Những bộ tóc giả này được gọi là tóc giả tư pháp, được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực.
Hình ảnh những vị thẩm phán và luật sư đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Vị vua Charles đệ nhị, một vị vua từng sống lưu vong ở Pháp, đã cho nhập khẩu những bộ tóc giả từ Pháp; vào nước Anh trong năm 1660. Với lí do là bởi vì những bộ tóc này đang là phong cách “thời thượng” dành cho những quý ông giàu có và quyền lực thời điểm này. Bộ tóc này khẳng định người đội nó có một vị thế xã hội cao hơn thường dân.
Chính vua Anh đã chỉ thị giới thẩm phán và luật sư nước Anh đội những bộ tóc này. Điều này như một cách để khẳng định vị thế uy quyền của mình nơi tòa án. Đến thế kỷ 18, dù bộ tóc giả không còn là mốt thời trang đại chúng nữa, giới tư pháp tại Anh và châu Âu vẫn xem nó như một phần quan trọng trong văn hóa và trang phục tòa án của mình.
Ngày nay, bên cạnh tính biểu tượng, người ta dùng chúng còn để đảm bảo sự “vô danh tính”, giúp che giấu danh tính của các thẩm phán; luật sư giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa.
Đọc thêm:
Tìm hiểu về vũ khí cận chiến thời cổ đại: kiếm, lao, giáo
Danh chính ngôn thuận trong cái nhìn của Khổng Tử
Hầu hết các hệ thống tư pháp hiện nay trên thế giới đều yêu cầu các thẩm phán phải mặc đồ đen, hoặc tông màu tối hoặc trang trí màu đen. Nguồn gốc của áo choàng thẩm phán tông đen có thể bắt nguồn từ nước Anh vào thế kỷ 17. Lịch sử ghi lại rằng sau cái chết của Nữ hoàng Mary II của Anh vào năm 1694, tất cả các thẩm phán. của nước Anh mặc một chiếc áo choàng đen đến đám tang của cô. Các thẩm phán này tiếp tục mặc áo choàng đen như một cách để thương tiếc và tưởng nhớ bà trong nhiều năm tiếp theo. Cũng trong thời kỳ này, nước Anh nhanh chóng trở thành đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, với hệ thống thuộc địa toàn cầu như trong câu nói nổi tiếng “mặt trời không bao giờ lặn ở Anh”.
Văn hóa tư pháp của Anh được nhân rộng, đặt nền móng cho nhiều hệ thống tư pháp hiện đại trên thế giới, và màu đen nhanh chóng được công nhận là màu “chuẩn” của áo choàng thẩm phán. Màu đen được sử dụng rộng rãi làm màu áo choàng của các thẩm phán, vì hầu hết các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Cơ đốc giáo coi nó là biểu tượng của sự trung lập, uy quyền, phẩm giá và khiêm tốn. nhường nhịn – những đức tính cần có đối với vị trí người nắm giữ cán cân công lý.
Việc thẩm phán và luật sư đội tóc giả trắng, mặc áo choàng đen là biểu thị hai thái cực của sự rõ ràng, minh bạch giữa công lý và tội ác. Và tóc màu trắng trên đầu là công lý tối thượng. Khi đội vào, thì người làm công việc đó chỉ có nhiệm vụ vạch ra rõ ràng trắng đen, thị phi.