Ý nghĩa
To be at sixes and sevens nghĩa là trong một tình trạng lúng túng và rối bời, hoặc trong tình trạng bất đồng ý kiến giữa các bên.
Nguồn gốc của thành ngữ at sixes and sevens
Giả thuyết về trò gieo xúc xắc
Nguồn gốc của cụm từ này khá mơ hồ, chủ yếu là vì nó đã biến thể hay ý nghĩa đã thay đổi qua chín thể kỉ sử dụng. Cụm từ này nguyên thủy là to set on six and seven, và người ta tin rằng nó có từ thế kỷ thứ 14, phát xuất từ trò gieo xúc xắc. Ý nghĩa ban đầu của nó là chơi tất tay một cách hồ đồ. Lần đầu tiên nó được dùng trong văn chương là tác phẩm Troilus and Criseyde viết năm 1374của Chaucer, một nhà văn trung cổ nổi tiếng của Anh.
Lat nat this wrechched wo thyn herte gnawe, But manly set the world on sexe and seuene.
Six and seven có lẽ là đọc trại từ cinque and six, một từ tiếng Pháp chỉ chỉ số năm và số sáu. Một số người cảm thấy nếu đọc trại vậy thì khác quá xa nghĩa gốc. Nhưng lý thuyết thì cho rằng đây là hiện tượng biến âm của từ nguyên gốc dân gian. Từ điển Oxford cũng ủng hộ lý thuyết, và vì thế nhiều người cũng tin theo.
Nếu đúng là như vậy thì không có gì để nói thêm về nguồn gốc thành ngữ này. Nhưng như chúng ta đã biết, biến thể hiện nay của thành ngữ này là be at sixes and sevens, biến âm từ at six and seven, và nghĩa hiện tại là để chỉ tình trạng bối rối, hỗn loạn, hoặc bất đồng ý kiến, chứ không phải chỉ sự rủi ro như khi chơi xúc xắc.
Có thể bạn muốn đọc:
– Sự khác nhau giữa quarantine và Self-Isolation
– Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ phân từ
Giả thuyết từ Thánh kinh
Không ai cho rằngg các phiên bản khác nhau này phát sinh một cách độc lập. Sự chuyển dịch từ dạng này qua dạng khác diễn ra từ từ và có lúc chúng lẫn lộn với nhau. at six and seven xuất hiện lần đầu trong văn bản là vào năm 1535, và lần cuối cùng là 1601. Còn lần xuất hiện đầu tiên của at sixed and sevens là và năm 1670, trong cuốn Il cardinalismo di Santa Ciesa, được dịch ra tiếng Anh bởi G. H., 1670:
They leave things at sixes and sevens.
Còn có hai câu chuyện khác nói về nguồn gốc của thành ngữ này (hoặc một chuyện nhưng mà hai biến thể). Câu chuyện đầu tiên trích trong Thánh kinh – sách Gióp chương 5 câu 19 (Bản dịch King James)
“He shall deliver thee in six troubles: yea, in seven there shall no evil touch thee.” (Sáu lần Người giải thoát anh khỏi cơn khốn quẫn, đến lần thứ bảy, tai hoạ không sao hại được anh – Bản dịch tiếng Việt)
Tuy khá cổ xưa và có chứa từ six và seven, nhưng dường như trích đoạn này không mấy thuyết phục lắm khi lấy ra làm dẫn chứng nguồn gốc cho thành ngữ at sixes and seven. Hơn nữa, Chaucer sống vào thời trung cổ, ông quen đọc Kinh thánh tiếng La Tinh chứ không đọc tiếng Anh.
Giả thuyết về hai công ty may mặc
Một câu chuyện khác. Hai công ty quần áo thời trung cổ được thành lập tại Anh bao gồm The Worshipful Company of Merchant Taylors (may mặc) và The Worshipful Company of Skinners (đồ lông thú). Quyền ưu tiên của hai công ty này được thiết lập vào năm 1515, nhưng hai công ty tranh cãi với nhau về địa vị của mình, và đã ký kết một bản hiệp ước theo đó họ sẽ trao đổi vị trí thứ sáu và thứ bảy cho nhau mỗi năm, vào dịp lễ Phục Sinh.
Giả sử câu trích dẫn của Chaucer có trước, thì câu chuyện về hai công ty may mặc không thể là nguồn cảm hứng cho câu nói set on six and seven được. Nhưng hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp này, việc tranh giành vị trí thứ sáu và thứ bảy giữa hai công ty đã dịch chuyển ý nghĩa thành câu thành ngữ. Nếu đó là sự thật thì ta có thể coi đó là nguồn gốc ý nghĩa cho câu thành ngữ at sixes and sevens đang dùng ngày nay.