Học tiếng Nhật với Lightway

Khái quát về thể bị động trong tiếng Nhật

Thể bị động trong tiếng Nhật rất đặc biệt, khác hẳn với tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Ta khó tìm được hình thức tương đương để dịch sát nghĩa.

thể bị động trong tiếng nhật
Nihongo
177 views

Khái niệm thể bị động trong tiếng Nhật, gọi là 受身(うけみ) (dịch sát nghĩa là: đối tượng tiếp nhận), rất khác với thể bị động trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Thể bị động tiếng Nhật có hai yếu tố: thứ nhất là sự kiện (tức là hành động mà ai đó thực hiện) và đối tượng (có thể là người hoặc vật) bị tác động bởi sự kiện đó.

Ví dụ, nếu bạn bỏ chạy, và việc bạn bỏ chạy tác động tới một người khác, thì hành động đó sẽ được xem là cấu thành thể bị bị động. Hoặc, nếu có người hút thuốc, và việc hút thuốc đó ảnh hưởng tới người khác, thì nó là tình huống bị động. Hay nói cách khác, đặc điểm chung của thể bị động tiếng Nhật đó là sự kiện không chịu kiểm soát bởi những thứ mà nó tác động. Tức là, như trong ví dụ trên, người bị tác động không ảnh hưởng tới sự bỏ chạy của bạn, còn trong câu thứ hai người bị tác động không ảnh hưởng tới sự hút thuốc của người kia.

Câu bị động gián tiếp

Các tình huống bị động được trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy theo tình huống. Cách phổ biến nhất đó là sử dụng động từ ở thể bị động. Chẳng hạnられるlà một dạng đuôi bị động của động từ, hai tình huống phía trên có thể diễn đạt như trong câu (1), sử dụng động từ bị động:

(1)

a.山田(やまだ)さんは(おく)さんに()げられた。

(Anh Yamada bị vợ bỏ chạy)

b. 太郎(たろう)春小(はるしょう)にたばこをすわれた。

(Taro bị Hanako hút thuốc -> Taro bị ảnh hưởng bởi sự hút thuốc của Hanako)

Để ý trong câu (1a), động từ 逃げる(chạy) là nội động từ, còn trong câu (1b) ta có túc từ trực tiếp là たばこ. Cả câu (1a) và (1b) đều không thể diễn đạt bằng cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh (to be + past participle). Nhưng mà dạng cấu trúc kiểu này lại rất phổ biến trong tiếng Nhật, và được gọi là thể bị động gián tiếp. Trong các câu bị động gián tiếp thì đối tượng bị tác động bởi sự kiện thường là con người, và cách người đó bị tác động chỉ có thể hiểu được thông qua ngữ cảnh. Các ví dụ trong câu (1) cho ta biết tình huống mà đối tượng chịu tác động tiêu cực. Ví dụ sau đây là tình huống đối tượng chịu tác động tích cực:

(2) 木村さんは美人に横に座られてうれしそうだ。

(Anh Kimura, được một người phụ nữ đẹp ngồi kế bên, trông thật vui sướng.)

Trong các câu bị động gián tiếp thì tác nhân của sự kiện thường là một vật sống (con người, con vật) và hành động thường là có chủ ý. Vì thế, những ví dụ sau đây là không chấp nhận được trong tiếng Nhật.

(3) a. 私は石に頭に落ちられた。
Tôi bị viên đá rơi vào đầu.

b.トムは交差点のまん中で車に上まられた。
Tomu bị dừng xe lại ngay giao lộ.

Tuy nhiên, có một số ngoại lệ, như trong câu (4)

(4) a. 僕は雨に振られた。
Tôi bị mưa rơi

b. ジョンはビルにぶたれた。
Jon bị Bill đánh

Học tiếng Nhật với Lightway:
Đại từ danh xưng dùng xưng hô trong tiếng Nhật
Các quy tắc rút gọn (tỉnh lược) câu tiếng Nhật
Chủ đề của một câu tiếng Nhật

Câu bị động trực tiếp trong tiếng Nhật

Thể bị động của động từ cũng có thể diễn tả tình huống gọi là bị động trực tiếp. Trong trường hợp này thì nó khá giống tiếng Anh. Câu (5) là một số ví dụ:

(5) a. この絵は十九世紀に書かれた。
Bức tranh này được vẽ vào thế kỷ 19

b. 酒は米から作られる。
Rượu Sake được làm từ gạo.

Như trong câu (5), câu bị động trực tiếp thì có thể tìm được dạng tương đương trong tiếng Anh. Lưu ý rằng trong câu bị động trực tiếp thì các điều kiện được nói tới bên trên vẫn phải thỏa. Tức là, trong câu (5a) ta có một người, tên là John, chịu tác động bởi một sự kiện, Bill đánh, và sự kiện đó không nằm trong sự kiểm soát của John. Sự khác biệt giữa bị động gián tiếp và bị động trực tiếp đó là trong câu bị động trực tiếp thì người/vật sẽ trực tiếp chịu tác động bởi sự kiện, còn trong câu bị động gián tiếp thì sự kiện gián tiếp tác động lên đối tượng, như ta thấy trong câu (1) đến (4).

Nhìn chung thì khi dùng câu bị động thì ta nói về người/vật bị tác động bởi sự kiện, và khi đối tượng bị tác động là người thì câu đó sẽ đứng trên quan điểm của người đó chứ không phải của tác nhân gây ra sự kiện.

Một số tình huống bị động cũng được diện tả bằng động từ もらう (= get trong tiếng Anh), như trong câu (6) dưới đây.

(6) a. マーガレットはポールにイヤリングをもらった。
Margaret được nhận một đôi bông tai từ Paul.

メアリーはステイーブにアパートにきてもらった。
Mary được Steve đến nhà chơi.

私は父にカメラを買ってもらった。
Tôi được cha mua cho chiếc máy ảnh

5/5 - (2 votes)

Leave a Comment