Có hai vấn đề chính liên quan tới hành văn (style): một là thói quen viết của chúng ta, và hai khác biệt văn hóa giữa tiếng mẹ đẻ, hoặc nền tảng giáo dục, của bạn và tiếng Anh với mục đích học thuật.
Sử dụng bổ ngữ khi hành văn
Bổ ngữ là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Vì nó giúp bạn nói những gì bạn muốn nói, giúp bạn truyền đạt những ý tưởng cho người khác.
Hãy nhìn vào những câu sau:
1. The Internet has made life more convenient for every one.
2. Computers are the perfect tool for education.
3. In some cases, money may not increase our happiness all the time.
4. Oil is the best source of energy but nuclear energy is much better.
5. Traffic congestion is an absolute disaster in all cities.
6. Alternative energy probably seems to be a possible answer to our future energy needs.
Theo bạn câu nào không phù hợp?
Những lỗi phổ biến nhất mà người ta thường gặp phải khi sử dụng bổ ngữ bao gồm:
Khái quát hóa một cách thái quá (overgeneralisation)
Nói lố (overemphasis) hoặc nói quá (exaggeration)
Nói nhẹ quá (understatement)
Nhầm lẫn (confusion)
Bạn bắt buộc phải dùng các bổ ngữ để nói cho chính xác và giàu thông tin. Các bổ ngữ bao gồm: tính từ, trạng từ, khiếm khuyết động từ (modal verb), các cụm từ, và các thành phần khác của câu để chỉ mức độ, sự nhấn mạnh v.v.
Sự khái quát hóa thái quá (overgeneralisation)
Như chúng ta thấy trong phần 4.7, overgeneralisation là lỗi phổ biến. Để căn chỉnh các phát biểu thái quá, bạn cần phải thu hẹp phạm vi phát biết, bằng cách giới hạn số lượng, tần suất, hoặc khu vực mà nó nói tới:
Một số bổ ngữ để dùng vào việc giới hạn phát biểu là: few, many, most, sometimes, often, frequently, generally, common, widespread.
Nhấn mạnh thái quá (overemphasis)
Tức là phát biểu quá mạnh, quá cứng, quá chắc chắn. Người viết cần bày tỏ thái độ ở mức độ chắc chắn vừa phải và phù hợp.
Một số từ dùng để giới hạn độ mạnh của phát biểu: rather, quite, significant, considerable, very, dramatic.
Một số từ dùng để giới hạn mức độ chắc chắn của phát biểu: maybe, perhaps, possible, definitely, undoubtedly, generally speaking, it is clear that.
Cũng có thể dùng các khiếm khuyết động từ: may, might, can, could, should, would, must, ought to
Hoặc dùng những cách diễn đạt giúp giảm bớt sự chủ quan của bạn khi đưa ra lời phát biểu:
Some people believe
it is generally agreed
according to most scientists
it is said that
Và trong phần kết luận bạn nên điều tiết các phát biểu của mình bằng những cách nói như:
Therefore it seems that…
It can be concluded that…
This indicates that…
Một số động từ cũng cố thể giới hạn độ mạnh hoặc độ chắc chắn của phát biểu:
People are / tend to be
this suggest / indicates / proves
x causes y / x is a contribtuting factor to y
Nói nhẹ quá (understatement) và nhầm lẫn (confusion)
Nói quá và nói lố thì phổ biến hơn, ngoài ra sinh viên còn có thể mắc lỗi ngược lại, tức là đưa ra kết luận quá nhẹ đối với những lý lẽ và bằng chứng họ đã dẫn ra. Hoặc họ bị nhầm lẫn, lộn xộn các ý tưởng. Lỗi này thường xảy ra khi sinh viên kết hợp các bổ ngữ một cách không hợp lý.
ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG BỔ NGỮ LÀ PHẢI THẬT CHÍNH XÁC
Nếu không nghe sẽ rất thiếu hiểu biết và sáo rỗng. Các bạn hãy xem những ví dụ sau:
It is clear that nuclear energy is likely to be a possible solution to our energy needs.
Several people have died of starvation because of the severe droughts.
People depend significantly on the oceans for food.
Alternative energy probably seems to be the answer to our energy needs.
The major problem in modern cities might be air pollution.
Thực hành:
Các bạn hãy tìm cách tăng hoặc giảm độ mạnh của những phát biểu sau đây để chúng hợp lý và dễ chấp nhận hơn:
Lan man
Thiếu ý tưởng, hoặc không biết cách sắp xếp ý tưởng khi viết luận, là lý do chính khiến cho bài luận của bạn trở nên tệ hại. Một thực trạng phổ biến đó là thí sinh hoặc cần phải viết cho đủ số từ với những câu nói vô nghĩa, sáo rỗng (ta hay gọi là lan man), hoặc sẽ nói đi nói lại cũng một ý tưởng. Hoặc mắc cả hai lỗi trên. Dưới đây là một ví dụ mắc lỗi như vậy.

Rập khuôn và thiếu suy xét
Nhiều sinh viên học một cấu trúc cơ bản, cùng một vài cách diễn đạt phổ biến, và rồi áp dụng chúng vào mọi bài viết bất kể chủ đề hay ý nghĩa là gì. Làm vậy sẽ khiến bài văn trở nên lạ lùng. Dưới đây là một ví dụ viết mà không nghĩ:
Nowadays sports are likely to be common throughout the world. (=> Chuyện thể thao phổ biến cả thế giới thì ai mà chả biết và có gì lạ đâu)
Education has become an important thing in the last few decades. (=> Chuyện giáo dục thì lúc nào mà chẳng quan trọng)
Viết như trên chỉ chứng tỏ một điều là bạn rất nông cạn!
Có một số từ nối cũng thường xuyên bị sử dụng vô tội vạ: firstly, secondly, thirdly, finally, inconclusion. Người ta cứ cần liệt kê là phang vào, lười nghĩ những cách diễn đạt mới cho phù hợp hơn với ngữ cảnh.
Đọc ngay: Lựa chọn và trình bày ý tưởng khi viết luận tiếng Anh
Sáo ngữ
Tiếp theo là những câu sáo rỗng, lỗi này người nói tiếng Anh bản xứ mắc nhiều hơn, nhưng một số người học tiếng Anh cũng hay nghĩ rằng viết vậy là hay, là văn vẻ. Sáo ngữ tức là những cách diễn đạt bị dùng quá nhiều, và thường là bằng chứng cho thấy người viết lười suy nghĩ.
Ta có một vài ví dụ: each and every one, food for thought, at the end of the day, last but not least, without a doubt, as we know. Nếu bạn không chắc là có thích hợp không thì không nên dùng chúng đâu. Mà tốt nhất là không dùng luôn.
Một từ khác cũng gây khó chịu không kém, đó là nowadays. Từ này bài nào cũng gặp dù hoàn toàn không cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể gạch phăng nó đi mà câu văn chẳng ảnh hưởng gì: (Nowadays) The Internet is widely used for educational purposes.
Gợi ý: Đọc hiểu và phân tích một đề thi viết tiếng Anh
Non tay
Thiếu từ vựng và yếu văn phạm là hai nguyên nhân khác khiến văn phong khi viết luận tiếng Anh của bạn tệ hại. Nhiều sinh viên nghĩ ra được những ý tưởng rất xuất sắc nhưng lại không có đủ từ vựng để diễn đạt chúng. Kết quả là họ thường dùng sai từ, viết khó hiểu, và phổ biến hơn cả là hành văn quá đơn giản so với mức độ được yêu cầu đối với một bài luận có tính học thuật. Tất nhiên, viết đơn giản và chính xác bao giờ cũng tốt hơn viết rối rắm và lung tung, nhưng ở trình độ đại học thì bài viết của bạn cũng phải cho thấy bạn là người đã trưởng thành. Văn phong và cách hành văn của bạn ít nhất cũng phải phù hợp với một sinh viên đã có 9 hoặc 10 năm học văn trong tiếng mẹ đẻ.
Ta thử xem đoạn văn dưới này:

Khác biệt văn hóa trong cách hành văn
Một trong những vấn đề nghiêm trọng về văn phong khi viết luận tiếng Anh mà sinh viên phải đối mặt đó là cách tiếng Việt diễn tả một ý tưởng nào đó thường khác với cách nói của tiếng Anh. Và loại văn phong bạn quen viết không phải là loại văn mà bài luận yêu cầu.
Một bài luận khác với một bức thư, hoặc một bài diễn văn chính trị, cũng không phải là viết sách. Bạn cần phải ý thức được sự khác nhau giữa những loại văn bản này, và văn phong phù hợp của mỗi loại.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là phải vượt qua khác biệt về văn hóa. Từ nhiều trường hợp trên thực tế, người ta nhận thấy rằng sinh viên Nhật Bản thích dùng những câu ngắn, đơn giản, và hay bắt đầu bằng and, but hoặc so. Sinh viên Iran thì ngược lại thường chuộng dùng những cấu trúc câu phức tạp và dài dòng. Sau đây là một câu văn điển hình của sinh viên Iran:
Encouraging and providing suitable conditions for public transport by the use of public vehicles instead of private vehicle is another way of solving the problem.
Trong các ngôn ngữ Á đông như tiếng Trung, tiếng Hàn, và tiếng Thái, ý tưởng chính của câu thường được diễn đạt bằng cụm danh từ đặt ở đầu câu, giống như ví dụ trên. Rủi thay, viết như vậy trong tiếng Anh không chỉ nghe kì cục mà còn rất khó để có thể viết một câu dài như vậy mà vẫn chính xác. Câu trên đầy lỗi văn phạm. Cách để tránh điều này đó là viết ngược lại:
Another way of solving the problem is to encourage and provide suitable conditions for the use of public vehicles instead of private ones.
Không thể đưa ra một cách hành văn chung cho mọi sinh viên. Nhiều cuốn sách giáo khoa hướng dẫn viết luận cho người bản xứ thường khuyên đừng viết những câu quá phức tạp. Vì có một thực tế là nhiều sinh viên thích nhét rất nhiều thứ vào trong một câu. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người bản xứ thì lời khuyên này có thể không phù hợp với bạn, trừ khi bạn cũng đang cố nhét nhiều thứ vào một câu.
Lặp từ cũng là một vấn đề cần phải xem xét. Tuy trong một số ngôn ngữ, việc lặp từ là một biện pháp nhấn mạnh có thể chấp nhận (như tiếng Indo), nhưng lặp từ trong tiếng Anh không được đánh giá cao, và người ta thường cố gắng tránh điều ấy.