- Quy tắc 1: Dồn về bên phải
- Quy tắc 2: Dùng động từ mạnh
- Quy tắc 3: Cẩn thận khi dùng trạng từ
- Quy tắc 4: Đặt từ mạnh ở đầu và cuối câu
- Quy tắc 5: Tránh lỗi lặp từ
- Quy tắc 6: Chơi chữ
Hãy dùng động từ ở hình thức mạnh nhất của nó, tức thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn. Động từ mạnh sẽ mô tả hành động hiệu quả, đỡ phải nói nhiều.
Tổng thống John F. Kennedy nói rằng cuốn sách mà ông ưa thích là “From Russia With Love”, của tác giả Ian Fleming, kể về điệp viên James Bond. Có lẽ nhờ tổng thống mà cuốn sách trở nên nổi tiếng, và người ta tôn thờ hình tượng điệp viên 007 cho tới ngày nay.
Sức mạnh trong văn của Fleming đó là sử dụng động từ sinh động, từng câu từng câu, từng trang từng trang, điệp viên bí mật của Anh, hoặc cộng sự xinh đẹp của anh ta, hoặc các nhân vật phản diện, thực hiện những hành động được mô tả bằng những động từ rất mạnh. Ta hãy xem một đoạn:
Bond climbed the few stairs and unlocked his door and locked and bolted it behind him. Moonlight filtered through the curtains. He walked across and turned on the pink-shaded lights on the dressing-table. He stripped off his clothes and went into the bathroom and stood for a few minutes under the shower. … He cleaned his teeth and gargled with a sharp mouthwash to get rid of the taste of the day and turned off the bathroom light and went back into the bedroom.
Bond drew aside one curtain and opened wide the tall windows and stood, holding the curtains open and looking out across the great boomerang curve of water under the riding moon. The night breeze felt wonderfully cool on his naked body. He looked at his watch. It said two o’clock.
Bond gave a shuddering yawn. He let the curtains drop back into place. He bent to switch off the lights on the dressing-table. Suddenly he stiffened and his heart missed a beat.
There had been a nervous giggle from the shadows at the back of the room. A girl’s voice said, “Poor Mister Bond. You must be tired. Come to bed.”
Trong đoạn văn này Fleming đã theo lời khuyên của đại văn hào George Orwell: “Never use the passive when you can use the active.” (Đừng bao giờ dùng câu bị động nếu bạn có thể dùng câu chủ động).
Never say never, đừng bao giờ dùng từ never, Mr. Orwell, vì ông sẽ biến một trong những công cụ đáng tin nhất của nhà văn thành một quy tắc cứng nhắc. Nhưng chúng ta kính trọng ông vì đã mô tả mối quan hệ giữa lạm dụng ngôn ngữ và lạm dụng chính trị, và cho thấy các nhà lãnh đạo đã lạm dụng thể bị động rất nhiều để làm lu mờ những sự thật không thể nói ra, và giũ bỏ trách nhiệm hành động của họ. Họ nói: It must be admitted after the report is reviewed that mistakes were made” chứ không nói “I read the report, and I admit I made a mistake.”
Các nhà báo thường xuyên dùng những động từ sinh động đơn giản. Ta hãy xem một bài báo trích trong New York Times do Carlotta Gall viết, về sự tuyệt vọng dẫn đến tự sát của phụ nữ Afgan:
“Waiflike, draped in a pale blue veil, Madina, 20, sits on her hospital bed, bandages covering the terrible, raw burns on her neck and chest. Her hands tremble. She picks nervously at the soles of her feet and confesses that three months earlier she set herself on fire with kerosene.
Trong khi Flemming dùng thì quá khứ đơn để kể chuyện, Gall dùng động từ ở thì hiện tại. Cách dùng này giúp độc giả cảm nhận sự việc như vừa xảy ra, nhưng thể họ đang được ngồi cạnh người phụ nữ tội nghiệp trong cơn đau khổ của chị.
Cả Fleming và Gall đều tránh dùng những qualifier (từ hạn định) cho động từ. Những từ này thường bị lạm dụng và lúc nào cũng bám vào động từ như những con hàu bám vào thân thuyền:
Sort of; tend to; kind of; must have; seemed to; could have; use to.
Bạn phải loại cho bằng hết những kiểu viết thế này, và con tàu văn xuôi của bạn sẽ lướt đi với tốc độ và mượt mà hơn.