Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, sự an yên trên núi Phượng Hoàng

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một tòa thiền viện nổi tiếng của xứ sở ngàn thông, nằm soi mình trên mặt hồ Tuyền Lâm xanh thẫm, nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách viếng thăm Đà Lạt

thiền viện trúc lâm đà lạt
53 views

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt trên núi Phụng Hoàng là địa điểm phải đến của những ai ghé thăm Đà Lạt. Không chỉ vì nơi đây là một ngôi chùa nổi tiếng với khung cảnh thanh bình, trang nhã, mà còn vì cung đường lên núi, vòng quanh hồ Tuyền Lâm, men theo những đồi thông lộng gió, thực sự thơ mộng và là đặc trưng của cảnh sắc Đà Lạt. Bạn đã đến thiền viện này chưa? Cùng mình dạo quanh một vòng nhé.

Đường đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Chúng ta hãy bắt đầu từ hồ Xuân Hương. Dù có trọ ở lữ quán nào tại Đà Lạt, thì lịch trình của du khách luôn luôn là tới hồ Xuân Hương trước, dạo một vòng quanh bờ hồ thơ mộng này rồi mới đi đâu thì đi. Quanh bờ hồ bạn có thể tìm thấy những địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt như trường Cao Đẳng Đà Lạt với tòa tháp theo lối kiến trúc thời châu Âu Trung Cổ; Nhà thờ chính tòa Giáo phận Đà Lạt, hay gọi đơn sơ là nhà thờ Con Gà, công trình đã hơn 100 năm tuổi; quảng trường Lâm Viên nổi bật với tòa nhà hình bông hoa dã quỳ; vườn hoa Đà Lạt muôn màu khoe sắc; quán cà phê Bích Câu nổi tiếng, nằm trên một cù lao nhỏ giữa hồ.

Nhưng ta hãy quay trở lại với cung đường lên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt trên núi Phụng Hoàng. Hồ Xuân Hương có hai đầu, mỗi đầu dẫn đi một hướng với những địa điểm du lịch khác nhau. Để đi về hướng thiền viện Trúc Lâm thì bạn hãy chạy tới đầu bờ hồ có đài phun nước trung tâm, có tháp truyền hình của bữa điện Đà Lạt, có chợ Đà Lạt. Đây là đầu đông đúc của bờ hồ, trái ngược với đầu bên kia vắng vẻ thưa người. Từ bờ hồ bên này có rất nhiều hướng để đi, nhưng ad sẽ đề xuất con đường dễ dàng nhất, phù hợp với các bạn ‘yếu bóng vía’ mỗi khi nhìn bản đồ.

Dừng xe ngay chỗ đài phun nước trung tâm, nhìn quanh nhìn quẩn quan sát sẽ thấy đường Nguyễn Văn Cừ. Mạnh dạn phi xe vào lối đó, cứ chạy thẳng tới cuối đường, nó cũng ngắn thôi, sẽ là ngã 3. Rẽ trái vào đường 3/2 và cứ đi thẳng hoài, bạn sẽ thấy mình băng qua ngã tư vào đường Trần Lê, cứ chạy thẳng, băng qua cái tư lớn nữa là thấy mình trên đường Paster. 3/2, Trần Lê, và Paster là một con đường thẳng nối dài mà thôi, bạn đừng hoang mang.

Bây giờ chạy thẳng đường Paster, qua một khúc quanh bạn sẽ thấy một cái ngã ba lớn, đi thẳng là Lê Hồng Phong, rẽ phải là Triệu Việt Vương. Hãy rẽ phải. Từ đây chính thức sẽ là con đường đi đến thiền viện Trúc Lâm trên núi Phượng Hoàng.

Cứ phong xe thẳng một mạch trên đường Triệu Việt Vương, không rẽ chỗ nào hết. Và cứ đi thong thả mà tận hưởng cung đường tuyệt vời này. Sau khoảng 15 phút chạy xe, Triệu Việt Vương đã thành Trần Thánh Tông, đừng hoang mang, chỉ là đến đoạn đường mang tên khác thôi, còn chúng ta cứ đi thẳng, và lại thấy đường Trần Thánh Tông biến thành đường Hoa Cẩm Tú Cầu, vẫn chỉ là đổi tên thôi.

Tới đây thì hồ Tuyền Lâm mênh mông bát ngát với mặt nước xanh thẫm đã hiện ra trước mắt cho bạn chiêm ngưỡng. Nếu đi vào mùa xuân thì sẽ thấy những hàng hoa đào nở rộ, khung cảnh lãng mạn y trong phim tình cảm Nhật Bản. Tới đây rồi thì tự nhiên bạn sẽ tìm được thiền viện Trúc Lâm, mình không cần chỉ tiếp nữa.

Vắn tắt lại lộ trình đi lên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thế này: Từ đài phun nước trung tâm nằm bên bờ hồ Xuân Hương đi vào đường Nguyễn Văn Cừ -> rẽ trái vào 3/2 chạy thẳng -> Trần Lê nối dài -> Paster nối dài -> rẽ phải vào TRIỆU VIỆT VƯƠNG -> chạy thẳng hoài không cần quan tâm tên đường nữa sẽ tới hồ Tuyền Lâm và tự nhiên sẽ tìm thấy thiền viện, vì tòa tự viện nay nằm cạnh bờ hồ.

Cung đường chính của lộ trình này là đường TRIỆU VIỆT VƯƠNG, nên nếu bạn có đi lạc đâu đó trong thành phố thì hãy tìm trên bản đồ, hoặc hỏi ai đó, lối đến Triệu Việt Vương là được.

Đọc thêm:
Noel vùng cao nơi miền Đồng Nai Thượng
Linh Quy Pháp Ấn | Một giải núi non dựng cảnh thiền

Vài nét về Thiền viện Trúc Lâm

Tới thăm những công trình, kiến trúc, địa danh thì biết sơ lược về lai lịch của chúng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thú vị hơn nhiều. Vì bạn có thể liên hệ những gì nhìn thấy với các sự kiện trong quá khứ của chúng, ý nghĩa hoặc lý do chúng ra đời và tồn tại. Nếu không thì 100 ngôi chùa thì cũng như nhau cả thôi.

Cái tên Trúc Lâm đã bao hàm lai lịch của ngôi chùa này, nó thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này ra đời từ thời nhà Trần thế kỷ thứ 12, tức 900 năm trước, do chính vua Trần Nhân Tông sáng lập. Pháp danh của nhà vua là Trúc Lâm, được lấy đặt tên cho thiền phái này luôn.

Thiền viện Trúc Lâm mà bạn đang nhìn thấy tên gọi đầy đủ là thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, nằm trong hệ thống một loạt các thiền viện khác như: thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ở Thừa Thiên Huế, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng ở Bắc Giang

Vì thiền phái Trúc Lâm là do một vị vua sáng lập, nên đặc điểm nổi bật là sự hòa hợp giữa tôn giáo và dân tộc, đề cao tinh thần từ bi hỷ xả, dung hòa thần quyền và thế quyền. Nhưng tất nhiên ta chỉ điểm qua như vậy, vì đây không phải là bài bàn về Phật giáo.

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng có gì

Có rất nhiều thứ, và tùy bạn đến đây với tâm thế nào mà sẽ cảm nhận được những nét khác biệt.

Nếu bạn đơn giản chỉ là một du khách đến thăm một công trình tôn giáo, vãn cảnh chùa, thì nơi đây có những vườn hoa rực rỡ, có những tòa tự viện thanh nhã, kiến trúc cầu kỳ, có những lối đi xanh mướt hàng thông, chờ đón bạn.

Nếu bạn là một Phật tử đến chiêm bái đất thánh, thì thiền viện Trúc Lâm là một ngôi chùa lâu đời và linh thiêng, cảnh vật thanh u, Phật điện uy nghiêm, và không gian thiền tĩnh lặng. Nhưng tất nhiên, khuân viên nhà chùa mở cửa cho du khách thăm viếng, nên nếu bạn muốn tìm sự an tĩnh thì nên đến vào ngày thường.

Nếu bạn là người yêu mến tìm hiểu văn hóa thì tòa thiền viện này cũng cung cấp cho bạn rất nhiều chất liệu để nghiên cứu: lối kiến trúc pha trộn truyền thống và hiện đại chẳng hạn, hoặc phong cách tạc tượng Phật và các vị bồ tát. Chắc chắn nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều điểm thú vị.

Còn gì nữa không?

Còn một điều rất tuyệt vời khi đến thăm thiền viện Trúc Lâm mà bạn không thể bỏ qua, đó chính là hồ Tuyền Lâm, thanh bình và mênh mang dưới chân núi Phượng Hoàng. Từ trong khuân viên nhà trường có một lối đi bậc thang dẫn xuống bến thuyền dưới chân núi. Nếu bạn có điều kiện thì có thể thuê một chiếc thuyền vãn cảnh hồ, hoặc đơn giản nhâm nhi ly cà phê và ngắm mặt nước hồ có màu xanh đẫm rất đặc trưng của Tuyền Lâm. Bầu trời Đà Lạt thường nặng mây, núi đồi vây quanh hồ, mặt nước tĩnh lặng, tất cả hòa quyện tạo ra cảm giác an tĩnh đến lạ thường, dễ làm lòng bạn trùng xuống.

Còn một điều tuyệt vời khác, đó là cáp treo. Hiện tại Đà Lạt đã có cáp treo đi lên núi Phượng Hoàng. Cung đường đến nhà ga cũng tương tự như ở trên mình đã hướng dẫn, chỉ có một chút thay đổi về điểm đến, các bạn hãy tự khám phá nhé. Bật mí với các bạn là ngồi cáp treo ngắm cảnh thiên nhiên sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai.

4.8/5 - (22 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, sự an yên trên núi Phượng Hoàng

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một tòa thiền viện nổi tiếng của xứ sở ngàn thông, nằm soi mình trên mặt hồ Tuyền Lâm xanh thẫm, nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách viếng thăm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt trên núi Phụng Hoàng là địa điểm phải đến của những ai ghé thăm Đà Lạt. Không chỉ vì nơi đây là một ngôi chùa nổi tiếng với khung cảnh thanh bình, trang nhã, mà còn vì cung đường lên núi, vòng quanh hồ Tuyền Lâm, men theo những đồi thông lộng gió, thực sự thơ mộng và là đặc trưng của cảnh sắc Đà Lạt. Bạn đã đến thiền viện này chưa? Cùng mình dạo quanh một vòng nhé.

Đường đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Chúng ta hãy bắt đầu từ hồ Xuân Hương. Dù có trọ ở lữ quán nào tại Đà Lạt, thì lịch trình của du khách luôn luôn là tới hồ Xuân Hương trước, dạo một vòng quanh bờ hồ thơ mộng này rồi mới đi đâu thì đi. Quanh bờ hồ bạn có thể tìm thấy những địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt như trường Cao Đẳng Đà Lạt với tòa tháp theo lối kiến trúc thời châu Âu Trung Cổ; Nhà thờ chính tòa Giáo phận Đà Lạt, hay gọi đơn sơ là nhà thờ Con Gà, công trình đã hơn 100 năm tuổi; quảng trường Lâm Viên nổi bật với tòa nhà hình bông hoa dã quỳ; vườn hoa Đà Lạt muôn màu khoe sắc; quán cà phê Bích Câu nổi tiếng, nằm trên một cù lao nhỏ giữa hồ.

Nhưng ta hãy quay trở lại với cung đường lên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt trên núi Phụng Hoàng. Hồ Xuân Hương có hai đầu, mỗi đầu dẫn đi một hướng với những địa điểm du lịch khác nhau. Để đi về hướng thiền viện Trúc Lâm thì bạn hãy chạy tới đầu bờ hồ có đài phun nước trung tâm, có tháp truyền hình của bữa điện Đà Lạt, có chợ Đà Lạt. Đây là đầu đông đúc của bờ hồ, trái ngược với đầu bên kia vắng vẻ thưa người. Từ bờ hồ bên này có rất nhiều hướng để đi, nhưng ad sẽ đề xuất con đường dễ dàng nhất, phù hợp với các bạn ‘yếu bóng vía’ mỗi khi nhìn bản đồ.

Dừng xe ngay chỗ đài phun nước trung tâm, nhìn quanh nhìn quẩn quan sát sẽ thấy đường Nguyễn Văn Cừ. Mạnh dạn phi xe vào lối đó, cứ chạy thẳng tới cuối đường, nó cũng ngắn thôi, sẽ là ngã 3. Rẽ trái vào đường 3/2 và cứ đi thẳng hoài, bạn sẽ thấy mình băng qua ngã tư vào đường Trần Lê, cứ chạy thẳng, băng qua cái tư lớn nữa là thấy mình trên đường Paster. 3/2, Trần Lê, và Paster là một con đường thẳng nối dài mà thôi, bạn đừng hoang mang.

Bây giờ chạy thẳng đường Paster, qua một khúc quanh bạn sẽ thấy một cái ngã ba lớn, đi thẳng là Lê Hồng Phong, rẽ phải là Triệu Việt Vương. Hãy rẽ phải. Từ đây chính thức sẽ là con đường đi đến thiền viện Trúc Lâm trên núi Phượng Hoàng.

Cứ phong xe thẳng một mạch trên đường Triệu Việt Vương, không rẽ chỗ nào hết. Và cứ đi thong thả mà tận hưởng cung đường tuyệt vời này. Sau khoảng 15 phút chạy xe, Triệu Việt Vương đã thành Trần Thánh Tông, đừng hoang mang, chỉ là đến đoạn đường mang tên khác thôi, còn chúng ta cứ đi thẳng, và lại thấy đường Trần Thánh Tông biến thành đường Hoa Cẩm Tú Cầu, vẫn chỉ là đổi tên thôi.

Tới đây thì hồ Tuyền Lâm mênh mông bát ngát với mặt nước xanh thẫm đã hiện ra trước mắt cho bạn chiêm ngưỡng. Nếu đi vào mùa xuân thì sẽ thấy những hàng hoa đào nở rộ, khung cảnh lãng mạn y trong phim tình cảm Nhật Bản. Tới đây rồi thì tự nhiên bạn sẽ tìm được thiền viện Trúc Lâm, mình không cần chỉ tiếp nữa.

Vắn tắt lại lộ trình đi lên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thế này: Từ đài phun nước trung tâm nằm bên bờ hồ Xuân Hương đi vào đường Nguyễn Văn Cừ -> rẽ trái vào 3/2 chạy thẳng -> Trần Lê nối dài -> Paster nối dài -> rẽ phải vào TRIỆU VIỆT VƯƠNG -> chạy thẳng hoài không cần quan tâm tên đường nữa sẽ tới hồ Tuyền Lâm và tự nhiên sẽ tìm thấy thiền viện, vì tòa tự viện nay nằm cạnh bờ hồ.

Cung đường chính của lộ trình này là đường TRIỆU VIỆT VƯƠNG, nên nếu bạn có đi lạc đâu đó trong thành phố thì hãy tìm trên bản đồ, hoặc hỏi ai đó, lối đến Triệu Việt Vương là được.

Đọc thêm:
Noel vùng cao nơi miền Đồng Nai Thượng
Linh Quy Pháp Ấn | Một giải núi non dựng cảnh thiền

Vài nét về Thiền viện Trúc Lâm

Tới thăm những công trình, kiến trúc, địa danh thì biết sơ lược về lai lịch của chúng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thú vị hơn nhiều. Vì bạn có thể liên hệ những gì nhìn thấy với các sự kiện trong quá khứ của chúng, ý nghĩa hoặc lý do chúng ra đời và tồn tại. Nếu không thì 100 ngôi chùa thì cũng như nhau cả thôi.

Cái tên Trúc Lâm đã bao hàm lai lịch của ngôi chùa này, nó thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này ra đời từ thời nhà Trần thế kỷ thứ 12, tức 900 năm trước, do chính vua Trần Nhân Tông sáng lập. Pháp danh của nhà vua là Trúc Lâm, được lấy đặt tên cho thiền phái này luôn.

Thiền viện Trúc Lâm mà bạn đang nhìn thấy tên gọi đầy đủ là thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, nằm trong hệ thống một loạt các thiền viện khác như: thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ở Thừa Thiên Huế, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng ở Bắc Giang

Vì thiền phái Trúc Lâm là do một vị vua sáng lập, nên đặc điểm nổi bật là sự hòa hợp giữa tôn giáo và dân tộc, đề cao tinh thần từ bi hỷ xả, dung hòa thần quyền và thế quyền. Nhưng tất nhiên ta chỉ điểm qua như vậy, vì đây không phải là bài bàn về Phật giáo.

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng có gì

Có rất nhiều thứ, và tùy bạn đến đây với tâm thế nào mà sẽ cảm nhận được những nét khác biệt.

Nếu bạn đơn giản chỉ là một du khách đến thăm một công trình tôn giáo, vãn cảnh chùa, thì nơi đây có những vườn hoa rực rỡ, có những tòa tự viện thanh nhã, kiến trúc cầu kỳ, có những lối đi xanh mướt hàng thông, chờ đón bạn.

Nếu bạn là một Phật tử đến chiêm bái đất thánh, thì thiền viện Trúc Lâm là một ngôi chùa lâu đời và linh thiêng, cảnh vật thanh u, Phật điện uy nghiêm, và không gian thiền tĩnh lặng. Nhưng tất nhiên, khuân viên nhà chùa mở cửa cho du khách thăm viếng, nên nếu bạn muốn tìm sự an tĩnh thì nên đến vào ngày thường.

Nếu bạn là người yêu mến tìm hiểu văn hóa thì tòa thiền viện này cũng cung cấp cho bạn rất nhiều chất liệu để nghiên cứu: lối kiến trúc pha trộn truyền thống và hiện đại chẳng hạn, hoặc phong cách tạc tượng Phật và các vị bồ tát. Chắc chắn nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều điểm thú vị.

Còn gì nữa không?

Còn một điều rất tuyệt vời khi đến thăm thiền viện Trúc Lâm mà bạn không thể bỏ qua, đó chính là hồ Tuyền Lâm, thanh bình và mênh mang dưới chân núi Phượng Hoàng. Từ trong khuân viên nhà trường có một lối đi bậc thang dẫn xuống bến thuyền dưới chân núi. Nếu bạn có điều kiện thì có thể thuê một chiếc thuyền vãn cảnh hồ, hoặc đơn giản nhâm nhi ly cà phê và ngắm mặt nước hồ có màu xanh đẫm rất đặc trưng của Tuyền Lâm. Bầu trời Đà Lạt thường nặng mây, núi đồi vây quanh hồ, mặt nước tĩnh lặng, tất cả hòa quyện tạo ra cảm giác an tĩnh đến lạ thường, dễ làm lòng bạn trùng xuống.

Còn một điều tuyệt vời khác, đó là cáp treo. Hiện tại Đà Lạt đã có cáp treo đi lên núi Phượng Hoàng. Cung đường đến nhà ga cũng tương tự như ở trên mình đã hướng dẫn, chỉ có một chút thay đổi về điểm đến, các bạn hãy tự khám phá nhé. Bật mí với các bạn là ngồi cáp treo ngắm cảnh thiên nhiên sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai.

4.8/5 - (22 votes)


Chuẩn bị cho chuyến đi của bạn

[wp_show_posts id="9655"]

Leave a Comment