm:
Rat on someone và thành ngữ tiếng Anh với chuột
To get under someone’s skin và những thành ngữ với từ skin
Nguồn gốc thành ngữ The writing on the wall
Thành ngữ này cũng có một phiên bản khác là the handwriting is on the wall hoặc mene mene. Phiên bản đầu hiển nhiên đồng nghĩa với câu gốc, còn mene mene nghĩa là gì? Đó là dạng rút ngắn của câu mene mene tekel upharsin, một câu nói tiếng Aram, ngôn ngữ của người Do Thái. Câu nói này trích trong Thánh Kinh, Sách Daniel, chương 5, kể câu chuyện về bữa tiệc của vua Belshazzar.
Trong bữa tiệc vua Belshazzar say rượu và lấy chén thánh trong đền thờ của người Do Thái làm cốc uống rượu. Khi đó trên tường cung điện bỗng xuất hiện dòng chữ viết rằng mene mene tekel upharsin.
Câu văn tiếng Aram này nếu dịch ra nghĩa đen dường như vô nghĩa: hai minas, một shekel và hai phần”, hay dịch theo cách khác “đã được cân, đã được đánh số, và đã được phân chia.” Dĩ nhiên vua Belshazzar không hiểu gì hết, nên ông mới triệu Daniel là một người Do Thái tới giải nghĩa.
Theo Daniel thì câu nói này là một kiểu chơi chữ, mỗi từ biểu trưng cho một loại tiền, còn từ thứ ba có thể hiểu là Persia (tức Ba Tư). Diễn giải của Daniel được ghi lại trong Thánh Kinh. Dưới đây là bản dịch King James năm 1611, với phần tiếng Việt trích trong bản dịch Thánh Kinh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
And this the writing that was written, MENE, MENE, TEKEL, UPHARSIN. This the interpretation of the thing:
(Sách Daniel, chương 5, câu 25-28)
MENE; God hath numbered thy kingdom, and finished it.
TEKEL; Thou art weighed in the balances, and art found wanting.
PERES; Thy kingdom is divided, and given to the Medes and Persians.
Đây là những chữ đã được viết ra : MƠ-NÊ, MƠ-NÊ, TƠ-KÊN, PÁC-XIN ; và đây là lời giải thích : MƠ-NÊ –có nghĩa là đếm– : Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài ; TƠ-KÊN –có nghĩa là cân– : ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ ; PƠ-RẾT –có nghĩa là phân chia– : vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư.”
Điểm chính trong câu chuyện này đó là vua Belshazzar không thấy được lời cảnh báo vương triều của ông sẽ sụp đổ, điều mà ai cũng hiểu rõ, vì ông đã chìm ngập trong tội lỗi và sự kiêu ngạo của mình.
Sự chơi chữ tinh tế trong câu nói tiếng Aram này có lẽ đã mai một vì người ta không còn nói thứ tiếng cổ này nữa. Trong Thế Chiến II có một bài hát nổi tiếng là Mairzy Doats, lời bát hát cũng có một câu chơi chữ khá giống câu trên:
Mairzy doats and dozy doats and liddle lamzy diveya
A kiddley divey too, wooden shoe?
Nghĩa đen thì câu này vô nghĩa, nhưng nếu là Daniel thì có thể dịch ra được ý nghĩa ẩn giấu của nó:
Mares eat oats and does eat oats and little lambs eat ivy,
A kid’ll eat ivy too, wouldn’t you?
Ngựa ăn lúa mạch, và sẽ ăn lúa mạch, còn lừa thì ăn bụi thường xuyên,
Thằng nhóc như ngươi cũng ăn thường xuân ư?
Writing on the wall bắt đầu được dùng với nghĩa bóng, như một lời cảnh báo tai họa hoặc một hệ quả tồi tệ sắp xảy đến.