Myanmar (Miến Điện) xưa là từng là 1 quốc gia hùng cường trên địa bàn Đông nam Á. Họ từng là mối đe dọa nguy hiểm đối với nhiều nước gồm cả nhà Thanh hay các tiểu quốc Thái. Sức mạnh của Miến Điện phần lớn phụ thuộc vào sự bành trướng của chế độ quân sự Myanmar mà hệ quả của nó là quyền lực của quân phiệt kéo dài tới tận ngày nay, vượt trên quyền lực dân sự.
Buổi sơ khai của quân đội hoàng gia Miến Điện
Thế nhưng trước thế kỷ 11 thì Miến Điện chỉ là 1 vùng đất bị chia năm xẻ bảy với các tộc người khác nhau cùng sinh sống và tranh bá xưng hùng: ở miền đồng bằng hạ lưu sông Irrawaddy là người Mon thuộc nhóm ngữ hệ Mon-Khmer, ven vịnh Bengal có nhóm Rakhine, chếch phía trên họ là người Manipuri và trong vùng nội địa theo hướng ngược lên miền cao thì có người Pyu lập quốc cùng các nhóm Shan (Thái Lự) ở vùng rẻo cao giáp giới Vân Nam.
Cùng với sự hưng thịnh của nhà nước Nam Chiếu tại Vân Nam thì người Miến Điện đích thực – chủ thể của cái tên Miến Điện, thuộc nhóm nhóm ngữ hệ Hán – Tạng đã lần lượt theo chân các binh đoàn Nam Chiếu tràn vào đất miến định cư, dồn đuổi, chinh phục hay tiêu diệt các nhóm bản địa trước đó.
Dù nhà nước Pagan sơ khai đã được hình thành vào năm 849 nhưng mãi cho tới khi vua Anawrahta đăng cơ vua của đế quốc Pagan vào ngày 11 tháng 8 năm 1044 thì chính từ thời điểm ấy, cái tên Miến Điện mới bắt đầu có tên trên bản đồ thế giới.
Do là 1 trong nhóm người tới sau cùng nên người Miến nhanh chóng vấp phải sự chống trả từ các nhóm bản địa sở tại. Tình hình này đã đòi hỏi buộc người Miến phải có riêng 1 chế độ quân sự hoàn bị riêng nếu muốn có thể tồn tại trên mảnh đất màu mỡ này hoặc không thì sẽ bị bay màu.
Tất nhiên vương quốc Pagan, triều đại đầu tiên của người Miến vào thời sơ khai cũng chỉ có thể điều động quân đội bằng cách huy động dân đi làm lính một cách bán thời gian.
Một đội quân gồm toàn dân binh so với 1 đội quân chính quy toàn thời gian trên chiến trường sẽ luôn ở thế yếu hơn. chưa kể việc chiến tranh hay các việc khẩn có thể xảy ra vào nhửng lúc không mong muốn như thời điểm vụ mùa canh tác của nông dân.
Chính vì các lý do đó mà vua Narapasithu a.k.a Sithu Đệ Nhị là vị vua miến thành lập 1 đội quân thường trực chuyên nghiệp toàn thời gian theo đúng nghĩa với nhiệm vụ là canh gác cung điện, bảo vệ vua và hoàng tộc.
Đội quân cấm vệ thời đầu này được chia làm 2 đội là Nội quân và ngoại quân nhưng sang tới thời kỳ sau, cùng với sự gia tăng quân số thì được chia làm 4 đội là Tiền, Hậu, Tả, Hữu căn cứ theo vị trí quân doanh mà họ đóng bên ngoài cung điện.
Chỉ huy lực lượng cấm vệ quân được gọi là Winhmu, đều có xuất thân từ tầng lớp quý tộc và được chọn từ những người có uy tín nhất
Lực lượng Cấm vệ quân đầu tiên này sau đó đã trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến đấu bên cạnh các lực lượng lính mới trưng tập từ dân.
Theo thời gian thì bên cạnh lực lượng túc vệ bảo vệ hoàng cung ban đầu, các vua Miến Điện sau đó còn thành lập thêm quân thường trực trú phòng kinh đô, lực lượng dân binh chiến đấu dã chiến tạm thời.
Chỉ có mỗi quân túc vệ với quân thủ kinh là lực lượng nòng cốt thường trực của quân đội Miến trong chiến tranh sau đó trong khi lực lượng lính trưng tập từ nông dân thì chỉ được trưng tập vào thời điểm trước khi xảy ra chiến sự cũng như những tay dân binh này chỉ phục vụ ở binh chủng bộ binh.
Các binh chủng như kỵ binh, hải quân, tượng binh và pháo thì cũng là dân đấy nhưng mà ở đó họ được sống theo lối sống của những người sinh ra làm lính lác chứ không phải làm dân đen.
Phát triển quân đội
Chế độ trưng binh của Miến Điện xưa được gọi là Ahmudan mà theo đó vương lệnh từ vua ban xuống thông qua các quan tới các cấp hành chính thấp hơn như lý trưởng để gọi dân đi binh dịch cho triều đình mỗi khi có chiến sự.
Số lượng người mà triều đình cần trưng tập sẽ được căn cứ dựa trên dân số tại vùng đó khi có chiến sự xảy ra và lý trưởng chỉ việc gom đủ số người mà triều đình cần.
Tất nhiên thì các dân binh bị gom đi lính sẽ được chi trả 1 khoản phụ phí cho quãng thời gian mà họ phục vụ.
Nhưng dù ngay cả vậy thì vẫn có 1 tỷ lệ đào ngũ cao của đám binh sỹ trưng tập từ nông dân
Chế độ trưng binh Ahmudan của Miến Điện có 2 loại là tạm thời và vĩnh viễn.
Loại tạm thời là dành cho dân đen nông thôn mỗi khi có chiến sự là sẽ bị hú ra trận còn loại vĩnh viễn thì nó phụ thuộc vào binh chủng hay đơn vị lính cần.
Một số binh chủng đặc biệt như kỵ binh, pháo binh, hải quân, xạ thủ đòi hỏi những người lính phải có các kỹ năng chuyên môn ở các môn này.
Do đó mà có các làng được thi hành chế độ Ahmudan vĩnh viễn, mà theo đó những nơi này thì dân chúng sinh ra xác định chỉ có 1 nghề duy nhất và cha truyền con nối là nghiệp nhà binh.
Thường thì chủ yếu là làng người Miến song nếu dân cư sở tại là người Tây Dương hay Hồi Giáo – những người mà cơ bản là giỏi kỹ năng về khoa súng – pháo thì xác định là họ cũng sẽ được áp dụng chế độ Ahmudan suốt đời.
Bên cạnh đó thì 1 số làng ấp đáng tin cẩn nằm trong thái ấp hoàng gia hay gần kinh thành cũng được áp dụng chế độ Ahmudan vĩnh viễn bất luận họ không có kỹ năng trong các binh chủng đặc biệt nào chỉ vì đơn giản là những nơi đó là nguồn cung cấp nhân sự cho các đội quân cấm vệ và quân trú phòng kinh đô của triều đình.
Trước thể kỷ 17 thì không chỉ vua vua là người độc quyền sở hữu các lực lượng túc vệ gác điện và lực lượng bảo vệ kinh thành mà ngay cả các thống đốc tỉnh xa, các chúa mường vùng sâu cũng có các đội quân tương tự chỉ là phiên bản ở mức độ nhỏ hơn.
Song do khi đó quyền lực vua vững chắc nên có nhiều ông thống đốc, chúa mường lại mơ mộng tới trò chơi vương quyền đem các lực lượng ấy quay ra chống mệnh triều đình, gây nên cảnh cát cứ nên từ năm 1635 trở đi, các vị thân vương cùng các thống đốc, chúa mường và cả những người sở hữu thái ấp được lệnh bãi bỏ các đám tư binh và về kinh sống dài hạn dưới giám sát trực tiếp của vua.
Trong số đó thì những thanh niên thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ tại vùng Thượng Miến được yêu cầu phải phục dịch cho nhà vua trong các công việc quân sự như đăng lính trong đội quân bảo vệ kinh thành và cả phi quân sự như làm thư đồng.
Ở các tầng lớp xã hội thấp hơn thì con số phải đi phục dịch hoàng triều với ở các lĩnh vực quân sự và phi quân sự trong khoảng thời gian từ vài tháng cho tới 3 năm lên tới cả vạn người.
Tổ chức và chỉ huy quân đội hoàng gia Miến Điện
Về chỉ huy thì hệ thống chỉ huy quân sự Miến Điện được chia làm 3 tầng với vua là thống soái tối cao của quân đội.
Tuy là trong Miến sử có vài ông vua thân chinh chỉ huy trận mạc song nhiều vị khác lại giao phó công việc thống soái ba quân ngoài mặt trận ấy cho người đáng tin cậy nhất trong hoàng thất hay là cho viên chỉ huy ưu tú nhất trong đội quân cấm vệ.
Tuy vậy thì các viên chỉ huy cấm vệ quân lại hình thành nên ban chỉ huy toàn quân tham mưu dưới trướng của 1 thành viên hoàng tộc hay 1 triều thần được vua giao nhiệm vụ thống soái quân đội trên thực địa.
Dưới ban tham mưu và chỉ huy trung ương là cấp chỉ huy thấp hơn gồm các chúa mường, các lý trưởng.
Việc cho phép các chỉ huy địa phương, các chúa mường được tham gia vào hệ thống chỉ huy quân đội có lẽ bắt nguồn từ việc các chỉ huy cấp địa phương am hiểu tính cách cũng như sở trường, sở đoản bọn binh tướng dưới quyền và dễ phục chúng hơn so với các chỉ huy thuộc tầng lớp phía trên cũng như việc quân đội Miến Điện được gom lại không chỉ từ mỗi mình dân chủ thể người Miến mà cả từ các nhóm dân khác.
Một số chúa mường người Shan (Thái Lự) thậm chí còn được cho dẫn quân đội dưới quyền tham gia chiến đấu bên cạnh quân triều đình. Ngay cả các chỉ huy tài giỏi thuộc các nhóm người phi Miến cũng được vua giao trọng nhiệm thống soái quân đội ra trận
Theo 1 chỉ dụ hoàng gia năm 1605 thì 1 đơn vị chiến đấu cơ bản được quy định gồm 1000 quân được trang bị đầy đủ vũ khí, gồm cả pháo và súng sẽ do 100 nhóm trưởng (akyat) chỉ huy (tương đương 1 nhóm 10 người), tới lượt mình thì 100 nhóm trưởng sẽ chịu sự quản lý từ 10 vị chỉ huy trưởng (ahsaw) và 10 vị này lại nằm trong thẩm quyền của tướng chỉ huy đoàn quân (ake).
Tựu chung thì 1 đơn vị bộ binh chiến đấu cơ bản gồm 1000 người vào thế kỷ 17 sẽ được trang bị 10 khẩu pháo, 100 khẩu súng, 300 cây cung cùng sự hỗ trợ từ 100 kỵ binh cùng 10 tượng binh.
Bên cạnh đó thì đoàn quân sẽ được tháp tùng bởi 1 lực lượng hậu cần dân sự đi kèm mà trong đó có cả các thợ săn voi rừng, nhạc công và cả nhà chiêm tinh.
Bên cạnh binh chủng bộ binh là xương sống quân đội Miến Điện thì quân Miến Điện còn sở hữu cả các binh chủng đặc biệt khác gồm kỵ binh, tượng binh, pháo thủ, xạ thủ, hải quân vốn được trưng dụng từ những làng được áp dụng chế độ Ahmudan vĩnh viễn.
1 trong những binh chủng có thể kể đến là thế mạnh của Miến Điện là lực lượng Kỵ binh.
Lực lượng kỵ binh xuất hiện trong quân đội Miến từ lâu.
Nhân sự cho đội kỵ binh Miến được trưng tập từ các làng được áp dụng chế độ Ahmudan vĩnh viễn ở vùng Thượng Miến.
Trong số các làng này thì Sagaing là nổi tiếng là nơi cung cấp những kỵ sỹ lành nghề cho quân đội Miến kể từ thế kỷ 14 với đội kỵ binh Sagaing Htaungthin (Thiên Hùng binh Sagaing) vốn được thành lập vào năm 1318 bởi vua Saw Yun của Sagaing và tồn tại cho tới tận khi chế độ phong kiến bay màu ở Miến Điện.
Tổ chức của đội kỵ binh này gồm 9 đội nhỏ được gọi tên 9 ngôi làng được áp dụng chế độ Ahmudan vĩnh viễn nơi cung cấp nhân sự theo chỉ tiêu cho các đội kỵ binh gồm: 150 người mỗi làng đối với các đội Tamakha Myin, Pyinsi Myin, Yudawmu Myin, Letywaygyi Myin; 70 người từ Letywaynge Myin; 50 người từ các làng Kyaungthin Myin và Myinthengyi Myin; 30 người từ Hketlon Myin và Sawputoh Myin.
Người Miến sử dụng lực lượng kỵ binh cho nhiều mục đích từ do thám, giao tranh, xung kích và truy đuổi…
Vua Bayinaung của Đế quốc Toungoo Thứ Nhất thậm chí còn cao tay hơn khi sử dụng kỵ binh một cách đại trà ở cả dã chiến lẫn công thành.
Trong 1 trận chiến, vua Bayinaung đã dùng kỵ binh buộc dụ người Thái ra khỏi lũy nghênh chiến và tạo điều kiện cho đội bộ binh Miến đang mai phục đổ ra chiếm lũy trong khi lực lượng kỵ binh thì quay lại dứt điểm nốt đám quân Thái đang ở ngoài lũy.
Từ thế kỷ 17 trở đi thì lực lượng kỵ binh chiếm 10% cơ cấu quân đội Miến
Cho tới cuối thế kỷ 18 – 19 thì thêm 1 đội kỵ binh nhẹ tinh nhuệ của người Manipuri (Meitei) thuộc ngữ hệ Hán – Tạng gia nhập vào phục vụ cho người Miến dưới tên gọi là đội kỵ binh Cassay.
Lực lượng kỵ binh Cassay cùng với các đơn vị kỵ binh khác trong quân đội Miến đã phát huy vai trò quan trọng của họ trong cuộc chiến Anh – Miến lần thứ nhất, nhất là tại trận trận Ramu diễn ra từ ngày 11 tháng 5 cho tới 16 tháng 5 năm 1824 khi lực lượng kỵ binh Miến giáng cho quân Anh đòn thất bại quyết định.
Tuy vậy, tựu chung trong các cuộc chiến Anh – Miến thì lực lượng kỵ binh miến, bao gồm cả kỵ binh nhẹ Cassay không phải là đối thủ của các lực lượng kỵ binh nặng hơn Anh – Ấn khi dã chiến
Nhưng dù vậy thì triều đình Miến vẫn duy trì lực lượng kỵ binh cho tới tận những năm 1870
Bên cạnh kỵ binh thì tượng binh Miến cũng là 1 lực lượng đáng gờm, nhất là ở khu vực mà hầu như nước nào cũng có truyền thống đánh tượng binh như Đông Nam Á
Dù chỉ chiếm 1% quân đội miến nhưng tượng binh Miến được sử dụng để xung kích, dẫm đạp và phá vỡ hàng vỡ hàng ngũ kẻ thù.
Quân đội Miến thậm chí còn mang theo cả thợ săn voi nhằm để có thể bổ sung voi chiến vào lực lượng tượng binh trên chiến trường.
Ngoài ra thì một số vua chúa, tướng lĩnh Miến còn còn có trò cưỡi voi đấu nhau với tướng sỹ kẻ thù cũng đang cưỡi voi tương tự như trò cưỡi ngựa đấu tướng thời Tam Quốc mà La Quán Trung miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
So với các lực lượng trên thì pháo binh và xạ thủ là 2 binh chủng non trẻ trong quân đội triều đình miến khi chỉ mới xuất hiện trong quân đội nước này ít nhất từ thế kỷ 16.
Ở buổi đầu xuất hiện thì lực lượng triển khai các binh chủng này chủ yếu là lực lượng lính đánh thuê người Tây Dương và Hồi Giáo đang chiến đấu cho người Miến.
Đọc thêm:
Giovanni Lorenzo Bernini và tuyệt tác L’estasi Di Santa Teresa
Trọng lượng giáp trụ của hiệp sĩ châu Âu Trung Cổ
Tìm hiểu về quân đội Chăm Pa xưa
Hiện đại hóa quân đội từ thế kỷ 17
Nhưng tình hình này sớm thay đổi vào thế kỷ 17 khi các lực lượng lính đánh thuê, vốn được xem là nguy hiểm song tốn kém biến mất và các vị vua Miến đã tìm ra giải pháp thay thế bằng cách sử dụng các pháo thủ, xạ thủ người Miến được trưng tập từ các làng được thi hành chế độ Ahmudan vĩnh viễn đối với loại hình này.
Tuy nhiên, những người Miến này cũng lại là các hậu duệ của những người lính đánh thuê năm xưa ở lại Miến điện và định cư trong các làng riêng của họ, với những phong tục, tập quán riêng mà họ gìn giữ
Bên cạnh các lực lượng chiến đấu trên bộ thì người Miến cũng sở hữu các lực lượng chiến đấu trên mặt nước.
Lực lượng thủy quân Miến chủ yếu lực lượng là lực lượng chiến đấu trên sông với những chiếc thuyền bằng gỗ tếch được chế tạo để đi lại trên sông nước
Điều này có liên quan mật thiết đến vị trí địa lý Miến Điện của Miến Điện vốn bị nguyên con sông Irrawaddy chảy xuyên suốt theo chiều dài đất nước theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Những chiếc thuyền chiến trên sông của Miến được sử dụng để hộ tống các thuyền chở lính, quân nhu trên sông.
Các chiến thuyền đi trên sông này có thể chở được tới 30 xạ thủ hỏa mai cùng khẩu pháo 6 -12 pound.
Tuy nhiên, không vì vậy mà người Miến không sở hữu hạm đội tàu đi biển.
Người Miến đã mua được vài tàu đi biển từ người Tây Dương cũng như các nước có truyền thống đi biển và thuê chính các thủy thủ đoàn này để điều khiển tàu vận tải quân đội trong các chiến dịch tại Thái Lan và Arakan (Rakhine).
Về đồng phục, khí giới thì lính bộ binh là ăn mặc phông phanh, đơn giản nhất với chỉ độc cái áo khoác chần bông dày ngay cả khi họ đang hành binh ở các vùng mà khí hậu lạnh, ẩm hơn như rừng núi.
Song với các đội quân túc vệ thì trang phục có phần cầu kỳ hơn với quân túc vệ của vua Bayinaung đội chiếc mũ bằng vàng, mặc trang phục sặc sỡ, cưỡi voi ngựa trong khi đội kỵ binh của vua tiền nhiệm là Tabinshwenti được ghi nhận là mặc áo giáp mảnh bằng kim loại, giáp ngực đi kèm với vạt áo làm từ áo giáp dạng lưới cùng khí giới là thương, kiếm và khiên mạ vàng.
Tuy nhiên tới năm 1800 thì binh phục lại thay đổi sang áo dài rộng màu đỏ, quần đùi dài quá gối cùng chiếc mũ hình nón có gắn lông chim.
Cho tới trước cuộc chiến Anh – Miến lần thứ nhất thì trang phục binh sỹ được ghi nhận gồm áo choàng vải màu đen được nhồi và khâu chần lớp bông vào bên trong áo.
Cho tới thập niên 1860 thì trang phục binh sỹ Miến gồm chiếc áo choàng xanh lá đi kèm với quần sọc đỏ và mũ đỏ trong khi bộ binh xuất thân tầng lớp thấp thì có áo khoác màu trắng.
Bên cạnh đó thì lực lượng kỵ binh Miến thời này cũng được miêu tả là mặc áo choàng đỏ đi kèm quần dài tới gối, một số lính thậm chí còn mặc thêm áo chẽn bên ngoài.
Một số ít lính kỵ binh được miêu tả là bận đầy đủ y phục của kỵ binh gồm cả miếng che ở vai, mũ mạ vàng có miếng che ngay tai cùng áo chẽn thêu với trang bị, khí giới đi kèm gồm có yên ngựa có mõm cao có đuôi vểnh lên cùng giáo, kiếm hoặc là đao (mã tấu) cán ngắn gọi là dha cũng như kiếm theo kiểu phương tây với bao kiếm bằng sắt hoặc đồng. (Bài viết được biên tập bởi cơ sở sản xuất chổi Bông May, chuyên cung cấp chổi cỏ cán nhựa giá rẻ cho thị trường)
Ngoài ra thì binh sỹ Miến còn được nhận dạng nhờ vào hình xăm trên gáy của họ
Xét về quy mô thì quân đội Miến Điện do gồm 2 loại là quân thường trực và dân binh nên quy mô rất khác nhau.
Quy mô quân thường trực của Miến Điện không lớn, chủ yếu chỉ khoảng vài nghìn quân cho dù là ngay cả khi đang ở thời chiến và con số ấy vào thời bình có khi còn thấp hơn.
Ngay cả ở dưới thời trị vì của của một trong những vua vĩ đại nhất của người Miến là Bayinaung thì con số quân bảo vệ kinh thành cũng chỉ có 4000 tinh binh.
Tới năm 1795 thì 1 nhân chứng là sứ giả người Anh từng chứng kiến toàn quân chỉ khoảng 2000 mạng với 700 người trong số đó là quân canh giữ hoàng cung
Con số ấy vào thời điểm sau chiến tranh Anh – Miến lần 1 cũng chỉ là 4000-5000 mạng
Đối nghịch với quy mô quân số nhỏ bé của quân thường trực thì lực lượng dân binh Miến luôn đông đảo hơn và dao động theo từng thời kỳ.
Vì phần lớn dân binh Miến là nông dân nên hầu như chiến sự đều xảy ra vào mùa khô – không phải mùa vụ đồng áng cũng như phụ thuộc vào dân số của cả nước nên tùy từng thời điểm lịch sử mà con số dân binh huy động khác nhau
Vào thời kỳ Ava thì do toàn Miến Điện đang rơi vào tình trạng phân liệt nên quy mô quân không thường trực của các xứ cao lắm cũng chỉ 10,000 người.
Tuy nhiên , sau khi triều Toungoo Thứ Nhất thống nhất cả nước và huy động binh sang đánh Ayuthaya thì quy mô quân phi chính quy đã nhảy lên tới 70,000 quân.
Các vua Miến thời sơ kỳ của triều đại Konbaung thì thậm chí có thể huy động từ 40,000 – 60,000 dân binh
Bên cạnh quân đội thì chế độ huấn luyện cũng như chiến thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành bại trên chiến trường.
Về chế độ huấn luyện binh sỹ thì chỉ có có lực lượng quân thường trực mới được huấn luyện bài bản và hoàn chỉnh còn đối với đám dân binh thời vụ thì họ dựa vào các chùa (Pwe-kyaung) tư nhân làm cơ sở huấn luyện căn bản võ thuật cho dân quân.
Tại các chùa này, bên cạnh việc giáo dục giáo lý tư tưởng tôn giáo thì họ còn huấn luyện ở mức sơ đẳng các môn chiêm tinh, bói toán, y học (gồm cả thuốc men lẫn giải phẫu), thuật cưỡi ngựa, voi cũng các kỹ năng đấu tay đôi (lethwei) và tự vệ (thaing).
Hệ thống huấn luyện như vầy đã nguồn gốc từ thời Pagan.
Tuy nhiên thì hệ thống huấn luyện tại các chùa chỉ có thể đáp ứng được việc trang bị các kỹ năng chiến đấu sơ đẳng chứ không thể nào theo kịp biến động về sự du nhập công nghệ, kỹ thuật quân sự mới nhất vốn chủ yếu dành cho các lực lượng thường trực.
Vào thế kỷ 17, quân đội bắt đầu huấn luyện kỹ thuật sử dụng hỏa dược, hỏa khí đối với các đơn vị xạ thủ chuyên nghiệp. Binh sỹ được yêu cầu tự lo mọi thứ
Đọc thêm:
Trọng lượng giáp trụ của hiệp sĩ châu Âu Trung Cổ
Dracula, Frankenstein, và những con ma nổi tiếng của phương Tây
Sức chiến đấu của quân đội Miến Điện
Theo 1 nhân chứng người Hà Lan cùng thời, khi ra trận thì các xạ thủ khi ra trận đều được lệnh tự trang bị thuốc sung, đá lửa và cả lương khô trong khi súng thì thường được cất giữ nghiêm ngặt trong kho và chỉ được lấy ra phát cho xạ thủ mỗi khi có chiến sự hoặc khi huấn luyện.
Tuy vậy thì các xạ thủ Miến dưới sự chỉ huy của tướng lĩnh giỏi đều rất đáng gờm như lời miêu tả của các chỉ huy Anh trong cuộc chiến Anh – Miến.
Trong khi đó thì các lực lượng Cấm vệ cũng như quân trú phòng kinh thành thì chỉ được huấn luyện tối thiểu. Chính sự huấn luyện 1 cách hạn chế này mà lực lượng trú phòng kinh thành vào thế kỷ 19 theo lời miêu tả của các nhân chứng phương Tây thì không hề thiện chiến.
Bên cạnh các đơn vị cấm vệ, các lực lượng xạ thủ, pháo binh cũng được huấn luyện chút ít để có thể ra trận.
Vào thập niên 1630, các xạ thủ, pháo thủ cả lính đánh thuê lẫn người Miến bản địa đều được trọng vọng.
Triều đình thu dụng các lính đánh thuê, phiên chế vào các đơn vị xạ thủ, pháo thủ gồm 100 người.
Không chỉ có vậy, triều đình Miến còn cấp đất sinh sống cho các xạ thủ, pháo thủ cũng như cấp súng cũng như các nhu yếu phẩm cần thiết cho họ để họ chịu bán mạng cho triều đình.
Dù vậy thì kỹ năng về sử dụng hỏa khí của người Miến vẫn còn kém cỏi.
Do lực lượng pháo binh hầu như thiếu hụt về nhân lực nên trong các cuộc chiến sau đó thì triều đình Miến hầu như đã trưng dụng luôn các pháo thủ nước ngoài bị bắt tại Miến như trường hợp đã xảy ra với các pháo thủ người Pháp của công ty Đông Ấn Pháp tại tiền đồn của công ty này ở Thalyin trên đất Miến sau khi nơi này bị thất thủ trước đại binh của Vua Alaungpaya triều Konbaung vào năm 1756.
Số pháo thủ người Pháp này sau đó lại được Miến đình trưng dụng tái sử dụng trong cuộc chiến với Thanh triều cũng như các pháo thủ này được Miến đình giao phó để chỉ huy các dội pháo binh mà họ thành lập.
Đối với việc dàn trận dã chiến thì quân đội Miến, tương tự với các quốc gia khác ở Đông Nam Á tại cùng thời điểm, chủ yếu dựa vào lực lượng bộ binh Miến xông trận cùng với sự yểm trợ từ kỵ binh, tượng binh, pháo binh và xạ thủ trên chiến địa.
Dù vậy thì tương phản với lối chiến đấu của người phương Tây, các lực lượng quân đội Miến Điện thường chiến đấu trong đội hình nhóm nhỏ dưới sự chỉ huy riêng lẻ của các chỉ huy.
Về cách công và thủ thành thì vào thời kỳ phân liệt (từ thế kỷ 13 cho tới thế kỷ 16) thì các tiểu quốc Miến thù địch nhau đều cố xây dựng tường lũy pong vệ quanh các thành phố để có thẻ chống trả lại các cuộc tấn công từ lân quốc.
Cùng với sự xuất hiện của các khẩu pháo của người Bồ Đào Nha thì các thành lũy bằng gỗ bao quanh các thành phố đã được thay bằng các thành lũy bằng gạch, đá kiên cố hơn.
Sự xuất hiện của các vũ khí có khả năng gây sát thương lớn từ phương Tây như pháo Bồ đào Nha đã thay đổi lối đánh từ loại đánh nhau để bắt tù binh sang thể loại gây thiệt hại, tổn thất cho đối phương càng nhiều càng tốt.
Nhưng sau khi Vương triều Toungoo Phục Hưng a.k.a vương triều Toungoo thứ 2 được thành lập, cùng với sự bãi bỏ của tư binh thì các thành lũy bao quanh quanh các thành phố với mục đích che chắn, bảo vệ cho thành phố đó cũng bị phá bỏ đi nhằm để làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra nạn cát cứ từ bên trong.
Song điều đó dẫn đến việc các thành phố này dễ bị đối phương tràn ngập và điều đó đã xảy ra khi quân đội người Mon đã chiếm giữ và hủy diệt Đế quốc Toungoo Thứ 2 vào năm 1757.
Cùng với sự diệt vong của triều Toungoo Phục Hưng thì các bức tường thành lũy bảo vệ bao quanh các thành phố lại trở thành mốt trở lại trong thời buổi đất nước rơi vào cảnh nhiễu nhương, loạn lạc.
Và từ đó cho tới tận khi đế quốc phong kiến cuối cùng của Miến Điện là triều Konbaung bại binh trước người Anh thì các công sự bảo vệ không tồn tại và gia tăng số lượng với các pháo đài công sự cản bước tiến của Anh quốc nằm dọc theo sông Irrawaddy cho dù khi Anh xâm lược thì các pháo đài, công sự này chẳng hữu ích gì mấy trước hỏa lực tân tiến của đối phương.
Bên cạnh các chiến thuật sử dụng trong việc công hãm và phòng thủ thành trì thì chiến thuật tiêu thổ cũng hay được người Miến sử dụng trong các tấn công cũng như cả lúc rút chạy.
Mục đích và đặc điểm của chiến thuật này là người miến sẽ tiến hành đốt phá, phá hủy các công trình, mùa màng, cơ sở hạ tầng của đối phương khi chiếm được thành trì của chúng hoặc đơn giản chỉ là di dời dân chúng sống ven các vùng biên đi chỗ khác và biến chỗ đất biên giới đó thành vùng đệm nhằm hỗ trợ cho việc phòng thủ chống lại các cuộc đột kích của kẻ thù.
Các trận công hãm thành Ayuthaya vào các năm 1569 và năm 1767 chính là các vụ cướp phá, tiêu thổ điển hình của người Miến.
Bên cạnh các chiến thuật này thì cùng với sự du nhập hỏa khí phương Tây như súng hỏa mai và đại bác thì người Miến cũng đã đúc kết và áp dụng các hỏa khí mà họ có được vào trận mạc theo cách riêng của họ.
Bên cạnh các lực lượng pháo thủ, xạ thủ đánh thuê người Bồ Đào Nha thì các lực lượng bộ binh, tượng binh bản địa cũng bắt đầu học cách sử dụng pháo và đưa nó vào trận mạc
Tuy hiên, nếu ở phương Tây, pháo binh thường được dùng để trực tiếp đánh sập các tòa lâu đài, tường thành kiên cố thì người Miến lại hiếm khi dùng để phá tường thành một cách trực tiếp như vậy mà thay vào đó thì họ để các khẩu pháo lên các giàn, giá đỡ cao hay trên đỉnh các tháp công thành và dùng nó khai hỏa trực tiếp lên mặt tường thành vốn đang do quân phòng thủ chiếm giữ nhằm triệt hạ sinh lực địch và tạo cơ hội cho đội bộ binh mang khiên tràn lên chiếm thành cũng như việc trang bị các khẩu pháo 6 -12 pound cùng đội xạ thủ 30 người cho các tàu chiến trên sông…
Tuy nhiên thì điều đó cũng chỉ giúp người Miến duy trì quyền lực của mình được một quãng thời gian cho đến thế kỷ 19, khi người Anh với vũ khí tối tân cùng quân đội kỷ luật và tổ chức hơn đã đánh bại người Miến một cách dứt điểm thông qua 3 cuộc chiến tranh Anh – Miến với kết quả cuối cùng là khiến người Miến không chỉ đánh mất đi vinh quang quá khứ mà còn cả nền độc lập của họ mãi cho tới tận năm 1945.