Lý do giải thích sự phát triển đa dạng trong tín ngưỡng Do Thái
Một vài dân tộc trong lịch sử đã trải qua sự phát triển tín ngưỡng có thể so sánh với sự phát triển tín ngưỡng của người Do Thái. Các chu kỳ phát triển tín ngưỡng trải rộng từ mê tín ở dạng sơ khai nhất cho đến các khái niệm cao thượng về tinh thần và đạo đức. Một phần lời giải thích được tìm thấy trong vị trí địa lý đặc biệt của người Do Thái. Sau khi họ xâm chiếm Canaan nằm trên huyết lộ giữa Ai Cập và các nền văn minh quan trọng của châu Á, nên họ chịu nhiều ảnh hưởng vô cùng đa dạng.
Giai đoạn tiền Moses
Ít nhất có thể phân biệt được 5 giai đoạn khác nhau trong sự phát triển tín ngưỡng Do Thái. Thứ nhất, chúng ta có thể gọi là giai đoạn tiền Moses, ngay từ thời gian khởi đầu của dân tộc khoảng 1100 năm TCN. Trước hết, giai đoạn này mang đặc điểm thuyết vật linh, thờ phụng linh hồn cư trú trong rừng, trên núi, giếng và suối thiêng, thậm chí các hòn đá có hình dạng đặc biệt. Vào thời điểm này có rất nhiều hình thức ma thuật đa dạng – thuật gọi hồn, ma thuật bắt chước, hiến tế người, v.v.. Rất nhiều tàn tích của những niềm tin và thông lệ ban đầu này được ghi lại trong Kinh Cựu ước, chẳng hạn trong Đệ Nhị Luật 33: 16 ám chỉ “ngự giữa bụi gai”. Cũng như trong Sách các Vua quyển 2 6: 5-7, trong đó câu chuyện kể về cách Elisha làm chiếc bè đầu rìu bằng cách ném một mảnh gỗ xuống nước. Theo nguyên tắc ma thuật bắt chước, sự nổi của miếng gỗ trên mặt nước sẽ đưa đầu rìu nổi lên bề mặt.
Thần thánh dạng hình người
Dần dần thuyết vật linh nhường chỗ cho thần thánh dạng hình người. Dường như một vài thần thánh mới vẫn chưa có tên, tất cả thần thánh thường được gọi bằng tên chung “El”, nghĩa là, “Chúa”. Họ là thần thánh bảo vệ những nơi đặc biệt và cũng có thể bảo vệ các bộ tộc riêng lẻ. Vào thời điểm này chưa có sự thờ phụng Yahweh trên phạm vi cả nước.
Giai đoạn thờ một thần trên cả nước
Giai đoạn thứ hai, kéo dài từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN, thường được gọi là giai đoạn thờ một thần trên cả nước. Từ này có thể định nghĩa như sự thờ phụng duy nhất một thần nhưng không phủ nhận sự tồn tại của các thần thánh khác. Chủ yếu là do ảnh hưởng của Moses, người Do Thái dần dần chấp nhận vị thần của dân tộc mình trong giai đoạn này một vị thần có tên dường như được viết là “Jhwh” hoặc “Yhwh”. Không ai biết phát âm như thế nào, nhưng giới học giả thường cho rằng có lẽ được thốt ra giống như phát âm “Yahweh”. Ý nghĩa cũng khó hiểu. Khi Moses thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp con cái Israel và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?” Thiên Chúa phán với ông Moses: “Ta là Đấng Hiện Hữu, người nói với con cái Israel thế này: ‘Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em’”3. Không phải vào thời điểm này hay bất kỳ giai đoạn nào khác trong lịch sử cổ đại người Do Thái gọi chúa của mình là “Jehovah”, là do sai lầm của người Do Thái theo đạo Cơ Đốc trong thế kỷ 13 mà ra4.
Đặc điểm của Yahweh
Trong thời Moses và 2, 3 thế kỷ sau đó, Yahweh có phần nào là một vị thần đặc biệt. Người ta hiểu vị thần này gần như theo thuyết tính người, có hình hài cụ thể cũng như có cảm xúc của con người, đôi khi tính tình cũng thất thường, và đôi khi cáu kỉnh – có khả năng làm điều ác và phân xử bằng thái độ phẫn nộ cũng như có khả năng làm điều thiện, sắc lệnh người đưa ra hoàn toàn tùy tiện, và người trừng phạt kẻ nào vô tình phạm lỗi cũng dễ dàng như người phạm lỗi thật sự5. Quyền năng vô hạn hầu như không phải là một thuộc tính mà Yahweh có thể khẳng định, vì quyền lực của người chỉ giới hạn trong lãnh thổ do chính người Do Thái chiếm đóng. Khi Naaman người Syria quyết định trở thành một môn đệ của Yahweh, thì ông ta giải quyết vấn đề sự thống trị lãnh thổ chỉ bằng gánh đất Palestine tốt chất trên hai con lừa6. Nhưng bất chấp những hạn chế này, người Do Thái kính trọng Chúa của mình như một người dẫn dắt và người giải thoát duy nhất, người bảo vệ góa phụ và trẻ mồ côi, và cũng là người trả thù những điều sai lầm của dân tộc một cách nhanh chóng.
Tính ưu việt của pháp luật và nghi thức
Tín ngưỡng trong giai đoạn này chủ yếu không phải là đạo đức cũng không phải mang tính tinh thần sâu sắc. Yahweh được kính trọng như một người ban phát luật pháp và cũng là người duy trì trật tự đạo đức trong vũ trụ. Theo giải thích trong Kinh Thánh, người đưa ra Mười Điều Răn cho Moses trên đỉnh núi Sinai. Tuy nhiên giới học giả Kinh Cựu ước nói chung không chấp nhận truyền thuyết này. Họ thừa nhận rằng Mười điều răn của Chúa đã từng tồn tại trong thời Moses, nhưng họ cũng hoài nghi rằng Mười Điều Răn trong hình thức được bảo lưu trong sách Xuất hành đã có sớm hơn thế kỷ 17 TCN. Trong mọi trường hợp, điều chắc chắn là Chúa của Moses quan tâm không những sự hy sinh mà còn quan tâm đến sự tuân thủ nghi thức cũng như quan tâm đến đức hạnh tốt hay sự trong sạch của tâm hồn. Ngoài ra, tín ngưỡng không quan tâm đến vấn đề tinh thần. Tín ngưỡng không đưa ra gì cả ngoài phần thưởng vật chất trong kiếp sống này và nói chung không đề cập gì đến kiếp sống ở thế giới bên kia. Sau cùng, sự tin tưởng vào thuyết độc thần bị sụp đổ do một số thành phần thuyết định mệnh, ma thuật, và thậm chí các tập tục mê tín vẫn còn nấn ná từ thời nguyên thủy hay dần dần được các dân tộc láng giềng tiếp thu. Những yếu tố này thay đổi từ thờ rắn cho đến các lễ hiến tế đẫm máu và các cuộc truy hoan dâm loạn.
Nhu cầu cải cách
Vào thế kỷ 9 TCN, niềm tin Do Thái rất cần sự cải cách từ bên trong. Mê tín và sự sùng bái thần tượng ngày càng tăng cùng với thời gian cho đến khi sự thờ phụng Ba’al của người Phoenicia và Canaan. Thứ nhất phải hiểu nhu cầu phải có sự thay đổi đáng kể là các lãnh đạo các giáo phái khắc khổ như người Nazirite và người Rechabite, họ phản đối kịch liệt sự đồi bại của nước ngoài và hò hét việc quay trở về những gì mà họ cho là lòng mộ đạo đơn giản của ông cha mình. Để nhấn mạnh thái độ thù ghét mọi thứ thuộc về nước ngoài, họ chỉ trích những điều tao nhã của cuộc sống văn minh và thúc giục mọi người nên sống trong lều. Công việc của họ tiếp theo sau là công việc của nhà truyền giáo nhiệt tâm Elijah, lôi kéo các thầy tu trong hệ thống thờ cúng Ba’al ra khỏi bàn thờ và chính tay ông giết chết họ. Cho dù vận động chống lại hệ thống thờ cúng nhập ngoại, nhưng Elijah không phủ nhận sự hiện hữu của thần thánh, nhưng ông nhất mực cho rằng Yahweh là vị thần công chính và cũng là vị thần duy nhất mà người Do Thái nên thờ phụng.
Giai đoạn cách mạng tiên tri
Tuy nhiên, công việc thật sự quan trọng trong cải cách tôn giáo là công việc của các nhà tiên tri nổi tiếng – Amos, Hosea, Isaiah7, và Micah. Và thành tựu của họ tượng trưng cho giai đoạn thứ ba trong sự phát triển tín ngưỡng Do Thái, giai đoạn cách mạng tiên tri, khoảng thế kỷ 8 và 7 TCN. Các nhà tiên tri nổi tiếng là những người có tầm nhìn rộng hơn Elijah hay lãnh đạo của các giáo phái khắc khổ. Quan điểm của họ rất tiến bộ, họ không yêu cầu trở về một số thời kỳ đơn sơ, quy định trong quá khứ mà chỉ truyền bá rằng tín ngưỡng nên được kết hợp với triết học mới và quan niệm mới về mục đích phụng sự.
Ba giáo điều cơ bản cấu thành bản chất trong lời dạy của họ: 1) Thuyết một thần – Yahweh là chúa của vũ trụ, thần thánh của các dân tộc khác không tồn tại; 2) Yahweh là chúa duy nhất công chính. Người thật ra không phải có quyền năng vô hạn, quyền năng của Người có hạn bằng công lý và điều thiện, điều ác trên thế gian là do con người chứa không phải do Chúa; 3) mục đích của tôn giáo chủ yếu là mục đích đạo đức, Yahweh không quan tâm đến nghi lễ và vật hiến tế, nhưng con người nên “tìm kiếm công lý, giải phóng người bị áp bức, chăm sóc kẻ không cha, bênh vực góa phụ”. Hay theo lời đáp của Micah: “Hỡi Người, bạn đã được nói cho hay điều nào là tốt, điều nào ĐỨC CHÚA đòi hỏi bạn: đó chính là thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa, và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn?”.
So sánh với tín ngưỡng lâu đời hơn, khía cạnh chính trị và xã hội
Trong những giáo điều này hàm chứa thái độ phản đối dứt khoát gần như tất cả mọi thứ mà tín ngưỡng lâu đời đã bênh vực. Tuy nhiên, như thế rõ ràng không phải là đúng theo dự định của các nhà tiên tri. Họ đúng ra nhận thức được nhiệm vụ của mình là phải đưa tín ngưỡng trở về tính chất cổ đại thuần túy. Tính thô thiển trong tín ngưỡng được họ xem là những đồi bại của nước ngoài. Nhưng giống như nhiều lãnh đạo như thế, họ làm được tốt hơn điều họ biết. Thành tựu thật sự của họ đã vượt xa mục tiêu ban đầu đến mức có thể được gọi là cuộc cách mạng tín ngưỡng.
Trong chừng mực nào đó, cuộc cách mạng này cũng có khía cạnh chính trị và xã hội. Của cải tập trung vào tay thiểu số. Hàng ngàn nông dân nhỏ mất đi sự tự do của mình và phải phục tùng các chủ đất giàu có. Nếu chúng ta tin vào lời xác nhận của Amos, nạn tham nhũng hoành hành trong các tòa án luật pháp đến mức nguyên đơn trong vụ kiện đòi nợ chỉ cần hối lộ cho quan tòa một đôi giày là người bị kiện bị xử thành nô lệ. Bao trùm lên tất cả là mối đe dọa thống trị của người Assyria. Để cho quốc gia có thể đương đầu với mối đe dọa ấy, các nhà tiên tri nghĩ rằng hành động bất lương trong xã hội phải bị xóa bỏ và người ta đoàn kết trong một tín ngưỡng không có tính chất đồi bại của nước ngoài.
Tín ngưỡng không phải thuộc thế giới khác hay tín ngưỡng huyền bí
Không nên hiểu sai kết quả của cuộc cách mạng này. Nó đã xóa sạch một số hình thức đàn áp trắng trợn nhất, và trừ tận gốc những tính chất thô tục nhất từ các nguồn nước ngoài thâm nhập vào trong tín ngưỡng. Nhưng niềm tin Do Thái chưa phải là tín ngưỡng có nhiều nét giống với đạo Do Thái chính thống hiện đại, hàm chứa ít tính chất tinh thần và hầu như không có dấu vết gì của một tín ngưỡng huyền bí. Thay vì là tín ngưỡng dành cho thế giới khác, tín ngưỡng trong giai đoạn này được định hướng theo kiếp sống này, với mục đích xã hội và đạo đức – khuyến khích một xã hội hoà hợp, công chính, và thủ tiêu hành động vô nhân đạo giữa người với người – không hề ám chỉ sự cứu rỗi dành cho cá nhân ở kiếp sau. Tuy nhiên khi không có niềm tin vào thiên đàng và địa ngục hay quỷ Satan như một kẻ thù hùng mạnh của Chúa. Vong hồn của người chết sẽ xuống địa ngục và còn nấn ná ở đó một thời gian nữa trong tâm trạng ảm đạm, u sầu rồi tan biến.
Giai đoạn Lưu đày hay Câu thúc ở Babylon
Tuy nhiên, lý tưởng trong cuộc cách mạng tiên tri có lẽ thể hiện sự hoàn hảo cao nhất trong tín ngưỡng Do Thái. Sau thời gian ấy, tín ngưỡng này thay đổi tiêu điểm chú ý, lần nữa phản ứng đối với các ảnh hưởng bên ngoài. Ảnh hưởng đầu tiên trong số các ảnh hưởng này mà họ cảm nhận được trong giai đoạn Câu thúc ở Babylon từ 586 đến 539 TCN, cấu thành một giai đoạn thứ tư trong cách mạng tín ngưỡng. Do sự kết hợp với người Babylon mới, người Do Thái tiếp thu quan niệm về chủ nghĩa bi quan, thuyết định mệnh, và tính siêu nghiệm của Chúa. Họ không còn xem Yahweh quan tâm đến các vấn đề xã hội của thần dân của Người, nhưng như một hữu thể quyền năng vô hạn, không thể tiếp cận, với đặc trưng cơ bản là tính thánh thiện. Tư tưởng của người không phải là tư tưởng của con Người và cách thức của Người không phải là cách thức của con người. Nhiệm vụ chủ yếu của con người là phải tuyệt đối phục tùng ý muốn khó hiểu của Chúa.
Hình thức tín ngưỡng cũng thay đổi sâu sắc. Với những nỗ lực gần như tuyệt vọng trong việc bảo tồn nhận dạng của người Do Thái trong tư cách một dân tộc, các lãnh đạo của họ tiếp thu hoặc phục hồi tập quán và sự tuân thủ dùng để phân biệt họ như một dân tộc riêng. Thể chế Sabbath, hình thức thờ phụng trong nhà thờ Do Thái, tục cắt bao quy đầu, và những phân biệt phức tạp giữa thức ăn sạch và thức ăn không sạch lúc này mang ý nghĩa quan trọng cơ bản. Trong khi thật ra hầu hết những sự tuân thủ này có nguồn gốc xuất xứ từ giai đoạn tiền Lưu đày, nhưng vẫn chưa được xem là những điểm cơ bản trong tín ngưỡng trong nhiều năm. Ngoài ra, các nhà tiên tri dứt khoát phủ nhận tầm quan trọng của họ. Sự phát triển các quy định mở rộng về việc tiến hành nghi lễ chắc chắn làm tăng quyền lực của các thầy tu, kết quả là đạo Do Thái dần dần biến thành một tín ngưỡng giáo hội.
Giai đoạn hậu Lưu đày
Giai đoạn cuối cùng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc cách mạng tín ngưỡng Do Thái là giai đoạn hậu Lưu đày hoặc giai đoạn chịu ảnh hưởng của Ba Tư. Giai đoạn này có thể từ 539 đến khoảng năm 300 TCN. Có lẽ cũng đủ thích hợp khi cho rằng tín ngưỡng mang đặc điểm của Ba Tư. Nếu nhớ lại trong chương trước. Bái hỏa giáo là một tín ngưỡng theo thuyết nhị nguyên, tin vào Chúa cứu thế, thuộc thế giới khác, và mang tính bí truyền, trong giai đoạn tiếp theo sau Lưu đày, chính những quan niệm này được nhiều người Do Thái chấp nhận. Họ chấp nhận niềm tin xem quỷ Satan như Kẻ thù quan trọng và cũng là tác giả của điều ác.
Họ phát triển thuyết mạt thế, bao gồm những quan niệm như sự xuất hiện của đấng cứu thế tinh thần, sự sống lại của người chết và sự phân xử sau cùng. Họ chuyển sự chú ý sang sự cứu rỗi trong thế giới bên kia, xem đó là điều quan trọng hơn sự hưởng thụ trong kiếp sống này. Sau cùng, họ cũng tán thành quan niệm về tín ngưỡng khải huyền. Sách Ezekiel, chẳng hạn, được khẳng định là do Chúa biên soạn trên trời và giao cho con người với lời phán: “Hỡi con người, thấy gì cứ việc ăn!”11. Cuối cùng, quan niệm này phát triển đến mức có nhiều sách khác được xem là do Yahweh trực tiếp đọc cho một số môn đệ của Người viết. Với sự chấp nhận đức tin như những niềm tin này chẳng hạn, đức tin Do Thái phát triển từ thuyết một thần cứng nhắc và tín ngưỡng đạo đức đơn giản trong thời các nhà tiên tri.
Văn Hóa Do Thái
Những hạn chế trong thiên tài Do Thái
Trong một số khía cạnh, thiên tài Do Thái không bằng thiên tài của các dân tộc vĩ đại khác trong thời cổ đại. Thứ nhất, thiên tài này không thể hiện trong khoa học. Không có khám phá nào quan trọng trong một lĩnh vực khoa học bất kỳ được cho là của người Do Thái cổ đại. Họ cũng không tinh thông trong việc thích nghi với kiến thức của các dân tộc khác. Họ không thể bắt cầu hay đào hầm ngoại trừ loại thô sơ nhất.
Liệu họ không quan tâm đến những vấn đề này hay liệu họ quá quan tâm đến các vấn đề tín ngưỡng hay không, vẫn là điều chưa rõ. Minh hoạ duy nhất của họ yếu tố nghệ thuật chạm ngọc là những con dấu khắc giống với các con dấu của người Sumer và người Hittite, dùng để đóng dấu. Họ không có nghệ thuật kiến trúc, tượng điêu khắc, hay hội hoạ nào đáng chú ý. Đền thờ nổi tiếng ở Jerusalem không phải là công trình của người Do Thái mà là sản phẩm từ kỹ năng của người Phoenicia, vì Solomon nhập khẩu thợ thủ công ở Tyre để thực hiện những công việc phức tạp nhất.
Luật pháp Do Thái
Thiên tài của người Do Thái đúng ra được thể hiện hoàn hảo nhất trong luật pháp, văn học và triết học. Mặc dù tất cả các lĩnh vực này đều gắn liền với tín ngưỡng, nhưng chúng cũng có nhiều khía cạnh thế tục. Minh hoạ điển hình nhất trong luật pháp Do Thái là Đệ nhị luật, là nền tảng biên soạn Sách Đệ nhị luật. Bất chấp những khẳng định về tính cổ đại của nó, có lẽ đây là sự phát triển nhanh hơn của cuộc cách mạng tín ngưỡng, một phần dựa trên Luật Giao ước lâu đời, phần lớn lấy từ luật của người Canaan và người Babylon cổ đại. Nói chung, các điều khoản trong bộ luật có nhiều tiến bộ hơn các điều khoản trong bộ luật Hammurabi.
Có một điều khoản ra lệnh cấm người nghèo và người nước ngoài được hưởng tự do. Một điều khoản khác quy định rằng nô lệ Do Thái đã phục dịch sáu năm đều được trả tự do, và nhấn mạnh rằng không được bỏ đói, đuổi nô lệ đi. Điều khoản thứ ba quy định rằng quan tòa và các quan chức khác nên để cho dân chọn và cấm họ nhận quà cáp hay thiên vị trong mọi hình thức. Điều khoản thứ tư lên án thuật phù thủy, bói toán và thuật gọi hồn. Điều khoản thứ năm tuyên bố bãi bỏ hình phạt của con do lỗi của cha mẹ và khẳng định nguyên tắc cá nhân phải chịu trách nhiệm vì tội của mình. Điều khoản thứ sáu cấm việc lấy lãi đối với tất cả các loại tiền cho vay giữa người Do Thái với nhau.
Điều khoản thứ bảy yêu cầu rằng vào mỗi bảy năm, phải “xóa” nợ. “Mỗi chủ nợ cho láng giềng vay phải xóa nợ này, cho dù người vay không phải là láng giềng, hay anh em của chủ nợ đi nữa… sao cho giữa các người không có người nghèo”.
Quan điểm dân chủ và chủ nghĩa bình đẳng. Như người ta thường nghĩ từ hoàn cảnh phát triển bộ luật, mục đích chính của Đệ nhị luật là đưa vào xã hội Do Thái một đặc điểm dân chủ và bình đẳng hơn. Tác giả không quan tâm đến các nguyên tắc trừu tượng. Chẳng hạn, họ không lên án tệ mua bán nô lệ như một hành động sai trái, họ chỉ tìm cách ngăn cản nguy cơ nô dịch hóa người Do Thái thường xuyên. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là bộ luật này cung cấp một chế độ dân chủ và chính trị nhiều hơn luật pháp của bất kỳ quốc gia phương Đông nào ngoại trừ Ai Cập. Ngay cả bản thân nhà vua cũng bị cấm tích lũy tài sản hoặc nuông chiều mình trong sự xa hoa phô trương.
Không có chế độ chuyên quyền quân sự nào theo kiểu Assyria hay Babylon được chấp nhận. Nhà vua quan trọng hơn cả luật pháp nhưng dứt khoát phải tuân thủ luật pháp, nhà vua phải sao lại cho mình một bản thứ hai của luật này vào một cuốn sách, và “phải đọc mọi ngày trong đời mình, để học cho biết kính sợ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của vua, biết giữ mọi lời trong luật này và mọi thánh chỉ ấy, và đem ra thực hành. Như vậy lòng vua không kiêu ngạo với anh em mình, và nhà vua không trệch khỏi mệnh lệnh mà qua bên phải bên trái, để vua và con cháu được trị vì lâu ngày ở giữa Israel”14. Ngoài ra, quyền lực của nhà vua và của các quan lại cũng bị giới hạn.
Quản lý tư pháp gần như chừa cho thần dân kiểm soát. Trong các vụ tội gây nhiều tranh cãi, các bậc trưởng lão trong thành phố quyết định, nhưng hình phạt quy định trong bộ luật nói chung buộc gia đình nạn nhân hay cộng đồng phải gánh chịu. Việc trưng dụng, cưỡng bách lao động phục vụ ở nước ngoài cũng bị nghiêm cấm, và miễn trừ nghĩa vụ quân sự dành cho người nào đã cất được nhà mới, trồng được vườn nho mới, hoặc mới cưới vợ, và thậm chí cũng miễn cho những người nào “sợ hãi và sờn lòng? Người ấy hãy đi về nhà và đừng làm cho các anh em mình nản lòng như mình”15.
Văn học Do Thái
Văn học Do Thái là văn học hay nhất phương Đông xưa nay chưa từng có. Gần như tất cả văn học này đều được bảo tồn trong Kinh Cựu ước và của các quyển sách gọi là Ngụy thư. Ngoại trừ một số phần rời rạc như Bài ca Deborah trong sách Thủ lĩnh 5, thật ra không mang tính cổ đại như người ta thường nghĩ. Hiện nay giới học giả công nhận rằng Kinh Cựu ước chủ yếu được hình thành bằng một loạt các tập hợp và sửa lại (soạn lại) trong đó nhiều phần rời rạc cũ và mới được hợp nhất và thường quy cho tác giả thời cổ đại, như Moses, chẳng hạn. Nhưng cổ nhất trong số những phần soạn lại này cũng không sớm hơn năm 850 TCN. Đa số các quyển sách trong Kinh Cựu ước thậm chí có từ giai đoạn gần đây hơn, dĩ nhiên, ngoại lệ một số sử biên niên.
Như người ta thường nghĩ theo logic, các sách triết học được viết trong thời gian gần đây. Mặc dù đa số các bài Thánh vịnh quy cho Vua David, và nhiều bài trong số này thật ra ám chỉ các sự kiện thời Câu thúc. Điều chắc chắn là tuyển tập nói chung là các tác phẩm trong nhiều thế kỷ. Gần đây nhất trong số tất cả các quyển sách này là sách Giảng viên, Esther, và Daniel, được biên soạn không sớm hơn thế kỷ 3. Tương tự, Ngụy thư, hay sách có quyền bính tín ngưỡng đáng ngờ, không nhìn thấy chân lý thời đại cho đến khi nền văn minh Do Thái gần như mai một. Một số, như sách Maccabees quyển I và II, kể lại các sự kiện thuộc thế kỷ 2 TCN. Số sách khác bao gồm sách Khôn ngoan của Solomon và sách Enoch được biên soạn với ảnh hưởng của triết học Hy Lạp phương Đông.
Amos bản cáo trạng hành động bất lương trong xã hội. Không phải tất cả các tác phẩm của người Do Thái đều mang giá trị văn học cao. Có nhiều sử biên niên lặp đi lặp lại, nhàm chán.
Nhưng dù sao, trong hầu hết số tác phẩm này, dù trong hình thức bài ca ra trận, lời tiên tri, thơ tình cảm trữ tình, hay kịch, đều có vần điệu phong phú, hình ảnh cụ thể, và sức sống cảm xúc. Một vài đoạn trong một ngôn ngữ bất kỳ còn hơn cả bản cáo trạng hành động bất lương trong xã hội được nhà tiên tri Amos lên tiếng:
Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ.
Các ngươi thầm nghĩ:
“Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa; bao giờ mới hết ngày sabbath, để ta bày lúa thóc ra?
Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại và quả cân nặng thêm;
Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ.
Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ;
cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán”.
Sách Diễm ca
Hay nhất trong các bài thơ trữ tình Do Thái là Diễm ca, hay Bài ca tuyệt diệu của Solomon. Chủ đề của nó hoàn toàn phát xuất từ một bài hát ca ngợi mùa xuân của người Canaan cổ đại, ca ngợi tình cảm say đắm của Shulamith hay nữ thần sinh sản đối với nhân tình, nhưng từ lâu đã mất đi ý nghĩa ban đầu. Các vần thơ sau điển hình cho vẻ đẹp nhục cảm:
Em là đóa thủy tiên của Sharon đồng bằng
là bông huệ thắm hồng trong thung lũng.
Bạn tình tôi giữa đoàn thiếu nữ,
có khác gì cánh huệ giữa bụi gai.
Người yêu của tôi: khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào,
nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng.
Đầu chàng: khối vàng ròng tinh luyện,
mái tóc chàng gợn sóng nhánh cỏ non,
đen huyền chim ở thước.
Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mình,
như đôi bồ câu tắm bên dòng suối sữa.
Đôi má chàng tựa luống hoa thơm,
như vầng phương thảo.
Cặp môi chàng là đóa huệ thắm tươi,
chứa chan tươm mộc được.
Đẹp chừng nào, công nương hỡi,
gót sen thả nhẹ, đôi hài xinh xinh!
Lưng ong uốn mềm như chiếc vòng trang sức
bàn tay nghệ sỹ khéo tạc nên.
Sách Job
Một vài nguồn có uy tín phủ nhận thành tựu cao nhất trong thiên tài văn học Do Thái là sách Job. Về hình thức, tác phẩm là một vở kịch về cuộc đấu tranh đầy kịch tính giữa con người với số phận. Chủ đề trọng tâm trong sách là chủ đề của điều ác: làm cách nào một người công chính phải đau khổ trong khi nhìn thấy kẻ ác vẫn sống phè phỡn. Câu chuyện này là một câu chuyện lâu đời, có lẽ phỏng theo một tác phẩm của Babylon mang cùng một nội dung, nhưng người Do Thái đưa vào câu chuyện sự duy lý hóa các khả năng có thể trong triết học sâu sắc hơn.
Nhân vật chính, Job, một người có đức hạnh không thể phủ nhận, đột nhiên phải gánh chịu một loạt tai hoạ: bị tước đoạt tài sản, con cái bị giết, cơ thể bị bệnh tình dằn vặt. Thái độ của Job trước tiên là thái độ nhẫn nhục cam chịu khắc kỷ, phải chấp nhận điều ác cùng với điều thiện. Nhưng lúc sự đau khổ của Job càng nhiều thì ông lại rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Ông nguyền rủa ngày mình sinh ra và muốn được chết, nơi “điều ác không còn quấy rầy và điều buồn chán sẽ kết thúc”.
Vấn đề điều ác
Tiếp đến là cuộc tranh luận kéo dài giữa Job cùng bạn bè về ý nghĩa của điều ác. Bạn bè Job theo quan điểm Do Thái truyền thống cho rằng mọi đau khổ là hình phạt dành cho tội lỗi, và những ai hối lỗi đều sẽ được tha thứ và tính cách được củng cố. Nhưng Job không thỏa mãn với tất cả lập luận này. Bị giằng xé giữa hy vọng và thất vọng, ông cố gắng xem lại vấn đề từ mọi góc độ. Thậm chí ông nghĩ khả năng mà cái chết mang lại không thể là sự kết thúc, và có thể có một số điều chỉnh cân bằng sau đó. Nhưng tâm trạng thất vọng lại quay trở lại, và ông quyết định rằng Chúa là một quỷ dữ có quyền năng vô hạn, tiêu diệt không chút nhân từ bất kỳ nơi nào theo tính thất thường hay giận dữ của Người. Sau cùng, trong nỗi thống khổ, ông khẩn cầu Đấng quyền năng hiện ra và chỉ cách của Người cho con người.
Chúa trả lời ông bằng cơn gió lốc với sự phơi bày kỳ vĩ những tác phẩm vĩ đại trong tự nhiên. Cảm thấy được sự vô nghĩa của chính mình và vẻ đẹp hùng vĩ khôn tả của Chúa, Job khinh miệt bản thân và hối lỗi trong tro bụi. Cuối cùng chưa có cách giải quyết vấn đề đau khổ ở cá nhân. Không có lời hứa nào cho sự chuộc lỗi ở kiếp sống trong thế giới bên kia, và Chúa cũng không có nỗ lực nào để bác bỏ thái độ bi quan vô vọng của Job. Con người phải cảm thấy được an ủi trong suy nghĩ triết lý rằng vũ trụ vĩ đại hơn mình, và Chúa đang theo đuổi những mục đích cao cả của Người không thể bị giới hạn theo chuẩn mực điều thiện và tính công bằng của con người.
Triết học Do Thái, minh hoạ đầu tiên
Các triết gia Do Thái hơn hẳn nhiều dân tộc khác trước người Hy Lạp với ngoại lệ có thể của người Ai Cập. Trong khi họ không phải là những nhà siêu hình xuất sắc và chưa hình thành lý thuyết nào quan trọng về vũ trụ, thì họ lại quan tâm đến hầu hết những vấn đề liên quan đến cuộc sống và số phận của con người. Tư tưởng của họ chủ yếu mang tính cụ thể hơn là trừu tượng. Có lẽ tác phẩm đầu tiên trong số các tác phẩm của họ mang đặc điểm triết học rõ nét là sách Châm ngôn trong Kinh Cựu ước và sách Huấn ca trong Ngụy thư. Ở hình thức sau cùng, cả hai đều được biên soạn trong thời gian gần đây, nhưng phần lớn nội dung mà chúng hàm chứa chắc chắn có từ thời cổ đại.
Không phải tất cả đều là nguyên bản, vì một phần đáng kể lấy từ các nguồn Ai Cập, nhất là lấy từ các tác phẩm của Amenemope, sống khoảng 1000 năm TCN. Triết lý trong sách Châm ngôn và sách Huấn ca không sâu sắc lắm và có thể được xem là tượng trưng cho suy nghĩ trưởng thành của dân tộc Do Thái. Gần như mang tính chất đạo đức, nhưng sự hấp dẫn chủ yếu là những cân nhắc thận trọng, không phải về ý Chúa hoặc về một chuẩn mực tuyệt đối về điều thiện và điều ác, mà là những lời dạy cơ bản: phải biết kiềm chế, chuyên cần, khôn ngoan, và chân thật, và chắc chắn bạn sẽ được thưởng bằng sự giàu có, trường thọ, và được nhân loại biết tiếng. Trong các đoạn riêng biệt như sau có thể thấy sự công nhận các động cơ thúc đẩy sự đồng cảm hay tôn trọng nhiều hơn đối với quyền của người khác: “Chế giễu kẻ lâm cảnh túng nghèo là sỉ nhục Đấng tạo thành nên họ. Vui mừng khi người gặp tai ương thì sẽ không thoát khỏi án phạt”16.
Sách Giảng viên
Triết học phê phán và sâu sắc hơn được hàm chứa trong sách Giảng viên, một quyển sách trong Kinh Cựu ước, không nên nhầm với sách Giảng viên trong Ngụy thư (Apocryphal Ecclesiasticus) như đã nêu ở phần trên, vẫn chưa rõ tác giả sách Giảng viên. Trong nhiều cách giải thích, người ta quy cho Solomon, nhưng chắc chắn ông không viết sách này, vì nó bao gồm nhiều giáo điều và hình thức thể hiện vẫn còn xa lạ đối với người Do Thái hàng trăm năm sau khi ông chết. Các nhà phê bình hiện đại cho rằng niên đại của sách từ không sớm hơn thế kỷ 3 TCN. Quan điểm triết học cơ bản của sách có thể tóm lược như sau:
1) Thuyết cơ giới. Vũ trụ là một cỗ máy xoay vần vĩnh hằng không hề có chứng cứ của một mục đích hay mục tiêu bất kỳ. Không có gì lạ dưới ánh mặt trời, không có sự tiến bộ, đơn thuần chỉ là sự lặp đi lặp lại quá khứ liên tục. Mặt trời mọc và mặt trời lặn, sinh và tử là những giai đoạn riêng biệt trong các chu kỳ tuần hoàn.
2) Thuyết định mệnh. Con người là nạn nhân của ý thích chợt nảy ra của số phận. Không có mối quan hệ nhất thiết nào giữa nỗ lực và thành công: “Không phải người nhanh thắng cuộc, không phải kẻ mạnh luôn giành phần thắng, không phải người hiểu biết mới có lương thực để ăn… mà thời gian và cơ hội đều đến với tất cả mọi người”.
3) Thái độ hoài nghi. Không thể hiểu được sự việc sau cùng. Không có chứng cứ nào về linh hồn hay kiếp sống sau khi chết. Con người và dã thú đều giống như nhau: “tất cả đều bắt đầu từ tro bụi và tất cả phải trở về tro bụi”.
4) Thái độ bi quan. Tất cả chuyện phù phiếm và điều phiền toái của tinh thần. Thanh danh, giàu có, vui thú quá đáng là những cám dỗ và sau cùng chỉ là ảo giác. Mặc dù khôn ngoan tốt hơn sự điên rồ, thậm chí cũng không phải là yếu tố của chủ yếu dẫn đến hạnh phúc, vì càng hiểu biết sẽ nhận thức đau khổ sâu sắc hơn. Chỉ có thanh danh và vui thích trong công việc trong tầm kiểm soát của mình mới được nhiều tưởng thưởng.
5) Điều độ. Những hành động cực đoan trong chủ nghĩa khổ hạnh và nuông chiều đều nên tránh. “Đừng nên trở thành người công chính quá mức… cũng đừng nên trở thành người độc ác quá mức: tại sao người phải chết trước thời điểm của mình?”17.
Tầm Ảnh Hưởng Do Thái
Tính chất ảnh hưởng Do Thái
Ảnh hưởng của người Do Thái, như ảnh hưởng của hầu hết các dân tộc phương Đông khác, chủ yếu mang tính chất tín ngưỡng và đạo đức. Trong khi Kinh Cựu ước được xem là nguồn truyền cảm hứng đối với phần lớn văn học và nghệ thuật trong Thời kỳ phục hưng và các nền văn minh đầu tiên, thì điều này phần lớn cũng được tạo ra vì Kinh Thánh là tài liệu quen thuộc như một phần trong di sản tín ngưỡng thừa kế. Cũng cùng cách giải thích này có thể áp dụng cho việc sử dụng Kinh Cựu ước như một nguồn luật pháp và lý thuyết chính trị của tín đồ theo đạo Calvin trong thế kỷ 16, và của nhiều tín đồ Ki-tô giáo trước và sau đó.
Nền tảng Do Thái trong đạo Cơ Đốc: niềm tin của người Pharisee
Nhưng các vấn đề này không có nghĩa rằng ảnh hưởng của người Do Thái là không đáng kể. Trái lại, lịch sử của gần như hầu hết các nền văn minh phương Tây trong 2.000 năm qua về cơ bản sẽ khác hẳn nếu không có di sản kế thừa Israel. Vì điều cần nhớ là niềm tin Do Thái nằm trong số các nền tảng chính của đạo Cơ Đốc. Mối quan hệ giữa hai tín ngưỡng thường bị hiểu nhầm. Phong trào do chúa Jésus ở Nazareth khởi xướng thường được mô tả như cuộc nổi dậy chống lại Do Thái giáo, nhưng thực tế chỉ một phần như thế.
Vào kỷ nguyên Cơ Đốc, dân tộc Do Thái chia thành ba giáo phái chính: giáo phái Pharisee chiếm đa số, và hai giáo phái thiểu số Sadducee và Essene. Người Pharisee tượng trưng cho tầng lớp trung lưu và một số thường dân có trình độ cao hơn. Họ tin vào sự phục sinh, tin vào phần thưởng và hình phạt sau khi chết, và tin vào sự quang lâm của một đấng cứu thế chính trị. Mang đậm chủ nghĩa dân tộc, họ tán thành việc tham gia chính quyền và trung thành với nghi thức cổ đại. Họ tôn trọng tất cả các phần trong bộ luật gần như có ý nghĩa quan trọng vô song, cho dù họ có áp dụng vào các vấn đề nghi thức hay các quy định đạo đức xã hội hay không.
Người Sadducee và người Essene
Cùng tượng trưng cho các phân tầng xã hội khác nhau, giáo phái thiểu số bất đồng với người Pharisee trong cả hai vấn đề tín ngưỡng và chính trị. Người Sadducee, gồm các thầy tu và tầng lớp giàu có hơn, nổi tiếng nhất vì sự phủ nhận phục sinh, thưởng phạt trong thế giới bên kia. Mặc dù ít nhất trong nhất thời họ chấp nhận sự cai trị của người La Mã, nhưng thái độ của họ đối với luật pháp cổ đại thậm chí có phần linh động hơn thái độ của người Pharisee, Giáo phái của người Essene, chiếm thiểu số trong số các giáo phái, có lẽ có nhiều ảnh hưởng nhất. Các thành viên giáo phái, xuất thân từ tầng lớp hạ lưu, theo chủ nghĩa khổ hạnh và rao giảng thế giới bên kia như phương tiện đấu tranh chống lại của cải và quyền lực của các thầy tu và các nhà cai trị.
Họ ăn uống chỉ đủ để sống, tất cả hàng hóa đều thuộc quyền sở hữu chung, và xem hôn nhân như một điều vô cùng xấu. Ngoài việc là những người yêu nước cuồng tín, họ có thái độ dửng dưng đối với chính quyền và từ chối không tuyên thệ với bất kỳ điều kiện nào. Họ nhấn mạnh đến các khía cạnh tinh thần của tín ngưỡng hơn là khía cạnh nghi thức và đặc biệt nhấn mạnh đến sự bất tử của linh hồn, sự quang lâm của đấng cứu thế và sự hủy diệt đầu tiên của thế giới. Thành viên đáng lưu ý nhất trong số họ dường như John Tẩy giả, mặc dù sau này ông không công nhận giáo phái với lý do đây chỉ là sự chuẩn bị cho các môn đồ chứ không phải cho cả dân tộc nói chung tiếp đón sự quang lâm của đấng cứu thế. Chính ông là người cung cấp sự liên kết thấy rõ giữa những người Essene và số tín đồ Ki-tô giáo đầu tiên.
Các bản thảo ở Biển Chết
Cho đến thời gian gần đây, giới học giả với kiến thức độc lập của mình về người Essene hầu như chỉ đưa vào các nguồn tư liệu phụ. Nhưng vào năm 1947, một người chăn cừu Ả Rập vô tình mở ra một trong những khám phá ngoạn mục nhất với chứng cứ tư liệu và lịch sử thế giới. Trong lúc tìm cừu bị lạc trên bờ biển phía tây Biển Chết, ông ném một hòn đá xuống một lỗ sâu trong núi đá và nghe tiếng động kì lạ đến mức ông phải hoảng hốt bỏ chạy. Tuy nhiên, khi trở lại cùng với một người bạn để tìm hiểu thực hư ra sao, hai người phát hiện một hang động trong đó có đến khoảng 50 lọ đất hình trụ với nhiều chữ viết trên giấy da.
Theo nghiên cứu của giới học giả, số giấy da này cho biết sự tồn tại ở đây của một cộng đồng thầy tu trong khoảng từ 130 TCN đến 167. Các thành viên trong cộng đồng này sống một cuộc sống khiêm nhường, phủ nhận cái tôi, cùng sở hữu chung tài sản, dành trọn thời gian để cầu nguyện, làm phép bí tích, nghiên cứu và sao chép sách Kinh Thánh. Họ tin tưởng vào sự quang lâm của đấng cứu thế, diệt trừ điều ác, và thiết lập vương quốc của Chúa trên trái đất. Họ có thuộc về giáo phái của người Essene hay không vẫn còn là một bí ẩn.
Ảnh hưởng của người Do Thái đối với đạo Cơ Đốc
Tất cả các nhánh Do Thái giáo ngoại trừ người Sadducee đều có nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của đạo Cơ Đốc. Quả thật, nhiều tín đồ Ki-tô giáo cho rằng tôn giáo của mình là sự bổ sung và hoàn thiện tôn giáo của người Do Thái. Từ các nguồn Do Thái, đạo Cơ Đốc có được thuyết nguồn gốc vũ trụ, hay cosmogony. Mười Điều Răn, và một phần lớn thần học. Chính chúa Jésus, mặc dù người lên án người Pharisee vì sự tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối và đạo đức giả, nhưng không hề phủ nhận tất cả giáo điều của họ. Giống như họ, chúa Jésus tôn trọng các lời tiên tri, tin vào thưởng phạt sau khi chết, và cho rằng dân Do Thái là dân tộc được Chúa chọn. Thay vì thủ tiêu luật pháp cổ đại, như người ta thường nghĩ.
Người yêu cầu hoàn thiện luật pháp này, nhưng không nên xem luật pháp ấy là một phần cơ bản trong tôn giáo. Ở mức độ nào đó, niềm tin và thông lệ trong đạo Cơ Đốc được định hình bằng đạo Do Thái cấp tiến hơn của người Essene hay không là một vấn đề mà lời đáp cần phải nghiên cứu thêm mới biết. Có lẽ ảnh hưởng cơ bản không nhiều. Nhưng dù sao, chúng ta biết rằng nhiều tín đồ Ki-tô giáo ban đầu theo chủ nghĩa khổ hạnh, có thái độ dửng dưng đối với chính quyền, cùng sở hữu chung tài sản, và tin vào ngày tận thế sắp xảy ra. Lẽ đương nhiên, những so sánh này không có nghĩa là đạo Cơ Đốc chỉ là sự mô phỏng niềm tin và thông lệ xuất phát từ Do Thái giáo. Theo nhiều yếu tố khác nhau, trong tôn giáo có nhiều nét độc đáo, nhưng đây là chủ đề có thể đề cập thuận tiện hơn trong một sự kết hợp khác18.
Ảnh hưởng đạo đức và chính trị của người Do Thái
Ảnh hưởng đạo đức và chính trị của người Do Thái cũng rất đáng kể. Quan niệm đạo đức của họ là yếu tố hàng đầu trong sự phát triển phương pháp tiếp cận tiêu cực đối với đạo đức học thịnh hành một thời gian khá dài ở các nước phương Tây. Đối với người Do Thái cổ đại, “công chính” chủ yếu bao gồm sự tuân thủ những điều cấm kị. Mặc dù đạo đức học tích cực, lòng nhân đức và công bằng xã hội đã tạo ra những bước tiến dài trong thời các nhà tiên tri sự tiến bộ này đến lượt nó một phần bị lu mờ trong sự trỗi dậy ảnh hưởng của giới thầy tu trong giai đoạn tiếp theo sau bán chổi quét nhà.
Do đó, Torah hoặc Ngũ Thư (5 quyển đầu trong Kinh Cựu ước), bao gồm lề luật hành vi cá nhân đối với người Do Thái, nhồi nhét những điều cấm đoán nghi thức. Trong ảnh hưởng chính trị, ghi chép mang nhiều ấn tượng hơn. Quan điểm của người Do Thái về sự cai trị hạn chế, quyền tối cao độc lập của luật pháp, tôn trọng chân giá trị và giá trị của cá nhân phải nằm trong số các ảnh hưởng tạo thành quan trọng định hình sự phát triển chế độ dân chủ hiện đại. Lúc này gần như mọi người đều công nhận rằng các truyền thống Do Thái giáo cũng góp phần quan trọng với ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc và triết học Khắc kỷ như nhau, trong việc nuôi dưỡng sự thừa nhận quyền con người và khuyến khích sự phát triển của xã hội tự do.
ĐỌC TIẾP
Diễn đạt mục đích và nguyên nhân trong tiếng nhật
Diễn đạt mục đích và nguyên nhân là hai tình huống giao tiếp thường gặp. Bài này chỉ dẫn cách sử dụng tiếng Nhật cho việc này.
Nov
Gợi ý cách luyện nghe sơ cấp hiệu quả
Những bạn mới học tiếng Anh sẽ cực kỳ hoang mang khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh, vì không hiểu gì cả. Bạn cần luyện nghe một cách
Apr
A golden key can open any door – Có tiền mua tiên cũng được
Thành ngữ A golden key can open any door nghĩa là nếu bạn có đủ tiền trong tay thì có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn.
Apr
Thành ngữ tiếng Anh về tình bạn
Tiếng Anh, hay bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có rất nhiều thành ngữ về tình bạn. Bài viết này giới thiệu 10 thành ngữ phổ biến về chủ đề
Feb
Kính viễn vọng Gaia phát hiện hơn 350 tiểu hành tinh có vệ tinh ẩn
350 mặt trăng chưa từng được biết đến trước đây quay quanh các tiểu hành tinh trong hệ mặt trời được kính Gaia phát hiện
Aug
Truyện ngắn Cơ quan Độc lập – Murakami Haruki
Murakami Haruki Phạm Vũ Thịnh dịch Trên đời này vẫn có một loại người nội tâm quá chân chất ngay thẳng, mà chính vì vậy lại bị buộc phải sống một cuộc
Sep
Xu hướng đặt tên cho trẻ em Nhật Bản
Tên gọi em bé như một tấm gương phản chiếu thời đại, điều này đặc biệt đúng với các trẻ em ở Nhật Bản khi cha mẹ luôn đặt tên
Apr
Sự khác nhau giữa each và every về mặt văn phạm
Each và every trong một số ngữ cảnh có thể dùng thay thế nhau, nhưng giữa chúng có khác biệt rất lớn về văn phạm. Vì một từ là để
Nov
Galileo và sự khởi đầu của thiên văn học hiện đại
Trong nhiều ngàn năm, kể từ thời Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, thiên văn học gần như giậm chân tại chỗ và khóa kín trong những ý tưởng
Dec
Siêu máy tính: Cứu tinh trước thảm họa khí hậu
Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" Trái Đất, có khả năng dự đoán thời tiết siêu nhanh
Apr
Quán cafe Kiwuki, một thoáng Đà Lạt trong vùng Dambri
Vùng đất Dambri của Bảo Lộc có khí hậu mát mẻ, trong lành, gần như Đà Lạt. Quán cafe Kiwuki vừa khai trương gần đây đang trở thành điểm check
Feb
Những thành ngữ tiếng Anh về trẻ con
Ankle biter Ý nghĩa: Một từ tiếng lóng phát xuất tại Mỹ vào thế kỷ 19, dùng chỉ một đứa bé Children should be seen and not heard Một câu
Mar