Ritter Tod Und Teufel (‘Hiệp Sĩ, Tử Thần và Quỷ Dữ’) là một tác phẩm tranh khắc lớn được hoàn thành vào năm 1513 của nghệ gia người Đức Albrecht Dürer. Các hình ảnh trong tác phẩm truyền tải rất nhiều biểu tượng và ẩn ý phức tạp khiến cho ý nghĩa chính xác của nó bị tranh luận liên tục trong nhiều thế kỷ.
Ý nghĩa tác phẩm
Người Hiệp Sĩ mặc đủ bộ binh giáp, cùng với con chó của ông ta, đi qua một hẻm núi hẹp. Đường nét của con ngựa được hoạ hình từ một loạt các đường cong thể hiện các búi cơ trần mạnh mẽ, trong khi cơ thể của Hiệp Sĩ lại được che kín trong bộ giáp trụ của ông ta. Hai nhân vật chính này được bao quanh bởi một khối các cành nhánh, dây dợ và rơm cỏ, mà theo nhà sử học nghệ thuật Raymond Stites, tương phản với hình dáng tương đối vững chắc của hiệp sĩ và con ngựa của ông. Sự hiện diện vững chãi ngay trung tâm bức họa của hai nhân vật đã biến chúng thành một “ý tưởng kiên vững trong một thế giới khả biến”. Người Hiệp Sĩ được thể hiện đang chăm chăm nhìn thẳng về phía trước; ông ta không cho phép tầm nhìn của mình bị gián đoạn hoặc bị phân tâm bởi những thứ quái dị đang đi bên cạnh ông ta.
Kè sát bên cạnh Hiệp Sĩ là Tử Thần tóc rắn, tay hắn ta cầm một chiếc đồng hồ cát như một lời nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống. Hắn cưỡi một con ngựa gầy gò quặc quẹo, một gợi nhớ tới con ngựa của tên bác sĩ của Băng Râu Đen trong One Piece. Đi tiếp ngay sau hai nhân vật này là cái đống thịt thà thối rữa bầy nhầy của Quỷ Dữ đầu dê tay lừa đuôi rắn sừng trâu, và chổi nhựa quét nhà
Bài viết được tổng hợp bởi nhóm dịch thuật tiếng Anh Lightway. Nhóm chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tóm tắt luận án giá rẻ, chất lượng.
Người Hiệp Sĩ di chuyển ngang qua khung cảnh đầy những sinh vật đang rình rập xung quanh ông ta, trong khung cảnh còn xuất hiện chổi đót quét nhà, và dường như hoàn toàn khinh miệt các mối đe dọa, do đó, người Hiệp Sĩ này thường được coi như là biểu tượng của lòng dũng cảm. Áo giáp của Hiệp Sĩ, con ngựa có kích thước vượt trội, lá sồi và pháo đài trên đỉnh núi, tất cả đều là những biểu tượng cho sự kiên cường của Đức Tin Kitô giáo. Hoàn cảnh của Hiệp Sĩ khi phải đi qua một nơi đầy hiểm nguy, với Tử Thần luôn thì thầm đe dọa và Quỷ Dữ bám đuôi theo sau, có thể là biểu trưng cho hành trình trần thế của các Kitô hữu đang đi qua trần gian để tiến về Thiên Quốc, như lời Thánh vịnh gia: “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23, 4)
Đọc thêm:
Một vài suy nghĩ về truyện Sự im lặng của bầy cừu
Tư thái hùng dũng hiên ngang cùng những thứ vũ trang của Hiệp sĩ còn làm ta nhớ đến những lời của thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Ephesus: “Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối. Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (Ep 6, 11-17)
Tác phẩm được nghệ gia người Ý Giorgio Vasari đề cập đến như là một trong “những tác phẩm hiếm hoi đạt đến tầm cỡ ‘tuyệt thế vô song’”.
Lạc Vũ Thái Bình – Mary D. Han
Huế – Sài Gòn, 12-2021