Thế kỷ 16, khi chủ nghĩa nhân văn (humanism) và làn sóng tái dựng văn hóa cổ điển đang lên cao trào, rất nhiều học giả ở Đức lấy tự danh bằng tiếng Latinh hoặc Hy Lạp. Eckhard Bernstein ghi nhận:
Nhu cầu phân biệt bản thân với đám đông thể hiện rõ nhất ở việc Latinh hóa, hoặc chí ít cũng phải Hy Lạp hóa, tự danh (tên chữ) như một cách để gia nhập cộng đồng trí thức châu Âu. Cũng như một người dự tu sẽ được nhận tên khi vào dòng để đánh dấu sự kiện trọng đại đó trong cuộc đời, nhưng nhà nhân văn học đặt tên mới để đánh dấu bước vào tầng lớp mới.
Vậy nên, bạn và cộng sự của Luther là Philipp Schwartzerdt (cái tên này nghĩa là đất đen) Hy Lạp hóa tên mình thành Melanchthon. Georg Bauer (nông phu), một nhà tự nhiên học, thì đặt tự danh là Georgius Agricola; Người nào có họ là Schmidt (thợ rèn) sẽ trở thành Faber; Nhà vẽ bản đồ Gerhard Kremer (chủ tiệm tạp hóa) thì ký tên là Mercator trên những công trình của ông.
Một trí thức có tên Neumann (nghe hao hao new man trong tiếng Anh) chọn một cái tên Hy Lạp là Neander. Và cái tên đó được dùng luôn tự ấy, cháu nội của ông được đặt tên là Joachim Neander, người sau này khai sinh ra một giáo phái và là một tài năng viết thánh ca.
Đọc thêm:
Tại sao Understand lại có nghĩa là HIỂU
Ông chính là thầy giảng tiên khởi của giáo hội Cải cách. Trong khi làm hiệu trưởng một trường La Tinh tại Dusseldorf những năm 1670, ông cảm thấy một nguồn cảm hứng khi đi ngang một thung sâu có cảnh sắc tươi đẹp của con sông Dussel, phía đông thành phố. Người ta cho rằng nhiều bài thánh ca của ông được soạn trong một hang đá vôi nằm trong thung lũng này.
Ngày nay thánh nhạc đã trở thành một dòng nhạc dành riêng cho nhà thờ, không còn xuất hiện trên các bảng xếp hạng đại chúng nữa. Nhưng thời đó, thánh ca là dùng để ca tụng cái đẹp, và những bài thánh ca xuất sắc nhất thuộc về những giáo phái Kháng cách, mà Giáo hội Cải cách của Neander là một trong số đó.
Ông mất sớm năm 1680 lúc danh tiếng của ông đã lẫy lừng. Các giới chức địa phương dùng tên ông đặt tên cho thung lũng ấy, gọi là Neanderthal. Hậu tố tal hoặc tall trong tiếng Đức nghĩa là thung lũng, cùng gốc với đuôi dale trong tiếng Anh.
Rủi thay cho cảnh thiên nhiên tươi đẹp và ký ức về Neander, đá vôi trong thung lũng ấy lại rất có giá trị về mặt kinh tế. Giới khai mỏ thế kỷ 19 đào tung khu vực này lên và phá hủy hết mọi hang động lẫn cảnh sắc.
Tháng 8, 1856, một địa chủ trong khu thung lũng này tìm thấy các mảnh xương lẫn trong đống đá vụn và xà bần khi các công nhân Ý đào một cái hang cũ để tìm đá vôi. Ông nghĩ chúng là xương gấu, nên bán lại cho một nhà sưu tập địa phương, nhưng có người nhanh chóng nhận ra ngay đó là xương người, nhưng lại không giống với bất kỳ sinh vật nào được biết tới lúc đó.
Phần còn lại của câu chuyện khá nổi tiếng. Quãng năm 1860, dựa vào hóa thạch người ta đã xác định đó là xương của một con người, và họ đặt tên là Neanderthal. Cuối cùng, cái tên này trở thành tên của cả một giống người thời tiền sử, họ hàng gần nhất với con người hiện đại, sống ở châu Âu và tây Á trong suốt Kỷ Băng Hà, và tuyệt chủng khoảng 40,000 năm trước.
Cũng như chúng ta, họ biết làm công cụ, biết tạo ra lửa, may quần áo, chế vật dụng. Có lẽ họ còn biết hát. Các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi liệu họ có giao phối với con người hiện đại hay không, cuối phân tích DNA đã cho câu trả lời dứt khoát: họ có.
Hậu tố tal hoặc thal trong tiếng Đức cũng thế, qua nhiều nẻo đường khác nhau đã trở thành nguồn gốc của từ dollar, đơn vị tiền tệ của Mỹ và Canada.
Từ này xuất hiện trong tiến Anh vào khoảng năm 1550, dưới dạng daler. Khi đó nó là tên một đồng tiền bằng bạc, kích thước lớn, và có giá trị khác nhau tùy mỗi bang ở Đức. Bản thân từ daler này phát xuất từ tiếng Hạ Đức, và từ tiếng Đức taler (những năm 1530, về sau là thaler), một từ viết tắt của Joachimstaler, nghĩa là thung lung của Joachim.
Đó là tên của đồng tiền đúc năm 1519, bằng bạc lấy từ khu mỏ khai quật năm 1516 gần Sankt Joachimsthal, một thị trấn nằm trong vùng núi Erzgebirge, tây bắc Bohemia. (Họ tiếng Đức này phát xuất từ tiếng Do Thái trong Cựu Ước, nhưng dường như không được tiếng Anh sử dụng. Tuy nhiên, nó cùng gốc gác với từ Joaquín trong tiếng Tây Ban Nha). Cách viết tiếng Anh đã được điều chỉnh thành dollar vào năm 1600.
Đồng thaler từ thế kỷ thứ 17 dần trở thành đồng tiền chính thức của miền bắc nước Đức (còn ở miền nam là đồng gulden). Nó cũng được dùng làm đơn vị tiền tệ ở Đan Mạch và Thụy Điển.
Thực dân Anh tại Mỹ dùng từ dollar từ năm 1580 để chỉ đồng peso của Tây Ban Nha, hoặc để chỉ “đồng tám”, cũng là một đồng bạc gần giống với đồng thaler. Khi thương mại Mỹ mở rộng với các vùng Ấn Độ thuộc Tây Ban Nha, và những thuộc địa lân cận dọc theo Vùng Vịnh, đồng dollar Tây Ban Nha có lẽ là đồng tiền chính của thực dân Mỹ, và được dùng rộng rãi nhất.
Đến thời Cách Mạng, đồng dollar thoát khỏi ảnh hưởng của mẫu quốc Anh. Nó được dùng trong các hồ sơ công trái và chi tiêu của chính quyền cách mạng. Quốc Hội năm 1786 đã dùng đồng dollar làm đơn vị tiền tệ của Mỹ khi họ thiết lập hệ thống tiền tệ cho nước Mỹ mới khai sinh, theo đề nghị của Gouverneur Morris (1782), và được Thomas Jefferson điều chỉnh.