English Study

Sự khác biệt giữa câu bị động và câu chủ động trong tiếng Anh

342 views
cau bi dong va cau chu dong trong tieng anh

Trong các quy tắc văn phạm tiếng Anh thì câu bị động và câu chủ động luôn gây bối rối cho người học, nhất là những người mới bắt đầu. Chúng ta khó phân biệt được sự khác nhau giữa bị động và chủ động, khi nào thì nên dùng thể nào cho đúng với tiếng Anh. Bạn cần phải hiểu được những cái đó thì mới có thể cải thiện khả năng viết cũng như nói tiếng Anh của mình.

Câu chủ động là gì?

Trong một câu chủ động thì chủ ngữ thực hiện hành động sẽ đứng trước động từ, đối tượng tiếp nhận hành động sẽ đứng sau động từ. Ví dụ: The bear ate the fish. The bear là chủ ngữ thực hiện hành động ăn, còn the fish là đối tượng chịu tác động của hành vi ăn đó.

Công thức chúng là: Subject + Verb + Object.

Câu bị động là gì?

Câu bị động sẽ ngược lại câu chủ động, đối tượng chịu tác động sẽ đứng trước động từ, còn chủ ngữ thì thường đứng sau. Điểm quan trọng cần lưu ý là khi tạo câu bị động thì phải thêm trợ động từ to be vào trước động từ chính, và giới từ by vào trước chủ ngữ. Ví dụ: The fish was eaten by the bear.

Công thức chung: Object + Verb + Subject

Đọc thêm:
Real estate và real property khác nhau thế nào?
Sự khác nhau giữa idea và concept

Sự khác nhau giữa câu bị động và câu chủ động

1. Trong môi trường giảng đường

Trong lĩnh vực học thuật thì giáo viên thường sử dụng thể chủ động hơn là bị động. Để đảm bảo rằng trong phạm vi nhà trường thì tất cả mọi thứ phải được viết ở thể chủ động, viết ở thể bị động sẽ bị phạt. Ngoài ra, các trường đại học trên khắp thế giới, nhất là các nước nói tiếng Anh, cũng muốn sinh viên sử dụng thể chủ động, đồng thời đặt ra nhiều quy tắc hạn chế việc sử dụng thể bị động. Điều này giải thích tại sao nhiều bài báo và báo cáo học thuật được viết ở thể chủ động thay vì bị động. Rõ ràng, những người được đào tạo trong hệ thống giáo dục tại Mỹ hoặc tại Anh thường sẽ dùng thể chủ động nhiều hơn.

2. Sự dài dòng

Các học giả và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn chương có một kết luận chung: câu chủ động ngắn gọn hơn, dễ đọc hơn. Còn câu bị động dài hơn, nhiều từ hơn, khó hiểu hơn. Cũng cần phải nói rằng nhiều người không thích đọc những văn bản rườm rà vì họ thấy mệt. Người ta thích đọc cái gì đó ngắn ngắn, thông điệp rõ ràng.

Câu chủ động: the bear ate the fish (5 chữ)

Câu bị động: the fish was eaten by the bear. (7 chữ)

Rõ ràng câu chủ động súc tích hơn.

3. Tính trực tiếp

Câu chủ động thường trực tiếp và tác động mạnh lên người đọc, còn câu bị động thì có phần đánh đố. Do tính chất súc tích, thông tin trong câu chủ động được truyền đạt thẳng và mạnh tới người đọc, không mơ hồ. Còn trong câu bị động thì thông tin không được truyền trực tiếp, khiến người đọc phải mất thời gian để hiểu ra thông điệp là gì. Hơn thế nữa, câu bị động còn đánh đố và có phần không lịch sự, vậy nên giáo viên không muốn học sinh dùng câu bị động trong khi viết.

4. Tính cần thiết khi sử dụng

Một sự khác biệt khác giữa thể chủ động và bị động đó là đôi khi ta cần phải dùng thể bị động vì thể chủ động không truyền đạt được thông tin cần thiết. Chẳng hạn, cảnh sát điều tra một vụ án mà họ chưa biết thủ phạm gây án là ai. Báo chí sẽ buộc phải tường thuật vụ án ở thể bị động. Ngoài ra, phòng thí nghiệm cũng dùng thể bị động để tường thuật các kết quả thí nghiệm chứ không thể dùng thể chủ động. Chẳng hạn: Electricity was first seen by Egyptian, hay The beaker was filled with the corrosive solution. Các câu trên cho thấy trường hợp mà thể chủ động không thể sử dụng.

5. Tính trách nhiệm

Khác biệt cuối cùng giữa hai loại câu này liên quan tới trách nhiệm. Câu bị động hạn chế tính trách nhiệm và việc chỉ đích danh, vì nó không cần chủ ngữ. Còn trong câu chủ động thì chủ ngữ của hành động được nêu rõ ràng, dứt khoát. Vậy nên bạn có thể tùy trường hợp mà sử dụng.

5/5 - (5 votes)

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN