Lịch sử Sparta là một ngoại lệ đặc biệt đối với sự phát triển chính trị của các thành phố-thành bang. Mặc dù công dân của thành phố-thành bang này là người Dorian thuần chủng, nhưng lại không có sự tiến bộ nào theo hướng cai trị dân chủ. Thay vào đó, chính quyền ở đây nhanh chóng xuống cấp thành một hình thức giống với chế độ độc tài gồm thành phần ưu tú trong thời hiện đại nhiều hơn. Về mặt văn hóa, dân tộc này cũng trì trệ. Nguyên nhân một phần là do sự cô lập. Núi bao quanh ở phía tây bắc và phía tây, không có hải cảng tốt, người Sparta ít có cơ hội hưởng lợi từ những tiến bộ ở thế giới bên ngoài. Ngoài ra, không có giai cấp trung lưu nào đúng ra để giúp đỡ quần chúng trong cuộc đấu tranh vì tự do.
Nguồn gốc chủ nghĩa quân phiệt Sparta
Tuy nhiên lời giải thích đích thực đã được tìm thấy trong chủ nghĩa quân phiệt. Người Sparta đến phía đông Peloponnesus như một đạo quân xâm lược. Trong nhiều thế kỷ, họ chiến đấu để chinh phục số cư dân bản địa.
Mycenae đang sống ở đó. Khoảng 800 TCN, khi sau cùng họ cũng thành công trong việc giành quyển thống trị toàn bộ Laconia, thói quen quân sự ăn sâu đến mức họ không thể nào gỡ bỏ. Kết quả, trong khi các thành phố-thành bang Hy Lạp khác làm cho thỏa mãn cơn đói đất của mình bằng quá trình thuộc địa hóa, thì Sparta, khi dân số gia tăng, chắc chắn chọn cách sống bằng thanh kiếm. Phía tây dãy Taygetus là đồng bằng Messenia phì nhiêu. Vào cuối thế kỷ 8 TCN, người Sparta quyết định tìm cách xâm chiếm. Cuộc mạo hiểm thành công, lãnh thổ Messenia bị sáp nhập vào Laconia. Khoảng 50 năm sau, người Messenia tranh thủ sự giúp đỡ của Argos và phát động cuộc nổi dậy. Cuộc chiến tiếp theo sau là cuộc chiến tuyệt vọng, bản thân Laconia cũng bị xâm chiếm, và rõ ràng chính cái chết của chỉ huy Argive và lời kêu gọi ái quốc của nhà thơ hiếu chiến Tyrtaeus đã cứu người Sparta khỏi bị diệt vong. Lần này, những kẻ chiến thắng không bỏ lỡ cơ hội. Họ tịch thu đất của người Messenia, giết chết hay trục xuất lãnh đạo của họ, và buộc dân chúng trở thành nông nô.
Kết quả của chủ nghĩa quân phiệt Sparta
Hầu như không có đặc điểm nào trong cuộc sống của người Sparta không phải là kết quả của hoạt động quân sự. Trong sự chinh phục và cướp đoạt kẻ thù, họ vô tình tự nô dịch hóa mình, vì trong suốt các thế kỷ còn lại trong lịch sử họ sống trong nỗi sợ quần chúng nổi dậy. Chính nỗi sợ này giải thích thái độ bảo thủ của họ, kiên quyết phản đối thay đổi, nếu không một kết quả từ sự đổi mới bất kỳ đều làm suy yếu, giáng đòn trí mạng đối với hệ thống.
Chủ nghĩa địa phương của họ cũng có thể do cùng nguyên nhân này. Sợ các tư tưởng nguy hiểm thâm nhập vào trong nước, họ ngăn cản việc đi lại, cấm giao dịch thương mại với thế giới bên ngoài. Sự cần thiết phải duy trì uy thế tuyệt đối của các “công dân” hơn tuyệt đại đa số nông nô đòi hỏi một kỷ luật sắt và sự tuân phục nghiêm ngặt của cá nhân, do đó chủ nghĩa tập thể Sparta, mở rộng trong mọi ngành nghề trong đời sống kinh tế, xã hội. Sau cùng, phần lớn sự lạc hậu văn hóa của Sparta phát sinh từ môi trường thô tục và thù ghét chắc chắn là do kết quả của cuộc chiến khốc liệt chinh phục người Messenia và đàn áp họ thẳng tay.
Chính quyền Sparta
Hiến pháp Sparta, theo truyền thuyết quy cho người làm luật thời cổ đại, Lycurgus, giúp cho chính quyền duy trì hình thức của một hệ thống từ thời Homer xa xưa. Tuy nhiên, thay vì một vua, thì nay có đến hai, tượng trưng cho các dòng họ riêng biệt được quần chúng tôn vinh. Quốc chủ Sparta chỉ có một vài quyền lực và những quyền lực này chủ yếu mang tính chất quân sự và tín ngưỡng. Nhánh chính quyền thứ hai, có nhiều quyền bính hơn là Hội đồng bô lão (quý tộc), gồm hai vua và 28 quý tộc từ 60 tuổi trở lên. Tổ chức này giám sát hoạt động quản lý, cai trị, soạn thảo các biện pháp đệ trình trước hội đổng, và có chức năng như tòa án tối cao trong các phiên tòa xử tội phạm.
Tổ chức chính quyền thứ ba, Hội đồng lập pháp, phê chuẩn hay phản đối đề nghị của Hội đồng bô lão và bầu chọn tất cả các quan chức công ngoại trừ nhà vua, nhưng quyền bính cao nhất theo hiến pháp Sparta được giao cho một ủy ban gồm năm người gọi là ephorate (chức pháp quan). Ephor (quan ngự sử) gần như là chính quyền. Họ chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bô lão và Hội đồng lập pháp, kiểm soát hệ thống giáo dục và phân phối tài sản, giám sát sinh hoạt của công dân, và sử dụng quyền phủ quyết đối với tất cả hoạt động lập pháp. Họ cũng có quyền quyết định số phận của trẻ sơ sinh, truy tố trước Hội đồng bô lão, và thậm chí phế truất nhà vua nếu các điềm tôn giáo cho thấy có dấu hiệu bất lợi. Chính quyền Sparta vì thế dứt khoát là chính thể đầu sỏ.
Mặc dù các quan ngự sử được Hội đồng lập pháp chọn với nhiệm kỳ một năm, nhưng họ có đủ tư cách được bầu lại vô thời hạn, và quyền bính của họ nhiều đến mức hầu như không có nhánh nào trong hệ thống mà họ không có quyền kiểm soát. Ngoài ra, điều cần nhớ là bản thân Hội đồng lập pháp không phải là một tổ chức dân chủ. Thậm chí không phải là toàn bộ giai cấp công dân, vốn chỉ là một thiểu số nhỏ trong toàn bộ dân số, được trao quyền tư cách thành viên trong hội đồng lập pháp ấy, mà chỉ những nam giới có đủ địa vị chính trị, có thu nhập thích hợp mới có đủ tiêu chuẩn đăng ký tham gia Hội đồng này.
Hệ thống giai cấp ở Sparta
Dân số Sparta, lúc đỉnh điểm khoảng 400.000 người, được chia thành ba giai cấp chính. Thành phần cai trị chủ yếu là những người Spartiate, hay con cháu của những kẻ xâm lược ban đầu. Mặc dù chưa hề chiếm hơn 1/20 trong toàn bộ dân số, chỉ riêng những người Spartiate mới có đặc quyền chính trị. Kế đến theo thứ tự phẩm cấp là perioeci, hay “cư dân xung quanh”. Nguồn gốc giai cấp này vẫn chưa rõ, nhưng có lẽ gồm những người có thời từng là đồng minh của người Sparta hay tự nguyện quy phục sự thống trị của người Sparta. Đáp lại công phục vụ như một giai cấp đệm giữa giai cấp thống trị và nông nô, những người perioeci này được phép kinh doanh và tham gia sản xuất. Giai cấp thấp nhất là helot, hay nông nô, ràng buộc với đất, bị chủ khinh miệt, ngược đãi.
Perioeci và helot
Trong số các giai cấp này, chỉ có perioeci mới có được cuộc sống thoải mái, tự do. Trong khi thật ra điều kiện kinh tế của helot không thể mô tả theo nghĩa cùng khổ tuyệt đối, vì họ được phép giữ lại cho mình một phần chia kha khá số nông sản từ kết quả canh tác của họ trên thái ấp của chủ nô, về tinh thần họ bị đối xử nhục nhã đến mức khốn khổ và thường muốn nổi loạn.
Có khi họ bị buộc trình diễn các vũ điệu dâm loạn và say rượu để làm minh họa cho thanh niên Sparta về hậu quả của những thói tật này. Đầu mỗi năm, nếu chúng ta tin vào lời xác nhận của Aristotle, các quan ngự sử tuyên chiến chống helot, được cho là với mục đích tạo ra tính hợp pháp cho tội giết người trong mọi hình thức bằng lực lượng “cảnh sát chìm” dựa trên thái độ hoài nghi về lòng bất trung.
Kỷ luật vì phúc lợi của nhà nước
Những ai sinh ra trong giai cấp Spartiate được xem là cảnh nô lệ đáng kính trong suốt quãng đời của họ. Buộc phải tuân thủ kỷ luật nghiêm khắc nhất và phải hy sinh quyền lợi cá nhân, họ không gì khác hơn là bánh răng trong một cỗ máy khổng lồ. Trình độ của họ gần như chỉ gói gọn trong rèn luyện quân sự, bổ sung bằng các trận đòn roi nhẫn tâm và phơi nắng để tôi luyện giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu. Từ 20 đến 60 tuổi, họ phải dành hết thời gian để phục vụ nhà nước. Mặc dù hôn nhân là việc bắt buộc, nhưng không được phép ở nhà với vợ. Người chồng phải chiếm đoạt vợ trong đêm tân hôn bằng một hành động vũ lực. Nhưng họ không theo. Thay vào đó, người ta nghĩ rằng họ tìm cách xoay xở để trốn vào ban đêm để về nhà với vợ.
Theo Plutarch, vì thế đôi khi có những người “ở với vợ có con nhưng không nhìn thấy mặt con vào ban ngày”2. Không được phép ghen tương đối với đôi vợ chồng chiến binh. Việc sản sinh một thế hệ con cháu cường tráng là điều quan trọng hơn hết. Cho dù được sinh ra theo chế độ một vợ một chồng nghiêm ngặt hay không là một cân nhắc phụ, trong mọi trường hợp, trẻ em là tài sản không những của bố mẹ mà còn là tài sản của nhà nước.
Điều tiết kinh tế
Tổ chức kinh tế của Sparta chỉ nhằm mục đích duy nhất là tính hiệu quả quân sự và uy thế của giai cấp công dân. Đất tốt nhất đều do nhà nước sở hữu, lúc đầu được chia thành nhiều lô bằng nhau, cấp cho giai cấp Spartiate như các thái ấp không thể nhượng lại. Sau này, số đất này cũng như đất xấu hơn được phép bán, trao đổi, kết quả là một số công dân giàu hơn người khác. Helot, những người làm tất cả các công việc canh tác đất, cũng thuộc về nhà nước, và được chủ nô phân công cùng với đất. Chủ nô không được phép giải phóng hoặc đem họ bán ở nước ngoài. Lao động helot nuôi sống toàn bộ giai cấp công dân, các thành viên helot không được phép tham gia vào một hoạt động kinh tế bất kỳ nào ngoài nông nghiệp. Thương mại và thủ công nghiệp chỉ là những ngành độc quyền của perioeci.
Có phải hình thái Sparta là hình thái cộng sản?
Hình thái kinh tế Sparta thường được giới sử gia hiện đại mô tả là hình thái kinh tế cộng sản. Thật ra một số phương tiện sản xuất (helot và đất) đều được sở hữu tập thể, ít nhất trên lý thuyết, và nam giới Sparta đóng góp từ thu nhập của mình để hùn vào bữa ăn chung trong nhóm của mình. Nhưng với những ngoại lệ khá hoài nghi này, hình thái kinh tế Sparta không thể giống chủ nghĩa cộng sản vì tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ. Những điểm cơ bản trong lý tưởng cộng sản bao gồm giáo điều cho rằng tất cả công cụ sản xuất phải do cộng đồng sở hữu, rằng không ai sống bằng cách bóc lột lao động của người khác, tất cả mọi người phải làm việc vì phúc lợi của cộng đồng, và chia tài sản tỷ lệ với nhu cầu.
Ở Sparta, thương mại và công nghiệp đểu do tư nhân kiểm soát, helot buộc phải đóng góp một phần từ những gì mình sản xuất ra để cung cấp lương thực cho chủ nô, và đặc quyền chính trị chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, hầu hết thành viên trong giai cấp thống trị không cần phải thực hiện nghĩa vụ lao động hữu ích cho xã hội. Cùng với chủ nghĩa quân phiệt, cảnh sát chìm, sự thống trị của thiểu số’, và kinh tế khép kín, hình thái Sparta có vẻ giống với chủ nghĩa phát xít hơn là chủ nghĩa cộng sản.
Chiến Thắng Và Bi Kịch Của Athens
Lợi thế của người Athens. Athens khởi đầu lịch sử của mình trong điều kiện khác hẳn với điều kiện lịch sử chi phối Sparta. Vùng Attica không phải là bối cảnh của sự xâm chiếm có vũ trang hay mâu thuẫn gay gắt giữa các chủng tộc chống đối nhau. Sự thâm nhập của người Ionian vào vùng này diễn ra dần dần và phần lớn mang tính chất hòa bình. Do đó, không có đẳng cấp quân sự nào áp đặt sự cai trị lên dân tộc bị chinh phục. Ngoài ra, sự giàu có của Attica gồm trầm tích khoáng sản, hải cảng thuận lợi hơn là tài nguyên nông nghiệp. Do đó, Athens, chưa hề là một thành phố-nhà nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp mà đúng ra là một thành phố-thành bang phát triển nhanh ngành thương mại thịnh vượng cũng như văn hóa chủ yếu là văn hóa đô thị.
Từ chế độ quân chủ chuyền sang chính thể đầu sỏ ở Athens. Cho đến giữa thế kỷ 8 TCN Athens, giống như nhiều thành phố-thành bang khác của Hy Lạp, có hình thức cai trị theo chế độ quân chủ. Trong thế kỷ tiếp theo sau, Hội đồng quý tộc, hay Hội đồng Areopagus, theo tên thường gọi, dần dần tước bỏ quyền lực của nhà vua. Sự chuyển tiếp sang một thiểu số cai trị là cả nguyên nhân lẫn kết quả của sự tập trung của cải ngày càng tăng, Việc du nhập nho và trồng ô liu vào khoảng thời gian này dẫn đến sự phát triển nông nghiệp như một hoạt động đòi hỏi nhiều vốn. Vì vườn nho và vườn ô-liu đòi hỏi một thời gian đáng kể mới sinh lợi, chỉ nông dân nào có tài nguyên dồi dào mới đủ khả năng sống với nghề này. Láng giềng của họ nghèo hơn, tằn tiện hơn nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần, nhất là khi ngũ cốc được nhập vào lúc này với giá rẻ mạt. Nông dân nhỏ không còn cách nào khác hơn là cầm cố đất, sau đó cầm cố gia đình và bản thân, với một hy vọng hão huyền rằng một ngày nào đó sẽ tìm ra lối thoát. Sau cùng, phần lớn nông dần trở thành nông nô khi không thể trả nổi số tiền cầm cố.
Mối đe dọa cách mạng và cải cách của Solon
Những tiếng kêu khốn cùng và những mối đe dọa cách mạng lúc này vang lên văng vẳng. Tầng lớp trung lưu trong thành bang tán thành yêu cầu của nông dân kêu gọi tự do hóa chính quyền. Sau cùng, năm 594 TCN, tất cả các phe phái đồng ý bổ nhiệm Solon làm quan hành chính địa phương toàn quyền tiến hành cải cách. Biện pháp Solon ban hành để điều chỉnh chính trị lẫn kinh tế. Biện pháp chính trị gồm: 1) Thành lập hội đồng mới thay thế Hội đồng quý tộc, Hội đồng Bốn trăm, và thu nhận tầng lớp trung lưu làm thành viên hội đồng; 2) Ban quyền cho các giai cấp hạ lưu bằng cách giúp họ có đủ tư cách, năng lực phục vụ Hội đồng; 3) Thành lập một tòa án tối cao, mở rộng cho tất cả công dân và được bầu chọn bằng phổ thông đầu phiếu, có quyền xử các đơn kháng cáo do quyết định của quan hành chính địa phương.
Cải cách kinh tế có lợi cho nông dân nghèo bằng cách xóa nợ cầm cố hiện có, cấm nô dịch để trừ nợ sau này, và hạn chế số lượng đất mà một cá nhân bất kỳ có thể sở hữu. Solon cũng chú ý đến tầng lớp trung lưu. Ông đưa ra một hệ thống tiền tệ mới nhằm mục đích cho người Athens hưởng lợi thế trong ngoại thương, áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với tật ăn không ngồi rồi, lệnh cho mỗi người phải dạy con cái một nghề, trao trọn đặc quyền công dân cho thợ thủ công là người nước ngoài muốn trở thành cư dân thường trú trong nước.
Sự xuất hiện chế độ độc tài
Mặc dù những cải cách này có ý nghĩa, nhưng chúng không làm giảm thái độ bất bình. Giới quý tộc bất bình vì một số đặc quyền của họ đã bị tước đoạt. Tầng lớp trung lưu và hạ lưu bất mãn vì họ vẫn còn bị loại khỏi các chức vụ quản lý hành chính địa phương, và cũng vì Hội đồng Areopagus chỉ còn một ít quyền lực là không bị ảnh hưởng. Tệ hơn nữa là việc Solon, giống như một số nhà cai trị trong thời hiện đại, muốn cho người dân thoát khỏi những rắc rối trong nước bằng cách thuyết phục họ nên bắt đầu tham gia các hoạt động mạo hiểm quân sự ở nước ngoài.
Người ta làm sống lại cuộc tranh cãi lâu đời với Megara, và người Athens ràng buộc số phận của mình với những điều bấp bênh trong chiến tranh. Xáo trộn và vỡ mộng tiếp theo sau vào năm 560 TCN do thắng lợi của Peisistratus, bạo chúa đầu tiên trong số các bạo chúa Athens. Mặc dù ông chứng tỏ mình là một bạo chúa nhân từ, nhưng dù sao ông đã làm mất phần lớn sự tự do mà người dân vừa có được trước đây, và Hippias, một trong số hai con trai của ông, là một kẻ thẳng tay đàn áp, hằn học.
Cải cách của Cleisthenes
Năm 510 TCN, Hippias bị một nhóm quý tộc lật đổ với sự giúp đỡ của Sparta. Mâu thuẫn bè phái lại dâng trào cho đến khi Cleisthenes, một quý tộc hiểu biết, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để loại đối thủ ra khỏi chính trường. Sau khi hứa nhượng bộ người dân như là phần thưởng do công của họ đã ủng hộ, ông tiến hành cải cách chính quyền theo kiểu có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng đến mức từ đó về sau người ta gọi ông là cha đẻ của chế độ dân chủ Athens. Ông tăng dân số công dân phần lớn bằng cách trao toàn quyền cho tất cả những người tự do sống trong nước tính đến thời điểm ấy. Ông thành lập Hội đồng Năm trăm mới, và biến cơ quan này thành cơ quan chính quyền chủ chốt có quyền soạn thảo các biện pháp đệ trình Hội đồng lập pháp và được quyền kiểm soát tối cao đối với các chức năng hành pháp và hành chính.
Thành viên trong cơ quan này phải được chọn bằng cách bốc thăm từ danh sách các ứng viên được chọn hay khu thành phố nhỏ đệ trình, Bất kỳ nam công dân nào trên 30 tuổi cũng đều có tư cách được chọn. Vì Hội đồng đông như thế, nên phải chia nhỏ thành 10 ủy ban, mỗi ủy ban gồm 50 thành viên, mỗi ủy ban quản lý công việc hành chính trong một tháng. Cleisthenes cũng tăng thêm quyền bính cho Hội đồng, trao quyền tranh luận, phê chuẩn hay phản dối các biện pháp do Hội đồng đệ trình, tuyên chiến, phân bổ tiền bạc, và kiểm toán tài khoản của các quan hành chánh địa phương nghỉ hưu. Sau cùng, người ta cho rằng Cleisthenes nghĩ ra biện pháp khai trừ, qua đó một công dân bất kỳ có thể nguy hiểm đối với thành phố-thành bang có thể bị lưu dày danh dự trong thời gian 10 năm. Biện pháp này hiển nhiên nhằm mục đích loại trừ những người bị tình nghi nuôi dưỡng tham vọng độc tài.
Hoàn thiện chế độ dân chủ Athens
Chế độ dân chủ Athens đạt đến mức hoàn thiện trong Thời kỳ Pericles (461-429 TCN). Chính trong giai đoạn này, Hội đồng lập pháp được quyền ban hành pháp luật ngoài quyền phê chuẩn hay phản đối đề xuất của Hội đồng quý tộc ra. Cũng chính trong giai đoạn này Ủy ban Mười tướng lĩnh nổi tiếng nắm quyền cũng gần giống như trong Nội các Anh. Tướng lĩnh được Hội đồng lập pháp chọn nhiệm kỳ một năm và có đủ tư cách được bầu chọn vô hạn. Pericles giữ chức Chief Strategus hay chủ tịch ủy ban Tướng lĩnh trong hơn 30 năm. Tướng lĩnh không chỉ là những chỉ huy đơn thuần mà còn là các quan chức lập pháp và hành pháp trong thành phố-thành bang, dần dần có được hầu hết đặc quyền mà Cleisthenes dành cho Hội đồng Năm trăm. Mặc dù có được quyền lực khổng lồ, nhưng họ không thể trở thành bạo chúa, vì chính sách của họ được Hội đồng lập pháp xét duyệt, và họ dễ được triệu tập vào cuối nhiệm kỳ một năm hoặc chính thức bị kết tội có hành động phi pháp vào bất kỳ lúc nào.
Sau cùng, chính trong Thời kỳ Pericles, hệ thống tòa án của Athens mới phát triển đến mức hoàn thiện. Không còn là tòa án tối cao để xử các đơn kháng cáo đối với quyết định của quan hành chính địa phương nữa, mà là một loạt tòa án bình dân có quyền xử tất cả các loại vụ án. Đầu mỗi năm, một danh sách 6.000 công dân được chọn bằng cách bốc thăm từ nhiều nơi khác nhau trong nước. Từ danh sách này tách riêng bồi thẩm đoàn, số lượng thay đối từ 201 đến 1001 người, cho các phiên tòa xử đặc biệt. Mỗi bồi thẩm đoàn trong số này hình thành tòa án có quyền quyết định bằng đa số bỏ phiếu thuận chống đối với từng vấn đề trong vụ án. Mặc dù một trong số các quan hành chính địa phương chủ trì, nhưng không có đặc quyền của một quan tòa, bản thân bồi thẩm đoàn là quan tòa, khi bồi thẩm đoàn phán quyết thì không được quyền kháng cáo. Thật khó hình dung một hệ thống nào dân chủ hơn hệ thống này.
Chế độ dân chủ Athens so sánh với chế độ dân chủ hiện đại
Chế độ dân chủ Athens khác với hình thức hiện đại trong nhiều khía cạnh. Thứ nhất, nó không mở rộng khắp toàn bộ dân số, chỉ dành cho tầng lớp công dân. Trong khi thật ra vào thời kỳ Cleisthenes (508-502 TCN) công dân có lẽ chiếm đa số cư dân vì ông ban quyền công dân cho cư dân nước ngoài đang thường trú, trong thời kỳ Pericles, họ chỉ là thiểu số. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng trong những hạn chế của mình, chế độ dân chủ Athens được áp dụng nhiều hơn hình thức hiện đại. Việc bầu chọn bằng cách bốc thăm của gần như tất cả các quan hành chính địa phương ngoại trừ Mười Tướng lãnh, hạn chế tất cả nhiệm kỳ của quan chức công trong thời hạn một năm, và sự trung thành không cam kết với nguyên tắc quyền đa số trong các phiên tòa xử là minh họa cho thái độ tự tin vào khả năng chính trị của người bình thường, điều chỉ có một vài dân tộc hiện đại tự nguyện chấp nhận.
Chế độ dân chủ Athens khác với quan điểm đương đại ở chỗ nó mang tính trực tiếp, chứ không phải thông qua đại diện. Trái với quan điểm truyền thống, người Athens hiểu rõ nguyên tắc đại diện, nhưng họ không hề áp dụng nó ngoại trừ theo cách hạn chế trong việc bầu chọn các thành viên trong Hội đồng Năm trăm. Họ không quan tâm đến việc được cai trị bởi những người có thanh danh và năng lực, điều họ thật sự quan tâm là đảm bảo cho mọi công dân có được tiếng nói thật sự trong việc kiểm soát các công việc công. Tóm lại, quan điểm của họ không phải là tính hiệu quả trong cai trị mà là chế độ dân chủ.
Chiến tranh Ba Tư và hậu quả
Trong thế kỷ sau cùng của sự tồn tại như một thành phố-thành bang độc lập, Athens tham gia hai cuộc chiến lớn. Thứ nhất, cuộc chiến với Ba Tư, chống lại sự bành trướng của đế chế vào khu vực phía đông Địa Trung Hải. Người Athens phẫn nộ trước cuộc xâm chiếm của người Ba Tư đối với dân tộc Ionian cùng nguồn gốc với mình ở vùng Tiểu Á, và giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh giành tự do. Người Ba Tư trả đũa bằng cách cử một đạo quân hùng mạnh và một hạm đội tấn công người Hy Lạp. Mặc dù toàn bộ đất nước Hy Lạp đang có nguy cơ bị xâm chiếm, Athens gánh lấy trách nhiệm đánh đuổi kẻ xâm lược. Nhất là Sparta, chỉ một vài sự giúp đỡ không đáng kể cho đến khi cuộc chiến gần như kết thúc.
Cuộc chiến, bắt đầu vào năm 493 TCN và kéo dài với những thời gian hòa bình xen kẽ khoảng 14 năm, thường được xem là một trong những giai đoạn có ý nghĩa nhất trong lịch sử thế giới. Chiến thắng quyết định của người Hy Lạp đặt dấu chấm hết đồi với mối de dọa xâm lăng của người Ba Tư, ít nhất, báo trước một thời kỳ mới nhấn chìm quan điểm tự do của người Hy Lạp trong chế độ chuyên chế phương Đông. Cuộc chiến cũng có tác dụng củng cố chế độ dân chủ ở Athens và làm cho thành phố-thành bang này trở thành quyền lực hàng đầu ở Hy Lạp.
Chủ nghĩa đế quốc Athens và Chiến tranh Peloponnesia
Cuộc chiến lớn trong các cuộc chiến lớn khác, Chiến tranh Peloponnesia với Sparta dẫn đến kết quả mang tính chất khác hẳn. Thay vì là một cột mốc khác trên con đường Athens nắm quyền lực thì nó kết thúc bằng bi kịch. Athens hoàn toàn khiêm nhường đến mức không bao giờ nắm lấy vai trò chủ đạo trên chính trường Hy Lạp. Nguyên nhân của cuộc chiến này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu sự sụp đổ của nền văn minh. Nguyên nhân thứ nhất và cũng là quan trọng nhất là sự phát triển chủ nghĩa đế quốc Athens. Trong năm cuối của cuộc chiến với Ba Tư, Athens kết hợp với nhiều thành phố-thành bang Hy Lạp khác để thành lập một liên minh phòng thủ và phản công gọi là Liên minh Delian. Khi đã ký hòa ước, Liên minh vẫn chưa được giải tán, vì nhiều người Hy Lạp sợ rằng người Ba Tư sẽ quay lại tấn công. Cùng với thời gian, người Athens dần dần biến Liên minh thành một đế chế hải quân vì quyền lợi riêng của mình. Athens sử dụng một số ngân quỹ trong ngân khố chung cho riêng mình. Athens cố giảm tất cả các thành viên khác xuống thành nước chư hầu, khi một trong các nước này chống dối, Athens dùng vũ lực đàn áp, tước đoạt lực lượng hải quân, áp đặt vật triều cống như thể đây là nước bị chinh phục.
Phương pháp thẳng tay như thế khiến cho người Sparta hoài nghi, họ sợ rằng quyền lãnh đạo của Athens không lâu nữa sẽ mở rộng khắp đất nước Hy Lạp.
Các nguyên nhân khác của chiến tranh Peloponnesia
Nguyên nhân quan trọng thứ hai được tìm thấy trong sự khác biệt văn hóa và xã hội giữa Athens và Sparta. Athens theo chế độ dân chủ, tiến bộ, đô thị, chủ nghĩa đế quốc, về mặt tri thức và nghệ thuật đều tiến bộ. Sparta mang tính chất quý tộc, bảo thủ, nông nghiệp, chủ nghĩa địa phương, về mặt văn hóa lạc hậu. Khi những hệ thống tương phản nhau sâu sắc như thế tồn tại cạnh nhau, thì mâu thuẫn chắc chắn sẽ phát sinh.
Có lúc thái độ của người Athens và người Sparta gần như thù địch nhau. Người Athens xem người Sparta như những kẻ man di mọi rợ. Người Sparta kết tội người Athens cố giành quyền kiểm soát các thành phố-thành bang Peloponnesia phía bắc và khuyến khích nông nô nổi dậy. Các yếu tố kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng làm cho mâu thuẫn đạt đỉnh điểm. Athens có tham vọng thống trị Vịnh Corinthian, con đường buôn bán chính với đảo Sicily và nam Ý. Điều này làm cho Athens trở thành kẻ thù truyền kiếp của Corinth, đồng minh chủ yếu của Sparta.
Sự đại bại của Athens
Chiến tranh bùng nổ vào năm 431 TCN và kéo dài đến năm 404, là một loạt tai họa khủng khiếp đối với Athens. Thương mại bị phá hủy, chế độ dân chủ bị lật đổ, dân số bị bệnh dịch hạch khủng khiếp hoành hành, giảm chỉ còn 1/10. Điều tệ hại hơn là tình trạng đạo đức suy đồi tiếp theo sau sự đại bại về quân sự. Phản bội, tham nhũng, hành động bạo tàn là những thói tật phổ biến vào một vài năm cuối cùng của cuộc xung dột. Có lần, người Athens thậm chí thảm sát toàn bộ dân số nam ở thành phố-thành bang Melos, bắt phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, với tội không chịu từ bỏ thái độ trung lập. Sau cùng, Athens bị các đồng minh bỏ rơi ngoại trừ Samos, tiếp tế lương thực bị cắt dứt, Athens không còn chọn lựa nào khác ngoài việc đầu hàng hoặc chết đói. Các điều khoản áp đặt cho Athens vô cùng khắc nghiệt: phá hủy mọi thành trì, dâng nộp toàn bộ tài sản ở nước ngoài, toàn bộ hạm đội hải quân, quy phục Sparta như một thành phố-nhà nước quản chế.
Chính Trị Sụp Đổ – Những Ngày Cuối Cùng
Xung đột tiếp tục diễn ra trong các thành phố-thành bang. Chiến tranh Peloponnesia không những kết thúc uy thế của Athens, nó còn xóa xổ tự do trong khắp thế giới Hy Lạp và ngăn chặn sự phát triển thiên tài chính trị Hy Lạp. Tiếp theo sau chiến tranh, Sparta khẳng định quyền lực đối với toàn bộ Hellas. Chính thể đầu sỏ được các đạo quân Sparta ủng hộ thay thế chế độ dân chủ ở bất kỳ nơi nào chế độ dân chủ đang tồn tại. Tịch thu tài sản và ám sát là phương pháp thường được sử dụng để trấn áp phe đối lập.
Mặc dù ở Athens, bạo chúa đã bị lật đổ, chính quyền tự do được phục hồi tạm thời, nhưng Sparta vẫn còn khả năng thống trị phần còn lại của Hy Lạp trong hơn 30 năm. Tuy nhiên, năm 371 TCN, Epaminondas xứ Thebes đánh bại đạo quân Sparta ở Leuctra, qua đó mở ra một giai đoạn uy thế Thebes. Thật không may, Thebes thể hiện sự khôn khéo, dung hòa trong cai trị kém hơn Sparta, và 9 năm sau, một sự kết hợp hình thành để giải phóng các thành phố Hy Lạp khỏi ách thông trị của kẻ đàn áp mới. Thất bại do không phá vỡ được liên minh, người Thebes giao chiến trên chiến trường Mantinea. Hai bên đều quả quyết bên mình giành chiến thắng, nhưng Epaminonda bị giết chết, và quyền lực đế chế của ông ít lâu sau cũng bị sụp đổ.
Bia cầm thạch khắc Luật chống chế độ chuyên chế, năm 338 TCN. Phù điêu chạm nổi thể hiện hình một phụ nữ (Chế độ dân chủ) đang đội vương miện cho một ông già (Nhân dân thành Athens). Luật quy định rằng nếu một người bất kỳ thiết lập chế độ độc tài ở Athens, thì người nào giết chết ông ta đểu được vô tội.
Sự chinh phục của Macedon
Một loạt cuộc chiến kéo dài đến lúc này đã đưa các thành phố-thành bang Hy Lạp đến mức kiệt sức, mặc dù vinh quang trong nền văn hóa của họ vẫn chưa bị phai mờ, nhưng về mặt chính trị, họ đã bị đánh đổ và bất lực. Số phận của họ ít lâu sau được quyết định bằng sự xuất hiện của Philip xứ Macedon. Ngoại trừ chịu một ảnh hưởng nhỏ bên ngoài của nền văn hóa Hy Lạp, thì người Macedon chỉ là những kẻ man rợ, nhưng Philip, khi trở thành nhà vua của họ, đã học cách lãnh đạo đoàn quân trong khi bị bắt làm con tin ở Thebes. Nhận thức được sự yếu kém của các thành phố-thành bang ở miền nam, ông quyết định xâm chiếm. Một loạt thành công ban đầu dẫn đến thắng lợi quyết định ở Chaeronea năm 338 TCN, ít lâu sau thống trị toàn bộ đất nước Hy Lạp ngoại trừ Sparta. Hai năm sau, Philip bị giết chết sau một loạt vụ cãi lộn ầm ĩ trong gia đình.
Alexander Đại đế
Quyền cai trị Hellas lúc này chuyển sang con trai của ông là Alexander, một thanh niên 20 tuổi. Sau khi đặt dấu chấm hết đối với mọi tham vọng ngai vàng và dập tắt một số cuộc nổi dậy yếu ớt của người Hy Lạp, Alexander nghĩ ra một kế hoạch vĩ đại, xâm chiếm Ba Tư. Hết chiến thắng này đến chiến thắng khác trong thời gian ngắn 12 năm, toàn bộ vùng Cận Đông cổ đại từ sông Ấn đến sông Nile đã được sáp nhập vào Hy Lạp, như lãnh thổ cá nhân của một con người. Alexander không sống lâu để thụ hưởng thành quả. Năm 323 TCN ông bị bệnh sốt rét ở một đầm lầy Babylon, và chết ở tuổi 33.
Ý nghĩa sự nghiệp của Alexander
Thật khó đánh giá ý nghĩa sự nghiệp của Alexander. Nô lệ đối với cảm xúc của mình, hầu như ông không xứng đáng với sự vĩ đại mà người ta thường gắn cho ông. Mặc dù ông là thiên tài quân sự, không phải bàn, nhưng ông chỉ để lại một vài công trình tưởng niệm về nghệ thuật quản lý nhà nước. Tham vọng của ông là cai trị theo kiểu vua- thần phương Đông, chứ không tán thành quan điểm tự do và công lý của người Hy Lạp. Ngoài ra, ảnh hưởng của ông trong việc phổ biến văn hóa Hy Lạp dường như đã bị phóng đại quá nhiều. Ba Tư không tán thành nhiều thể chế, tập quán Hy Lạp do sự xâm chiếm của Alexander. Ngoại trừ các thành phố của Ba Tư ở cửa sông Nile, Ai Cập vẫn còn thuộc về người Ai Cập. Ảnh hưởng từ cuộc xâm chiếm của Alexander đúng ra có tác dụng ngược lại: mở đường để cho chủ nghĩa phương Đông thâm nhập vào châu Âu mạnh hơn xưa nay – mạnh đến mức ngày nay trên thực tế vẫn còn thấy văn minh Hy Lạp chi phối.